Giáo án Mẫu giáo lớn - Chủ đề 7: Giao thông - Nhánh: Phương tiện giao thông đường bộ

A. MỤC TIÊU

 1. Phát triển nhận thức.

- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của một số loại phương tiện giao thông đường bộ (Ô tô, xe máy, xe tải, xe khách, xe đạp), biết được màu sắc, biết được lợi ích của các loại phương tiện giao thông đó.Biết được nơi hoạt động của các loại PTGT và biết được tiếng còi của các loại PTGT này. Biết thêm bớt, chia nhóm trong phạm vi 8.

 - Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng so sánh, ghi nhớ chú ý có chủ đích.

 - Phát triển nhận thức.

2. Phát triển thể chất.

 -Trẻ có khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân (Đi nhanh nhẹn, phối hợp chân, tay, nhịp nhàng, khéo léo

 - Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng vận động. Kĩ năng làm việc theo nhóm.

 3. Phát triển ngôn ngữ.

 - Trẻ mạnh dạn sử dụng một số từ mới và hiểu ý nghĩa của các từ mới đó. Phát âm đúng và không ngọng, mạnh dạn giao tiếp bằng lời nói với ngư¬ời xung quanh.

- Nõi rõ ràng

- Trẻ có kĩ năng lắng nghe, hiểu và truyền đạt thông tin bằng nhiều cách khác nhau (Lời nói, nét mặt, kĩ hiệu, các hoạt động diễn ra trong mộtngày).

 4. Phát triển thẩm mĩ.

 - Trẻ biết phết hồ mặt sau tờ giấy và dan ngay ngắn, cân giấy hình ô tô tải.

 - Phát triển tính thẩm mĩ, rèn kĩ phết hồ, dán cho trẻ.

5. Phát triển tình cảm – kĩ năng xã hội.

 - Trẻ biết được lợi ích của các loại phương tiện giao thông, Biết được ô tô là một loại PTGT đường bộ và biết được lợi ích của ô tô đối với đời sống con người và biết được nơi hoạt động của các loại PTGT đường bộ.

 - Trẻ biết lợi ích của thuyền, biết yêu quý, giữ gìn và bảo vệ các loại PTGT.

 

docx 125 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1196Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mẫu giáo lớn - Chủ đề 7: Giao thông - Nhánh: Phương tiện giao thông đường bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho tôi hỏi khu nấu ăn của du thuyền này ở đâu?
- Chào bác, bác có thể nấu cho tôi một bát mì được không?
- Cảm ơn bác, bao nhiêu tiền một bát ạ?
- Bác nấu mì rất ngon. Cảm ơn quý khách.
- Qúy khách còn dùng gì nữa không ạ!
	2. Góc nghệ thuật:
	- Xin chào mừng quý khách đã đến với du thuyền này, đến với buổi giao lưu văn nghệ ngày hôm nay tôi xin trân trọng giới thiệu ca sĩ Vân Đình sẽ thể một bài hát có nói về một loại phương tiện giao thông nào đó, xin mời ca sĩ.
- Ca sĩ hãy giới thiệu về mình?
- Ca sĩ sẽ hát bài hát gì?
- Bài hát nói về loại phương tiện giao thông nào vậy?
- Bạn hát rất hay, xin mời các du khách các bạn hãy hát tặng nhau, hát cho nhau nghe những bài hát mà chúng mình biết nào?
	3. Góc học tập:
	- Chào các bạn, các bạn đang làm gì mà chăm chú thế?
	- Ôi nhiều lô tô quá, Lô tô này nói về điều gì vậy?
	- Đây là bộ sưu tập các loại phương tiện giao thông được các nhà nhiếp ảnh gia thu nhỏ thành những lô tô rất đẹp phải không nào?
	- Chúng mình cùng QS xem đó là những loại phương tiện giao thông nào nhé?
	- Đây là xe gì?
	- Đây là bộ phận gì?
	- Xe này dùng để làm gì?
	- Xe máy có tiếng còi như thế nào?
	- Còn xe này là xe gì?
	- Khi ngồi trên xe máy, ôtôchúng mình phải làm gì để ĐBAT khi tham gia GT?
	4. Góc xây dựng:
	- Chào các bác thợ xây, các bác đang xây gì ở đây vậy ạ?
- Các bạn xây bến cảng phải không?
- Chúng mình nên nhớ bến cảng là nơi thông thương hàng hóa, con người chính vì vậy chúng mình phải xây dựng làm sao để dễ vận chuyển hàng hóa và thuận tiện cho con người qua lại dễ dàng hơn nhé !
	- Khu vực bến Cảng chúng mình sẽ xây dựng nhà bán vé ở khu vực nào?
	5. Góc thiên nhiên:
	- Các bạn đang làm gì vậy?
	- Chúng mình đang chơi thả thuyền phải không, giờ chúng mình đã biết được thuyền hoạt động được ở đâu không?
	- Khi ngồi trên thuyền để đảm bảo an toàn cho người ngồi trên thuyền chúng mình phải nhớ những điều gì?
	- Chúng mình phải biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, chơi đoàn kết với bạn nhé không được vẩy nước lung tung. Các con nhớ chưa nào?
	c. Kết thúc quá trình chơi:
 - Cô đến từng góc chơi và nhận xét từng góc chơi, tuyên dương tinh thần đoàn kết ở các góc chơi. Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi, sau đó tập trung trẻ về góc xây dựng, cho trẻ đi thăm quan và trò chuyện với trẻ về trang trại chăn nuôi mà các bác thợ xây xây dựng lên.
PHẦN V : HOẠT ĐỘNG VỆ SINH - ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA
I. Hướng dẫn thao tác rửa tay:
1. Mục đích - Yêu cầu:
* Kiến thức: 
- Trẻ biết rửa tay sạch sẽ theo quy trình. Biết vặn vòi nước vừa đủ khi rửa tay. Biết rửa tay xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn (CS15). Nói được câu ngắn tiếng việt chỉ thao tác rửa tay.
* Kỹ năng:
- Rèn thói quen vệ sinh rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và thói quen tiết kiệm nước.
* Thái độ: 
- Giáo dục trẻ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để phòng tránh bệnh tật, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
- NDLG: Không làm tràn nước khi đang rửa tay, không vẩy nước lung tung làm ướt quần áo và sân.
2. Chuẩn bị: 
- Khăn lau tay sạch
- Chậu đựng khăn sạch: 1 cái; nước sạch, thùng rửa tay có vòi chảy. Chậu đựng nước bẩn.
3. Tổ chức hoạt động: 
- Cho trẻ hát: “Tay thơm tay ngoan”
- Trò chuyện với trẻ về bài hát: Con hát bài hát về gì?
- Để đôi tay luôn thơm tho sạch sẽ con phải làm gì?
- Khi rửa tay để tiết kiệm nước con nhớ cần làm gì?
- Cô hướng dẫn trẻ thao tác rửa tay theo quy trình rửa tay:
+ Bước 1: Chụm 2 bàn tay vào nhau dưới vòi nước sạch làm ướt.
+ Bước 2: Xoa xà phòng vào lòng bàn tay, xoa 2 bàn tay vào nhau tạo bọt.
+ Bước 3: Dùng tay trái xoay rửa cổ tay phải và ngược lại.
+ Bước 4: Dùng lòng bàn tay và các ngón tay trái xoay rửa các ngón tay phải và ngược lại.
+ Bước 5: Dùng lòng bàn tay trái trà rửa lên mu bàn tay phải và ngược lại
+ Bước 6: Dùng các ngón tay trái trà rửa kẽ ngón tay phải và ngược lại.
+ Bước 7: Chụm các ngón tay trái xoáy vào lòng bàn tay phải và ngược lại.
- Sau đó rửa sạch tay dưới vòi nước.
- Cho trẻ phát âm tiếng việt các từ, câu ngắn kết hợp với thực hiện quy trình rửa tay.
- Cho trẻ rửa tay lần lượt 2 trẻ 1 lần, cô bao quát, hướng dẫn trẻ rửa tay và lâu khô tay. Nhắc trẻ không vẩy nước và làm tràn nước ra ngoài.
II. Tổ chức ăn trưa:
1. Mục đích - Yêu cầu:
- Trẻ biết tự xúc cơm ăn, ăn sạch gọn, không rơi cơm. Biết kể tên món ăn trong bữa ăn, biết lợi ích của việc ăn đủ chất.
- Rèn thói quen văn minh trong ăn uống, không nói chuyện, nô đùa trong khi ăn.
2. Chuẩn bị:
- Bàn chiếu, khăn tay sạch, đĩa đựng cơm rơi (mỗi chiếu 1 khăn, 1 đĩa).
- Bát thìa, cơm, thức ăn cho mỗi trẻ.
3. Tổ chức hoạt động: 
- Cô cùng trẻ giải chiếu, cho trẻ ngồi vào chiếu, cô chia cơm cho trẻ cho trẻ đọc bài thơ: “Giờ ăn”.
- Cô nhắc nhở trẻ không nói chuyện, nô đùa khi ăn, khi ăn không làm rơi vãi. Trẻ mời cô ăn cơm và bạn ăn cơm.
- Cô quan sát động viên trẻ ăn hết cơm.
- Trẻ ăn xong cho trẻ tự cất bát cơm, cô cùng trẻ kê dọn chiếu.
- Cho trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định, đánh răng, lau mặt.
III. Hướng dẫn thao tác đánh răng: 
1. Mục đích - Yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ biết cách đánh răng sạch sẽ theo quy trình. Tự rửa mặt, chải răng hàng ngày (CS16).
- Kỹ năng: Rèn thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.
- Thái độ: Giáo dục trẻ đánh răng để phòng tránh sâu răng, giúp hàm răng luôn chắc khỏe.
2. Chuẩn bị: 
- Bàn chải đánh răng, cốc đựng nước (mỗi trẻ 1 cốc).
- Nước sạch, kem đánh răng.
3. Tổ chức hoạt động:
- Bước 1: Lấy nước sạch vào cốc lấy 1 lượng kem vừa đủ (bằng hạt ngô) lên mặt của bàn chải răng. Tay trái cầm cốc nước, tay phải cầm bàn chải.
- Bước 2: Nhúng bàn chải vào nước làm ướt, ngụm 1 ngụm nước nhỏ súc miệng và nhổ ra.
- Bước 3: Thực hiện các bước chải răng theo quy trình.
- Bước 4: Rửa bàn chải, lau miệng và cất vào nơi quy định.
PHẦN VI : HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Câu đố về phương tiện giao thông
Đọc thơ “Con đường của bé”
Ôn các chữ cái đã học
Xếp hột hạt thành số 8
Tập viết chữ số đã học
I. Mục đích - Yêu cầu:
	- Trẻ được củng cố kiến thức cũ, làm quen với một số kiến thức mới qua việc giải các câu đố của cô về các loại phương tiện giao thông, ôn lại các chữ cái đã học. 
	- Thuộc bài thơ và thể hiện bài thơ theo đúng nhịp điệu.
	- Trẻ biết cách cầm bút, ngồi đúng tư thế, biết viết các chữ cái theo mẫu p, q.
	- Trẻ nhận biết số 8, trẻ biết được cấu tạo của số 8 và trẻ biết cách xếp hột hạt tạo thành con số 8.
II. Chuẩn bị:
	- Tranh minh hoạ bài thơ “Con đường của bé”.
	- Các câu đố về các loại phương tiện giao thông.
	- Bút chì, vở ô ly, thẻ chữ cái p, q.
	- Các thẻ chư cái đã học.. Hột hạt đủ cho mỗi trẻ xếp thành hình số 8.
III. Tiến hành:
Thứ 2: Câu đố các PTGT. 
- Câu đố: Xe gì hai bánh
 Đạp chạy bon bon 
 Chuông kêu kính koong
 Đứng yên thì đổ
 Là xe gì ?
- Xe đạp có mấy bánh?	
- Tiếng chuông kêu như thế nào ? 
- Chúng mình làm tiếng kêu của xe đạp nào?
- Cô có chiếc xe gì đây ?
- Đây là cái gì của xe ?
- Chúng mình phải làm gì thì xe đạp mới đi được ?
- Xe đạp là phương tiện giao thông đường
* Câu đố : 
	Xe bốn bánh 	 Chạy bon bon
Máy nổ giòn
Kêu píp píp
Là xe gì?
- Ô tô có mấy bánh?
- Tiếng còi của ô tô kêu như thế nào?
- Cô có chiếc xe gì đây?
 - Đây là cái gì của xe?
- Ô tô là phương tiện giao thông đường gì?
	Thứ 3: Đọc thơ ‘ Con đường của bé’
	- Cô giới thiệu tên bài thơ “Con đường của bé” của tác giả “Thanh thảo”
	- Cô đọc bài thơ 2- 3 lần.
	- Cô giảng nội dung bài thơ : Bài thơ nói về những con đường thể hiện các công việc khác nhau trên mỗi nẻo đường: Bác phi công với đường giao thông đường hàng không, Chú hải quân với con đường giao thông đường thủy, Bác lái tàu với đường giao thông đường sắt, Bố của bé là bác thợ xây xây lên bao ngôi nhà, bắc lên bao chiếc cầu, Con đường của mẹ là trên những cánh đồng lúa mênh mông làm ra những hạt gạo thơm ngon. Còn con đường của bé chính là con đường đến trường, đến trường bé được học, được vui chơi và tìm hiểu về các ngành nghề khác nhau mà bé sẽ theo đuổi.
	- Cô và trẻ cùng đọc 4- 5 lần 
 + Chúng mình vừa được nghe cô giới thiệu và đọc bài thơ gì?
	+ Trong bài thơ cô giáo đã dạy chúng mình những điều bổ ích gì?
	Thứ 4: Ôn chữ cái đã học.
	- Cô và trẻ hát “Chữ cái” và hỏi trẻ :
	+ Chúng mình vừa hát bài hát gì?
	+ Bài hát nói về những chữ cái nào?
	+ Chúng mình đã được học những chữ cái nào rồi?
	- Cô cho lần lượt trẻ lên lấy chữ cái trong hộp và đọc to chữ cái mà trẻ lấy được.
	Thứ 5: Xếp hột hạt thành số 8.
	- CM cùng xem cô có gì đây Đây là những hạt ngô và hôm nay CM sẽ được làm gì với những hạt ngô này CM có biết không?
	+ CM cùng đoán xem cô mang cho CMcon số mấy đây, đây là con số 9, con số may mắn của cô đấy, cô muốn chia sẻ con số may mắn này cho cả lớp, CM hãy tạo cho mình một con số may mắn bằng những hạt ngô này nhé.
	+ Trẻ xếp cô quan sát, động viên trẻ xếp.
Thứ 6 :Tập viết chữ số đã học.
7 . Hoạt động các góc.
 - Cô cho trẻ về các góc chơi theo ý thích .
8. Nêu gương bình cờ, phát bé ngoan cuối tuần
 - Cho trẻ hát bài các bài trong chủ điểm.Cô thấy chúng mình hát rất hay cô khen lớp mình nào. 
- Chúng mình có biết hôm nay là thứ mấy không? Đúng rồi hôm nay là thứ 6 là ngày chúng mình mong chờ nhất phải không ? vậy chúng mình mong chờ gì ở ngày thứ 6 nhỉ? .bạn nào ngoan ,và được nhiều lá cờ nhất thì bạn đó sẽ được thưởng thêm 1 lá cờ và 1 phiếu bé ngoan đấy đúng không nào . Bây giờ cô mời bạn lớp trưởng đứng lên nhận xét xem trong tuần này lớp mình có những bạn nào hay nghỉ học, hay đánh bạn ,trong giời cô giáo dạy học bạn nào không chú ý nghe cô giảng bài. Và trong tuần bạn nào đi học đều,đúng giờ, ở trong lớp ngoan ngoãn chăm chú học tập nhỉ.
- Cô cho trẻ tự nhận xét về các hoạt động của mình trong ngày, trong tuần, nhận xét về các bạn trong tổ, trong lớp.
	- Cô nhận xét các ưu điểm, hạn chế và tuyên dương, nhắc nhở trẻ.
- Vậy bạn ... ngoan như vậy xứng đáng nhận được một chàng pháo tay và xứng đáng nhận được một lá cờ phải không nào.
- Cô giáo dục trẻ.
 - Cô phát phiếu bé ngoan./.	
 9. Vệ sinh cá nhân cho trẻ 
 - Cho trẻ rửa chân tay sạch sẽ trước khi về
 10. Chuẩn bị tư trang – trả trẻ
***********************************************
Ngày soạn: 10/ 03 / 2017.
Ngày dạy: Thứ 2/ 13 / 03 / 2017
A - HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Tên lĩnh vực : Phát triển thể chất
Tên hoạt động: ĐI VÀ ĐẬP BÓNG 4 – 5 LẦN LIÊN TIẾP
I.Mục đích – Yêu cầu:
	1. Kiến thức: Trẻ biết đập bóng 4-5 lần liên tiếp.
	2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng ném,vận động tinh khéo và tính tự tin cho trẻ, rèn sự định hướng trong không gian.
	3. Thái độ: GD trẻ ý thức tổ chức kỷ luật, thường xuyên tập luyện để nâng cao
 SK, muốn nâng cao SK phải thường xuyên tập TDTT, ăn đu chất.
II. Chuẩn bị:
	- Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ.
	- Trang phục của cô, trẻ gọn gàng. Bóng .
III. Tổ chức hoạt động:
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1
Trò chuyện.
(3-5 phút)
Hoạt động 2
Khởi động.
(3 - 5 phút)
Hoạt động 3
Trọng động.
(18 - 22 phút)
Hoạt động 4
Hồi tĩnh
- Xin chào tất cả các bé, chào mừng các bé đã đến với hội thi “Bé vui khỏe”. Mùa xuân đã về với bản làng mình rồi, các con có vui không? Mùa xuân đến con người và cảnh vật như thế nào?
Và trong mùa xuân này chúng mình được đón chào một ngày lễ trọng đại trong cả năm, chúng mình biết đó là ngày lễ nào không? Và trong những ngày này, có rất nhiều trò chơi, cuộc thi diễn ra trong hội xuân và hôm nay cô con mình sẽ cùng tham gia một trò chơi trong hội xuân đó nhé!
* Khởi động:
- Để tham gia trò chơi được tốt hơn, trước hết chúng ta hãy khởi động cho cơ thể được nóng lên nhé!
- Cho trẻ đi vòng tròn, đi mũi, gót bàn chân, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường. về hàng tập thể dục.
* Trọng động
a. Bài tập phát triển chung 
1.Hô hấp: Hít thở
 2. Tay: Tay gập trước ngực, quay cẳng tay và đưa ngang.
 3. Chân: Đứng đưa một chân về trước
 4. Bụng: Đứng quay người sang hai bên
 5. Bật: Bật tách, khép chân tại chỗ
b.Vận động cơ bản 
Ngày hội xuân có rất nhiều trò chơi, và hôm nay cô muốn giới thiệu với lớp chúng mình một trò chơi rất thú vị, chúng mình sẽ được chơi với những bao cát. Với bao cát như thế này chúng mình sẽ thực hiện ném xa bằng 1 tay, chính vì vậy đòi hỏi mỗi chúng ta cần phải dùng lực của bàn chân, cánh tay để ném thật mạnh bao cát về phía trước. Để thực hiện được chúng mình quan sát cô thực hiện một lần nhé:
- Cô tập mẫu lần 1: Hoàn chỉnh.
- Cô tập mẫu lần 2 kết hợp phân tích động tác: TTCB Cô đứng thẳng, hai tay cô cầm quả bóng, khi có hiệu lệnh cô sẽ đập quả bóng xuống đất, cô vừa đi cô vừa đập cô dùng tay phải để đập bóng xuống sàn cho bóng nảy lên, cứ liên tục như thế 4 -5 lần, Cô nhặt lấy bóng và đi về hàng. Tất cả những người ở đầu hàng dồn hàng. Như vậy cô đã thực hiện xong bài tập của mình rồi:
- Gọi 2 trẻ khá lên tập
- Cô lần lượt cho 2 trẻ lên tập 1 lần
- Tổ chức cho 2 đội thi đua nhau.Trong thời gian 1 phút đội nào mang được nhiều quả bóng về hơn là đội đó chiến thắng.
c. Trò chơi vận động: “Chèo thuyền”
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi, cho trẻ chơi 4 đến 5 lần.
* Hồi tĩnh
Cho trẻ đi lại tự do, hít thở nhẹ nhàng 
- Trẻ lắng nghe và đàm thoại với cô.
- Đi thành vòng tròn, đi thường, đi mũi bàn chân, đi thường, đi gót bàn chân, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường về hàng. 
 Hít vào, thở ra
- Trẻ láng nghe.
- Trẻ quan sát cô tập mẫu.
- 2 trẻ khá lên tập.
- Lần lượt 2 trẻ tập đến hết hàng.
- 2 tổ thi đua.
- Trẻ đi 2 – 3 vòng quanh sân.
B: HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. HĐCCĐ: TC về một số phương tiện giao thông đường thủy.
2. TCCL: Về đích. 
3. Chơi tự do: Chơi tự do trên sân trường.
C: HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc PV: Nấu ăn, bán hàng trên thuyền
2. Góc XD: Xây dựng bến cảng.
3. Góc HT: Xem tranh các loại phương tiện giao thông.
D: HOẠT ĐỘNG VỆ SINH – ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA
E: HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
1. Trẻ ngủ dậy,vệ sinh,cô cùng trẻ cất dọn chăn,chiếu.
2. Câu đố về phương tiện giao thông.
3. Trẻ chơi các góc.
4. Nêu gương,cắm cờ.
5. Vệ sinh cá nhân cho trẻ. 
6. Trả trẻ.Dọn vệ sinh lớp học. 
F : NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
- Tổng số trẻ. Vắng..
- Trạng thái, sức khoẻ trẻ: ....................................................................................
	- Thái độ ,trạng thái cảm xúc :..............................................................................
- Kiến thức , kỹ năng : ..........................................................................................
************************************
Ngày soạn: 11 / 03 / 2017
Ngày dạy: Thứ 3, 14 / 03 / 2017
A - HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Tên lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Tên hoạt động : TRO CHUYỆN VỀ PTGT ĐƯONG THỦY
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức 
Trẻ biết trò chuyện với cô về các phương tiện giao thông như PTGT đường thủy
2. Kỹ năng
 Rèn kỹ năng ghi nhớ cho trẻ, mạnh dạn giao tiếp cùng cô
3. Giáo dục
Trẻ biết bảo vệ các loại PTGT
II. Chuẩn bị
 Tranh anh về PTGT đường thủy
III. Tổ chức hoạt động
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của cô
Hoạt động 1
Giới thiệu
Hoạt động 2
Trò chuyện với trẻ
Hoạt động 3
Trẻ quan sát tranh ảnh
Cô đọc câu đố :
Đường gì tàu chạy sóng xô
Mênh mông xa tít không bờ bạn ơi ?
+ Đố các bạn đó là đường gì?
+ Chúng mình hãy kể cho cô và cả lớp cùng nghe chúng mình biết những phương tiện giao thông nào thuộc giao thông đường thủy?
+ Chúng mình cùng quan sát xem cô còn có gì đây?
+ Thuyền buồn chạy ở đâu?
+ Thuyền buồn chạy được là nhờ vào cái gì ?
+ Thuyền buồn được dùng để làm gì?
- Các con ơi. Hàng ngày ai đưa chúng mình đến lớp ?
- À bố mẹ đưa chngs mình đến lớp bằng phương tiện giao thông gì ?
- Vậy khi ngồi trên xe cùng bố mẹ chúng mình phải như thế nào ?
- Thế có bạn nào không ngoan không ?
=> Các con ạ khi chúng mình được ngồi trên xe máy, trên xe ô tô chúng mình phải ngồi ngoan không được thò đầu thò tay ra ngoài vì như vậy rất dễ bị tai nạn giao thông đấy các con ạ.
+ Và khi chúng mình muốn sang đường thì phải có người lớn dắt chúng mình thì chúng mình mới được qua đường.
- Bây giờ chúng mình cùng quan sát lên màn hình cô có những bức tranh gì nhé ?
- Cả lớp cùng quan sát và cho cô biết trên những bức tranh đó nói lên điều gì ?
- Đúng rồi bức tranh đã nói lên khi ngồi trển ô tô không được thò đầu thò tay ra ngoài như vậy rất dễ bị tai nạn và khi chúng mình được ngồi trên thuyền chúng mình cũng phải ngồi ngoan. 
+ Cả lớp ạ. Phương tiện giao thông đường thủy thì gồm có như... Thuyền, tàu thủy, ca nô, bè... đó là những phương tiện giao thông đường thủy hay còn gọi là PT đi ở dưới nước đấy.
+ Vậy còn đường bộ thì có những PT nào ?
- PTGT đường bộ có xe đạp, xe ô tô đấy các con ạ.
+ Ngày hôm nay cô đã cùng các con trò chuyện về các PTGT đường thủy rồi, ngay bây giờ cô sẽ thưởng cho lớp mình một trò chơi. Cả lớp mình có thích không ? 
- Đó là trò chơi. Thi ai giỏi
- Cô nêu cách chơi luật chơi cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Trẻ chú ý lắng nghe!
- đường thủy
-Trẻ kể!
- cánh buồm
- Trẻ trả lời
Trẻ chú ý lắng nghe
Trẻ quan sát cùng cô
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ kể.
B: HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. HĐCCĐ: ”.* QS tàu hỏa.
2. TCCL. Súc sắc. 
3. Chơi tự do: Chơi tự do trên sân trường.
C: HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc NT: Múa hát các bài hát trong chủ điểm.
2. Góc TN:Chơi với nước “Thả thuyền”.
3. Góc XD: Xây dựng bến cảng.
D: HOẠT ĐỘNG VỆ SINH – ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA
E: HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
1. Trẻ ngủ dậy,vệ sinh,cô cùng trẻ cất dọn chăn,chiếu.
2. Đọc thơ “Con đường của bé”.
3. Trẻ chơi các góc.
4. Nêu gương,cắm cờ.
5. Vệ sinh cá nhân cho trẻ. 
6. Trả trẻ.Dọn vệ sinh lớp học. 
F : NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
- Tổng số trẻ. Vắng..
- Trạng thái, sức khoẻ trẻ: ....................................................................................
	- Thái độ ,trạng thái cảm xúc :..............................................................................
- Kiến thức , kỹ năng : ..........................................................................................
****************************************
Ngày soạn: 12/ 03 / 2017
Ngày dạy: Thứ 4, 15 / 03 / 2017
A - HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Tên lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Tên hoạt động : LÀM QUEN CHỮ CÁI P, q
I. Mục đích – Yêu cầu:
	1. Kiến thức: Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái p, q.
	- Trẻ nhận ra chữ cái p, q trong các tiếng và các từ trọn vẹn thể hiện chủ đề “Giao thông”.
	- Trẻ biết chơi và hứng thú với TC với các chữ cái nhằm củng cố và phát âm.
	2. Kĩ năng: Trẻ có kĩ năng so sánh đặc điểm giống và khác nhau của 2 chữ 
p, q.
- Rèn kĩ năng nghe – nói, phát âm chuẩn.Rèn kĩ năng ghi nhớ có chủ đích.
	3. Thái độ: GD về an toàn giao thông cho trẻ: Khi tham gia giao thông phải 
thực hiện đúng luật giao thông. Khi ngồi trên các phương tiện gia thông phải ngồi ngay ngắn, không được thò đầu, tay ra ngoài. Khi đi bộ phải đi trên vỉa hè
	- Trẻ tham gia hòc tập có nề nếp.
II. Chuẩn bị:
	- Tranh vẽ vẽ chủ đề giao thông: “Đường phố” , “Bé qua quang”.
	- Thẻ chữ cái cho cô và trẻ
	- Bến xe mang chữ cái p, q.
	- Bảng gài chữ cái với từ “Đường phố” , “Bé qua quang”.
	- Gấu bông.
III. Tổ chức hoạt động.
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1
Gây hứng thú.
(3 – 5 phút)
Hoạt động 2
Làm quen chữ cái p, q.
(18– 22 phút)
Hoạt động 3.
Trò chơi.
(3 – 5 phút)
Hoạt động 4
Kết thúc.
Các con ạ! Chúng mình cùng quan sát xem nay có ai đến thăm lớp mình nhé.
 “Mình là gấu Mi-Sa. Mình xin cháo các bạn.Mình vứa được bố mẹ thưởng cho 1 chuyến đi chơi xa rất thú vị. Mình được đi bằng PTGT như thế này. Các bạn thử nghe cà đoán xem đó là PTGT gì nhé?
“Xe 4 bánh, chạy bon bon
Máy nổ giòn, kêu píp píp”
 - Đó là xe gì? (Ô tô).
- Xe ô tô là phương tiện gì nhỉ?
- Trên đường mình đi còn gặp nhiều PTGT khác nữa như: Xe đạp, xe máy, tàu hỏa
- Các loại PTGT khi tham gia GT phải thực hiện đúng luật GT. Còn chúng mình khi ngồi trên các PTGT phải ngồi ngay ngắn, không được thò đầu tho tay ra ngoài, khi đi bộ nhở đi bên lề phải đường, đi trên vỉa hè bên phải đấy.
- Nhân dịp đi chơi về mình có món quả tặng lớp mình chúc các bạn học thật giỏi. thật ngoan. Bây giờ mình phải về nhà dồi mình chào tạm biệt các bạn.
*Làm quen với chữ p:
- Chúng mình có muốn xem bạn gấu Mi-Satặng qùa gì cho lớp mình không?
- A! Bạn gấu tặng chúng mình bức tranh về các loại PTGT đấy.
+ Đây là xe gì? 
+ Các loại PTGT đang đi ở đâu?
- Dưới tranh có từ “Đường phố”.
- Cô đọc 2 lần.
- Cô dùng thẻ chữ rời ghép thành từ “Đường phố”.
- Cho trẻ đọc “Đường phố” 2 lần.
- Cho trẻ đếm số chữ cái trong từ “Đường phố”.
- Trẻ tìm các chữ cái đã học trong từ “Đường phố”.
=> Cô giới thiệu chữ cái mới “P”.
- Cô đọc mẫu 2 lần.
- Cho cả lớp đọc (2 - 3 lần).
- Mời tổ đọc.
- Cá nhân đọc.
- Cô phân tích: Chữ “p” có 1 nét thẳng và 1 nét cong tròn. Nét sổ thẳng bên trái, nét cong tròn bên phải.
- Cô giới thiệu chữ “P” in dùng để in sách, báo. Chữ “P” viết thường dùng để viết vào vở.
- Cô cho trẻ tri giác chữ “P” rỗng bằng tay.
* Làm quen với chữ “q”:
- Bạn Gấu còn tặng cho các con một bứctranh nữa cơ. Các con có muốn xem không nào?
+ Bức tranh vẽ bạn đi đâu?
+ Trên đường có đèn gì?
Bạn Gấu muốn nhắc nhở chúng mình khi đi đường nếu có tín hiệu đèn đỏ các con phải làmthế nào?
- Khi nào chúng mình mới được đi tiếp?
=> Khi sang đường các con phải quan sát 2 bên đường và đi bên phần vạch trắng, phần đường dành cho người đi bộ qua đường.
- Dưới tranh có từ “Bé qua đường”.
- Cô đọc 2 lần.
- Cô dùng thẻ chữ rời ghép thành từ “Bé qua đường”.
- Cho trẻ đọc “Bé qua đường” 2 lần.
- Cho trẻ đếm số chữ cái trong từ “Bé qua đường”.
- Trẻ tìm các chữ cái đã học trong từ “Bé qua đường”.
=> Cô giới thiệu chữ cái mới “P”.
- Cô đọc mẫu 2 lần.
- Cho cả lớp đọc (2 - 3 lần).
- Mời tổ đọc.
- Cá nhân đọc.
- Cô phân tích: Chữ “q” có 1 nét thẳng và 1 nét cong tròn. Nét sổ thẳng bên phải, nét cong tròn bên trái.
- Cô giới thiệu chữ “q” in dùng để in sách, báo. Chữ “q” viết thường dùng để viết vào vở.
- Cô cho trẻ tri giác chữ “q” rỗng bằng tay.
* So sánh chữ “p” và chữ “q”:
- Giống nhau: “p” và “q” cùng có một nét cong tròn và một nét sổ thẳng.
- Khác nhau: 
+ Chữ “p” có nét sổ thẳng ở bên trái, nét cong tròn ử bên phải.
+ Chữ “q” có nét sổ thẳng ở bên phải,

Tài liệu đính kèm:

  • docxG.A GIAO THÔNG @.docx