A. MỤC TIÊU
1. Phát triển thể chấ
- Phát triển các cơ nhỏ của đôi bàn tay thông qua các hoạt động khác của chủ đề.
- Phát triển các cơ lớn thông qua các bài tập vận động, các trò chơi vận động phù hợp với chủ đề.
* Giáo dục an toàn giao thông: Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm cấu tạo công dụng và nơi hoath động của phương tiện giao thông
2. Phát triển nhận thức
- Trẻ biết một số tên và đặc điểm một số phương tiện GTĐB, đường hàng không, đường thủy, đường sát.
- Trẻ biết biết được một số luật lệ an toàn giao thông như đi đúng phần đường bên phải, đi sát lề đường, khi ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm
* Giáo dục an toàn giao thông: Biết được một số luật lệ an toàn giao thông
3. Phát triển ngôn ngữ
- Rèn kỹ năng nhận thức, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, rèn kỹ năng giao tiếp. Rèn kỹ năng cầm bút, kỹ năng tô màu, kỹ năng tô chữ.
- Biết bộc lộ trạng thái cảm xúc của bản thân bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ.
nghệ thuật: Làm sách tranh về 1 số PTGT Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây trong II. Mục đích – yêu cầu. 1. Kiến thức: - Trẻ tự chọn nhóm chơi, về nhóm chơi. Biết thể hiện một số hành động chơi phù hợp với vai mình chơi: Thể hiện làm chú lái xe...Thể hiện trong vai người bán hàng vui vẻ, niềm nở, chào đón khách mua hàng. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ, tư duy phát triển. - Rèn kỹ năng quan sát , Kỹ năng lắng nghe và chú ý, ghi nhớ có chủ định. - Rèn kỹ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ, kỹ năng so sánh - Rèn kỹ năng tô màu. 3. Giáo dục: - Giaó dục trẻ ngoan, có ý thức bảo vệ cây, hoa, biết chăm sóc, bảo vệ và giữ gìn không bẻ cành, ngắt lá, hái hoa. II. Chuẩn bị: Chuẩn bị đồ chơi theo nội dung các góc III. Cách tiến hành 1. Thỏa thuận trước khi chơi Các con ơi! Chúng mình có biết đây là gì không? Còn đây là gì vậy? Trang phục và đồ nghề này là của ai vậy? À, rất giỏi đây đều là trang phục và đồ nghề của chú cảnh sát giao thông đấy, hàng ngày các chú ấy thường phải đứng ở các ngã tư đường để hướng dẫn người tham gia giao thông sao cho đúng luật để giảm tỷ lệ tai nạn giao thông đấy các con ạ, chúng mình có thích làm chú cảnh sát giao thông không ? Chúng mình cùng tập làm chú cảnh sát giao thông nhé ?Ai sẽ tham gia vào góc phân vai? Các con ạ! Trong các đường làng ngõ xóm của chúng mình khi tham gia giao thông thì chúng mình phải nhớ đi vào sát lề đường bên phải khi đi bộ, khi ngồi trên xe máy chúng mình phải đội mũ bảo hiểm, còn khi tham gia giao thông vào các đường phố lớn, chúng mình còn phải tuân thủ rất nhiều luật lệ giao thông như luật biển báo của các loại đèn tín hiệu giao thông. Hôm nay, đến với góc học tập chúng mình sẽ được quan sát và cùng trò chuyện về những biển báo tín hiệu khi tham gia giao thông trên các con đường lớn. Ai sẽ tham gia chơi ở góc chơi này nào? Cô đố chúng mình nhé: Mắt đỏ, vàng, xanh Đêm ngày đứng canh Ngã tư đường phố Mắt đỏ báo dừng Mắt xanh báo đi Vàng chờ tý nhé Đố bé đèn gì ? Đúng rồi, đó chính là đèn hiệu giao thông, khi tham gia giao thông tại các đường phố lớn chúng mình sẽ bắt gặp các đoạn đường có các cột đèn giao thông đèn đỏ báo dừng lại, đèn xanh báo đi, đèn vàng chờ. Hôm nay, ở góc nghệ thuật chúng mình sẽ cùng làm những chú họa sĩ vẽ những đèn tín hiệu đèn giao thông thật đẹp và chính xác để chúng mình khi tham gia giao thông được an toàn hơn nhé? Những ai sẽ chơi ở góc này nào? Hôm nay đến với góc xây dựng chúng mình sẽ cùng được xây dựng ngã tư đường phố. Xây một ngã tư thật rộng để cho các phương tiện giao thông được lưu thông một cách dễ dàng nhé. Ai sẽ tham gia chơi với góc xây dựng? Nào chúng mình cùng đến với góc thiên nhiên và cùng khám phá góc chơi chúng mình sẽ được chơi với nước đấy, chúng mình có thích không, bạn nào sẽ tham gia chơi ở góc chơi này nào? b. Qúa trình chơi Trong khi trẻ chơi cô đến từng góc chơi, quan sát và trò chuyện với trẻ Cháu chào chú lái xe ạ. + Chú có thể giúp cháu đưa cháu đi qua đường được không ạ + Vậy, khi nào đèn đỏ bật lên chúng cháu phải đi như thế nào ? + Còn chúng cháu được đi khi có đèn gì bật lên? + Đèn vàng bật lên thì sao ? + Cháu cảm ơn chú ạ, nhờ có chú mà cháu biết rõ hơn về các loại tín hiệu đèn giao thông ? Chào các họa sĩ tý hon, chúng mình đang vẽ gì vậy? + Đây là đèn gì ? + Con đang tô màu gì cho đèn này vậy ? + Khi gặp đèn đỏ này, chúng mình phải làm gì ? + Còn đây con sẽ tô màu gì cho đèn này? + Khi gặp đèn vàng thì chúng mình phải làm gì? + Các bạn vẽ và tô màu rất đẹp! Chào các bạn, các bạn đang làm gì vậy? + Các bạn đang xem gì mà chăm chú vậy? + Đây chẳng phải là các biển báo giao thông khi tham gia giao thông, đúng không nào? + Đây là biển báo gì? + Biển báo này báo hiệu cho chúng ta biết điều gì? Chào các bác thợ xây, các bác đang xây dựng gì vậy? + Các bác đang xây bến ô tô, các bác xây như thế nào ? + Các bến xe ô tô này để làm gì? + Còn trên vỉa hè này dành cho ai? + Các ngã tư đường còn được đặt cái gì? - Các bạn đang làm gì vậy ? - Các bạn đang chăm sóc cây như thế nào? Thì ra là các bạn đang tỉa lá cho cây. Các bạn tthật là khéoỉa lá cây thật là khéo. - Các bạn cứ tiếp tục chăm sóc cây đi nhé! c. Kết thúc quá trình chơ - Cô đến từng góc chơi và nhận xét từng góc chơi, tuyên dương tinh thần đoàn kết ở các góc chơi. Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi, sau đó tập trung trẻ về góc xây dựng, cho trẻ đi thăm quan và trò chuyện với trẻ về ngã tư đường mà các bác thợ xây vừa xây dựng được. - Cho trẻ thu dọn đồ dùng đò chơi đúng nơi quy định. Phần V: HOẠT ĐỘNG CHIỀU I. Nội dung - Xem tranh ảnh về chủ đề - Hát múa đọc thơ truyện về chủ đề - Ôn chữ cái đã học - Giải câu đố về PTGT - Hát ‘ Đường em đi’ I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức -Trẻ được củng cố kiến thức cũ, làm quen với một số kiến thức mới qua việc ôn các bài hát và đọc các bài thơ có trong chủ điểm và được ôn lại những kiến thức cũ của buổi sáng mà trẻ được học. Ôn bài hát “ đường em đi”, hát “ em đi qua ngã tư đuomgừ phố” và đọc các bài thơ “ qua đường” và “ đi chơi phố” 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng ghi nhớ cho trẻ - Trẻ nhớ tên bài thơ, trẻ nhớ tên bài thơ, trẻ đọc thuộc thơ, đọc diễn cảm các bài thơ và nhớ tên các bài hát, tên tác giả, trẻ thuộc lời bài hát, trẻ hát rõ lơì bài hát và biểu diễn hồn nhiên. 3. Giáo dục - Trẻ yêu quý bảo vệ các loại phương tiện giao thông. II. Chuẩn bị - các bài hát trong chủ đề chủ điểm - Các bài thơ. Qua đường. Đi chơi phố III. Tiến hành 1. Xem tranh ảnh về chủ đề - Cô cùng trẻ hát bài hát ‘Đường em đi’ - Trẻ hứng thú hát cùng cô? - Cả lớp vừa hát bài hát có tên là gì? - Bài hát đã nói lên điều gì các bạn? + Bài hát muốn nhắc nhở cho chúng ta một điều đó là khi chúng ta đi qua đường thì đường chúng ta đi bao giờ cũng phải đi đường bên phải và đường bên trái là đường em không đi. + Hôm nay cô có rất nhiều tranh ảnh muôn cả lơp mình cùng khám phá với cô lớp có đồng ý không? - Cô cho trẻ quan sát các bức tranh ảnh về PTGT và luật GTĐB - Cuối buổi cô NX chung cả lớp. 2. Hát múa đọc thơ truyện về chủ điểm - Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. - Cô hát 1 – 2 lần kết hợp dụng cụ âm nhạc + Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả - Cho trẻ hát + Trẻ hát tập thể cùng cô 4 -5 lần + Tổ hát thi + Nhóm trẻ thể hiện + Cá nhân trẻ hát - Cho trẻ đọc thơ ‘ Đi chơi phố’ - Trẻ đọc thơ cùng cô - Cuối buổi cô NX chung cả lớp 3. Ôn chữ cái đã học - Cô cùng trẻ hát bài hát ‘Đường em đi’ - Trẻ hứng thú hát cùng cô? - Cả lớp vừa hát bài hát có tên là gì? - Bài hát đã nói lên điều gì các bạn? + Bài hát muốn nhắc nhở cho chúng ta một điều đó là khi chúng ta đi qua đường thì đường chúng ta đi bao giờ cũng phải đi đường bên phải và đường bên trái là đường em không đi. Cho trẻ tìm các chữ cái đã học trong bài hát 4. Giải câu đố về PTGT - Cô và trẻ hát bài “ Đoàn tàu nhỏ xíu” và hỏi trẻ: + Chúng mình vừa được hát bài hát gì? + Trong bài hát nói đến phương tiện giao thông nào? + Ngoài tàu hỏa ra chúng mình còn biết những loaị phương tiện giao thông nào khác nữa? + Để biết thêm về các loại phương tiện giao thông khác nữa chúng mình cùng cô đi giải câu đố về các loại phương tiện giao thông và chúng mình cùng giải xem đó là những loại phương tiện nào nhé. + Cô đọc từng câu đố và cho trẻ giải. + Trẻ giải đúng sẽ có thưởng. + Cô chọn một vài trẻ khá lên đọc bài thơ về một số loại PTGT 5. Hát ‘ Đường em đi’ Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả: + Cô hát 3 – 4 lần - Cô vừa hát bài hát gì? - Bài hát nói đến ai ? - Để đáp lại tình cảm của bà hát đã dành tặng cho lớp mình thì bây giờ cô mời cả lớp mình cùng hát vang bài ‘ Đường em đi’ nào ? + Cho tập thể hát 4 – 5 lần + Tổ thể hiện với các dụng cụ âm nhạc: 3 tổ hát luân phiên theo nhịp tay của cô giáo. + Nhóm thể hiện với nhạc bài hát “ Cô giáo” - 3 nhóm. + Cá nhân trẻ hát với các hình thức: Dụng cụ âm nhạc, với nhạc đệm, thể hiện tự nhiên với các cử chỉ điệu bộ. * Vệ sinh trả trẻ: - Nêu gương, cắm cờ, bé ngoan cuối tuần. - Trả trẻ trao đổi với phụ huynh tình hình học tập và sức khỏe của trẻ C. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY Ngày soạn: 28/11/2015 Ngày dạy: 30/11/2015 A – HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Lĩnh vực: Phát triển thể chất Nội dung hoạt động: AI GIỎI HƠN (Bật liên tục vào 5-6 vòng thể dục) Mục đích yêu cầu Kiến thức - Trẻ biết chụm chân bật liên tục vào các vòng thể dục - Không chạm chân vào vòng, không dẫm lên vòng 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng quan sát cho trẻ. - Trẻ mạnh dạn tự tin trong khi tập luyện 3. Giáo dục - Trẻ có ý thức trong giờ học yêu môn thể dục. II. Chuẩn bị Sân tập bằng phẳng sạch sẽ Vòng thể dục Trang phục cô trẻ gọn gàng III. Tổ chức hoạt động Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1 Trò chuyện Hoạt động 2 Khởi động Hoạt động 3 Trọng động Hoạt động 4 Kết thúc - Cô cho trẻ lại gần - Hôm nay nghe tin lớp mình học rất là ngoan và giỏi nên có rất nhiều các cô đến dự với lớp chúng mình đấy. Chúng mình cùng chào các cô bằng một tràng vỗ tay thật lớn nào? - Các con ơi muốn cơ thể luôn khỏe mạnh thì hàng ngày chúng mình phải làm gì? - Vậy ngoài việc tập thể dục thì chúng mình cần bổ sung thêm các chất gì? À đúng rồi ngoài việc tập TD và ăn cơm và thịt chúng mình cần bổ sung thêm cái gì nữa? => Phải rồi ăn rau rất tốt cho cơ thể, chúng cung cấp vitamin và chất xơ, giúp cho bộ máy tiêu hóa dễ dàng hơn và giúp chúng mình mau lớn và khỏe mạnh hơn. Chính vì thế mà mỗi chúng ta phải biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ cho cây rau. Hàng ngày phải tưới nước, nhỏ cỏ, bắt sâu cho cây có như vậy chúng mình mới có rau xanh ăn thường xuyên. - Trước tiên chúng mình cùng cô khởi động để chân tay được dẻo dai (Cho trẻ đi các kiểu đi theo lời bài hát Đoàn tàu nhỏ xíu, cô đi ngược chiều với trẻ) - Cho trẻ về hàng theo lời bài hát cùng đi đều. - Cô chuyển đội hình cho trẻ thành 3 hàng. Cho trẻ đứng nghiêm, cho trẻ quay phải, quay trái. * Bài tập phát triển chung. - Động tác tay: Hai tay dang ngang gập khửu tay chạm vai - Động tác chân: Hai tai dang ngang, khụy gối hai tay ra trước - Động tác bụng lườn: hai tay lên cao, cúi gập người tay chạm mũi bàn chân - Động tác bật: Bật chụm tách chân * Vận động cơ bản - Hôm nay nhà bạn búp bê có nhờ lớp mình chuyển giúp các loại rau, củ, quả đấy. Muốn giúp được bạn búp bê thì trước tiên chúng mình phải vượt qua một thử thách đó là bật liên tục vào các vòng. + Vậy để giúp được bạn búp bê với thử thách này chúng mình phải thực hiện như thế nào? + Cô mời 1-2 bạn lên thực hiện ? + Vừa rồi cô thấy bạn bật rất là giỏi cả lớp khen bạn. - Để vượt qua thử thách này thì cô cũng sẽ bật như các bạn. Cô sẽ bật chụm chân lần lượt qua các vòng và cứ như thế cô bật cho hết vòng và cô về cuối hàng đứng. - Bây giờ chúng mình đã sẵn sang để vượt qua thử thách này giúp bạn búp bê chuyển các loại rau, củ , quả chưa? + Mời trẻ lên thực hiện. + Lần lượt trẻ lên thực hiện cho đến hết số trẻ trong lớp. + Cô chú ý quan sát sửa sai cho trẻ - Cô thấy lớp mình ai cũng cố gắng tập luyện để có sức khỏe giúp cô vận chuyển rau giúp bạn búp bê. Bây giờ cô sẽ chia lớp mình ra làm 2 đội. Một đội sẽ là màu đỏ một đổi là màu xanh. - Thời gian cho cả 2 đội là 30 phút bắt đầu. - Vừa rồi cô thấy cả 2 đội đều rất cố gắng, bây giờ cô cùng các con kiểm tra kết quả của cả 2 đội xem đội nào mang được nhiều cây rau về nhiều hơn Các con đếm cùng cô xem đội nào nhặt được nhiều rau hơn nhé Xin chúc mừng đội .đã khéo hơn nhanh hơn. Còn đội rất cố gắng đã nhặt được. cây rau. Và phần thưởng dành cho cả hai đội là những giỏ rau để lát nữa cả hai đội cùng về góc để chế biến thành các món ăn ngon nhé! * Trò chơi: “ Gieo hạt nảy mầm” Cô giới thiệu trò chơi, cách chơi. Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần * Hồi tĩnh: Trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng và đi ra ngoài - Trẻ lại gần cô - Trẻ vỗ tay - Tập TD - Ăn cơm - Ăn rau - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ đi các kiểu đi theo nhạc. Trẻ có ý kiến Trẻ lên thực hiện Trẻ quan sát Sãn sàng. Trẻ lần lượt lên thực hiện Trẻ đếm cùng cô Trẻ hứng thú chơi trò chơi Trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng. B. Hoạt động ngoài trời 1. Hoạt động có chủ đích: Quan sát các loại PTGT đường bộ 2. Trò chơi vận động: Ô tô và chim sẻ. 3. Chơi tự do: Chơi tự do trên sân trường C. Hoạt động góc Góc phân vai: Tập làm chú lái xe Góc xây dựng: Xây dựng bến ô tô Góc học tập: Xem tranh ảnh về GTĐB Góc nghệ thuật: Làm sách tranh về 1 số PTGT D. Hoạt động chiều 1. Xem tranh ảnh về chủ đề. 2. Nhận xét trẻ cuối ngày, cô cho trẻ nhận xét các bạn trong ngày, cô nhận xét bao quát, tuyên dương trẻ ngoan, nhắc nhở trẻ chưa ngoan, cho trẻ ngoan lên cắm cờ. 3. Cho trẻ ra sân chơi, vệ sinh sạch sẽ cho từng các nhân trẻ, lấy đồ và trả trẻ ân cần khi có phụ huynh đến đón trẻ - trả trẻ. Vệ sinh lớp học sạch sẽ và ra về. E. Đánh giá trẻ cuối ngày Ngày soạn: 28/11/2015 Ngày dạy: 01/12/2015 A – HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Lĩnh vực: Phát triển nhận thức Nội dung hoạt động: Nhận biết mỗi quan hệ trong phạm vi 8 I.Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ đếm đến 8, nhận biết số 8 và nhận biết được số lượng trong phạm vi 8. - Trẻ biết cách thêm bớt trong phạm vi 8, nhận biết được sự hơn kém trong phạm vi 8. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ chú ý có chủ định, kỹ năng so sánh, kỹ năng thêm bớt. - Phát triển khả năng nhận thức, tư duy của trẻ. 3. Thái độ - Trẻ ngoan, chú ý lắng nghe cô giảng bài, yêu thích bộ môn học. II. Chuẩn bị - 8 Bông hoa, 8 Chiếc lá đủ cho cô và mỗi trẻ. Của cô kích thước lớn hơn. - Một số nhóm cây hoa, cây xanh có số lượng trong phạm vi 8. - Các thẻ số từ 1 – 8 III. Tổ chức thực hiện Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1 Trò chuyện Hoạt động 2 Bé với các con số Hoạt động 3 Bé học toán Bé nhanh trí Hoạt động 4 Kết thúc Cô và trẻ hát bài đường em đi + Chúng mình vừa hát bài hát gì? + Bài hát nói đến điều gì? + Bài hát đã nói đến khi chúng ta đi dường phải đi đúng phần đường của mình. * Ôn đếm đến 8, nhận biết số 8, nhận biết số lượng trong phạm vi 8. - Cô có rất nhiều hoa chúng mình đều cắm rất nhiều hoa phải không các con và ở đây cô cùng có rất nhiều những bông hoa khác nhau, chúng mình cùng quan sát và đếm xem: + Có tất cả bao nhiêu bông hoa cúc? + Có tất cả bao nhiêu bông hoa hồng? + Có tất cảc bao nhiêu bông hoa ly? + Có tất cảc bao nhiêu bông hoa huệ?.. - Cho trẻ đếm và gắn số tương ứng với số lượng của các bông hoa. Các con ạ, hoa rất đẹp phải không nào, hoa dùng để trang trí, hoa được sản xuất nước hoa nữa..vì vậy các con phải biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các loài hoa này các con đồng ý không nào? * Nhận biết sự hơn kém trong phạm vi 8: Chúng mình xem cô có gì đây? + Có tất cả bao nhiêu bông hoa? + Có tất cả bao nhiêu chiếc lá? + Số hoa và lá như thế nào với nhau? + 8 bông hoa mà chỉ có 7 chiếc lá mình phải làm như thế nào? + Như vậy, số hoa và số lá như thế nào? Chúng bằng nhau và đều bằng bao nhiêu? + Bạn nào lên chọn giúp cô số 8và gắn thẻ số tương ứng với số hoa và số lá. + 1 chiếc lá đã bị rụng như vậy trên bảng cô còn có mấy chiếc lá nữa? + Số hoa và lá lúc này như thế nào? + Chúng ta phải làm gì để số hoa và số lá bằng nhau? - Cô lần lượt thêm bớt số lượng hoa và số lá trong phạm vi 8 cho đến hết. và sau mỗi lần thêm bớt cô cho trẻ gắn thẻ số tương ứng. Nào các con, chúng mình cùng lấy những rổ quà, chúng mình cùng khám phá trong rổ xem có gì? + Chúng mình cùng đếm xem có tất cả bao nhiêu bông hoa? + Chúng mình cùng lấy trong rổ 8 chiếc lá xếp tương ứng 1:1 với số hoa. + Cho trẻ so sánh số hoa và số lá, cho trẻ tập thêm bớt số lượng trong phạm vi 8 theo yêu cầu của cô? * Luyện tập, củng cố: Bây giờ chúng mình cùng tìm nhanh xung quanh lớp xem có những nhóm hoa nào? + Nhóm con tìm được nhóm hoa gì? + Có tất cả bao nhiêu bông hoa? + Còn nhóm con thì sao? + Số hoa mà nhóm con tìm được như thế nào với số hoa mà nhóm bạn tìm được? * Trò chơi: “ Tìm bạn thân” Cô phát cho mỗi trẻ một thẻ chấm tròn có số lượng trọng phạm vi 8. Chúng ta vừa đi vừa hát “ Tìm bạn” khi kết thúc bài hát chúng mình sẽ tìm đến bạn có số chấm tròn hợp lại thành 8 chấm tròn. - Cô cho trẻ chơi 4 – 5 lần * Kết thúc: Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng rồi ra ngoài! - Trẻ hát! - Trẻ trả lời các câu hỏi của cô! - Trẻ lắng nghe! - Trẻ đếm và trả lời cô! - Trẻ lắng nghe! - Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe cô giảng bài! - Trẻ thêm bớt theo sự hướng dẫn của cô - Trẻ thực hiện! - Trẻ tìm nhóm con vật trong phạm vi 8! - Trẻ hứng thú với trò chơi! - Trẻ và thu dọn đồ dùng và ra ngoài! B – HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có chủ đích: Vẽ PTGT đường bộ 2. Chơi vận động: Người tài xế giỏi 3. Chơi tự do : Chơi tự do trên sân trường. C – HOẠT ĐỘNG GÓC Góc phân vai: Tập làm chú lái xe Góc xây dựng: Xây dựng bến ô tô Góc học tập: Xem tranh ảnh về GTĐB Góc nghệ thuật: Làm sách tranh về 1 số PTGT D – HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1. Hát múa đọc thơ truyện về chủ đề 2. Nhận xét hoạt động trong ngày của trẻ, cho trẻ nhận xét về bạn trong lớp, tuyên dương những trẻ ngoan, cho trẻ ngoan cắm cờ, nhắc nhở trẻ chưa ngoan. 3. Cho trẻ chơi tự do, vệ sinh sạch sẽ cho từng cá nhân trẻ - trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, tình hình sức khoẻ trẻ trong ngày. Vệ sinh lớp học sạch sẽ, thu gọn đồ dùng đồ chơi – Ra về. E - ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY ................. Ngày soạn: 30/11/2015 Ngày dạy: 02/12/2015 A – HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ Nội dung hoạt động: BÉ ĐỌC THƠ ( Trên đường ) I.Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, trẻ thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ chú ý có chủ định. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, rèn kỹ năng đọc diễn cảm bài thơ. 3. Giáo dục Gíao dục trẻ ngoan, yêu quý cô giáo và vâng lời cô giáo, chú ý lắng nghe cô giáo giảng bài. II. Chuẩn bị Bài thơ Trên đường, bài hát đường và chân Bài giảng điện tử III. Tổ chức hoạt động Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1 Trò chuyện Hoạt động 2 Bé yêu thơ Hoạt động 3 Dạy trẻ đọc thơ * Hôm nay cô con mình sẽ cùng đi tham thủ đô nhé. Đến với thủ đô hà nội rồi chúng mình cùng quan sát xem tranh thành phố nhé. - Cô và trẻ trò chuyện về một số phương tiện giao thông trên đường nhu thế nào? Qua ngã tư đường thì có các đèn gì? Mọi người qua đường hay dừng lại => Khi qua ngã tư đường phố mọi người cần chú ý đến đèn tín hiệu khi có đèn đỏ thì phải dừng lại, đèn xanh thì phải nhanh qua đường. Vf ngay bây giờ cô có một bài thơ muốn khuyên chúng ta đi trên đường phải đi bên phải. - Chúng mình cùng lắng nghe nhé. - Cô vừa đọc bài thơ gì? - Bài thơ khuyên bé khi sang đường phải như thế nào? - Khi đi thì phải sang phần đường của mình ở phía bên tay phải. * Khuyên bé đi đường nhớ đi bên phải, Chớ đi giữa long đường sẽ sảy ra tai nạn. * Đàm thoại: - Phải có người lớn khi dắt qua đường - Khi qua đường không cần người dắt tay - Khi chạy nhanh qua đường là xong => Các con ạ khi chúng ta qua đường phải có người lớn dắt thì chúng mình mới được qua đường nhé. Phải đi bên lề đường đi đúng phần đường của mình. - Vừa rồi chúng mình đã được nghe cô đọc bài thơ ‘ Trên đường’ rồi. Bây giờ cô muốn cả lớp mình cùng nhau đọc bài thơ ‘ Trên đường’ nhé. * Cô cho cả lớp đọc thơ - Khi trẻ đọc thơ cô chú ý sửa sai cho trẻ - Cô mời tổ của bạn Tuấn hưng đọc thơ cho cô nào? - Cô mời tổ khác đọc - Bạn nào giỏi đọc thơ cho cả lớp cùng nghe nào? * Cô thấy lớp chúng mình học và đọc thơ rất là giỏi cô khen cả lớp mình nào? Về nhà chúng mình nhớ đọc thơ cho ông bà, bố mẹ nghe nhé. - Cô thấy chúng mình rất là ngoan rồi và bây giờ cô sẽ thưởng cho lớp mình một trò chơi. * TRò chơi: ‘ Thi ai khéo’ - Có bài thơ cô đã dạy các con đọc các con sẽ thi nhau trổ tài xem bạn nào tìm được chữ cái đã học và gạch chân những chữ cái đó nhé. - Cô cùng trẻ đọc bài thơ trên bảng. - Cho trẻ chơi 2-3 lần - Tuyên dương trẻ * Kết thúc: Cô và trẻ cùng đọc lại bài thơ ‘ Trên đường’ - Trẻ trò chuyện với cô. - Trẻ chú ý lắng nghe! -Trẻ lắng nghe! - trên đường Nhìn hai bên đường, khi không có xe mới được qua -Trẻ lắng nghe! Trẻ đọc thơ Trẻ hứng thú đọc thơ Trẻ tham gia chơi cùng cô B – HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có chủ đích Trò chuyện về các loại PTGT đường bộ và cách tham gia GT. 2. Chơi vận động: Bánh xe quay 3. Chơi tự do Chơi tự do trên sân trường. C – HOẠT ĐỘNG GÓC Góc phân vai: Tập làm chú lái xe Góc xây dựng: Xây dựng bến ô tô Góc học tập: Xem tranh ảnh về GTĐB Góc nghệ thuật: Làm sách tranh về 1 số PTGT D – HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1. Ôn chữ cái đã học 2. Nhận xét hoạt động trong ngày của trẻ, cho trẻ nhận xét về bạn trong lớp, tuyên dương những trẻ ngoan, cho trẻ ngoan cắm cờ, nhắc nhở trẻ chưa ngoan. 3. Cho trẻ chơi tự do, vệ sinh sạch sẽ cho từng cá nhân trẻ - trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, tình hình sức khoẻ trẻ trong ngày. Vệ sinh lớp học sạch sẽ, thu gọn đồ dùng đồ chơi – Ra về. E - ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY ................. Ngày soạn: 01/12/2015 Ngày dạy: 03/12/2015 A – HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Lĩnh vực: Phát triển TC_XH Nội dung hoạt động: BÉ HAY HÁT ( Đường em đi) Nghe hát: anh phi công ơi Trò chơi: Ai đoán giỏi I.Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, trẻ thuộc lời bài hát, trẻ thể hiện được bài hát. Trẻ hưởng ứng theo bài cô hát, trẻ biết chơi trò chơi. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng hát, kỹ năng vận động và thể hiện tình cảm khi hát. 3. Thái độ - Trẻ biết tuân thủ, nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông. II. Chuẩn bị - Cô: Đĩa nhạc các bài hát: “ Đường em đi”, “ Anh phi công ơi” - Dụng cụ âm nhạc: Xắc xô, trống lắc, thanh gõ. - Mũ chóp âm nhạc. III. Tổ chức thực hiện Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1 Bé với các phương tiện giao thông Hoạt động 2 “Đường em đi” Hoạt động 3 Anh phi công ơi Hoạt động 4 Kết thúc Cho trẻ quan sát hình ảnh các loại phương tiện giao thông: + Cô có bức tranh phương tiện giao thông gì đây? + Đây là xe gì? +
Tài liệu đính kèm: