KẾ HOẠCH BÀI HỌC
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ – NGHỊ LỰC
I. Mục tiêu
- Biết được một số từ, câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người.
- Mở rộng và hệ thống hóa nói về ý chí, nghị lực.
- Biết cách sử dụng từ thuộc chủ điểm trên một cách sáng tạo, linh hoạt.
- Hiểu ý nghĩa của một số câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 3.
- Bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi HS trả lời câu hỏi: Thế nào là tính từ?
- Gọi HS lên đặt câu có sử dụng tính từ và chỉ rõ tính từ có trong câu.
- Gọi HS nhận xét câu bạn viết trên bảng.
- GV nhận xét và tuyên dương.
2.Bài mới.
2.1 Giới thiệu bài.
- Trong tiết học này, các em sẽ được hiểu một số từ, câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực về con người và biết dùng những từ này khi nói, viết.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ – NGHỊ LỰC I. Mục tiêu - Biết được một số từ, câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người. - Mở rộng và hệ thống hóa nói về ý chí, nghị lực. - Biết cách sử dụng từ thuộc chủ điểm trên một cách sáng tạo, linh hoạt. - Hiểu ý nghĩa của một số câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ viết nội dung bài tập 3. Bút dạ. III. Các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - GV gọi HS trả lời câu hỏi: Thế nào là tính từ? - Gọi HS lên đặt câu có sử dụng tính từ và chỉ rõ tính từ có trong câu. - Gọi HS nhận xét câu bạn viết trên bảng. - GV nhận xét và tuyên dương. 2.Bài mới. 2.1 Giới thiệu bài. - Trong tiết học này, các em sẽ được hiểu một số từ, câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực về con người và biết dùng những từ này khi nói, viết. 2.2 Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Gọi HS giải nghĩa các từ: chí phải, chí tình, quyết chí, chí khí. - Cho HS làm bài vào vở. - 1 HS làm bảng phụ. -GV nhận xét, kết luận lời giải đúng. Chí có nghĩa là rất, hết sức ( biểu thị mức độ cao nhất). Chí phải, chí lý, chí thân, chí tình, chí công. Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp. Ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí. Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi. - Gọi học sinh phát biểu và bổ sung. - GV giúp HS hiểu thêm các nghĩa khác. + “Làm việc liên tục, bền bỉ nghĩa” là như thế nào? + “Chắc chắn, bền vững, khó phá vỡ” là nghĩa của từ gì? + “Có tình cảm rất chân tình, sâu sắc” là nghĩa của từ gì? GV cho HS đặt câu với các từ: nghị lực, kiên trì, kiên cố, chí tình. Để các em hiểu nghĩa và cách sử dụng từng từ. Bài tập 3: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài. - GV cho HS chơi trò chơi : trò chơi “Tiếp sức điền từ” - GV phổ biến luật chơi: + Cô chia lớp thành 2 đội: mỗi đội 3 người, lần lượt tiếp sức nhau điền 6 từ trong ngoặc đơn vào ô trống sao cho thích hợp. - Gọi HS nhận xét, chữa bài của 2 đội - GV tổng kết và tuyên dương 2 đội. - GV kết luận lời giải đúng. - Gọi HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh. Nguyễn Ngọc Ký là một thiếu niên giàu nghị lực. Bị liệt cả hai tay, em buồn nhưng không nản chí. Ở nhà, em tự tập viết bằng chân. Quyết tâm của em làm cô giáo cảm động, nhận em vào học. Trong quá trình học tập, cũng có lúc Ký thiếu kiên nhẫn, nhưng được cô giáo và các bạn luôn tận tình giúp đỡ, em càng quyết chí học hành. Cuối cùng, Ký đã vượt qua mọi khó khăn. Tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng, Nguyễn Ngọc Ký đạt nguyện vọng trở thành thầy giáo và được tặng danh hiệu cao quý Nhà giáo Ưu tú. Bài tập 4: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dụng. - Giải nghĩa cho HS. a) “Lửa thử vàng, gian nan thử sức” (nghĩa là: để thử được vàng thì chúng ta dùng lửa, còn đối với con người thì phải vượt qua khó khăn gian nan mới biết được sức mình) b) “Nước lã mà vã nên hồ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan” (nghĩa là: bắt đầu từ hai bàn tay trắng mà nên sự nghiệp thật là giỏi) c) “Có vất vả mới thanh nhàn Không dưng ai dễ cầm tàn che cho”. (nghĩa là: phải vất vả lao động mới thành công. GV cho HS đọc chú thích. Chia lớp thành 6 nhóm. Nhóm 1-2 làm câu a Nhóm 3-4 làm câu b Nhóm 5-6 làm câu c Yêu cầu HS trao đổi và thảo luận. Gọi HS nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, kết luận lời giải đúng. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức” Khuyên người ta đừng sợ vất vả, gian nan. Gian nan, vất vả thử thách con người, giúp cho con người vững vàng, cứng cỏi hơn. “ Nước lã mà vã nên hồ Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan” Khuyên người ta đừng sợ bắt đầu bằng hai bàn tay trắng. Những người từ tay trắng mà làm nên sự nghiệp càng đáng kính trọng, khâm phục. c) “Có vất vả mới thanh nhàn Không dưng ai dễ cầm tàn che cho” Khuyên người ta phải vất vả mới có lúc thanh nhàn, có ngày thành đạt. 3. Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về học thuộc 3 câu tục ngữ ở bài 4 và chuẩn bị bài Tính từ (tiếp theo). - 2-3 HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. + Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,.. - 2 HS lên đặt câu. - Nhận xét câu bạn viết trên bảng. - HS lắng nghe. -1 HS đọc thành tiếng. - 4-5 HS giải nghĩa từ. - HS làm vào vở. - HS làm bảng phụ. - HS chữa bài. - 2 HS đọc thành tiếng. - HS cùng bàn thảo luận. + Đáp án: dòng b ( Sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước mọi khó khăn) là đúng nghĩa của từ nghị lực. - HS phát biểu. - Là nghĩa của từ kiên trì. - Là nghĩa của từ kiên cố. - Là nghĩa của từ chí tình, chí nghĩa. Đặt câu: - Nguyễn Ngọc Ký là người giàu nghị lực. - Kiên trì thì làm việc gì cũng thành công. - Lâu đài được xây rất kiên cố. - Câu nói thật chí tình. - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. - Học sinh lắng nghe. - 2 đội lần lượt thi đua nhau lên điền từ thích hợp vào ô trống. - HS nhận xét, chữa bài - HS đọc thành tiếng. - 1 HS đọc thành tiếng. - Lắng nghe. -1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi. Hoạt động và thảo luận nhóm. Nhận xét bổ sung bài. HS chữa bài. HS lắng nghe.
Tài liệu đính kèm: