Giáo án Luyện từ và câu 5 - Tuần 27 - Tiết 53, 54

Luyện từ và câu

TIẾT 53 : MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Mở rộng hệ thống hoá, tích cực hoá vốn từ gắn với chủ điểm Nhớ nguồn và những nét tính cách truyền thống của dân tộc.

2. Kĩ năng:

- Tích cực hoá vốn từ thuộc chủ đề bằng cách đặt câu.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS truyền thống của dân tộc qua cách tìm hiểu nghĩa của từ.

* Nội dung tích hợp : HCM, KNS (Khai thác nội dung gin tiếp)

II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG :

1. KN giao tiếp – tự nhận thức :

- Trao đổi với bạn về cách dùng từ ngữ thuộc chủ đề trong văn miêu tả và các bài tập áp dụng .

2. KN ra quyết định :

- Biết lựa chọn từ ngữ thuộc chủ đề để thực hiện bài tập cho đúng .

3. KN kiên định :

- Đưa ra nhận thực , suy nghĩ và sửa chữa những thiếu sót trong bài tập về từ ngữ thuộc chủ đề : “truyền thống” – áp dụng vốn từ thuộc chủ đề vào trong cuộc sống .

III. CHUẨN BỊ:

· GV: Từ điển thơ, ca dao, tục ngữ Việt Nam.

· HS: SGK , VBT .

 

doc 4 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 816Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu 5 - Tuần 27 - Tiết 53, 54", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu
TIẾT 53 : MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:	
- Mở rộng hệ thống hoá, tích cực hoá vốn từ gắn với chủ điểm Nhớ nguồn và những nét tính cách truyền thống của dân tộc.
2. Kĩ năng: 	
- Tích cực hoá vốn từ thuộc chủ đề bằng cách đặt câu.
3. Thái độ: 	
- Giáo dục HS truyền thống của dân tộc qua cách tìm hiểu nghĩa của từ.
* Nội dung tích hợp : HCM, KNS (Khai thác nội dung gián tiếp)
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG : 
1. KN giao tiếp – tự nhận thức : 
- Trao đổi với bạn về cách dùng từ ngữ thuộc chủ đề trong văn miêu tả và các bài tập áp dụng .
2. KN ra quyết định : 
- Biết lựa chọn từ ngữ thuộc chủ đề để thực hiện bài tập cho đúng .
3. KN kiên định : 
- Đưa ra nhận thực , suy nghĩ và sửa chữa những thiếu sót trong bài tập về từ ngữ thuộc chủ đề : “truyền thống” – áp dụng vốn từ thuộc chủ đề vào trong cuộc sống .
III. CHUẨN BỊ:
GV: Từ điển thơ, ca dao, tục ngữ Việt Nam.
HS: SGK , VBT .
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
PHƯƠNG
PHÁP
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu .
Yêu cầu HS nêu nội dung ghi nhớ .
GV nhận xét - đánh giá. 
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Mục tiêu: Mở rộng hệ thống hoá, tích cực hoá vốn từ gắn với chủ điểm Nhớ nguồn và những nét tính cách truyền thống của dân tộc.
Bài 1 :
Yêu cầu HS đọc bài 1 
GV phát phiếu cho các nhóm.
Yêu cầu HS thi đua tìm ca dao , tục ngữ cho mỗi truyền thống đó .
GV nhận xét.
Bài 2: 
Yêu cầu HS đọc bài 2 .
GV phát phiếu đã kẻ sẵn bảng cho các nhóm làm báo.
GV nhận xét.
v Hoạt động 2: Củng cố.
Mục tiêu : Khắc sâu kiến thức.
Trò chơi : Ai mà nhanh thế .
Yêu cầu HS thi đua tìm ca dao, tục ngữ về chủ đề truyền thống.
GV nhận xét - tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối.
- Nhận xét tiết học
Hát 
2 HS đọc ghi nhớ .
Hoạt động lớp – nhóm 
1 HS đọc – Lớp đọc thầm.
HS các nhóm thi đua làm trên phiếu, minh hoạ cho mỗi truyền thống đã nêu bằng một câu ca dao hoặc tục ngữ.
HS làm vào vở – chọn một câu tục ngữ hoặc ca dao minh hoạ cho truyèn thống đã nêu.
1 HS đọc bài 2 .lớp đọc thầm
HS làm việc theo nhóm.
Đại diện mỗi nhóm dán kết quả bài làm lên bảng – đọc kết quả, giải ô chữ: Uống nước nhớ nguồn.
Hoạt động lớp
2 dãy thi đua tìm từ .
Lớp nhận xét .
Kiểm tra
KNS
Trực quan
Thi đua
Luyện tập
HCM
Thi đua
Rút kinh nghiệm : 
Thứ năm , 17 tháng 03 năm 2016
Luyện từ và câu
TIẾT 54 : LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG TỪ NGỮ NỐI
Thực hiện điều chỉnh nội dung theo công văn 5842/ BGD&ĐT
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:	 Hiểu thế nào là liên kết câu bằng phép nối, tác dụng của phép nối.
2. Kĩ năng: 	 Biết sử dụng phép nối để liên kết câu. Bài tập 1 chỉ tìm từ ngữ nối ở 3 đoạn đầu hoặc 4 đoạn cuối
3. Thái độ: 	 Giáo dục HS có ý thức sử dụng phép nối để liên kết câu trong văn bản.
* Nội dung tích hợp : HCM, KNS (Khai thác nội dung gián tiếp)
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG : 
1. KN ra quyết định : 
- Biết lựa chọn câu ghép và cách liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối trong văn miêu tả và trong ca dao , tục ngữ . Biết dùng đúng cách nối câu ghép và nhận biết dấu hiệu mẫu câu dùng đặt câu ghép .
2. KN kiên định : Đưa ra nhận thức , suy nghĩ và sửa chữa những thiếu sót trong bài tập về liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ .
3. KN giao tiếp – tự nhận thức : Trao đổi với bạn về cách liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối trong câu văn miêu tả , trong ca dao, tục ngữ và cách giao tiếp hàng ngày .
III. CHUẨN BỊ: 
GV: Bảng phụ viết sẵn đoạn văn ở bài tập 1.
HS: SGK , VBT .
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
PHƯƠNG
PHÁP
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: MRVT: Truyền thống.
- Em hãy nêu câu ca dao, tục ngữ,thành ngữ nói về : 
Yêu nước .
Lao động cần cù .
Đoàn kết .
- GV nhận xét - đánh giá. 
3. Giới thiệu bài mới: 
	4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Phần nhận xét
Mục tiêu : Hiểu thế nào là liên kết câu bằng phép nối, tác dụng của phép nối.
Bài 1:
GV gọi HS đọc yêu cầu bài 1.
GV treo bảng phụ đã viết sẵn đoạn văn.
Từ ngữ được in đậm trong đoạn văn có tác dụng gì ? .
GV nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài 2:
Yêu cầu HS đọc bài 2 .
Tìm thêm những từ ngữ có tác dụng giống như cụm từ “vì vậy” ?
Hoạt động 2: Phần ghi nhớ.
Mục tiêu : HS nêu được ghi nhớ .
-Để nối các câu trong đoạn văn, bài văn, người ta thường dùng những từ nào
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ . 
Hoạt động 3: Luyện tập.
Mục tiêu: Biết sử dụng phép nối để liên kết câu.
Bài 1: Chỉ tìm từ ngữ nối ở 3 đoạn đầu hoặc 4 đoạn cuối
GV nhắc HS đánh số thứ tự các câu văn, yêu cầu các nhóm tìm phép nối trong 2 đoạn của bài văn.
- GV nhận xét .
Bài 2:
Yêu cầu HS đọc bài 2
Yêu cầu HS chọn trong những từ ngữ đã cho từ thích hợp để điền vào ô trống.
GV nhận xét .
Hoạt động 4: Củng cố.
Mục tiêu : Khắc sâu kiến thức.
- Gọi HS nêu lại ghi nhớ 
- Trò chơi : Ai nhanh hơn ? 
- GV phát mỗi HS 1 bài tập , yêu cầu HS phát hiện từ thay thế sai và thay bằng từ khác .
 5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: Ôn tập
Nhận xét tiết học. 
 Hát .
- 3 HS nêu – Lớp nhận xét .
Hoạt động lớp
1 HS đọc . Lớp đọc thầm.
HS làm việc cá nhân.
- Từ hoặc : có tác dụng nối từ em bé với từ chú mèo .
+ Cụm từ “vì vậy” có tác dụng nối câu 1 với câu 2 .
Lớp nhận xét.
1 HS đọc - Lớp đọc thầm , 
tuy nhiên, mặc dù, nhưng, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, đồng thời ,...
Hoạt động lớp
- các cụm từ như : vì vậy, tuy nhiên, mặc dù, nhưng, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, đồng thời ,...
- 2 HS đọc nội dung ghi nhớ .
Hoạt động nhóm – lớp 
1 HS đọc – Lớp đọc thầm. 
HS trao đổi nhóm, gạch dưới những quan hệ từ hoặc từ ngữ có tác dụng chuyển tiếp, giải thích mối quan hệ nội dung giữa các câu, đoạn.
HS làm bài cá nhân, những em làm bài trên giấy làm xong dán kết quả bài làm lên bảng lớp và đọc kết quả.
Lớp nhận xét .
- HS làm bài, sửa bài – Lớp nhận xét .
- Dùng từ nối : từ nhưng à sai .
- Thay từ nhưng bằng các từ : vậy, vậy thì, thế thì, nếu vậy, nếu thế thì .
Hoạt động lớp
Hs nêu lại ghi nhớ.
- HS tham gia trò chơi .
- HS nêu từ sai và nêu lại từ thay thế .
- Lớp nhận xét .
Kiểm tra
KNS
Trực quan
Luyện tập
Hỏi đáp
Hỏi đáp
KNS
Trực quan
Luyện tập
HCM
Củng cố
Thi đua
Rút kinh nghiệm : 

Tài liệu đính kèm:

  • docLUYEN TU VA CAU.doc