Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 (Sáng + Chiều)

Sáng:

Tập đọc

ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (Tiết 1)

I. Mục tiêu:

- Chủ động tự kiểm tra phần đọc để tư vấn hỗ trợ học sinh nhằm ôn tập lại bài đọc trong 9 tuần.

 - Đọc rành mạch trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI (khoảng 75 tiếng / phút)

 - Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.

 * HS năng khiếu: đọc tương đối lưu loát, diễn cảm dược đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ trên 75 tiếng / phút)

 - Hiểu ND chính của từng đoạn; Nội dung của cả bài, nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài. Bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. (HS năng khiếu)

II. Đồ dùng dạy - học:

 - Phiếu thăm ghi tên bài tập đọc + câu hỏi. Bảng phụ.

 

doc 40 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 578Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 10 (Sáng + Chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca (T55); Chị em tôi (T59).
- HS cả lớp đọc thầm lại tên bài TĐ, hoàn thành vào bảng những điều cần nhớ.
- 1 HS đọc.
- Cần sống trung thực, tự trọng, ngay thẳng như măng luôn mọc thẳng.
- HS lắng nghe.
 Chiều
Luyện từ và câu
ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (Tiết 4)
I. Mục tiêu: 
- Nắm được một số từ ngữ, các thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng trong 3 chủ điểm Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ.
- Nắm được tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. 
- Học sinh năng khiếu: giải nghĩa thêm một số câu tục ngữ thuộc chủ đề.
II. Đồ dùng dạy – học:
 	- Bảng phụ, phiếu thăm.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Khởi động: 
- Nhận xét và mời giáo viên nhận lớp 
II. Hoạt động cơ bản:
* Giới thiệu bài: - Ghi tên bài.
* HĐ1: Ôn tập - kiểm tra
- Yêu cầu học sinh bắt thăm ôn lại các bài đọc và HTL ở 3 chủ điểm, nhận xét, nhắc nhở.
* HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: 
Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV tổ chức cho học sinh làm việc nhóm 4. 
- GV phát bảng phụ yêu cầu các nhóm 4 thảo luận thống kê các từ ngữ theo chủ điểm đã học. Giúp HS còn hạn chế tại các nhóm hoàn thành bài tập.
- Yêu cầu các nhóm chia sẻ kết quả.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài 2: 
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV tổ chức cho học sinh làm việc nhóm 2.
- GV nhận xét + chốt lại những thành ngữ, tục ngữ đúng.
- YC HS đọc lại các thành ngữ, tục ngữ.
- YC HS đặt câu với 1 thành ngữ tự chọn (hoặc nêu hoàn cảnh sử dụng của một trong các câu tục ngữ).
* Với học sinh năng khiếu: cần hỏi thêm nghĩa một số câu tục ngữ, thành ngữ thuộc chủ đề.
Bài 3: 
- GV tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân.
- GV phát bảng phụ cho 2 HS làm bài.
Giúp HS còn hạn chế làm tốt bài tập
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng về tác dụng của dấu hai chấm và dấu Ngoặc kép
III. Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu 2 em nhắc lại nội dung ôn tập.
- GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị nội dung cho tiết ôn tập sau.
- PHT lên điều hành lớp khởi động. 
- HS thực hiện
- HS ghi mục bài vào vở.
- Học sinh thực hiện ôn tập và đọc bài, trả lời câu hỏi như các tiết trước.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- Hoạt động theo nhóm 4
- Các nhóm nhận bảng phụ, trao đổi bàn bạc và ghi các từ ngữ vào cột thích hợp.
- Theo hiệu lệnh, đại diện các nhóm dán bài làm lên bảng và trình bày kết quả của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, chữa được:
chủ điểm Măng mọc thẳng: trung thực, trung thành, trung nghĩa, ngay thẳng, tự trọng,...
- Nêu lại các từ ngữ vừa tìm được.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- HS làm việc theo nhóm 2: nhớ lại từng chủ điểm? Tìm thành ngữ, tục ngữ có trong các chủ điểm đó? Thống nhất kết quả.
- HS chia sẻ kết quả.
- Lớp nhận xét, chữa được:
Ở hiền gặp lành; hiền như bụt; thẳng như ruột ngựa; cầu được ước thấy,...
- 2 HS đọc lại các thành ngữ, tục ngữ.
- Một số HS đọc câu mình đặt hoặc nêu hoàn cảnh sử dụng câu tục ngữ.
- Giải nghĩa câu tục ngữ và đặt câu theo yêu cầu của GV.
- Hoạt động cá nhân.
- 1HS đọc to, lớp lắng nghe.
- HS làm bài vào vở ô li.
- 2 HS lên dán kết quả bài làm lên bảng lớp. Lớp nhận xét, chữa bài.
- HS nêu
- HS lắng nghe
Địa lí
THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Lạt:
+ Vị trí:nằm trên cao nguyên Lâm Viên.
+ Thành phố có khí hậu trong lành, mát mẻ, có nhiều phong cảnh đẹp: nhiều rừng thông, thác nước,
+ Thành phố có nhiều công trình phục vụ nghỉ ngơi, du lịch.
+ Đà Lạt là nơi trồng nhiều rau, quả xứ lạnh và nhiều loài hoa.
- Chỉ được vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ (lược đồ).
* Học sinh năng khiếu: giải thích được: vì sao Đà lạt trồng được nhiều rau quả xứ lạnh; xác lập được mối quan hệ giữa địa hình với khí hậu, giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất...phát triển du lịch.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Bản đồ.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Khởi động:
- Nhận xét và mời giáo viên nhận lớp.
II. Bài mới:
* Giới thiệu bài: - Ghi tên bài.
* HĐ1: Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước. (Nhóm 2)
- Gọi HS đọc mục 1 SGK
- Giáo viên tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 2: dựa vào tranh, ảnh, mục 1 trong SGK. 
Giáo viên tới các nhóm quan sát, hỗ trợ hoặc gợi ý cho các nhóm nếu chưa hoàn thành. 
- Yêu cầu học sinh trình bày.
KL: Đà Lạt có nhiều phong cảnh đẹp. Khí hậu mát mẻ
* HĐ2: Đà Lạt – thành phố du lịch và nghỉ mát.
- Gọi HS đọc mục 2 SGK/95.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4, giáo viên tới các nhóm hỗ trợ HS còn hạn chế trả lời các câu hỏi sau:
H: Tại sao Đà Lạt được chọn làm nơi nghỉ mát? 
H: Đà Lạt có những công trình nào phục vụ cho việc nghỉ mát du lịch? 
- Yêu cầu HS trình bày.
- GV giúp các em hoàn thiện. 
KL: Có khí hậu mát mẻ, có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp nên ĐL được coi là nơi du lịch lí tưởng.
* HĐ3: Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt
(cá nhân)
- Gọi HS đọc mục 3 SGK.
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau :
H: Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa quả và rau xanh? (năng khiếu)
H: Kể tên một số loại hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt?
H: Tại sao Đà Lạt có nhiều rau, hoa, quả xứ lạnh? 
- Nhận xét, bổ sung rút ra kết luận: 
Đà Lạt là một thành phố nổi tiếng về tiềm năng du lịch và là cái nôi cung cấp nhiều rau, hoa, quả quý cho chúng ta
- Tổng kết bài xác lập mối quan hệ địa hình khí hậu, thiên nhiên.(năng khiếu)
- Gọi HS đọc phần in đậm SGK
- Gọi học sinh lên bảng nêu lại toàn bộ những nét tiêu biểu của TP ĐL.
III. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học
- PHT lên điều hành lớp khởi động.
- HS thực hiện.
- HS nghe và ghi tên bài
- 1 HS đọc. Cả lớp theo dõi .
- Tìm hiểu bài qua thảo luận Nhóm 2: 
+ Đọc thông tin SGK để trả lời các câu hỏi: 
- Đà Lạt nằm ở cao nguyên nào?
- Đà Lạt ở độ cao khoảng bao nhiêu mét?
- Với độ cao đó Đà Lạt có khí hậu như thế nào?
- Mô tả cảnh đẹp ở Đà Lạt?
- Một nhóm chia sẻ trước lớp, lớp nhận xét.
- 2 em mô tả vẻ đẹp của Đà Lạt.
- Nghe kết luận.
- 1HS đọc. Cả lớp theo dõi .
Quan sát tranh SGK 
- Thảo luận nhóm 4 dưới sự điều khiển của nhóm trưởng: Theo bạn tại sao Đà Lạt được chọn làm nơi nghỉ mát? 
Đà Lạt có những công trình nào phục vụ cho việc nghỉ mát du lịch? 
- Trả lời, thống nhất trong nhóm.
- Đại diện nhóm trả lời trước lớp, lớp bổ sung.
- Nhắc lại.
- 2 HS đọc .
- Suy nghĩ, dựa vào vốn hiểu biết để trả lời được:
- Vì khí hậu Đà Lạt mát nên rất thuận tiện cho việc trồng các loại rau quả
- HS nêu: bắp cải, súp lơ, cà chua, dâu tây,
- Vì khí hậu ở đây mát mẻ quanh năm.
- HS nhận xét, bổ sung 
- Nhắc lại .
- Nghe, xác lập được mối quan hệ .
- 2, 3 em đọc to, cả lớp theo dõi, ghi nhớ.
- 1HS nêu
- HS dựa vào lược đồ để nêu
- HS lắng nghe
Lịch sử
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC 
LẦN THỨ NHẤT (NĂM 981)
I. Mục tiêu:
- Nắm được những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất (năm 938) do Lê Hoàn chỉ huy:
+ Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân.
+ Tường thuật (sử dụng lược đồ) ngắn gọn diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược. (HS năng khiếu)
- Đôi nét về Lê Hoàn: Lê Hoàn là đội quân chỉ huy nhà Đinh với chức Thập đạo tướng quân. Khi Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, quân Tống xâm lược, Thái hậu họ Dương đã tôn ông lên ngôi Hoàng đế (Nhà Tiền Lê). ông chỉ huy cuộc kháng chiến chông quân Tống thắng lợi. 
II. Đồ dùng dạy – học:
- Lược đồ.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Khởi động: 
- Nhận xét và mời giáo viên nhận lớp.
II. Bài mới:
*Giới thiệu bài : - Ghi tên bài.
* HĐ1: Tình hình nước ta trước khi quân Tống xâm lược.
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu 1 SGK đoạn: Năm 979  sử cũ gọi là nhà Tiền Lê”
- Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm 4, giáo viên tới các nhóm hướng dẫn: 
H: Hãy tóm tắt tình hình nước ta khi quân tống xâm lược? 
H: Bằng chứng nào cho thấy khi Lê Hoàn lên ngôi rất được nhân dân ủng hộ?
H: Khi lên ngôi, Lê Hoàn xưng là gì?
- Triều Đại của ông được gọi là triều gì?
H: Nhiệm vụ đầu tiên của nhà Tiền Lê là gì?
- Yêu cầu học sinh trình bày.
- GV kết luận nội dung chính.
* HĐ2: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất. 
- Gọi 1 HS đọc mục 2 SGK.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 4
- Nêu yêu cầu thảo luận. Giáo viên tới các nhóm hướng dẫn như: Thời gian? Các con đường tiến đánh? Mũi tiến công của quân ta?...
- Yêu cầu học sinh trình bày.
H: Kết quả của cuộc kháng chiến như thế nào?
- Nhận xét, bổ sung. 
- Tuyên dương những em kể, nắm ND tốt. 
* HĐ3: Ý nghĩa 
? Cuộc kháng chiến chống quân Tống thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta? (năng khiếu)
*Kết luận: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược thắng lợi đã giữ vững được nền độc lập của nước nhà và đem lại cho nhân dân ta niềm tự hào dân tộc.
III. Củng cố - Dặn dò: 
- Nếu còn thời gian GV giới thiệu thêm về chiến thắng Bạch Đằng chi lăng; thái hậu Dương Vân Nga.
- Gọi HS đọc phần in đậm SGK
- Nhận xét tiết học. - Dặn HS về ôn bài.
- PHT lên điều hành lớp khởi động. 
- HS thực hiện.
- HS nghe và ghi tên bài học.
- 1HS đọc yêu cầu SGK trang 24
Cả lớp theo dõi, đọc thầm tìm hiểu ND
- Hoạt động nhóm 4 dưới sự điều khiển của nhóm trưởng: Đọc tư liệu ở sgk? Thảo luận và trả lời theo hệ thống câu hỏi.
- Trình bày kết quả, nhận xét.
- HS nghe - Nắm nội dung
- 1 em đọc to cả lớp theo dõi .
- Hình thành nhóm và thảo luận theo yêu cầu.
- Quan sát lược đồ ở sgk và cùng xây dựng diễn biến: 
- Trình bày kết quả thảo luận và chỉ vào lược đồ.
- Năm 981 quân Tống kéo quân sang xâm lược nước ta.
- Chúng tiến vào nước ta theo hai con đường: 
- Lê Hoàn chia quân thành 2 cánh, sau đó cho quân chặn đánh giặc ở 
- 2 HS kể (có lược đồ) Cả lớp theo dõi, nhận xét .
- Quân giặc chết quá nửa, tướng giặc bị giết. Cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi.
- Các nhóm khác bổ sung.
- suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Nghe kết luận. Nhắc lại.
- Một HS đọc phần ghi nhớ.
- nghe và ghi nhớ bài học.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
CHÚNG EM VIẾT VỀ CÁC THẦY CÔ GIÁO
I. Mục tiêu:
- HS bày tỏ lòng biết ơn các thầy giáo, cô giáo qua các bài viêt của mình
- Giáo dục HS thêm kính yêu,biết ơn công lao của các thầy cô giáo .
II. Quy mô hoạt động:
- Tổ chức theo quy mô lớp.
III. Tài liệu và phương tiện:
- Mỗi hs chuẩn bị những kỉ niệm của mình đối với cá thầy cô giáo 
- Viết bài báo trên giấy
IV. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Khởi động : 
II. Tiến hành hoạt động:
- Tổ chức bình chọn và tuyên dương bài viết hay.
- Lần lượt mời các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị .
+ Kết hợp với văn nghệ, mời cô giao lưu và cùng tham gia văn nghệ với lớp
III. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét, tuyên dương. 
- PHT điều hành lớp khởi động: Hát tập thể 
- Lớp trưởng tuyên bố lí do 
- Nêu Ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam 20 -11
- HS viết bài, sau đó trang trí lên tờ giấy khổ to
- Gắn lên bảng lớp
- Một số HS lên trình bày bài viết của mình.
- Kết thúc phần văn nghệ và giao lưu bằng một bài hát tập thể .
Thứ 4 ngày 08 tháng 11 năm 2017
Sáng:
Toán
NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có 1 chữ số (tích có không quá sáu chữ số).
 	- Rèn tính cẩn thận khi làm bài
* Những bài tập cần hoàn thành: Bài 1, bài 3(a). Học sinh năng khiếu: làm thêm bài 3b và 4.
 	II. Đồ dùng dạy – học:
 	- Bảng phụ.
 	III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Khởi động: 
- Nhận xét và mời giáo viên nhận lớp 
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: - Ghi tên bài.
2. Tìm hiểu bài: 
a) Nhân số có nhiều chữ số với số có 1 chữ số (Không nhớ ).
- Viết phép nhân yêu cầu HS làm: 
 241324 x 2.
- Nhận xét kết quả, viết số, đặt tính,...
- Yêu cầu hs đó nêu cách đặt tính và cách tính.
- Nhận xét, chốt cách đặt tính và tính đúng.
b) Nhân số có nhiều chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ)
+ Ví dụ: 136204 x 4 = ?
Lưu ý: Kết quả có nhớ thì nhớ sang kết quả hàng lớn hơn liền kề đó (HS hạn chế)
H: Em hãy nhận xét sự khác nhau giữa 2 phép tính a và b?
3. Luyện tập: 
Bài 1: Đặt tính rồi tính: 
- Y/c HS làm vào vở.
- Nxét, chữa bài cho HS.
Bài 3(a): (cá nhân)
- cho HS nêu yêu cầu bài.
- Yêu cầu học sinh năng khiếu: Làm thêm phần b
- Chữa bài, chốt kết quả đúng.
Bài 4: (năng khiếu) 
- Y/C 1 HS đọc đề.
- GV giúp học sinh còn hạn chế tìm được bước giải. 
- Nhận xét , chữa bài, chốt kết quả đúng.
III. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn hs ghi nhớ kiến thức vừa học xong, rèn luyện thêm kĩ năng tính.
- PHT lên điều hành lớp khởi động.
- HS thực hiện.
- Lắng nghe và ghi tên bài
- 1 HS đọc phép nhân.
- Làm vào nháp (cách làm tương tự như nhân với số có năm chữ số với số có một chữ số đã học).
- 1 em năng khiếu lên thực hiện trên bảng lớp, nhận xét, chữa được: 
 241 324 
 x 2
 482 648 
+ Bước 1: Đặt thừa số có nhiều chữ số lên trên thừa số có 1 chữ số.
+ Bước 2: Nhân lần lượt từ phải -> trái bắt đầu từ hàng đơn vị -> hàng cao nhất. Ghi kết quả thẳng hàng với thừa số ban đầu,...
- Nhận xét.
* HS xác định làm tương tự và thực hành như trên.
- Thực hành tương tự như trên và nắm vững dạng phép nhân có nhớ.
- Trình bày và nhận ra được: phép tính a không nhớ còn phép tính b là phép nhân có nhớ.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn hoàn thành các BT theo các bước sau:
+ Đọc yêu cầu BT.
+ HS tự làm BT vào vở ô li
+ Đổi chéo vở kiểm tra bài.
- Chia sẻ trước lớp, nhận xét, chữa bài.
- HS nêu
- Lớp làm vở.
- Chữa bài, nhận xét, tìm được đáp án đúng.
- Hoạt động nhóm 4: yêu cầu 1 bạn đọc đề bài và nêu cách làm trong nhóm 4.
- Nhận xét, chữa bài được: 
- HS nghe chữa bài.
- Lắng nghe hướng dẫn.
Tập đọc
ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (Tiết 5)
I. Mục tiêu:
 	- Đọc rành mạch trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI (khoảng 75 tiếng/ phút)
 	- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. 
* HS năng khiếu: đọc diễn cảm được đoạn văn, kịch, thơ. Biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự đã học.
 	- Nhận biết được các thể loại văn xuôi, kịch, thơ; Bước đầu nắm được nhân vật và tính cách trong bài tập đọc là chuyện kể đã học..
 	II. Đồ dùng dạy - học:
 	- Phiếu thăm, bảng phụ.
 	III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Khởi động: 
- Nhận xét và mời giáo viên nhận lớp.
II. Bài mới:
* Giới thiệu bài: - Ghi tên bài.
* HĐ1: Kiểm tra Tập đọc
- Kiểm tra tất cả những HS chưa được KT
- Thực hiện như ở tiết 1.
* HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập. 
Bài 2: (nhóm 4)
Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV tổ chức cho học sinh làm việc nhóm 4 theo yêu cầu ở sgk.
- Giáo viên tới các nhóm giúp đỡ học sinh hoàn thành bài ôn tập.
- Yêu cầu học sinh trình bày.
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng.
Bài 3: (Nhóm 4)
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
GV: Các em đọc lại những bài TĐ là truyện kể đã học, sau đó ghi chép tên nhân vật, tên bài, tính cách của nhân vật.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
III. Củng cố - Dặn dò:
- Các bài TĐ thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ vừa học giúp các em hiểu điều gì? (năng khiếu)
- GV chốt lại: Con người cần sống có ước mơ, cần quan tâm đến ước mơ của nhau. Những ước mơ cao đẹp và sự quan tâm đến nhau sẽ làm cho cuộc sống thêm tươi vui, hạnh phúc.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS đọc trước, chuẩn bị nội dung cho tiết ôn tập sau.
- PHT lên điều hành lớp khởi động. 
- HS thực hiện.
- HS nghe, ghi tên bài.
- Đọc và trả lời câu hỏi ôn lại nội dung một số bài tập đọc tuần 1 – 9.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- Nhóm trưởng điều khiển cá nhân trong nhóm: đọc thầm lại các bài TĐ thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ (tuần 7, 8, 9) ? Tìm tên bài? Nội dung bài đọc? Giọng đọc từng bài, thống nhất kết quả trong nhóm.
- Đại diện trình bày - Lớp nhận xét, chữa được:
Trung thu độc lập: Tình cảm thương yêu của anh chiến sĩ dành cho thiếu nhi, mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước. (đọc giọng tự hào, nhẹ nhàng, tin tưởng).
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- Các nhóm đọc lại các bài TĐ là truyện + Làm bài vào giấy nháp, 1 em làm bảng phụ
- Đại diện các nhóm dán kết quả lên bảng lớp. Nhận xét, chữa bài.
- HS phát biểu.
- HS lắng nghe
- HS nghe và chuẩn bị bài ở nhà.
Tự học
HỌC SINH TỰ HOÀN THÀNH NỘI DUNG
I. Mục tiêu:
- Nhóm 1: Ôn các bài tập đọc - Giọng đọc phù hợp với các bài tập đọc.
- Nhóm 2: Hoàn thành các bài toán chưa hoàn thành ở tiết 48.
II. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Giới thiệu bài mới
- Phân nhóm: Giao nhiệm vụ
2. Các hoạt động:
Hoạt động Nhóm 1: Luyện đọc. 
- Cho HS đọc.
- Yêu cầu đọc đoạn
- HD đọc câu văn dài.
- Ghi những từ khó lên bảng.
- Đọc mẫu.
- Yêu cầu:
- Giải nghĩa thêm nếu cần.
- Đọc diễn cảm bài.
b. Đọc diễn cảm. 
- Đọc diễn cảm bài và HD.
- Nhận xét tuyên dương.
Hoạt động nhóm 2: Hoàn thành các bài toán chưa hoàn thành ở tiết 48.
- Nhận xét, tuyên dương bạn kể tốt.
3. Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhóm 1: Luyện đọc - Giọng đọc phù hợp với các bài tập đọc.
- Nhóm 2: Luyện kể câu chuyện đã nghe, đã đọc về ước mơ.
- Mỗi HS đọc một đoạn nối tiếp.
- Luyện đọc câu dài.
- Luyện đọc từ khó.
- Nghe.
- Nối tiếp đọc cá nhân.
- 2HS đọc cả bài.
- Nghe.
- Luyện đọc trong nhóm
- Thi đọc cá nhân 
- HSNK
- HS luyện kể trong nhóm, nhóm trưởng điều hành.
- HS kể trước lớp.
- Nhận xét.
- HS lắng nghe
Thứ 5 ngày 09 tháng 11 năm 2017
Sáng:
Thể dục
ÔN 5 ĐỘNG TÁC CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
 TRÒ CHƠI “NHẢY Ô TIẾP SỨC”
I. Mục tiêu:
 - Học sinh sẽ Biết cách thực hiện được các động tác đã học của bài thể dục phát triển chung
- Học sinh biết cách chơi Trò chơi “Nhảy ô tiếp sức” hiểu và thực hiện đúng luận chơi .
- Giáo dục tình thấn đồng đội , kỹ năng vận động , trong các bài tập và khi chơi trò chơi
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Sân 
- Phương tiện: Còi, vạch trò chơi. Tranh ảnh bài thể dục
III. Nội dung, phương pháp:
Nội dung
Phương pháp lên lớp
I. Phần mở đầu: 6-10’
- Nhận lớp: Lớp trưởng tập hợp, báo cáo sĩ số.
- G.viên phổ biến yêu cầu, nhiệm vụ tiết học.
- Khởi động: Xoay các khớp, giậm chân tại chỗ.
- Trò chơi: Do GV chọn.
II. Phần cơ bản: 18-22’
1.Bài thể dục phát triển chung:
* Ôn 5 động tác của bài TD phát triển chung: 
- Mỗi động tác thực hiện 2x8 nhịp. 
+ Lần 1: GV vừa hô vừa làm mẫu cho HS tập.
+ Lần 2: GV vừa hô vừa quan sát sửa sai cho hs.
+ Lần 3,4: Cán sự hô nhịp cho cả lớp tập, gv sửa.
* Các tổ thi đua trình diễn 5 động tác TD
2.Trò chơi: “Nhảy ô tiếp sức”
- Tập hợp hs theo đội hình chơi, Gv nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và quy đinh chơi.
- Nhận xét – Tuyên dương.
III. Phần kết thúc: 4-6’
- HS đi thường thả lỏng, hồi tĩnh.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét tiết học và giao bài tập về nhà.
- Đội hình nhận lớp:
Đội hình tập luyện: 
 - Lần 1:Gv p/tích kĩ thuật đ/tác.
- Lần 2-3:Hs thực hiện có thi đua.
- Gv cùng hs quan sát, nhận xét, biểu dương thi đua giữa các tổ
- Đội hình trò chơi.
- Lần 1: Hs chơi thử
- Lần 2: Cả lớp chơi chính thức có thi đua.
- HS lắng nghe, thực hiện
Toán
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
I. Mục tiêu:
 	- Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.
- Bước đầu vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán.
- Rèn tính cẩn thận khi làm bài.
* Những bài tập cần hoàn thành: Bài 1, bài 2 (a, b). HS năng khiếu: Làm thêm bài 3, 4.
II. Đồ dùng dạy – học:
 	- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Khởi động:
- Mời GV nhận lớp.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: - Ghi tên bài.
2. Tìm hiểu bài: 
a. Tính và so sánh gía trị của 2 biểu thức: 
- Viết lên bảng 7 x 5 và 5 x 7 ; yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, tới học sinh còn hạn chế hướng dẫn: Tính kết quả? So sánh thừa số trong hai tích? So sánh kết quả 2 phép tính?
b. So sánh giá trị của biểu thức a x b và b x a trong bảng sau:
- Treo bảng phụ và yêu cầu HS tính và so sánh.
- Nêu câu hỏi gợi mở để hs rút ra được nhận xét,
-> Giảng: Đây là một tính chất của phép nhân: Tính chất giao hoán.
=> Ta thấy, giá trị của a x b và của b x a luôn luôn bằng nhau, ta viết:
 a x b = b x a
3. Thực hành: 
Bài 1:
- Tổ chức cho học sinh làm việc nhóm 4 
- Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn hỏi đáp kiểu chơi trò chơi truyền điện, giáo viên giúp HS hoàn thành bài tập.
Bài 2(a, b): 
- Cho HS nêu yêu cầu của bài và tự làm bài vào vở ô li.
H: Bài này củng cố cho chúng ta về tính chất nào của phép nhân?
Bài 3: (cá nhân)
- Tổ chức cho học sinh làm bài cá nhân.
=> Rút ra cách làm thuận tiện nhất: Không cần tính giá trị từng biểu thức mà chỉ cộng nhẩm rồi so sánh các thừa số và dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân để rút ra kết quả.
Bài 4: Điền số?
- Giáo viên tổ chức học sinh làm cá nhân, trình bày kết quả.
III. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dăn HS chuẩn bị bài sau.
- PVN cho lớp khởi động: Hát
- Nghe và ghi tên bài
- Thực hiện tính và so sánh giá trị của biểu thức.
- Làm việc cá nhân và nêu nhận xét.
- Ta có 7 x 5 = 35 ; 5 x 7 = 35
 Vậy 7 x 5 = 5 x 7
- Rút ra nhận xét.
- Làm việc cá nhân.
- 1 em làm bảng phụ. Nhận xét, chữa được: 
a
b
a x b
b x a
4
8
4 x 8 = 32
8 x 4 = 32
6
7
6 x 7 = 42
7 x 6 = 42
5
4
5 x 4 = 20
4 x 5 = 20
Phát biểu lại tính chất giao hoán : Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi. 
- Lấy thêm ví dụ về t/c giao hoán của phép nhân.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm hoàn thành các bài tập.
- Đọc đề bài: tháo luận nhóm bằng:
Chơi trò chơi tính truyền điện (Một hs đọc phép tính bên phải, hs khác đọc nhanh phép tính tương ứng bên trái có số cần tìm).
- Giải thích cách làm (Vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân).
- Tự làm bài vào vở ô li, nhận xét, chữa bài. 
- HS cùng bàn đổi vở chữa bài.
- Tính chất giao hoán.
- Học sinh tự làm bài cá nhân
HS năng khiếu làm tiếp bài 3, 4.
- Lên bảng chữa bài và nêu cách làm.
- Nêu yêu cầu bài 4 và tự làm bài cá nhân
- 1 em lên bảng chữa bài và nêu cách làm. 
- HS lắng nghe
Tập làm văn
 ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (Tiết 6) 
I. Mục tiêu:
 	- Xác định được tiếng chỉ có vần và thanh, tiếng 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 10 Lop 4_12227748.doc