Giáo án Mẫu giáo lớn - Tuần 17 - Chủ đề: Tết và mùa xuân - Chủ đề nhánh: Xuân về bản em

A. MỤC TIÊU

1. Phát triển thể chất

Trẻ có khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân (đi nhanh nhẹn, phối hợp chân, tay, nhịp nhàng, khéo léo)

- Trẻ biết phối hợp tay, chân nhịp nhàng để ném trúng đích thẳng đứng bằng 2 tay.

* Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe: Trẻ nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường ích lợi của chúng đối với sức khỏe.

 * Lồng ghép chỉ số: 2, 5, 15, 16, 20

2. Phát triển nhận thức

- Phát triển ở trẻ một số kiến thức về ngày tết cổ truyền và một số đặc trưng cơ bản của mùa xuân thgoiwf tiết mát mẻ, dễ chịu, mùa xuân đến mỗi người được thêm tuổi mới.

* Giáo dục kỹ năng sống: Kỹ năng tự phục vụ, tự cởi, mặc áo sử dụng nhà vệ sinh dọn đồ dùng cá nhân và xếp dọn đồ dùng chung của nhóm lớp

* Lồng ghép chỉ số:93, 97, 99, 103, 113

3. Phát triển ngôn ngữ

 - Phát triển khả năng sự diễn đạt sự hiểu biết của mình mở rộng kỹ năng giao tiếp với cô giáo bạn bè

 - Trẻ biết sử dụng các câu từ để miêu tả về mùa xuân. Trẻ biết diễn đạt bằng lời những gì trẻ cảm nhận được về tết và mùa xuân.

 * Giáo dục bảo vệ môi trường: Trẻ biết giữ ging vệ sinh chung ở trường lớp. Biết dọn vệ sinh phòng nhóm lớp giúp cô.

 * Lồng ghép chỉ số: 62, 65, 69, 73, 80

 

doc 21 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 1870Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mẫu giáo lớn - Tuần 17 - Chủ đề: Tết và mùa xuân - Chủ đề nhánh: Xuân về bản em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hấy gia đình chúng mình cắm hoa gì ?
+ Loài hoa không thể thiếu trong những ngày tết ở mỗi gia đình là hoa gì ?
+ Ngoài bắc chúng mình có hoa đào, còn miền nam có hoa gì không thể thiếu trong những ngày tết ?
+ Chúng mình cùng quan sát xem bức tranh này là bức tranh mọi người đang tấp nập đi mua hoa trong chợ hoa đấy, chúng mình cùng quan sát trong chợ hoa ngày tết này có những loại hoa nào?
d.. Quan sát bầu trời
	Cô và trẻ hát ‘ Dạo chơi’ và hỏi trẻ :
	+ Chúng mình đang dạo chơi ở đâu đây?
	+ Chúng mình cùng quan sát xem hôm nay bầu trời có gì khác mọi ngày không ?
	+ Bầu trời hôm nay có nắng hay nhiều mây vậy?
	+ Chúng mình thấy thời tiết hôm nay thế nào?
	+ Bầu trời có gì khác với bầu trời mọi ngày không?
2. Trò chơi vận động
 a. Trò chơi: “ Kéo co” 
 	Luật chơi: Cô chia trẻ thành 2 nhóm đều nhau, mỗi nhóm đứng một bên dây, nút thắt dây làm chuẩn. Mỗi trẻ trong nhóm nắm dọc theo phía bên dây của đội mình, 2 trẻ đứng đầu của mỗi nhóm đứng chạm chân vào vạch mức.Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ ở hai bên dây kép mạnh dây về phía mình. Nếu nhóm nào kéo được dây vượt qua vạch mức về phía đội của mình thì sẽ thắng.
 	Sau mỗi lần kéo, 2 nhóm đổi bên cho nhau.
 	- Tổ chức cho trẻ chơi : 2 – 3 lần.
 	- Nhận xét sau mỗi lần chơi.
 	b. Trò chơi “ Ném còn”
	Chuẩn bị: Một cột bằng gỗ hoặc tre cao 150cm, ở trên đỉnh cột buộc một vòng tròn có đường kính 30 – 40cm.
 6 quả còn làm bằng vải.
	Cách chơi: Trẻ có thể chơi theo từng nhóm, đứng cách cột từ 200cm – 250cm. Rồi lần lượt từng trẻ ném quả còn vào vòng treo ở cột. Ai ném được nhiều quả còn lọt vào vòng là thắng cuộc.
c. Trò chơi: “ Bịt mắt bắt dê”
 	Chuẩn bị: Hai khăn bịt mắt
 	Cách chơi: Cả lớp đứng thành vòng tròn. Cô chọn 2 trẻ, 1 trẻ đóng vai “ Dê”, 1 trẻ đóng vai “ Người bắt dê”. Cô bịt mắt cả hai trẻ lại. Trong khi chơi, cả hai trẻ cùng bò, trẻ làm “ dê” vừa bò vừa kêu “ be, be, be”. Còn trẻ kia phải chú ý lắng nghe tiếng kêu để định hướng và tìm bắt được con “ dê”, nếu bắt được “ dê” là trẻ đó thắng cuộc. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy.
3. Chơi tự do
 	- Chơi tự do trên sân trường.
Phần IV. Hoạt động góc
I. Nội dung.
Góc phân vai: Nấu ăn, bán hàng
Góc xây dựng: Xây dựng công viên mùa xuân
Góc học tập: Vẽ hoa đào, hoa mai
Góc nghệ thuật: Biểu diễn các bài hát về mùa xuân
Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây mùa xuân	
II. Mục đích – yêu Cầu
1. Kiến thức: - Trẻ biết nấu ăn, bán hàng biết xây dựng công viên mùa xuân.
	- Trẻ biết vẽ hoa đào, hoa mai và biểu diễn các bài hát về mùa xuân.
	- Trẻ biết chăm sóc cây mùa xuân
2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát phát triển ngôn ngữ cho trẻ
	- Rèn kỹ năng làm việc theo nhóm cho trẻ, phát triển tính thẩm mỹ cho trẻ.
3. Giáo dục: 
- Giaó dục trẻ ngoan, vâng lời ông bà, bố mẹ và lễ phép với người lớn tuổi.
	- Giaó dục trẻ ngoan, chú ý, chơi đoàn kết với bạn trong khi chơi, biết giữ gìn đồ dùng học tập.
III. Chuẩn bị
Đồ chơi nấu ăn, bánh kẹo trong ngày tết
- Các bài hát về chủ đề mùa xuân
 IV. Cách tiến hành	
 	1. Thỏa thuận trước khi chơi
Các con ơi khi mùa xuân về chúng mình dược đón chào một năm mới, và được đón một ngày lễ lớn trong năm đó chính là ngày tết cổ truyền của dân tộc ta, và trong những ngày giáp tết này ai ai cũng đi chợ mua sắm những đồ dùng những thứ cần thiết cho ngày tết và hôm nay ở góc phân vai cô con mình cùng đi chợ tết và sắm thật nhiều đồ tết các con nhé. Và chúng mình sẽ mua thật nhiều đồ để về nấu ăn để gia đình cùng xum họp quanh bếp cùng thưởng thức những món ăn trong những ngày tết.
 	 Xuân xuân ơi! Xuân đã về có nỗi vui nào vui hơn ngày xuân đến. chúng mình thấy mùa xuân về có vui không, mùa xuân được hoà mình trong những lời ca, tiếng hát thật vui nhộn và mang đến cho chúng ta một không khí tết tràn ngập tiếng cười. nào chúng mình hãy cùng hoà mình cùng với những lời ca tiếng hát để góp phần cho màu xuân thêm đẹp và thêm vui nhé.Ai sẽ cùng cô đến với góc nghệ thuật nào?
 	Phương nam hoa mai thắm, phương bắc đào hồng tươi mùa xuân hoa khoe sắc hương thơm ngát đất trời các con ơi! Mùa xuân đến giúp cho cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa khoe sắc. và là mùa cho hoa đào và hoa mai nở rực rỡ, khoe sắc hương khắp phuơng trời, và hôm nay ở góc học tập chúng mình sẽ cùng vẽ lên những bông hoa đào, hoa mai thật đẹp để mang mùa xuân đến thật nhanh nhé. Ai sẽ tham gia ở góc học tập?
 	 Các con ạ, các bạn nhỏ sống ở thành thị vào các dịp lễ tết này bạn ấy được bố mẹ đưa đi chơi trong các công viên các khu vui chơi giải trí rất thú vị trong đó có rất nhiều đồ chơi, chúng mình có thích được đi chơi như các bạn ấy không, vậy ngay từ bây giờ chúng mình phải ngoan, học giỏi này thì sau này lớn lên chúng mình sẽ được bố mẹ đưa về các thành phố lớn vào các công viên chơi nhé. Còn bây giờ, tại sao các con không tự xây dựng cho chúng mình một khu công viên mùa xuân thật đẹp và thật nhiều đồ chơi để chúng mình chơi nhé. Ai sẽ tham gia xây dựng khu vui chơi giải trí này.
 	Các con có yêu cây xanh không, các con biết gì về cây xanh vây? Vậy để cây lớn lên và phát triển bình thường ra hoa kết trái, và hôm nay cô con mình cùng đến với góc thiên nhiên và cùng chăm sóc cây trong vườn trường nhé, ai sẽ tham gia góc này?
b. Qúa trình chơi
Trong khi trẻ chơi cô đến từng góc chơi, quan sát và trò chuyện với trẻ:
 	- Chào các bạn các bạn đang đi đâu thế?
 	- Các bạn đang đi chợ tết ạ, các bác sẽ mua gì trong những ngày tết này?
 	- Đi chợ xuân các bác có vui không?
 	- Chúng ta hãy cùng vào cửa hàng bách hoá đằng trước xem ở đó sẽ có rất nhiều đồ để chúng ta lựa chọn đấy?
 	- Chào bác bán hàng, cửa hàng mình đã bán đồ tết chưa ạ?
 	- Bác tìm giúp tôi một cây hoa đào nhé?
 	- Các bác định mua gì?
 	- Ở đây có rất nhiều thực phẩm phục vụ cho ngày tết đấy, chúng mình hãy lựa chon thật khéo những đồ tươi, ngon và rẻ nữa để gia đình các bạn sẽ có những bữa ăn thật ngon trong những ngày tết này nhé?
 	- Ôi ở đây sao mà vui thế, các bạn ơi các bạn đang làm gì thế?
 	- Các bạn hát bài gì vậy?
 	- Bài hát này nói đến điều gì?
 	- Bạn hát bài này với dụng cụ âm nhạc nào vậy?
 	- Các bạn biểu diễn hay quá, các bạn hãy biễu diễn lại một lần nữa tặng tôi có được không?
 	- Các bạn đang làm gì mà chăm chú thế?
 	- Con đang vẽ gì vây?
 	- Con định vẽ hoa mai như thế nào?
 	- Con sẽ vẽ hoa mai màu gì?
 	- Còn con con đang vẽ hoa gì vậy?
 	- Hoa đào con vẽ màu gì?
 	- Hoa đào là loài hoa đặc trưng của miền nào?
 	- Hoa mai là loài hoa đặc trưng của miền nào?
 	- Và chúng thường xuất hiện vào màu nào?
 	- Ôi, chào các bác thợ xây, các bác đang xây dựng cho mình một khu công viên mùa xuân thật là đẹp.
 	- Ở đây các bác sẽ xây gì?
 	- Trong khu vui chơi giải trí này sẽ đẹp hơn khi chúng ta xây cho nó một khu vực trồng hoa, các bác sẽ xây bồn hoa ở đâu?
 	- Chỗ này các bác sẽ xây gì?
 	- Đồ chơi này chúng mình sẽ đặt ở đâu?
 	- Các bạn ơi! Các bạn đang làm gì thế? Cây đó là cây gì vậy?
 	- Ai sới cỏ cho cây?
 	- Ai tưới nước cho cây?
 	- Ai bắt sâu cho cây?
 	Để vườn trường luôn xanh xạch đẹp chúng mình phải làm những gì?
 	Cô đàm thoại với trẻ ở các góc chơi, động viên khuyến khích trẻ chơi, cho trẻ giao lưu giữa các góc chơi.
c. Kết thúc quá trình chơi
 	- Cô đến từng góc chơi và nhận xét từng góc chơi, tuyên dương tinh thần đoàn kết ở các góc chơi. Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi, sau đó tập trung trẻ về góc xây dựng, cho trẻ đi thăm quan và trò chuyện với trẻ về khu vui chơi giải trí được các bác thợ xây xây dựng lên.
 	- Cho trẻ thu dọn đồ dùng đò chơi đúng nơi quy định.
Phần V: Hoạt động chiều
I. Nội dung
	- Đọc thơ cây đào
	- Xếp hình số 8
Đọc thơ giải câu đố mùa xuân
Tô màu hoa mùa xuân
Hát ‘ Mùa xuân ơi
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức 
 	- Trẻ được củng cố kiến thức cũ, làm quen với một số kiến thức mới qua việc đọc bài thơ “ Cây đào”, và hát bài hát “ Mùa xuân ơi” Và qua việc xếp hình số 8, tô màu hoa mùa xuân.
	- Trẻ nhớ tên bài thơ, bài hát, tên tác giả. Trẻ thuộc lời bài hát, bài thơ và thể hiện bài thơ “ Cây đào” bằng giọng đọc diễn cảm. Biểu diễn hồn nhiên bài hát “ Mùa xuân ơi” Thể hiện được giai điệu vui tươi của bài hát. 
2. Kỹ năng : - Rèn kỹ năng đọc thơ cho trẻ
	- Ghi nhớ có chủ đích
3. Giáo dục: - Trẻ đoàn kết trong giờ học.
II. Chuẩn bị
 	- Tranh minh hoạ bài thơ “ Cây đào”
 	- Dụng cụ âm nhạc: Xắc xô, trống lắc, thanh gõ.
 	- Hột hạt, bút màu, tranh vẽ các loại hoa. 
III. Tổ chức thực hiện
 1. Đọc thơ cây đào.
 	- Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
 	- Cô đọc bài thơ 2-3 lần
 	- Cho trẻ đọc
 	+ Cả lớp đọc 3 – 4 lần
 	+ Tổ đọc thi.	
 	+ Nhóm yêu thơ đọc
 	+ Cá nhân trẻ đọc thơ.
	2. Xếp hình số 8
 	Cả lớp xem cô giáo hôm nay có gì đây?	
	Trên tay cô có rất nhiều hạt ngô và hom nay chúng mình có biết chúng mình sẽ được làm gì với những hạt ngô này không?
	Hôm nay các con sẽ được chơi với những hột hạt này, và chúng mình cùng xếp những hột hạt này thành số 8 đấy. Để xếp được chúng mình cùng quan sát cô xếp mẫu một lần nhé.
	Nào bây giờ chúng mình cùng xếp những hột hạt của chúng mình thành những số 8 thật đẹp nhé!
	Trong khi trẻ xếp cô quan sát trẻ xếp, hướng dẫn trẻ chưa làm được
	3. Tô hoa mùa xuân
Chúng mình cùng nhìn xem trên bàn chúng mình có gì vậy?
	+ Có rất nhiều bức tranh các loài hoa, và con có bức tranh vẽ hoa gì?
	+ Mỗi loài hoa có nhiều màu khác nhau?
	+ Mỗi bạn đã đều có cho mình một bức tranh về một loại hoa?
	Và bây giờ chúng mình sẽ cùng nhau tô cho chúng mình những bông hoa thật đẹp nhé!
	+ Khi tô các con phải tô như thế nào?
	+ Cô quan sát trẻ tô, hướng dẫn trẻ tô.
4. Hát hoa mùa xuân
 	- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
 	- Cô và trẻ cùng hát bài “ Mùa xuân ơi” 4 -5 lần.
 	- Tổ biểu diễn dưới nhiều hình thức.
 	- Nhóm biểu diễn.
 	- Cá nhân trẻ hát.
* Vệ sinh trả trẻ: 
- Nêu gương, cắm cờ, bé ngoan cuối tuần.
- Trả trẻ trao đổi với phụ huynh tình hình học tập và sức khỏe của trẻ.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
Ngày soạn: 25/12/2015
Ngày dạy: 28/12/2015
A – HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực: Phát triển thể chất
Nội dung hoạt động: AI NÉM GIỎI
( Ném trúng đích thẳng đứng )
I. Mục đích yêu cầu
 1. Kiến thức 
 	- Trẻ biết ném trúng đích đúng tư thế, chơi thành thạo trò chơi.
 2. Kỹ năng 	
 	- Rèn kỹ năng ném,vận động tinh khéo và tính tự tin cho trẻ, rèn sự định hướng trong không gian.
 3. Giáo dục 
 	- Trẻ có ý thức trong giờ học và trẻ có thói quen tập thể dục
II/ Chuẩn bị
 	- Cô: 2 đích ném, 20 túi cát
 	- Trẻ : Trang phục gọn gàng.
 III/ Tổ chức thực hiện
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1 
Trò chuyện
Hoạt động 2
Khởi động
 Hoạt động 3 
Trọng động
b.Vận động cơ bản 
c. Trò chơi vận động : Kéo co
Hoạt động 4
Hồi tĩnh
- Xin chào tất cả các bé, chào mừng các bé đã đến với hội thi “ Bé vui khỏe”. Mùa xuân đã về với bản làng mình rồi, các con có vui không? Mùa xuân đến con người và cảnh vật như thế nào?
Và trong mùa xuân này chúng mình được đón chào một ngày lễ trọng đại trong cả năm, chúng mình biết đó là ngày lễ nào không? Và trong những ngày này, có rất nhiều trò chơi, cuộc thi diễn ra trong hội xuân và hôm nay cô con mình sẽ cùng tham gia một trò chơi trong hội xuân đó nhé!
- Để tham gia trò chơi được tốt hơn, trước hết chúng ta hãy khởi động cho cơ thể được nóng lên nhé!
- Cho trẻ đi vòng tròn, đi mũi, gót bàn chân, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường. về hàng tập thể dục.
a. Bài tập phát triển chung 
 1. Tay: Tay gập trước ngực, quay cẳng tay và đưa ngang.
 2. Chân: Đứng đưa một chân về trước
 3. Bụng: Đứng quay người sang hai bên
 4. Bật: Bật tách, khép chân tại chỗ
Ngày hội xuân có rất nhiều trò chơi, cô cháu mình cùng tổ chức chơi trò chơi ném trúng đích thẳng đứng nhé
- Cô tập mẫu lần 1 : Hoàn chỉnh.
- Cô tập mẫu lần 2 kết hợp phân tích động tác : TTCB Cô đứng chân trước, chân sau, tay cầm vật ném cùng phía với chân sau. Khi có hiệu lệnh cô cầm túi cát nhắm trúng đích ném.
- Gọi 1 trẻ khá lên tập
- Cô lần lượt cho 2 trẻ lên tập 1 lần
- Tổ chức cho 2 tổ thi đua nhau.
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi, cho trẻ chơi 4 đến 5 lần.
* Hồi tĩnh
Cho trẻ đi lại tự do, hít thở nhẹ nhàng 
- Trẻ lắng nghe và đàm thoại với cô.
- đi thành vòng tròn, đi thường, đi mũi bàn chân, đi thường, đi gót bàn chân, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường về hàng.
- Trẻ quan sát cô tập mẫu
- Một trẻ tập mẫu.
- Lần lượt 2 trẻ tập đến hết hàng.
- Trẻ chơi 4 đến 5 lần.
- Trẻ đi 2 – 3 vòng quanh sân.
B- HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích
 	Quan sat thời tiết
2. Chơi vận động
 	 Kéo co
3. Chơi tự do 
 	 Chơi với đồ chơi thiết bị ngoài trời, chơi tự do trên sân trường.
C HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc phân vai: Nấu ăn, bán hàng
Góc xây dựng: Xây dựng công viên mùa xuân
Góc học tập: Vẽ hoa đào, hoa mai	
Góc nghệ thuật: Biểu diễn các bài hát về mùa xuân
D HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Đọc thơ Cây đào
2. Nhận xét hoạt động trong ngày của trẻ, cho trẻ nhận xét về bạn trong lớp, tuyên dương những trẻ ngoan, cho trẻ ngoan cắm cờ, nhắc nhở trẻ chưa ngoan.
3. Cho trẻ chơi tự do, vệ sinh sạch sẽ cho từng cá nhân trẻ - trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, tình hình sức khoẻ trẻ trong ngày.
 Vệ sinh lớp học sạch sẽ, thu gọn đồ dùng đồ chơi – Ra về.
 E - ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
.....
Ngày soạn: 25/12/2015
Ngày dạy: 29/12/2015
A – HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Nội dung hoạt động: Nhận biết sự hơn kém trong phạm vi 8
I.Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ đếm đến 8, nhận biết số 8 và nhận biết được số lượng trong phạm vi 8. Trẻ biết cách thêm bớt trong phạm vi 8, nhận biết được sự hơn kém trong phạm vi 8.
2. Kỹ năng
	- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ chú ý có chủ định, kỹ năng so sánh, kỹ năng thêm bớt.
	- Phát triển khả năng nhận thức, tư duy của trẻ.
3. Thái độ
	- Trẻ ngoan, chú ý lắng nghe cô giảng bài, yêu thích bộ môn học.
II. Chuẩn bị
	- 8 Bông hoa, 8 Chiếc lá đủ cho cô và mỗi trẻ. Của cô kích thước lớn hơn.
	- Một số nhóm cây hoa, cây xanh có số lượng trong phạm vi 8.
	- Các thẻ số từ 1 – 8
III. Tổ chức thực hiện
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1
Bé vui hội mùa xuân
Hoạt động 2
Bé với các con số
Hoạt động 3
Bé học toán
Hoạt động 4
Bé tài năng
Bé nhanh trí
Hoạt động 5
Kết thúc
Cô và trẻ hát bài “ Mùa xuân ơi”
+ Chúng mình vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát nói đến điều gì?
+ Mùa xuân về chúng mình thấy thế nào?
+ Trong mùa xuân này, cả nước chúng ta cùng đón chào một ngày lễ lớn trong cả một năm, chúng mình cùng nói to và thật rõ ràng cho cô biết đó là ngày lễ gì không?
Chúng mình cùng kể cho cô chiên nghe xem trong những ngày tết vừa qua chúng mình đã được làm những gì và được nhận những món quà gì từ nhứng người thân trong gia đình chúng mình?
* Ôn đếm đến 8, nhận biết số 8, nhận biết số lượng trong phạm vi 8.
Tết đến trong gia đình chúng mình đều cắm rất nhiều hoa phải không các con và ở đây cô cùng có rất nhiều những bông hoa khác nhau, chúng mình cùng quan sát và đếm xem:
+ Có tất cả bao nhiêu bông hoa cúc?
+ Có tất cả bao nhiêu bông hoa hồng?
+ Có tất cảc bao nhiêu bông hoa ly?
+ Có tất cảc bao nhiêu bông hoa huệ?..
- Cho trẻ đếm và gắn số tương ứng với số lượng của các bông hoa.
Các con ạ, hoa rất đẹp phải không nào, hoa dùng để trang trí, hoa được sản xuất nước hoa nữa..vì vậy các con phải biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các loài hoa này các con đồng ý không nào?
* Nhận biết sự hơn kém trong phạm vi 8:
Chúng mình xem cô có gì đây?
+ Có tất cả bao nhiêu bông hoa?
+ Có tất cả bao nhiêu chiếc lá?
+ Số hoa và lá như thế nào với nhau?
+ 8 bông hoa mà chỉ có 7 chiếc lá mình phải làm như thế nào?
 + Như vậy, số hoa và số lá như thế nào? Chúng bằng nhau và đều bằng bao nhiêu?
+ Bạn nào lên chọn giúp cô số 8và gắn thẻ số tương ứng với số hoa và số lá.
+ 1 chiếc lá đã bị rụng như vậy trên bảng cô còn có mấy chiếc lá nữa?
+ Số hoa và lá lúc này như thế nào?
+ Chúng ta phải làm gì để số hoa và số lá bằng nhau?
- Cô lần lượt thêm bớt số lượng hoa và số lá trong phạm vi 8 cho đến hết. và sau mỗi lần thêm bớt cô cho trẻ gắn thẻ số tương ứng.
Nào các con, chúng mình cùng lấy những rổ quà, chúng mình cùng khám phá trong rổ xem có gì?
+ Chúng mình cùng đếm xem có tất cả bao nhiêu bông hoa?
+ Chúng mình cùng lấy trong rổ 8 chiếc lá xếp tương ứng 1:1 với số hoa.
+ Cho trẻ so sánh số hoa và số lá, cho trẻ tập thêm bớt số lượng trong phạm vi 8 theo yêu cầu của cô?
* Luyện tập, củng cố:
 Bây giờ chúng mình cùng tìm nhanh xung quanh lớp xem có những nhóm hoa nào?
+ Nhóm con tìm được nhóm hoa gì?
+ Có tất cả bao nhiêu bông hoa?
+ Còn nhóm con thì sao?
+ Số hoa mà nhóm con tìm được như thế nào với số hoa mà nhóm bạn tìm được?
* Trò chơi: “ Tìm bạn thân”
Cô phát cho mỗi trẻ một thẻ chấm tròn có số lượng trọng phạm vi 8. Chúng ta vừa đi vừa hát “ Tìm bạn” khi kết thúc bài hát chúng mình sẽ tìm đến bạn có số chấm tròn hợp lại thành 8 chấm tròn. 
- Cô cho trẻ chơi 4 – 5 lần Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng rồi ra ngoài!
- Trẻ hát!
- Trẻ trả lời các câu hỏi của cô!
- Trẻ lắng nghe!
- Trẻ đếm và trả lời cô!
- Trẻ lắng nghe!
- Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe cô giảng bài!
- Trẻ thêm bớt theo sự hướng dẫn của cô
- Trẻ thực hiện!
- Trẻ tìm nhóm con vật trong phạm vi 8
- Trẻ hứng thú với trò chơi!
- Trẻ và thu dọn đồ dùng và ra ngoài!
B- HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích
 	Bé làm được những gì trong ngày tết
2. Chơi vận động
 	- Ném còn
 3. Chơi tự do 
 	- Chơi với đồ chơi thiết bị ngoài trời, chơi tự do trên sân trường.
C. HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc phân vai: Nấu ăn, bán hàng
Góc xây dựng: Xây dựng công viên mùa xuân
Góc học tập: Vẽ hoa đào, hoa mai	
Góc nghệ thuật: Biểu diễn các bài hát về mùa xuân
D. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Xếp hình số 8
2. Nhận xét hoạt động trong ngày của trẻ, cho trẻ nhận xét về bạn trong lớp, tuyên dương những trẻ ngoan, cho trẻ ngoan cắm cờ, nhắc nhở trẻ chưa ngoan.
3. Cho trẻ chơi tự do, vệ sinh sạch sẽ cho từng cá nhân trẻ - trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, tình hình sức khoẻ trẻ trong ngày.
 Vệ sinh lớp học sạch sẽ, thu gọn đồ dùng đồ chơi – Ra về.
 E - ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
.....
Ngày soạn: 26/12/2015
Ngày dạy: 30/12/2015
A – HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Nội dung hoạt động: Bé vui đọc thơ ( Cây đào)
I.Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
Trẻ hiểu bài thơ, thuộc thơ, nhớ tên bài thơ ‘cây đào’
2. Kỹ năng
Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm, đọc thơ đúng nhịp.
3. Giáo dục
Trẻ biết trân trọng và giữ gìn truyền thống của ngày tết
II. Chuẩn bị
 Tranh minh họa bài thơ
III. Tổ chức hoạt động
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1
Bé với mùa xuân
Hoạt động 2
Đọc thơ
Hoạt động 3
Kết thúc
* Cô và trẻ hát “ Mùa xuân ơi” và cô hỏi trẻ:
+ Chúng mình vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát do ai sáng tác?
+ Trong bài hát nói đến những loài hoa nào?
+ Hoa đào và hoa mai nở bóa hiệu cho chúng mình biết mùa nào trong năm?
+ Hoa đào tượng trưng cho miền nào của nước ta?
+ Còn hoa mai là tượng trưng của miền nào?
+ Hoa đào và hoa mai báo hiệu một mùa xuân nữa lại đến trên quê hương, trên mọi miền của tổ quốc. Mùa xuân về báo hiệu cho chúng ta biết một năm cũ đã qua, một năm mới đã tới, mỗi chúng ta lại thêm một tuổi và chúng mình được đón một ngày lễ lớn trong năm đó là ngày tết đúng không nào? Các con hãy kể về những ngày tết của chúng mình như thế nào cho cô và cả lớp cùng biết nào? 
- Vào mỗi dịp tết đến các loài hoa thi đua nhau khoe sắc thắm vì thế tác giả đã viết lên bài thơ nói về cây đào rất là hay đấy ccas con nghe cô đọc nhé.
- Cô đọc thơ thể hiện cử chỉ điệu bộ.
+Cô vừa đọc bài thơ gì?
+ Bài thơ nói lên điều gì các con?
- Bài thơ rất là hay cô đã chuẩn bị cho các con rồi chúng mình cùng nghe cô đọc lần nữa nhé.
* Trích dẫn bài thơ
- Đầu xóm có cây đào rất đẹp, chúng em chỉ mong hoa đào nở những bong hoa nở xinh xinh để đón một năm mới.
Cây đào đầu xóm
Lốm đốm nụ hồng
Chúng em chỉ mong
Bông hồng nho nhỏ
Cành đào hồng tươi
Hễ thấy hoa cười
Đúng là tết đến
* Đàm thoại
+ Bông đào như thế nào?
+ màu sắc cành đào như thế nào?
+ Hoa nở báo hiệu điều gì sắp đến?
- Cô cho cả lớp cùng đọc thơ
- Mời cá nhân trẻ lên đọc
- Tổ, nhóm lên đọc thơ
- Khuyến khích động viên trẻ đọc thơ
- Các con ơi mùa xuân đang đến rồi chúng mình cùng cắt dán những bông hoa đào thật đẹp nhé.
- Khi trẻ thực hiện cô đến gần quan sát động viên khuyến khích trẻ thực hiện.
- Đội nào cắt dán được nhiều thì đội đó sẽ thắng cuộc
- Và bây giờ chúng mình hãy đem các bức tranh về các góc đê trang trí cho thêm đẹp nhé.
- Trẻ hát và trò chuyện với cô về mùa xuân!
-Trẻ kể!
Trẻ trả lời
Nho nhỏ
Tết đến rồi
Trẻ đọc thơ
Trẻ thực hiện
B- HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích
 	Trò chuyện về hoa ngày tết
2. Chơi vận động
 	Kéo co
3. Chơi tự do 
 	Chơi với đồ chơi thiết bị ngoài trời, chơi tự do trên sân trường.
C. HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc phân vai: Nấu ăn, bán hàng
Góc xây dựng: Xây dựng công viên mùa xuân
Góc học tập: Vẽ hoa đào, hoa mai	
Góc nghệ thuật: Biểu diễn các bài hát về mùa xuân
D. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Đọc thơ giải câu đố mùa xuân
2. Nhận xét hoạt động trong ngày của trẻ, cho trẻ nhận xét về bạn trong lớp, tuyên dương những trẻ ngoan, cho trẻ ngoan cắm cờ, nhắc nhở trẻ chưa ngoan.
3. Cho trẻ chơi tự do, vệ sinh sạch sẽ cho từng cá nhân trẻ - trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, tình hình sức khoẻ trẻ trong ngày.
 Vệ sinh lớp học sạch sẽ, thu gọn đồ dùng đồ chơi – Ra về.
 E - ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
.................
Ngày soạn: 26/12/2015
Ngày dạy: 31/12/2015
A – HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ
Nội dung hoạt động: Hoa mùa xuân
I. Mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức 
Trẻ biết sử dụng các kỹ năng cắt ,vẽ tô màu để tạo nên sản phẩm 
2. Kỹ năng 
Trẻ cắt vẽ, tô màu hơp lý 
3. Giáo dục 
Trẻ có ý thức trong giờ học ,biết gữi gìn sản phẩm của mình .
II. Chuẩn bị 
- Cô : 1 số tranh ảnh về hoa ,tranh rỗng .
- Giấy màu, kéo, hồ dán..
III. Cách tiến hành 
 Nội dung 
Hoạt động của cô 
 Hoạt động của trẻ 
Hoạt động 1:
Bé tìm hiểu
 Hoạt động 2 : 
Hoa mùa xuân
3 - Hoạt động 3 
 - Hát : Màu hoa .
 - Trong bài hát có n

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 17 tết và mùa xuân.doc