CHỦ ĐỀ : GIA ĐÌNH
NHÁNH : NHU CẦU GIA ĐÌNH
Tuần 9 (Thời gian ngày 30/10 đến 03/11/2017)
A. MỤC TIÊU
I. Phát triển thể chất.
Trẻ 5 tuổi
-Trẻ có khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân (Đi nhanh nhẹn, phối hợp chân, tay, nhịp nhàng, khéo léo)
- Phát triển cơ bắp, rèn sự khéo léo, sự kết hợp hài hoà giữa tay và chân để có thể bò rích rắc qua 5 hộp cách nhau 60cm mà không làm đổ chướng ngại vật.
- Tô mầu kín không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ
- Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn.
- Tự mặc, cởi được áo quần
- Có một số tố chất vận động nhanh nhẹn mạnh mẽ, khéo léo bền bỉ.
*Trẻ 3- 4 tuổi
- Biết tên một số món ăn quen thuộc
- Biết ích lợi của việc ăn uống đối với sức khỏe, biết gọi tên người thân trong gia đình khi có biểu hiện ốm đau
- Làm được một số công việc đơn giản về giữ gìn vệ sinh cá nhân với sự giúp đỡ của người lớn
- Thực hiện được các vận động chạy bật ,bò, ném
- Phối hợp cử động của bàn tay, ngón tay
- Có một số tố chất vận động nhanh nhẹn mạnh mẽ, khéo léo bền bỉ.
ca hát, kĩ năng vận động theo nhạc. - Giáo dục trẻ ngoan, biết đoàn kết với nhóm bạn chơi 3. Góc học tập: - Trẻ biết cách chơi, biết cách quan sát tranh ảnh trò chuyện với nhau về các loại thực phẩm bổ dưỡng cho cơ thể qua các hình ảnh của tranh ảnh. - Rèn kĩ năng quan sát, Kĩ năng lắng nghe và chú ý, ghi nhớ có chủ định. - Phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. - Giáo dục trẻ ngoan, chú ý, chơi đoàn kết với bạn trong khi chơi. 4. Góc xây dựng: - Trẻ biết sử dụng các ống nút, gạch, hàng rào, hoa, cây xanh để xây dựng được vườn cây ao cá rộng và đẹp. - Rèn kĩ năng quan sát, đoàn kết với bạn trong khi chơi, phát triển tính thẩm mĩ cho trẻ. - Giáo dục trẻ ngoan, đoàn kết với bạn trong khi chơi. 5. Góc thiên nhiên: - Trẻ biết cách chăm sóc cây, hoa trong vườn , biết lợi ích của cây, hoa đối với đời sống con người. - Rèn kĩ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ, kĩ năng so sánh. - Giáo dục trẻ ngoan, biết chăm sóc, bảo vệ và giữ gìn không bẻ cành, ngắt lá, hái hoa. II. Chuẩn bị: 1. Góc phân vai: - Đồ chơi gia đình: Đồ dùng gia đình phục vụ cho mọi sinh hoạt hằng ngày, nội dung của góc chơi. - Đồ chơi bán hàng: Đồ chơi đồ dùng gia đình - Đồ chơi nấu ăn: Đồ chơi nấu ăn, búp bê, cho trẻ nhận vai chơi. 2. Góc nghệ thuật: - Dụng cụ âm nhạc: Xắc xô, phách tre,. - Nội dung các bài hát có trong chủ điểm. - Nội dung các bài thơ trong chủ điểm. 3. Góc học tập: - Tranh, ảnh về các loại thực phẩm bổ dưỡng: Gạo, thịt, trứng, cá, sữa, rau, củ, quả 4. Góc xây dựng: - Nhiều ống nút, gạch khối, hàng rào, thảm cỏ, hoa 5. Góc thiên nhiên: - Địa điểm chăm sóc cây trong vườn trường, khăn lau lá cây,nước tưới cho cây, dụng cụ làm cỏ. III. Cách tiến hành: a. Thỏa thuận trước khi chơi: Hôm nay cô con mình cùng đến góc phân vai và xem hôm nay chúng mình sẽ được chơi đóng vai gì nhé? Hôm nay cô thấy có rất nhiều đồ dùng gia đình và đồ chơi nấu ăn, cô đoán hôm nay chúng ta sẽ chơi phân vai trò chơi gia đình - nấu ăn - bán hàng ở đây đấy. Chúng mình có thích không? Nào bạn nào sẽ cùng tham gia chơi ở góc phân vai nào? Cô mời các con cùng đến với góc học tập và khám phá xem hôm nay chúng mình được chơi gì ở góc chơi này nhé. Ồ ở đây hôm nay cô thấy rất nhiều tranh ảnh về các loại thực phẩm rất là bổ ích cho cơ thể chúng mình. Bây giờ chúng mình hãy giúp cô khám phá những thực phẩm đó là những thực phẩm gì nhé và chúng có lợi ích như thế nào đối với cơ thể chúng mình nhé. Hôm nay ở góc nghệ thuật đang diễn ra một cuộc thi “Giọng hát hay” và “Thi ai đọc thơ hay” chúng mình cùng đến đó tham gia hội thi nhé. Các con ơi! Chúng mình cùng đến với góc xây dựng cùng cô, hôm nay chúng mình cùng cô tham gia vào công việc xây dựng vườn cây ao cá thật rộng để thả được thật nhiều cá, trồng thật nhiều cây ăn quả để giúp cải thiện thêm cuộc sống của gia đình chúng mình nhé. Nào các con hãy sử dụng những bộ lắp giáp, ống nút và những nguyên vật liệu sẵn có ở góc xây dựng để xây dựng lên cho gia đình một vườn cây ao cá thật rộng thật đẹp nhé. Để vườn trường luôn xanh - sạch - đẹp, chúng mình cần phải làm gì? Chúng mình hằng ngày phải chăm sóc cây xanh xung quanh khu vực trường để vườn trường luôn xanh - sạch - đẹp, để làm được điều đó chúng mình phải nhổ cỏ, bắt sâu, tưới nước cho cây, không bẻ cành, ngắt lá phải không nào? Và hôm nay ở góc thiên nhiên chúng mình cùng cô đến vườn trường chăm sóc cho cây hoa và các loại cây khác trong vườn trường nhé. Cho trẻ nhận góc chơi và về các góc chơi mà trẻ đã chọn. b. Qúa trình chơi: Trong khi trẻ chơi cô đến từng góc chơi, quan sát và trò chuyện với trẻ: 1. Góc phân vai: Chào bác ạ! Có hàng gì mới không bác? Bác chọn giúp tôi hai cây xu hào thật ngon nhé. Thịt hôm nay ngon không bác? Bác cân cho tôi 1kg thịt vai nhé! Chào bạn, bạn đang làm gì vậy? Bạn cho em bé ăn gì vậy? Bạn đang nấu món gì vậy? bạn chế biến món này thế nào? Trước khi chế biến thì bạn phải làm gì? Chúng mình phải ăn uống như thế nào để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Còn bạn bạn đang đóng trong vai gì vậy? Là các thành viên trong gia đình các bạn phải như thế nào với nhau? 2. Góc nghệ thuật: Chào các ca sĩ nhí, các bạn sẽ thể hiện năng khiếu của mình trong phần thi này với bài hát gì vậy? - Bài hát nói về điều gì? - Con đang sử dụng dụng cụ âm nhạc nào cho bài hát “Bàn tay mẹ” vậy? - Các bạn có thể hát tặng tôi bài hát “Cả nhà thương nhau” được không? - Các bạn sẽ thể hiện giọng đọc thơ của mình với bài thơ gì? 3. Góc học tập: Các bạn ơi! Các bạn đang xem tranh ảnh nói về điều gì? + Đây là món gì vậy? + Món này được chế biến như thế nào? + Món này có lợi ích như thế nào đối với cơ thể chúng mình? + Trước khi ăn chúng mình phải làm gì? + Khi ăn chúng mình phải ăn như thế nào? 4. Góc xây dựng: Chào các bạn, các bạn đang lao động hăng say quá, các bạn đang trong vai các bác thợ xây phải không ạ ? + Các bác đang xây gì vây? + Trong khu vườn này các bác sẽ định xây như thế nào? + Bác sẽ xây ao cá ở chỗ nào? +Còn khu vực này bác sẽ trồng cây gì cho khu vườn rộng như thế này? 5. Góc thiên nhiên: Các bạn ơi! Để cho cây mau lớn và phát triển tốt để cho chúng mình những hoa thơm, trái ngọt thì chúng mình phải làm gì? + Các con đang chăm sóc cho cây gì vây? + Các con chăm sóc cây này như thế nào? + Ai đang nhổ cỏ cho cây vậy? + Ai đang bắt sâu cho cây vậy? Cô đàm thoại với trẻ ở các góc chơi, động viên khuyến khích trẻ chơi, cho trẻ giao lưu giữa các góc chơi. c. Kết thúc quá trình chơi: - Cô đến từng góc chơi và nhận xét từng góc chơi, tuyên dương tinh thần đoàn kết ở các góc chơi. Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi, sau đó tập trung trẻ về góc xây dựng, cho trẻ đi thăm quan và trò chuyện với trẻ về vườn cây ao cá mà các bạn ở góc xây dựng vừa xây dựng sau. - Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định. PHẦN V: HOẠT ĐỘNG CHIỀU + Hát “Bé quét nhà”; “Bàn tay mẹ” + Xếp hột hạt thành hình số 5 + Tập viết số 1, 2, 3, 4, 5 trên bảng + Chơi với thẻ chữ a, ă, â, + Hát “Bàn tay mẹ” I. Mục đích – yêu cầu: - Trẻ được củng cố kiến thức cũ, làm quen với một số kiến thức mới. - Trẻ được học và tập quét nhà giúp đỡ ông bà, bố mẹ những công việc nhỏ. - Trẻ nhớ bài hát, tên tác giả của các bài hát “Bé quét nàh” và “Bàn tay mẹ” - Bé thấy thích thú khi chơi với các chữ số 5 bằng việc xếp hột hạt thành hình số 5 và trẻ được tập viết các chữ số 1, 2, 3, 4, 5 trên bảng, trẻ được làm quen với những viên phấn. - Trẻ nhận biết và phát âm chính xác các chữ cái a, ă, â, Và biết cách phân biệt các chữ cái với với nhau. II. Chuẩn bị: - Lời bài hát “Bé quét nhà” “Bàn tay mẹ” - Phấn, bảng, khăn lau đủ cho mỗi trẻ. - Hột hạt đủ cho trẻ để có thể xếp thành hình số 5. - Các thẻ chữ cái a, ă, â, e, ê đủ cho mỗi trẻ. III. Tiến hành: 1. Hát “Bé quét nhà” và “Bàn tay mẹ” - Cho trẻ ngồi thành 3 tổ, Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả, nêu nội dung của từng bài hát. - Cô hát lần 1: Hỏi trẻ + Chúng mình vừa được nghe cô hát bài gì? + Bài thơ nói đến điều gì và nói về ai? Cô cho trẻ hát và biểu diễn lần lượt các bài hát + Cả lớp hát + Tổ, nhóm, cá nhân biểu diễn. 2: Xếp hột hạt thành hình số 5. Chúng mình cùng quan sát xem cô có gì đây? Cô có rất nhiều hột hạt và chúng mình có biết là hôm nay chúng mình sẽ được cùng xếp những hột hạt này thành hình số 5 thật đẹp và chính xác nhé. Chúng mình cùng quan sát cô xếp một lần nhé. + Cô xếp mẫu 1 lần + Cho trẻ xếp, cô quan sát và bao quát trẻ xếp. + Cô động viên khuyến khích trẻ xếp. 3. Tập viết chữ 1, 2, 3, 4, 5 trên bảng. - Cô cho trẻ đọc các chữ số 1, 2, 3, 4, 5 trong bảng chữ số và các thẻ chữ số - Chúng mình cùng quan sát xem cô có gì đây? - Hôm nay chúng mình sẽ cùng tập viết các chữ số 1, 2, 3, 4, 5 trên bảng. - Số đầu tiên các con sẽ viết cho cô chữ số. Chúng mình viết theo các ô kẻ sẵn trong bằng, mỗi ô là có 5 dòng kẻ, chúng ta sẽ viết trên 5 dòng kẻ này các chữ số Nào các con cùng lấy phấn, bảng ra để chúng mình cùng vẽ nhé! - Khi nào viết song cô đưa ra hiệu lệnh thì tất cả lớp chúng mình sẽ cùng giơ bảng lên nhé! - Cô quan sát và nhận xét bài trẻ viết đẹp và đúng quy định cho cả lớp xem. 4: Chơi với các thẻ chữ cái a, ă, â, e , - Cho cả lớp phát âm các chữ cái a, ă, â, e, ê trong bảng chữ cái 4 - 5 lần + Tổ, nhóm, cá nhân phát âm chính xác các chữ cái a, ă, â, + Cô phát cho mỗi trẻ một rổ có các chữ cái a, ă, â, và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Ai nhanh hơn” Nghe hiệu lệnh của cô tìm chữ, chữ nào thìc chúng mình cùng giơ thật nhanh lên và cùng phát âm thật to các chữ cái này nhé! + Tiếp tục cô tổ chức trò chơi “Về đùng nhà”, cô vẽ dưới nền nhà các vòng tròn, mỗi vòng tròn cô đặt một thẻ chữ tương ứng với các chữ cái trê tay trẻ. Vừa đi vừa hát “Đố bạn biết”, hết bài hát, cô nói, về nhà thì ngay lập tức các bạn có thẻ số tương ứng với các chữ cái dưới nền nhà thì về nhà có chữ tương ứng với chữ trên tay chúng mình, các con rõ chưa? 5: Hát “Bàn tay mẹ”. - Cô giới thiệu với trẻ tên bài hát, nội dung bài hát. - Cho trẻ biểu diễn bài hát. - Cô giới thiệu từng tổ lên biểu diễn bài hát - Cho trẻ hát và vận động theo bài hát + Cả lớp hát 4 - 5 lần + Nhóm, tổ thể hiện hát và vận động + Nhiều cá nhân thể hiện bài hát + Cô động viên khuyến khích trẻ thể hiện bài hát, biểu diễn tự nhiên. 6. Hoạt động góc - Cho trẻ về góc chơi theo ý thích 7. Nêu gương cắm cờ, phát bế ngoan cuối tuần. - Cho trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau”.Nêu gương , cắm cờ, phát bé ngoan 8. Vệ sinh cá nhân cho trẻ. - Cho trẻ rửa chân tay sạch sẽ trước khi về. 9. Cô dọn vệ sinh phòng nhóm sạch sẽ. Ngày soạn: 27/10/2017 Ngày dạy: Thứ 2, 30/ 10/ 2017 A : HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Lĩnh vực: Phát triển thể chất: Tên hoạt động: BÒ RÍCH RẮC BẰNG BÀN TAY, BÀN CHÂN QUA 5 HỘP CÁCH NHAU 60CM I. Mục đích - Yêu cầu: 1. Kiến thức: 5 Tuổi Trẻ thực hiện chính xác các động tác thể dục, trẻ bò khéo léo, biết phối kết hợp giữa tay và chân một cách khéo léo để bò qua chướng ngại vật là những chiếc hộp để cách nhau 60cm. Trẻ biết cách chơi trò chơi. 3-4Tuổi : Trẻ làm theo cô và các anh chị. 2. Kĩ năng: 5 Tuổi - Rèn kĩ năng vận động, rèn sự khéo léo. Phát triển thể lực cho trẻ - Rèn luyện phát triển cơ chân, cơ tay. Khả năng định hướng cho trẻ. 3-4 Tuổi Rèn kĩ năng vận động cùng cô 3. Giáo dục: Trẻ thích thú với bài học. II. Chuẩn bị: - Sân tập rộng, thoáng, sạch sẽ, không có chướng ngại vật. - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, phù hợp - Mô hình nhà, 10 hộp III. Tổ chức thực hiện: Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1 Trò chuyện (5->6 phút) * Cô và trẻ hát “Cháu yêu bà” Trò chuyện với trẻ về các thành viên trong gia đình. Trong gia đình có rất nhiều người với các thế hệ cùng chung sống. Mọi người trong gia đình rất là yêu thương nhau. Chúng mình phải luôn luôn ngoan ngoãn, học giỏi để ông bà, bố mẹ vui lòng nhé. Và chúng minh cũng phải biết giúp đỡ ông bà cha mẹ những công việc đơn giản hàng ngày nhé - Trẻ hát và trò chuyện với cô về bài hát. - Trẻ lắng nghe cô giảng bài? Hoạt động 2 Bé tập thể dục (18->22 phút) 1. Khởi động: Cô mời cả lớp chúng mình cùng lên chuyến tàu đến thăm nhà bà của bạn Trang nhé! Cô cùng trẻ cùng làm đoàn tàu, vừa đi vừa hát và khởi động đi các kiểu chân. 2. Trọng động a. Bài tập phát triển thể chất Để có cơ thể khoẻ mạnh chúng mình phải làm gì? (5 Tuổi ) Nào chúng mình cùng cô tập thể dục. Tay: Hai tay đưa ra trước, ra sau. (4 Lần x 8 nhịp) Chân: Ngồi khuỵu gối (4 Lần x 8 nhịp) Bụng: Đứng cúi người về trước ( 4 Lần x 8 nhịp) Bật: Bật tách, khép chân ( 4 Lần x 8 nhịp) Cho trẻ chuyển đội hình về thành 2 hàng dọc để tập bài vận động cơ bản. b. Vận động cơ bản: “Bò rích rắc bằng bàn tay, bàn chân qua 5 hộp cách nhau 60cm” Đã gần đến nhà ông bà rồi, nhưng còn một đoạn đường hơi rích rắc mà chúng mình phải vượt qua, đó chính là chúng mình phải bò rích rắc bằng bàn tay, bàn chân qua 5 hộp phái trước mặt chúng ta, mỗi hộp được đặt cách nhau 60cm. x x x x x x x x x x x x x x Để làm được điều đó chúng mình cùng quan sát cô thực hiện 1 lần nhé. - Lần 1: Cô thực hiện mẫu - Lần 2: Chọn 1 trẻ khá lên thực hiện mẫu theo sự hướng dẫn của cô. TTCB: Đứng trước vạch, từ từ cúi xuống, chống hai tay xuống sàn nhà, bò về phía trước, đầu không cúi, mắt nhìn thẳng, tiến về phía trước bò bằng bàn tay, bàn chân, tay nọ chân kia, bò rích rắc qua các hộp thật khéo không chạm vào hộp. Cô tuyên dương trẻ và mời tiếp một trẻ khá lên thực hiện mẫu lại cho cả lớp cùng quan sát. * Trẻ Thực Hiện + Lần lượt cho trẻ ở 2 hàng lên tập. + Cho trẻ ở hai tổ thi đua nhau. Đến thăm ông bà chúng mình có những túi quà mang tặng ông bà, vậy bây giờ chúng mình cùng thi xem tổ nào mang quà cho ông bà nhanh hơn và nhiều hơn nhé. Tổ Hoa Hồng sẽ có rỏ quà màu đỏ, còn tổ bướm vàng sẽ có rỏ màu xanh. -Cô chú ý quan sat và sửa sai cho trẻ. - Cô kiểm tra kết quả của hai đội * Trò chơi vận động: “Bịt mắt bắt dê”. -Cô giới thiệu và hướng dẫn trẻ chơi -cho trẻ chơi 3-4 lần - Vâng ạ! - Trẻ khởi động kết hợp đi các kiểu chân: Đi chậm, đi bằng mũi bàn chân, đi kiễng gót, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường rồi về hàng.. Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe! - Trẻ quan sát! - Trẻ khá lên thực hiện theo sự hướng dẫn của cô - Trẻ ở 2 hàng lần lượt lên thực hiện - Trẻ ở hai tổ lên thi đua nhau. - Trẻ chơi trò chơi tích cực Hoạt động 3 Bé thư giãn (3->5 phút) Trể đi nhẹ nhàng 1-2 vòng sân - Trẻ đi nhẹ nhàng 2 - 3 vòng quanh sân. B: HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1- HĐCĐ - Trò chuyện về nhu cầu của gia đình 2.TCVĐ - Lộn cầu vồng 3-CTD: - Chơi tự do trên sân trường C: HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Góc PV: Gia đình, bán hàng, nấu ănCS 27) - (.(DD và SK) 2. Góc NT: Bé đọc thơ, hát múa các bài về gia đình. 3. Góc TN: Bé chăm sóc cây xanh.( LG BVMT. BĐ KH ) 4.GócXD:Xây dựng vườn cây ao cá * Vệ sinh ăn trưa D: HOẠT ĐỘNG CHIỀU: 1, Trẻ ngủ dậy,vệ sinh,cô cùng trẻ cất dọn chăn,chiếu. 2, Hát “Bé quét nhà”; “Bàn tay mẹ” 3, Trẻ chơi các góc 4, Nêu gương,cắm cờ . 5, Vệ sinh cá nhân cho trẻ 6, Trả trẻ.Dọn vệ sinh lớp học E: ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY 1.Tổng số 33; vắng: 2. Tình trạng sức khỏe của trẻ: 3.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. 4.Kiến thức kỹ năng của trẻ: ****************************** Ngày soạn: 28/10/2017 Ngày dạy: Thứ 3, 31/ 10 / 2017 A : HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Lĩnh vực Phát triển nhận thức Tên hoạt động: MỘT SỐ ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH I. Mục đích - Yêu cầu: 1. Kiến thức: 5 Tuổi : Trẻ biết tên gọi, đặc điểm cấu tạo của các loại đồ dùng trong gia Công dụng của các loại đồ dùng 3-4Tuổi : Trẻ biết tên đồ dùng trong gia đình 2.Kĩ năng: 5 Tuổi : Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng so sánh, phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm cho trẻ biết được ý nghĩa của đồ vật sự lao động vất vả của những người lao đông, sự vất vả của bố mẹ làm ra đồng tiền. 3-4 Tuổi : Rèn kĩ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ 3. Giáo dục: Trẻ ngoan, biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình. II. Chuẩn bị: + Đồ dùng của cô: - Tranh ảnh về các đồ dùng trong gia đình. - Một số đồ dùng phục vụ sinh hoạt hằng ngày của gia đình. + Đồ dùng của trẻ: lô tô đồ dùng + Địa điểm: Trong lớp học III. Tổ chức hoạt động Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1 Cho trẻ đi mua hàng (3->5 phút) - Cô chào cả lớp, hôm nay cô thấy chúng mình đi học rất đều và bạn nào cũng ngoan, chính vì thế cô quyết định thưởng cho chúng mình một chuyến đi siêu thị và cửa hàng hôm nay chúng ta đến sẽ là cửa hàng bán đồ dùng gia đình mà hàng ngày gia đình vẫn thường sử dụng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt trong ăn uống của gia đình chúng mình đấy các con ạ và sinh hoạt trong ăn uống là một trong những nhu cầu sống của mỗi người. -Trong siêu thị có những gì? - Trẻ lắng nghe và hưởng ứng theo cô đi mua hàng! - Trẻ chọn cho mình một món đồ mà trẻ ưa thích! - Trẻ trả lời! Hoạt động 2 Những điều lý thú của đồ dùng gia đình. (18->22 phút) Quan sát cái bát Quan sát cái đĩa Quan sát cái phích So sánh cái bát và cái đĩa. Giáo dục Quan sát cái cốc Hoạt động 3 Trò chơi (3->5 phút) - Hôm nay, chúng mình đi siêu thị có vui không? Cô đã mua được rất nhiều đồ dùng cho gia đình cô đấy, chúng mình cùng xem đó là đồ dùng gì nhé? * Quan sát cái bát: + Trốn cô......Trốn cô! + Cô đâu......Cô đâu? + Cả lớp xem cô có gì đây? (3-4-5 Tuổi) + Ai mua được cái bát giống cô? 4-5 Tuổi) + Cái bát dùng để làm gì? 3- 5 Tuổi) + Các con nhìn xem miệng cái bát có hình gì? Có những loại bát nào? (5 Tuổi) + Cái bát này được làm bằng gì? 5 Tuổi) - Các con ạ! Cái bát này được làm bằng sứ, ngoài ra bát còn được làm bằng nhựa, bằng thủy tinh. Đây là loại bát nhỏ dùng để ăn cơm, còn loại bát to được dùng để đựng canh, đựng thức ăn. Bát là đồ dễ vỡ nên khi dùng các con phải cầm cẩn thận. * Quan sát cái đĩa: - Cả lớp xem cô còn mua được cái gì đây?5 Tuổi) + Bạn nào mua được đĩa giống cô. + Đĩa có hình gì? 5 Tuổi) + Cái đĩa được dùng làm gì?( 5 Tuổi) + Đĩa được làm bằng gì? (5 Tuổi) Các con ạ, đĩa là một loại đồ dùng gia đình phục vụ cho sinh hoạt ăn uống hằng ngày của chúng mình, đĩa được làm bằng nhựa hoặc bằng sứ hay bằng thủy tinh nữa đấy, đĩa được dùng để đựng thức ăn, đựng rau, đĩa sứ hay thủy tinh cũng là loại rễ vỡ nên khi dùng chúng mình phải cẩn thận và khi dùng song phải cất vào đúng nơi quy định. * Quan sát thìa - Và cô có cái gì đây? - Thìa được dùng để làm gì? 4 Tuổi) -Thìa được làm bằng gì? 5 Tuổi) - Khi ăn cơm các con cầm thìa tay nào?(5 Tuổi) Thìa cũng là một đồ dùng gia đình dùng đểăn cơm, khi sử dụng cũng phải thật nhẹ nhàng, cẩn thận. - Chúng mình vừa đã được quan sát cái bát, cái đĩa và cả cái thìa nữa ngoài những thứ đó ra chúng mình còn biết những loại đồ dùng gia đình khác nữa? Vậy cái bát và cái đĩa có gì giống và khác nhau? (5 Tuổi) * Giống nhau: Đều phục vụ cho sinh hoạt ăn uống hằng ngày của trẻ. * Khác nhau: Đĩa có hình tròn dẹt, dùng để đựng thức ăn và rau. Còn bát được dùng để ăn cơm, để đựng thức ăn, đựng canh. - Nhờ ai mà chúng mình có những đồ dùng đó để dùng? Những đồ dùng đó rất quan trọng trong sinh hoạt: Ăn uống, hằng ngày của gia đình chúng mình, bố mẹ phải làm việc vất vả kiếm tiền mới mua được những đồ dùng đó. Chính vì vậy, khi sử dụng cần phải sử dụng hợp lý, nhẹ nhàng, biết bảo quản giữ gìn đồ dùng để mọi thứ được bền sạch và đẹp các con nhé. -Cô có cái gì trên tay đây? -Cái cốc dùng để làm gì(3-4 t) -Cốc này làm bằng chất liệu gì nào? -khi sử dụng những đồ dùng này chúng mình phai làm gi -các con ạ để đồ dùng trong gia đình bền đẹp chúng mình phảo cẩn thận và giữ vệ sinh nhé * Trò chơi: về đúng nhà mình” - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cô nêu cách chơi: Mỗi trẻ có một đồ dùng mà trẻ tự chọn, vừa đi vừa hát Khi có hiệu lệnh, trẻ có đồ dùng nào thì về nhà có ký hiệu đồ dùng đó. - Cho trẻ chơi. -Cô nhận xét giờ học giờ chơi Cô đây.....Cô đây? - Cái bát ạ! - Dùng để ăn cơm ạ! - Hình tròn ạ! - Bát con và bát to ạ! - Bằng sứ ạ! - Trẻ lắng nghe! - Trẻ trả lời các câu hỏi của cô! - Trẻ lắng nghe! - Trẻ trả lời các câu hỏi của cô! - Trẻ trả lời và so sánh sự giống và khác nhau của cái bát và cái đĩa. - Trẻ lắng nghe! - Trẻ lắng nghe cô phổ biến cách chơi! -Trẻ hứng thú chơi và chơi nhiệt tình 3-4 lần. Hoạt động 4 Kết thúc (1->2p) - Cho trẻ cất đồ dùng gọn gàng và đi ra ngoài. - Trẻ cất đồ dùng rồi ra ngoài! B: HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1.HĐCĐ: -Vẽ đồ dùng gia đình 2.TCVĐ: -Có bao nhiêu đồ vật 3. CTD: - Chơi tự do trên sân trường C: HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Góc PV: Gia đình, bán hàng,mẹ con 2. Góc TN: Bé chăm sóc cây xanh 3. Góc XD: Xây dựng trang trại chăn nuôi 4.Góc HT:Chơi lô tô về đồ dùng gia đình * Vệ sinh ăn trưa D: HOẠT ĐỘNG CHIỀU: 1, Trẻ ngủ dậy,vệ sinh,cô cùng trẻ cất dọn chăn,chiếu. 2, Đọc thơ em yêu nhà em 4, Nêu gương,cắm cờ . 5, Vệ sinh cá nhân cho trẻ 6, Trả trẻ.Dọn vệ sinh lớp học E: ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY 1.Tổng số 33; vắng: 2. Tình trạng sức khỏe của trẻ: 3.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... 4.Kiến thức kỹ năng của trẻ: ************************************ Ngày soạn: 29/10/2017 Ngày dạy: Thứ 4, 01/11/2017 A -HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH Lĩnh vựcPhát triển ngôn ngữ: Tên hoạt động: EM YÊU NHÀ EM I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: * Trẻ 3- 4 tuổi: - Trẻ đọc được bài theo cô và các anh chị. - Trẻ thuộc lời của bài thơ, nhớ tên của bài thơ. * Trẻ 5 tuổi: - Trẻ nhớ bài thơ,tên tác giả, trẻ cảm nhận được âm điệu êm dịu của bài thơ, nhận biết được sự đầm ấm của ngôi nhà. 2. Kỹ năng: * Trẻ 3- 4 tuổi: - Rèn trẻ phát triển ngôn ngữ. * Trẻ 5 tuổi: - Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm, biết ngắt nghỉ đúng đúng quãng. 3. Giao dục: - Giao dục trẻ biết yêu mến ngôi nhà thân thương của mình. II.Chuẩn bị: - Cô: Tranh minh họa bài thơ, tranh chữ to. - Trẻ: Giấy, bút. III.Cách tiến hành Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Hoạt động 1: Trò chuyện về ngôi nhà của bé (3-5p) 2.Hoạt động 2: Thể hiện tình cảm với ngôi nhà của mình (17-20p) 3.Hoạt động 3: Bé cùng thi tài (5-7p) 4.Hoạt động 4: Kết thúc (1-2p) - Cho trẻ kể về gia đình, về ngôi nhà của mình..( Gia đình con có những ai? Nhà con ở đâu? Hàng ngày trong gia đình con thường làm những công việc gì?) + Mỗi chúng ta ai cũng có
Tài liệu đính kèm: