Giáo án Lớp Lá - Tuần 12 - Nhánh 3: Em yêu cô giáo

Đón trẻ: đón trẻ vào lớp, trao đổi với phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cha mẹ, trẻ chơi tự do ở các góc theo chủ đề những nghề bé biết.

Vệ sinh điểm danh

Đọc tiêu chuẩn bé ngoan:

 -Đi học đúng giờ, ăn mặc sạch sẽ, có ghim khăn tay.

 -Giờ học không nói chuyện, chú ý lên cô, chăm giơ tay phát biểu.

 -Giờ chơi không đánh bạn, không gọi bạn bằng mày tao, không tranh giành đồ chơi với bạn, không la hét chạy nhảy.

 -Đi tiêu tiểu đúng nơi quy định, ăn quà bánh để rác vào sọt rác, biết chào cô chào khách khi đến lớp.

Thể dục:

I / Yêu cầu:

- Tập đúng động tác theo cô.

II/ Chuẩn bị.

- Sân sạch,rộng

III/ Cách tiến hành.

Khởi động: Trẻ đi vòng tròn vừa đi vừa hát bài một đoàn tàu, kết hợp các kiểu đi: đi bình thường – đi nhón gót – đi bằng gót chân. Tiếp tục đi vòng tròn theo nhạc chuyển đội hình hàng ngang.

 

doc 32 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 933Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp Lá - Tuần 12 - Nhánh 3: Em yêu cô giáo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c bao nhiêu cái.
Cắp cua
 * Luật chơi: 
Hai tay trẻ nắm lại, đan các ngón vào nhau, hai ngón tay trỏ duỗi ra làm càng cua cắp hạt me mình cần cắp. Khi cắp phải khéo léo, không để cho ngón tay chạm vào hình bên, nếu bị chạm sẽ nhường quyền cắp cho bạn kế tiếp. Ai cắp nhiều hạt me hơn là thắng cuộc.
* Cách chơi
- 3 -4 trẻ ngồi vòng tròn, 1 trẻ đọc đồng dao:
Cua cua cắp cắp
Đi khắp thế gian
Tìm con tìm cái
Con gà, con vịt
Con tôm, con cá...
Con nào con nấy,
Cho ta chất đạm
Mau mau cắp về.
- Cả nhóm oẳn tù tì để xếp thứ tự đi. Trẻ đi trước bốc hết hạt me và tung ra, hai tay nắm lại, đan các ngón tay vào nhau, hai ngón trỏ duỗi ra làm càng cua cắp từng hạt ra chỗ mình, khi cắp phải khéo léo không để cho ngón tay chạm vào hạt bên. Nếu bị chạm sẽ nhường quyền cắp cho bạn đi kế tiếp. Cứ như thế, lần lượt cho từng trẻ cắp, ai cắp nhiều hơn sẽ thắng cuộc.
Lựa đậu
* Luật chơi: thi đua bạn nào lựa đậu nhanh hơn không có hạt bị lẫn lộn thì được khen.
* Cách chơi: Cô trộn lẩn 3 thứ đậu đỏ, trắng, đen vào nhau yêu cầu trẻ lựa ra từng loại đậu để vào từng rổ riêng.
- Cô gợi ý cho trẻ phân nhóm và chọn bầu bạn làm nhóm trưởng.
- Cô cho trẻ vào góc chơi.
- Cô quan sát tham gia chơi cùng cháu.
- Hết giờ tập trung cháu lại nhận xét.
- Cho cháu cắm hoa.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
RÈN KỸ NĂNG
Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế
I. Mục đích yêu cầu: 
* Trẻ thực hiện tốt kỹ năng trườn sấp kết hợp trèo qua ghế
II/ Chuẩn bị:
Ghế dài, vạch chuẩn.
Tiến hành:
Cả lớp hát bài “Bắt kim thang”
Tuần rồi cô dạy các con vận động gì?
Hôm nay cô cho các con rèn lại kỹ năng trườn sấp kết hợp trèo qua ghế nhé! 
Cô cho cả lớp thực hiện.
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
Trò chơi vận động
Chạy tiếp cờ
Mục đích yêu cầu: trẻ tích cực, nhanh nhẹn tham gia trò chơi, 
Chuẩn bị: cờ cho 3 đội, 3 cái ghế, vạch chuẩn
Luật chơi: chạy vòng qua bên phải ghế rồi chạy về, đội nào hết lượt trước đội đó chiến thắng.
Cách chơi: 3 đội mỗi đội 5 cháu xếp hàng dọc. Nghe hiệu lệnh bạn đầu hàng cầm cờ chạy vòng qua ghế chạy về truyền cho bạn rồi ra đứng cuối hàng, bạn nhận cờ tiếp tục chạy như thế đến khi hết lượt.
NÊU GƯƠNG
Nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan.
Tuyên dương bé ngoan, chấm bé ngoan vào sổ.
Động viên nhắc nhở cháu chưa ngoan.
Hát bài Hoa bé ngoan.
Nhắc nhở trẻ ra.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Bé vắng mặt:..
.
Sức khỏe của bé:.................
Kết quả hoạt động: 
...................
Biện pháp khắc phục:.
.............
******************************************************************
Thứ ba ngày 21 tháng 11 năm 2017
Đón trẻ: đón trẻ vào lớp, trao đổi với phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cha mẹ, trẻ chơi tự do.
Vệ sinh điểm danh
Đọc tiêu chuẩn bé ngoan: 
 -Đi học đúng giờ, ăn mặc sạch sẽ, có ghim khăn tay.
 -Giờ học không nói chuyện, chú ý lên cô, chăm giơ tay phát biểu.
 -Giờ chơi không đánh bạn, không gọi bạn bằng mày tao, không tranh giành đồ chơi với bạn, không la hét chạy nhảy.
 -Đi tiêu tiểu đúng nơi quy định, ăn quà bánh để rác vào sọt rác, biết chào cô chào khách khi đến lớp. 
Thể dục
Hoạt động học
Giáo dục phát triển thể chất
Đi thăng bằng trên ghế thể dục
I/ Mục đích yêu cầu:
– Trẻ biết tên vận động, biết cách đi thăng bằng đội túi cát đi trên ghế thể dục, không làm rơi túi cát.
II/ Chuẩn bị:
– Sân bằng phẳng, sạch sẽ, quần áo gọn gàng.
– Các ghế sắp dài thành hình vuông, nhạc thể dục, túi cát.
III/ Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: “Lại đây múa hát cùng cô”
- Các con ơi hôm nay ở trường mầm non có tổ chức hội thi “Bé khỏe măng non” các con có muốn đi tham dự không nào?
*Khởi động:
- Cô và trẻ chuyển đội hình vòng tròn, vừa đi vừa hát bài “Mời lên tàu lửa” kết hợp các kiểu đi: bình thường, nhón gót, kiễng chân.
*Trọng động: (tập với nơ)
- Tập theo nhạc bài hat “cháu yêu cô chú công nhân”
-Chú công nhântầng: hai tay giơ ra trước sang ngang
-Cô CN mới: khuỵu gối chân kết hợp tay đưa ra trước, hạ tay xuống.
 -Cháu luôncô CN: đứng hai tay giơ lên cao, cúi gập người về trước
-Cháu luôn..chú CN: Bật nhảy luân phiên chân trước chân sau.
Thực hiện theo nhạc nhấn mạnh động tác chân 3 lần 8 nhịp
Hoạt động 2: 
- Hội thi sắp bắt đầu rồi, bây giờ chúng ta chia thành hai đội thi đấu nhé, đội bạn gái có tên gọi là Ước mơ, đội bạn trai có tên gọi là Niềm tin, nào chúng ta xếp thành hai hàng đối diện nhau để tham gia hội thi nhé.
Sau đây ban tổ chức giới thiệu với hai đội phần để thi đấu hôm nay là:
Phần thứ 1: Thử tài khéo léo
Phần thứ 2: Ai nhanh hơn
Phần thứ 3: Về đích
Phần thứ 1: Thử tài khéo léo
Bắt đầu phần thi thi thứ nhất, ban tổ chức tặng hai đội 2 túi cát, theo hai đội sẽ thực hiện như thế nào?
Cả hai đội đều có ý tưởng rất hay, vậy BTC quyết định chọn hình thức thi trên ghế giỏi đó là “Đi thăng bằng trên ghế thể dục” nhé!
Để đi thăng bằng giỏi chúng ta phải tự tin và khéo léo, bây giờ hai đội xem BTC làm mẫu cách đi nhé! 
– Cô làm mẫu lần 1: Không giải thích.
– Cô làm mẫu lần 2: Vừa thực hiện vừa giải thích ĐT: TTCB: Cô đứng trước ghế, khi có hiệu lệnh bắt đầu: Cô cầm túi cát đặt trên đỉnh đầu, mắt nhìn phía trước, bớc từng chân lên ghế rồi đi đến cuối ghế bước xuống, khi đi tránh để túi cát rơi. 
– Cô mời 2 trẻ giỏi của 2 tổ lên làm lại cho các bạn xem, cô gợi ý giúp đỡ trẻ.
- Lần lượt cho các thành viên trong từng đội thực hiện kỹ năng mỗi lượt 4 cháu. Đội nào làm tốt hơn không bị sai đội đó được thưởng 1 bông hoa.
Lần 2: Hai đội lần lượt đi thăng bằng trên ghế thể dục nhanh nhẹn hơn và khéo léo hơn, đội nào đi thăng bằng tốt hơn được thưởng hoa.
*Phần thứ 2: Chung sức
Trò chơi vận động: *Trò chơi vận động: “kéo co”
-Luật chơi: Không được buông dây khi kéo, đội nào buông dây hoặc chạm vạch trước sẽ là đội thua cuộc
-Cách chơi: Cô chia trẻ thành hai đội cầm hai đầu dây thừng đứng đối diện nhau. Khi nghe hiệu lệnh của cộ thì kéo mạnh về phía của đội mình, đội nào chạm vạch hoặc buông dây thì đội đó thua cuộc.
*Hồi tĩnh : Tc “uống nước”
-Tổng kết hội thi.
-Dẫn trẻ về lớp.
*Nhận xét – cắm hoa
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát sân trường
Trò chơi Ném vòng cổ chai
I/ Yêu cầu:.
Trẻ thích tham gia hoạt động và chơi, rèn luyện kỹ năng nhanh nhẹn khéo léo.
II/ Chuẩn bị:
Sân trường mát mẻ, rọng và bằng phẳng.
5-6 chiếc vòng, các loại chai có cổ lớn nhỏ khác nhau.
III/ Tổ chức hoạt động
1/Quan sát: sân trường
Cô dẫn trẻ dạo chơi sân trường.
Hôm nay sân trường của mình như thế nào?
Sân trường có nền gì?
Sân trường bắt đầu có bóng mát nhiều hơn so với lúc trước, vì sao vậy con?
Khi ra sân chơi con thấy như thế nào?
Con hay chơi ở góc nào trong sân trường?
Con sẽ làm gì để sân trường mình đẹp hơn?
2/Trò chơi: Ném vòng cổ chai
* Luật chơi: đứng đúng vạch chuẩn khi ném vòng nếu chòm người khỏi vạch chuẩn thì không tính kết quả đó.
* Cách chơi: Đặt 3 cái chai thành một hàng thẳng cách nhau 50 đến 60 cm. Vẽ vạch chuẩn cách chai từ 100 đến 150 cm (tùy theo khả năng và mức độ chơi ở các lần khác nhau mà tăng dần khoảng cách). Người chơi xếp 3 hàng đứng dưới hàng kẽ, mỗi lần chơi cho 3 người ném, mỗi người ném 3 vòng, thi xem ai ném được nhiều vòng lọt vào cổ chai là người đó thắng cuộc. 
HOẠT ĐỘNG CHƠI Ở CÁC GÓC
I Mục đích yêu cầu: trẻ vui chơi hoạt động góc ở ngoài trời, biết thảo luận chọn trò chơi, cách chơi. Thực hiện được các kỹ năng chơi.
II.Chuẩn bị: 
Một số đồ chơi từ vật liệu thiên nhiên, đồ chơi sẵn có và phế liệu: tàu lá dừa, lá vàng, chai lọ bằng nhựa, thú nỉ, bông gòn...
Tiến hành:
Cả lớp hát bài Lớp chúng mình
Các con ơi đã đến giờ gì rồi?
Hôm nay trong giờ chơi hoạt động góc cô sẽ tổ chức cho các con chơi ở ngoài trời nhé! Các con có thích không?
Con nhìn xem cô chuẩn bị những đồ chơi gì ở đâu?
Con có biết những tàu lá dừa này để làm gì không?
Còn những chiếc lá vàng con sẽ chơi trò gì?
Cô thu thập được rất nhiều chai lọ các con dùng những vật liệu này làm thành đồ chơi gì được nè?
Còn bên góc kia có trò chơi gì? Con chơi gì với bóng và màu?
Ở góc chơi này cô có chuẩn bị nhiều vải và thú nỉ cho các con chơi may đồ, dồn thú nhồi bông. 
Cô gợi ý cho trẻ phân nhóm và chọn bầu bạn làm nhóm trưởng.
Cô cho trẻ vào góc chơi.
Cô quan sát tham gia chơi cùng cháu.
Hết giờ tập trung cháu lại nhận xét.
Cho cháu cắm hoa.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
RÈN KỸ NĂNG
Phát âm chữ cái đã học
( o-ô-ơ-a-ă-â-e-ê-u-ư)
I/ Yêu cầu:.
Kiến thức: Trẻ nhận biết các chữ cái đã học.
Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc to, phát âm đúng rõ ràng.
Thái độ: Trẻ có cố gắng ghi nhớ, ham học hỏi, hứng thú tham gia hoạt động
II/ Chuẩn bị:
Thẻ chữ cái Tiếng Việt.
 III/ Tổ chức hoạt động
Cả lớp hát bài: “Vì bé ngoan”
Các con còn nhớ cô đã dạy các con những chữ cái gì không nào?
Vậy hôm nay chúng mình cùng ôn lại chữ cái đã học, phát âm thật giỏi nhé!
Cô cho trẻ đi tìm chữ cái đã học: o-ô-ơ-a-ă-â-e-ê-u-ư
Cô cho trẻ phát âm lần lượt các chữ cái theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
TRÒ CHƠI DÂN GIAN
Úp lá khoai
* Mục đích yêu cầu: Biết chơi trò chơi với bài đồng dao.nhanh nhẹn, phối hợp với bạn nhịp nhàng theo lời đồng dao. Vui tươi, hồn nhiên, hòa đồng cùng bạn.
* Luật chơi : Hát đến chữ cuối cùng, người chỉ để vào tay của người nào thì người đó bị phạt
* Cách chơi: Mỗi bạn chơi ngồi thành vòng tròn, úp 2 bàn tay xuống đất.
Khi bắt đầu đọc “ Úp lá khoai” thì 1 người lấy tay của mình phủ lên tay của tất cả mọi người, lúc đó mọi người ngửa hết bàn tay lên. Một người lấy tay của mình chỉ lần lượt từng bàn tay, vừa chỉ vừa hát tiếp :
“ Mười hai chong chóng
Đứa mặc áo trắng
Đứa mặc áo đen
Đứa xách lồng đèn
Đứa cầm ống thụt
Thụt ra thụt vô
Có thằng té xuống giếng
Có thằng té xuống sình
Úi chà , úi da!”
NÊU GƯƠNG
Nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan.
Tuyên dương bé ngoan, chấm bé ngoan vào sổ.
Động viên nhắc nhở cháu chưa ngoan.
Hát bài Hoa bé ngoan.
Nhắc nhở trẻ ra.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Bé vắng mặt:..
.
Sức khỏe của bé:.................
Kết quả hoạt động: 
...................
Biện pháp khắc phục:.
.............
Thứ tư, ngày 22 tháng 11 năm 2017
Đón trẻ: đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng, cho trẻ chơi tự do.
Vệ sinh điểm danh
Đọc tiêu chuẩn bé ngoan: -Đi học đúng giờ, ăn mặc sạch sẽ, có ghim khăn tay.
 -Giờ học không nói chuyện, chú ý lên cô, chăm giơ tay phát biểu.
 -Giờ chơi không đánh bạn, không gọi bạn bằng mày tao, không tranh giành đồ chơi với bạn, không la hét chạy nhảy.
 -Đi tiêu tiểu đúng nơi quy định, ăn quà bánh để rác vào sọt rác, biết chào cô chào khách khi đến lớp. 
Thể dục:
Hoạt động học 
Giáo dục phát triển nhận thức
Tách gộp trong phạm vi 6
I/ Yêu cầu:
Trẻ biết tách gộp một đối tượng thành hai nhóm trong phạm vi 6, chọn xếp chữ số tương ứng khi tách gộp, nhớ các cách tách gộp. 
II/ Chuẩn bị:
Đồ dùng xung quanh lớp có số lượng 3,4,5,6, thẻ số từ 1 đến 6.
Giáo án điện tử.
Lô tô của trẻ: Mỗi trẻ 6 bông hoa 6 cây bút.
III/ Thực hiện:
Hoaït ñoäng 1: Ổn định giới thiệu
Haùt “Cô giáo em”
Các con vừa hát bài hát nói về ai?
Bây giờ chúng mình cùng tìm giúp cô giáo các dụng cụ dạy học nhé! (trẻ tìm và đếm số lượng, gắn số tương ứng).
Các con vừa đếm đến mấy?
Hôm nay cô cho các con thực hiện tách gộp trong phạm vi 6 nhé!
Hoạt động 2: Ôn so sánh thêm bớt trong phạm vi 6
Hôm nay cô giáo đến lớp có mang theo gì đây các con? (cô trình chiếu số lượng 6 búp bê và 5 bông hoa cho trẻ đếm và chọn số tương ứng).
- Số lượng hai nhóm búp bê và bông hoa so với nhau như thế nào? Làm thế nào để tạo sự bằng nhau? (thực hiện thêm bớt so sánh hai nhóm 2 -3 lần).
* Dạy trẻ chia nhóm đồ vật có số lượng 6 ra làm 2 phần.
Bé hãy xem các nhóm đồ dùng nào cùng loại? Khi hai nhóm gộp lại thì kết quả như thế nào?
Đó là cách thứ 1: 
* 1 với 5 gộp lại là 6
Tương tự cô hỏi trẻ cách 2,3 và nói kết quả:
Cách thứ 2 : 
* 2 với 4 gộp lại là 6
Cách thứ 3:
* 3 với 3 gộp lại là 6
- Vậy để chia 6 thành 2 phần ta có mấy cách chia?
- 3 cách chia đều đúng và khi gộp lại đều bằng 6.
- Trong ba cách chia có một cách chia nào cho hai nhóm bằng nhau? Vì sao?
* Hoạt động 3: Luyện tập.
Cả lớp hát bài “Cô giáo em” => lấy rỗ đồ dùng và chuyển đội hình 2 nhóm bạn trai bạn gái ngồi đối diện nhau.
Cô yêu cầu nhóm bạn trai xếp hoa tặng cô có số lượng 1 và hỏi bạn gái xếp hoa số lượng mấy để khi hai nhóm gộp lại là 6. Trẻ lấy số gắn tương ứng. Tương tự thực hiện các cách tách gộp khác.
Cô yêu cầu bạn gái xếp bút giúp cô (số lượng bất kỳ) bạn trai chọn số lượng bút xếp ra để số lượng bút của hai nhóm bạn gộp lại là 6.
*Trò chơi 1 “Ai nhanh nhất”: 
Luật chơi: 
Cách chơi: Chia trẻ thành 2 nhóm thi đua nhau, mỗi nhóm 5 bạn vượt qua vật cản lấy hoa dán hoa tặng cô sao cho hai cành hoa có số hoa gộp lại là 6 và gắn thẻ số tương ứng. Đội nào thực hiện nhanh hơn và đúng yêu cầu thì được khen.
* Trò chơi 2 “Tạo nhóm” :
Luật chơi: Trẻ phải đứng thành 2 nhóm vòng tròn to và vòng tròn nhỏ (trong và ngoài) có số lượng theo yêu cầu của cô.
Cách chơi: Trẻ đi quanh lớp và hát, khi cô nói “Tạo cho cô nhóm vòng tròn nhỏ là 1 bạn, vòng tròn to là 5 bạn, sau đó cô cho trẻ đếm và hỏi lại 1 với 5 gộp lại là mấy?” Lần hai cho trẻ tạo nhóm theo acc1 cách tách gộp khác sao cho vòng tròn to ở ngoài có số lượng trẻ nhiều hơn, vòng tròn nhỏ ở trong có số lượng trẻ ít hơn và khi gộp lại là 6.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát cây nẩy mầm
Trò chơi: Gieo hạt
I/ Yêu cầu:
Giúp trẻ phát triển khả năng quan sát, dự đoán và đưa ra kết luận.Trẻ biết chơi cùng cô, vui vẻ tham gia hoạt động, khi quan sát không chen lấn, biết chờ tới lượt.
II. CHUẨN BỊ
- Vườn rau mới ươn hạt giống được 5-7 ngày vào hoạt động góc tuần trước.
III/ Thực hiện:
1/ Quan sát cây nẩy mầm.
Cả lớp hát bài Lý cây xanh
Các con cùng ra vườn rau với cô nhé, hôm trước chúng mình vừa mới gieo hạt giống, giờ đến xem thử hạt giống ấy như thế nào rồi nhé!
Con thấy mặt đất trong luống rau như thế nào?
Có gì nhú lên thế này?
Mầm trông như thế nào? Có đặc điểm gì?
Con đoán xe cây sẽ lớn lên nhờ gì?
Cây sẽ vươn cao tới đâu?
Khi vươn cây cây còn xuất hiện gì nữa?
Đến khi trưởng thành cây thế nào?
2/ Trò chơi: Gieo hạt.
Luật chơi: 
Hướng trẻ vận động những thao tác theo đúng nhịp của bài thơ sau: 
“Gieo hạt Mùi hương
Nảy mầm Thơm ngát
Một cây Một quả
Hai cây Hai quả
Một nụ Gió thổi
Hai nụ Cây rụng
Một hoa Lá rụng
Hai hoa Nhiều lá.” 
Cách chơi :
Cô hướng dẫn cho trẻ nắm tay nhau thành 1 vòng tròn, vừa thực hiện các động tác vừa đọc từng câu của bài thơ.
Gieo hạt: cho trẻ từ từ ngồi xuống, 2 tay vẫy sát mặt đất làm động tac gieo hạt.
Nảy mầm :Cho trẻ từ từ đứng thẳng lên
Một cây: Yêu cầu trẻ giơ cao tay trái lên
Hai cây : Yêu cầu giơ cao tay phải lên
Một nụ : Cho trẻ hạ tay trái và úp bàn tay trái xuống
Hai nụ :Hạ tiếp tay phải và úp bàn tay phải xuống
Một hoa :Cho trẻ ngửa bàn tay trái ra và xòe rộng các ngón tay
Hai hoa : Cho trẻ ngửa bàn tay phải ra và xòe rộng các ngón tay
Mùi hương thơm ngát :Cho trẻ đưa 2 tay úp nhẹ vào mũi và hít thật sau làm đọng tác ngửi hoa
Một quả :Hướng dẫn trẻ để tay ngang ngực, ngửa bàn tay trái ra
Hai quả : Hướng dẫn trẻ để tay ngang ngực, ngửa bàn tay phải ra
Gió thổi : Trẻ giang thẳng 2 tay lên cao thành hình chữ V, nghiêng người sang trái
Cây rung :Nghiêng người sang phải
Lá rụng : Cho trẻ ngồi thụp xuống
Nhiều lá : Cho trẻ lắc cổ tay rồi cùng la to : A!..A..A..
 HOẠT ĐỘNG CHƠI Ở CÁC GÓC
Cô giới thiệu giờ hoạt động góc và các góc chơi như thứ hai
Cô gợi ý cho trẻ phân nhóm và chọn bầu bạn làm nhóm trưởng.
Cô cho trẻ vào góc chơi.
Cô quan sát tham gia chơi cùng cháu.
Hết giờ tập trung cháu lại nhận xét.
Cho cháu cắm hoa.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Cung cấp kiến thức mới
Hoàn thành tập toán tách gộp trong phạm vi 6
Mục đích yêu cầu: trẻ thực hiện vở tập toán đầy đủ đúng hướng dẫn. Biết cách sử dụng kéo, keo dán 2 mặt.
Chuẩn bị: tranh hướng dẫn trẻ thực hiện. Vở, bút cho mỗi trẻ.
Tiến hành:
*Thực hiện sách toán: 
- Các con nhìn xem trong tranh có mấy cây xanh?
- Các con sẽ cắt 6 quả chia ra dán vào hai cây, khoanh tròn số đúng với số quả trên mỗi cây, tô màu thân cây có số quả nhiều hơn.
- Nối số thứ tự từ 1 đến 6, tô màu lọ hoa.
Kết thúc: nhận xét cắm hoa.
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
Trò chơi vận động
Kéo co
1.Yêu cầu:
- Trẻ biết dùng sức mạnh kéo về phía đội mình, tránh dậm vào vạch chia cách, rèn sức khỏe dẻo dai, đoàn kết, quyết tâm trong thi đấu.
2. Chuẩn bị:
- Dây thừng dài 3 mét.
- Hai vạch chuẩn chia cách giữa hai đội.
3 Tiến hành:
-Luật chơi: Không được buông dây khi kéo, đội nào buông dây hoặc chạm vạch trước sẽ là đội thua cuộc
-Cách chơi: Cô chia trẻ thành hai đội cầm hai đầu dây thừng đứng đối diện nhau. Khi nghe hiệu lệnh của cộ thì kéo mạnh về phía của đội mình, đội nào chạm vạch hoặc buông dây thì đội đó thua cuộc.
NÊU GƯƠNG
Nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan.
Tuyên dương bé ngoan, chấm bé ngoan vào sổ.
Động viên nhắc nhở cháu chưa ngoan.
Hát bài Hoa bé ngoan.
Nhắc nhở trẻ ra.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Bé vắng mặt:..
.
Sức khỏe của bé:.................
Kết quả hoạt động: 
...................
Biện pháp khắc phục:.
.............***************************************************
Thứ năm, ngày 23 tháng 11 năm 2017
Đón trẻ: đón trẻ vào lớp, trao đổi với phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cha mẹ, trẻ chơi tự do.
Vệ sinh điểm danh
Đọc tiêu chuẩn bé ngoan: -Đi học đúng giờ, ăn mặc sạch sẽ, có ghim khăn tay.
 -Giờ học không nói chuyện, chú ý lên cô, chăm giơ tay phát biểu.
 -Giờ chơi không đánh bạn, không gọi bạn bằng mày tao, không tranh giành đồ chơi với bạn, không la hét chạy nhảy.
 -Đi tiêu tiểu đúng nơi quy định, ăn quà bánh để rác vào sọt rác, biết chào cô chào khách khi đến lớp. 
Thể dục 
HOẠT ĐỘNG HỌC
Giáo dục phát triển ngôn ngữ
Thơ 
Cô giáo của em
I) Mục đích, yêu cầu
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ: Cô giáo dạy em rất nhiều điều, cô dạy em xếp hàng, cô kể chuyện cho em nghe, cô dạy em học vẽ, học chữEm yêu cô giáo như mẹ của mình. Trẻ đọc thuộc, diễn cảm bài thơ, thể hiện với tư thế mạnh dạn, hồn nhiên. Trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc.
II) Chuẩn bị 
1. Xác định cách đọc bài thơ:
- Đọc bài thơ với giọng điệu: Nhẹ nhàng, vui tươi.
- Nhịp điệu: 2/3, riêng các câu thơ:
 Chuyện/ bác Gấu/ chuyện Voi
 Chuyện/ nhổ cây củ cải
 Cho cả lớp/ cùng chơi
- Nhấn giọng: Xếp hàng, nhường,ngay ngắn, nghiêm trang,
2. Đồ dùng dạy học 
- Tranh bài thơ “ Cô giáo của em”
 + Tranh 1: Tranh cô cho trẻ xếp hàng.
 + Tranh 2: Cô dạy trẻ học chữ trên hình vẽ.
 + Tranh 3: Tranh cô kể chuyện cho trẻ nghe.
 + Tranh 4: Bạn nhỏ ôm cô giáo
- Đĩa bài hát: Cô giáo
Tiến hành:
1. Ôn định tổ chức
 Cô trò chuyện với trẻ:
- Các con ơi chúng mình có biết sắp tới ngày gì rồi không?
- À sắp tới ngày 20-11, ngày nhà giáo Việt Nam.
- Vậy các con có biết bài thơ, bài hát gì nói về cô giáo không?
- Có rất nhiều bài thơ, bài hát nói về cô giáo đúng không nào. 
Bây giờ cô đố chúng mình biết đoạn thơ cô đọc sau đây ở trong bài thơ gì và do ai sáng tác nhé: 
 “ Cô dạy em xếp hàng
 Bạn sau nhường bạn trước
 Cùng nhau đi đều bước
 Ngay ngắn và nghiêm trang”.
- Đoạn thơ này nằm trong bài thơ “ Cô giáo của em”. Muốn biết các con có trả lời đúng hay không, các con hãy cùng chú ý lắng nghe cô đọc bài thơ “ Cô giáo của em” do tác giả Chu huy sáng tác nhé.
- Lần 1: Đọc + Cử chỉ điệu bộ.
- Cô vừa đọc bài thơ “ Cô giáo của em” do tác giả Chu Huy sáng tác. 
- Giảng nội dung: Bài thơ nói về Cô Giáo đấy các con ạ. Cô giáo là người dạy dỗ các con hàng ngày, rồi còn tổ chức cho các con vui chơi ai cũng yêu cô giáo vì cô giống như mẹ của chúng mình.
- Lần 2: Đọc + Tranh.
Dạy cả lớp đọc 2 lần
*Trò chuyện đàm thoại:
- Cô vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác?
- Bài thơ nói về ai?
- Cô giáo đã dạy bé những gì? ( Đoạn thơ nào cho con biết điều đó?)
- Các bạn ngồi thành hàng để làm gì? (Đoạn thơ nào cho con biết điều đó ?)
- Cô giáo đã kể cho cả lớp nghe những chuyện gì?
- Bạn nhỏ yêu Cô giáo như yêu ai? Bạn đã thì thầm điều gì? (câu thơ nào cho con biết điều đó?)
- Các con thấy bạn nhỏ trong bài thơ có đáng yêu không? Vì sao?
- Qua bài thơ các con học tập được điều gì?
Cho trẻ chơi TC “ Cô bảo ” : cô yêu cầu trẻ thực hiện các động tác cùng với cô: 
+ Cô múa (trẻ làm động tác múa với cô)
+ Cô hát (Trẻ làm động tác hát)
+ Cô đàn (Trẻ làm động tác đàn)
=> chuyển đội hình hai hàng ngang đối diện
2.4.Dạy trẻ đọc thuộc thơ.
- Cả lớp đọc 2 lần
- Mỗi nhóm đọc 1 lần
- 2-3 nhóm trẻ đọc
- 4-5 cá nhân đọc
* Giáo viên chú ý sửa sai trong quá trình dạy trẻ đọc thơ.
3. Trò chơi củng cố: Ai nhanh nhất
Luật chơi: trẻ nhớ nội dung tranh, biết chọn chữ số theo thứ tự tương ứng nội dung thơ.
Cách chơi: cô chia trẻ thành 2 nhóm chơi thi đua vượt qua chướng ngại vật lên lấy tranh ghép lại theo thứ tự nội dung bài thơ. Các bạn còn lại trong lớp thì đọc thơ trong khi bạn chơi, khi hết bài thơ đội nào ghép xong trước và đúng thì được khen.
GDTT: giáo dục trẻ biết vâng lời thầy cô dạy, đoàn kết yêu thương bạn bè, cố gắng chăm chỉ, ngoan ngoãn để cô giáo vui lòng.
- Nhận xét tiết học
- Cho trẻ hát bài hát “ Cô giáo”
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Lao động đơn giản : nhặt rác sân trường
Trò chơi: tôi buồn tôi vui
 I. Yêu cầu:
- Trẻ biết lao động, biết giữ gìn vệ sinh chung nơi sân trường. Rèn kỹ năng nhặt rác bỏ rác đúng nơi quy định. Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, biết thể hiện cảm xúc vui, buồn, giận.
II. Chuẩn bị: 
Thùng rác, xô nước, bao tay.
Tranh thể hiện mặt cảm xúc: vui, buồn, giận.
III/ Tổ chức hoạt động
- Cô cho trẻ ra sân hát bài “Bé khỏe bé ngoan”
- Cô cho trẻ thực hiện nhặt lá cây và lượm rác trong sân trường để vào thùng rác, không được chạy giỡn... Nhóm nào làm tốt sẽ được cô khen.
- Giáo dục: Để sân trường thoáng mát, đem lại cho chúng ta không khí trong lành, mát mẻ vì thế c/c phải biết bảo vệ chăm sóc cây xanh, giữ gìn vệ sinh sân trường, không vứt rác bừa bãi nha.
2/ Trò chơi: Tôi vui tôi buồn
Luật chơi: Trẻ nào không về kịp phải đứng ngoài vòng tròn hoặc đứng sai chỗ thì phải nhảy lò cò một vòng.
Cách chơi:
- Để úp các bức tranh. Cho trẻ lên rút bức tranh. Trẻ phải thể hiện trạng thái của bức tranh. Các trẻ khác quan sát xem bạn mình thể hiện trạng thái cảm xúc gì và thể hiện có đúng không.
- Vẽ 3,4 vòng tròn, mỗi vòng tròn để một khuôn mặt thể hiện trạng thái cảm xúc (buồn, vui, tức giận, bình thản ...).
-

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an chu de co giao nhu me hien_12194163.doc