Giáo án Mẫu giáo lớn - Tuần 5 - Chủ đề: Gia đình - Chủ đề nhánh: Bé và những người thân trong gia đình

CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH

CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÉ VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH

(Từ ngày 05/10/2015 đến ngày 09/10/2015)

A. MỤC TIÊU.

1. Phát triển thể chất.

 -Trẻ có khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân

đi nhanh nhẹn, phối hợp chân, tay, nhịp nhàng, khéo léo.

 - Phát triển cơ bắp, rèn sự khéo léo, sự dẻo dai, cuả cơ thể để có thể đi thật khéo trên ghế thể dục mà không bị ngã và không để bị rơi tuí cát.

* Lồng ghép kỹ năng sống.

* Giáo dục bảo vệ môi trường, Giáo dục sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm.

- Biết giữ dìn vệ sinh trường lớp, không vứt rác bưa bãi .

- Biết sử dụng nước tiết kiện khi rửa tay, biết tắt quạt điện, tắt ti vi giúp cô khi không dùng đến Lồng ghép chỉ số

 2. Phát triển nhận thức.

 - Trẻ nhận biết và phân biệt được các loại hình học: Hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình tam giác.

- Biết sử dụng ngôn ngữ để nói lên suy nghĩ của mình khi hoạt động ở trường, lớp. Lồng ghép chỉ số

 3. Phát triển ngôn ngữ.

 - Trẻ nhận biết các chữ cái a, ă, â. Phát âm chính xác các chữ cái a, ă, â.

- Nhận biết kí hiệu chữ viết qua các từ

- Biết giao tiếp bằng lời nói rõ rang mạch lạc, lễ phép.

- Mạnh dạn, vui vẻ trong giao tiếp. Lồng ghép chỉ số:

 

doc 24 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mẫu giáo lớn - Tuần 5 - Chủ đề: Gia đình - Chủ đề nhánh: Bé và những người thân trong gia đình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i”
 - Chúng mình thấy thời tiết hôm nay thế nào?
 - Bầu trời có đẹp không? 
 - Hôm nay thời tiết rất đẹp phải không nào, bầu trời cao và trong xanh, trời hôm nay rất mát mẻ rất thích hợp cho chúng ta đi chơi phải không các con.
 - Chúng mình còn thấy thời tiết hôm nay có gì nữa không? 
2. Trò chơi vận động
a. “ Lôn cầu vồng.
 Luật chơi: Đọc đến câu thơ cuối cùng, hai trẻ lộn một nửa vòng quay lưng vào nhau ( hoặc đối mặt vào với nhau)
 Cách chơi:	
 Từng đôi một đứng cầm tay nhau vừa đọc lời thơ, vừa vung tay sang hai bên theô nhịp. Cứ dứt một tiếng, trẻ lại vung tay sang ngang một bên.
Lộn cầu vồng
Nước trong nước chảy
Có cô mười bảy
Có chị mười bảy
Hai chị em ta
Ra lộn cầu vồng
Đọc đến câu cuối thì cả hai cùng chui qua tay về một phía, quay lưng vào nhau, tay nắm chặt rồi hạ xuống dưới, tiếp tục vừa đọc vừa vung tay. Đến cuối cùng, trẻ lại chui qua tay lộn trở về tư thế ban đầu
b. “Mèo đuổi chuột”
 Chuẩn bị: Vẽ một vòng tròn rộng ở giữa lớp.
 Luật chơi: Khi cô vỗ vai bạn chuột thì bạn chuột phải chạy thật nhanh, còn bạn mèo thi phải quay lại đuổi bạn chuột thật nhanh nhé! 
 Cách chơi: 
 Chọn một trẻ làm “ Mèo”, một trẻ khác làm “ Chuột”. Các trẻ khác nắm tay nhau đứng thành vòng tròn. Cô vỗ vai và hô cahỵ thì bạn chuột phải chạy thật nhanh, “ Chuột” chạy vào hang nào thì bạn mèo phải chạy vào đúng hang đấy, nếu chạy sang hang khác mà bạn mèo bắt được bạn chuột thì lần đó không được tính và bạn mèo lại tiếp tục đuổi bạn chuột. và cứ tiếp tục đuổi đến khi nào bạn mèo đuổi bắt được bạn chuột thì bạn chuột lại quay lại đuổi bạn chuột, và cứ như thế chúng ta sẽ đổi đôi chơi. 
c. Trò chơi “ Kéo co”.
 Chuẩn bị: 1 Chiếc dây thừng. Cô vẽ một vạch thẳng làm ranh giới giữa hai đội
 Luật chơi: Bên nào giẫm vào vạch chuẩn trước là thua cuộc.
 Cách chơi: Chia trẻ làm hai nhóm bằng nhau, tương đương sức nhau, Cô cho trẻ đứng thành hai hàng dọc đứng đối diện nhau. Mỗi nhóm chọn một trẻ khoẻ nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn, cầm sợi dây thừng và các trẻ khác cũng cầm vào dây. Khi có hiệu lệnh thì trẻ bắt đầu kéo mạnh dây về phía mình. Nếu người đứng đầu hàng nhóm nào giẫm chân vào vạch chẩn trước là thua cuộc.
 3. Chơi tự do:
 - Chơi với đồ chơi ngoài trời 
Phần IV. Hoạt động góc
I. Nội dung
Góc PV: Bán hàng, nấu ăn, cửa hang thực phẩm.
Góc NT: Vẽ ngôi nhà của bé
Góc TN: Tưới cây, chăm sóc cây.
Góc XD: Xây dựng trang trại chăn nuôi
Góc HT: Xem tranh ảnh, kể chuyện về gia đình
 I. Mục đích – yêu cầu
 	1. Kiến thức
- Trẻ tự chọn nhóm chơi, về nhóm chơi. Biết thể hiện một số hành động chơi phù hợp với vai mình chơi: Thể hiện vai mẹ chăm sóc con cái,cho con ăn, tắm cho conthể hiện là một người con ngoan,biết vâng lời ông bà, bố mẹ và cô giáo, biết chào hỏi lễ phép..Thể hiện vai cô giáo: dạy hát, dạy múa, dạy đọc, dạy viếtThể hiện trong vai người bán hàng vui vẻ, niềm nở, chào đón khách mua hàng.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ, tư duy phát triển. 	
- Rèn kỹ năng quan sát , Kỹ năng lắng nghe và chú ý, ghi nhớ có chủ định.
 	- Rèn kỹ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ, kỹ năng so sánh
 	 - Rèn kỹ năng tô màu.
	3. Giáo dục
 - Giaó dục trẻ ngoan, có ý thức bảo vệ cây, hoa, biết chăm sóc, bảo vệ và giữ gìn không bẻ cành, ngắt lá, hái hoa.
III. Chuẩn bị. 
- Chuẩn bị đồ chơi theo nội dung các góc
IV. Tổ chức hoạt động.
1. Thỏa thuận trước khi chơi
 - Các con ơi đến trường chúng mình được làm những gì? 
À, phải rồi đến trường chúng mình được học hát học múa và còn được học biết bao điều bổ ích khác nữa phải không nào, hơn thế nữ chúng mình còn được vui chơi thỏa thích nữa đấy, và hôm nay cô con mình cùng đến với 1 góc chơi mà ở đó chúng ta sẽ được chơi theo các vai như là cô giáo này, vai mẹ-con này, chúng mình đã đoán ra đó là góc chơi nào chưa, nào chúng mình cùng đến góc phân vai nào. Ở góc chơi này các con còn được chơi bán hàng rất là vui nữa đấy, sắp đến ngày tết thiếu nhi rồi chúng mình hãy cùng mua thật nhiều hoa quả về để bày lên mâm ngũ quả nhé.
Ai thích ca hát, ai yêu âm nhạc thì cùng cô đến với góc nghệ thuật, hôm nay ở đó diễn ra một cuộc thi “ Tiếng hát hay” dành cho mọi lứa tuổi, Ai có khả năng về âm nhạc chúng ta sẽ đăng ký để được thi, Nào ai sẽ tham gia cuộc thi này?
Chúng mình cùng quan sát xem ở đằng xa kia là góc gì vậy? Ở đó sao hôm nay lại có nhiều tranh ảnh vậy nhỉ, chúng mình cùng đến đó và khám phá xem tranh ảnh đó có nội dung gì nhé! ồ rất nhiều tranh về trường mầm non chưa được tô màu, chúng mình cùng làm những hoạ sĩ tý hon để tô màu cho những bức tranh này thật đẹp nhé!
 Các con ơi, chúng mình cùng đến với góc xây dựng cùng cô, hôm nay chúng mình cùng cô tham gia vào công việc xây dựng trường mầm non, chúng ta sẽ thiết kế một khuân viên trường thật đẹp với các khu vực trong trường. Nào các con hãy sử dụng những bộ lắp giáp, ống nút và những nguyên vật liệu sẵn có ở góc xây dựng để xây dựng lên một vườn trường mùa thu thật đẹp nhé.
Các con ơi để vườn trường luôn xanh – sạch – đẹp, chúng mình cần phải làm gì? Chúng mình phải nhổ cỏ, bắt sâu, tưới nước cho cây, không bẻ cành, ngắt lá phải không nào? Và hôm nay ở góc thiên nhiên chúng mình cùng cô đến vườn trường chăm sóc cho cây hoa và các loại cây khác trong vườn trường nhé.
 	Cho trẻ nhận góc chơi và về các góc chơi mà trẻ đã chọn.
 	2. Qúa trình chơi
 Trong khi trẻ chơi cô đến từng góc chơi, quan sát và trò chuyện với trẻ:
 Chào các bạn, các bạn đang chơi gì mà vui thế? Các bạn đang chơi đóngvai mẹ- con, vậy bạn nào trong vai mẹ còn bạn nào trong vai người con? 
 - Trong vai người mẹ chúng mình phải làm những gì cho con?
 - Trong vai người con chúng mình phải như thế nào với mẹ, với người lớn tuổi?
 - Hằng ngày “ Mẹ” đã làm gì cho chúng mình trước khi đi lớp?
 À , cô còn thấy có mấy bạn ở đây còn chơi đóng vai cô giáo nữa đấy?
 - Bạn đang làm gì vậy? Là cô giáo thì chúng mình phải làm những công việc gì?
 - Cô còn thấy ở góc này còn có một quầy hàng thật to và nhiều hàng hoá khác nữa ai là chủ của cửa hàng này vậy?
 - Làm ơn bán cho tôi một cân táo được không ạ?
 - Các bác bán hàng tiếp nhé, tôi đi đây! Chào các ca sĩ nhí, các bạn sẽ thể hiện năng khiếu của mình trong phần thi này với bài hát gì vậy? 
 - Bài hát nói về điều gì?
 - Con đang sử dụng dụng cụ âm nhạc nào cho bài hát này vậy?
 - Các bạn có thể hát tặng tôi bài hát “ Trường chúng cháu là trường mầm non” được không?
 Chào các bạn, các bạn đang xem tranh ảnh gì mà chăm chú thế, bức tranh này có nội dung gì thế?
 - Đây là hình ảnh các bạn đang làm gì đây?
 - Các bạn đang làm gì vậy?
 - Các bạn sẽ tô màu gì cho ngôi trường này?
 - Khu vực sân chơi các bạn tô màu gì? Các bác ơi! Các bác nghỉ tay cho đỡ mệt đi, làm từ sáng đến giờ cũng đã mệt lắm rồi. 
 - Các bác đang xây gì ở đây? 
 - Các bác định xây mấy phòng học?
 - Xung quanh trường các bác định xây gì nữa không?
 - Khu vực vườn truờng các bác định thiết kế chúng như thế nào?
 - Vườn hoa các bác định xây ở chỗ nào?
 - Bác định đặt khu vui chơi ở chỗ nào?:
 Các bạn ơi! Các bạn đang làm gì thế? Cây đó là cây gì vậy?
 - Ai sới cỏ cho cây?
 - Ai tưới nước cho cây?
 - Ai bắt sâu cho cây?
 Để vườn trường luôn xanh – xạch – đẹp chúng mình phải làm những gì?
 Cô đàm thoại với trẻ ở các góc chơi, động viên khuyến khích trẻ chơi, cho trẻ giao lưu giữa các góc chơi
 	3. Kết thúc quá trình chơi:
 - Cô đến từng góc chơi và nhận xét từng góc chơi, tuyên dương tinh thần đoàn kết ở các góc chơi. Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi, sau đó tập trung trẻ về góc xây dựng, cho trẻ đi thăm quan và trò chuyện với trẻ về khu trường mầm non vừa được các bác thợ xây xây dựng lên.
 - Cho trẻ thu dọn đồ dùng đò chơi đúng nơi quy định.
Phần V. Hoạt động chiều.
I. Nội dung.
 - Tập viết chữ cái a, ă, â trên bảng
 - Đọc thơ “Mẹ của em”
 - Làm quen với sách tạo hình
- Ôn chữ cái đã học
- Lau sắp xếp đồ chơi của lớp
- Nêu gương, cắm cờ, bé ngoan cuối tuần.
- Trả trẻ trao đổi với phụ huynh tình hình học tập và sức khỏe của trẻ.
II. Mục đích yêu cầu.
Kiến thức: 
 - Củng cố cho trẻ ôn lại các chữ cái đã học 
 - Biết lau dọn sắp xếp đồ chơi của lớp, đọc thơ diễn cảm
2. Kỹ năng: 
 - Trẻ tự tin mạnh dạn, kỹ năng chơi theo nhóm
3. Giáo dục: 
 - Trẻ đoàn kết trong khi chơi và học.
III. Chuẩn bị. 
 	- Bảng chữ cái
	- Thơ Mẹ của em.
IV. Tổ chức hoạt động
	1. Tập viết chữ cái a, ă, â trên bảng
 - Cho cả lớp phát âm các chữ cái a, ă, â, trong bảng chữ cái 4 – 5 lần
 + Tổ, nhóm, cá nhân phát âm chính xác các chữ cái a, ă, â
 + Sau đó cô cho trẻ lên bảng để tập viết các chữ cái
 + Gọi lần lượt trẻ lên viết,khuyến khích trẻ viết chính xác hơn.
 + Hỏi trẻ cách cầm phấn cũng như cầm bút?
 - Cuối buổi cô nhận xét.
2. Đọc thơ “Mẹ của em”
 - Cho trẻ ngồi thành 3 tổ, Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả, nêu nội dung của bài thơ.
 - Cô kể lần 1: Hỏi trẻ
 + Chúng mình vừa được nghe cô đọc bài thơ gì?
 + Bài thơ nói đến điều gì và nói về ai?
 - Cô đọc lần hai và giảng nội dung bài thơ:
 Bài thơ nói lên sự vất vả, tần tảo sớm hôm kiếm tiền nuôi các con khôn lớn, mẹ không quản ngại, quản khó, vượt qua mọi khó khăn. Mẹ luôn quan tâm chăm sóc lo lắng cho chúng mình từ bữa ăn giấc ngủ và mọi thói quen sinh hoạt hằng ngày của bé.
 - Cho trẻ đọc thơ	
 + Cả lớp cùng đọc thơ 4 – 5 lần
 + Tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc.	
3. Làm quen với sách tạo hình.
 - Trẻ ngồi xung quanh cô. Cô phát sách tạo hình cho trẻ xem và nêu lên ý kiến nhận xét của trẻ
 + Con có nhận xét gì về quyển sách này?
 + Quyển sách có tên là gì?
 + Quyển sách này giúp ích gì cho chúng ta?
 => Quyển sách này có tên là Vở tạo hình sẽ giúp chúng ta vẽ lên những gì chúng ta thích, vì thế rất có ích trong học tập.
	4. Lau sắp xếp đồ chơi của lớp
 + Tập trung trẻ lại, cô phổ biến nội dung hoạt động cho trẻ 
 + Tổ chức cho trẻ hoạt động theo nhóm
 + Trẻ có thể tự lau dọn, lau lại những đồ dùng đồ chơi ở các góc lớp giúp cô.
 + Trẻ xếp lại gọn gang
 - Cô tập trung trẻ lại NX.
Vệ sinh trả trẻ: - Nêu gương, cắm cờ, bé ngoan cuối tuần.
- Trả trẻ trao đổi với phụ huynh tình hình học tập và sức khỏe của trẻ
C. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY.
Ngày soạn: 02/10/2015
Ngày dạy: 05/10/2015
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực: Phát triển thể chất
Nội dung hoạt động: ĐÔI CHÂN KHÉO LÉO (Đi trên ghế thể dục, đầu đổi túi cát)
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ thực hiện bài tập tốt, trẻ đi trên ghế thể dục thật khéo, không bị ngã không để rơi túi cát.
 2. Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng vận động, rèn sự khéo léo. Phát triển thể lực cho trẻ
 - Rèn tính kiển trì, bền bỉ, sự dẻo dai của đôi chân cho trẻ.
3. Giáo dục
 - Trẻ cẩn thận, cò lòng dũng cảm.
II. Chuẩn bị
 - Sân tập rộng, thoáng, sạch sẽ, không có chướng ngại vật.
 	- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, phù hợp
 - Ghế thể dục: 2 ghế, tuí cát đủ cho mỗi trẻ.
III. Tổ chức thực hiện
Nội dung
	Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1
Trò chuyện
 Hoạt động 2
Bé tập thể dục
Hoạt động 3
Bé thư giãn
* Cô và trẻ hát “ Cháu yêu bà” Trò chuyện với trẻ về các thành viên trong gia đình.
Trong gia đình có rất nhiều người với các thế hệ cùng chung sống. Mọi người trong gia đình rất là yêu thương nhau. Chúng mình phải luôn luôn ngoan ngoãn, học giỏi để ông bà, bố mẹ vui lòng nhé.Trong Gia đình các con thường giúp bố, mẹ được những công việc gì?
* Khởi động:
Cô cho trẻ xếp thành 3 hàng ngang và đứng tại chỗ khởi động theo nhạc bài “ Chim bồ câu” khởi động các khớp cổ tay, cổ chân, bả vai, chạy tại chỗ, vặn mình.
* Trọng động
* Bài tập phát triển thể chất
Tay: Hai tay đưa ra trước, ra sau. 
 ( 2Lần x 8 nhịp)
Chân: Ngồi khuỵu gối 
 (2Lầnx 8nhịp)
Bụng: Đứng cúi người về trước
 (2Lầnx 8nhịp)
Bật: Bật tách, khép chân
 (2Lầnx 8nhịp)
Cho trẻ chuyển đội hình về thành 2 hàng dọc để tập bài vận động cơ bản. 
* Vận động cơ bản “ Đi trên ghế thể dục, đầu đội túi cát”
Hôm nay, các con hãy giúp bố mẹ mình một việc nhé, chúng mình phải vận chuyển những túi cát đi trên ghế thế dục.Chúng ta phải đi sao cho thật khéo không để bị ngã, không làm rơi túi hạt giống.
Để làm được điều đó chúng mình cùng quan sát cô thực hiện 1 lần nhé.
- Lần 1: Cô thực hiện mẫu
- Lần 2: Chọn 1 trẻ khá lên thực hiện mẫu theo sự hướng dẫn của cô.
TTCB: Đøng trưíc ghế thể dục, bước lần lượt từng chân lên ghế, tay cầm túi cát khi đã lên được ghế, nhẹ nhàng để túi cát lên đầu, mắtt nhìn thẳng khi có hiệu lệnh thì đi mắt nhìn thẳng, đầu không cúi, giữ thăng bằng đi đều trên ghế thể dục. Đến đầu ghế bên kia nhẹ nhàng cầm túi cát và nhẹ nhàng bước xuống ghế và đi về cuối hàng đứng.
*Trẻ thực hiện :
+ Lần lượt cho trẻ ở 2 hàng lên tập.
+ Cho trẻ ở hai tổ thi đua nhau.
Xem đội nào mang được nhiều túi hạt giống về hơn là đội đó chiến thắng
Cô chú ý quan sát và sửa sai cho trẻ.
- Cô kiểm tra kết quả của hai đội
* Trò chơi vận động: “ Kéo co”
- Cô giới thiệu và hướng dẫn trẻ chơi¸ cho trẻ chơi 2-3 lần.
* Hồi tĩnh:
Cho trẻ đi nhẹ nhàng 3 vòng.
- Trẻ hát và trò chuyện với cô về bài hát.
- Trẻ lắng nghe cô giảng bài?
2-3 Trẻ TL
- Trẻ khởi động các khớp cổ tay, cổ chân, vặn mình, xoay bả vai, chạy tại chỗ: Chạy nhanh, chạy chậm, chạy nâng cao gối..
- Trẻ lắng nghe!
- Trẻ quan sát!
- Trẻ khá lên thực hiện theo sự hướng dẫn của cô
- Trẻ ở 2 hàng lần lượt lên thực hiện
- Trẻ ở hai tổ lên thi đua nhau.
- Trẻ chơi trò chơi tích cực
- Trẻ đi nhẹ nhàng 2 – 3vòng quanh sân.
A. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích:
 	 Trò chuyện về các thành viên trong gia đình
 2. Trò chơi vận động:	
Gia đình gấu
3. Chơi tự do:
 	 Chơi tự do trên sân trường
B. HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc PV: 
Bán hàng, nấu ăn, cửa hang thực phẩm.
Góc NT: 
Vẽ ngôi nhà của bé
Góc TN:
 Tưới cây, chăm sóc cây.
Góc XD: 
Xây dựng trang trại chăn nuôi
C. HOẠT ĐỘNG CHIỀU 
1. Tập viết chữ cái a, ă, â trên bảng
2. Nhận xét trẻ cuối ngày, cô cho trẻ nhận xét các bạn trong ngày, cô nhận xét bao quát, tuyên dương trẻ ngoan, nhắc nhở trẻ chưa ngoan, cho trẻ ngoan lên cắm cờ.
3. Cho trẻ ra sân chơi, vệ sinh sạch sẽ cho từng các nhân trẻ, lấy đồ và trả trẻ ân cần khi có phụ huynh đến đón trẻ - trả trẻ.
 	 Vệ sinh lớp học sạch sẽ và ra về.
D. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
Ngày soạn: 02/10/2015
Ngày dạy: 6/10/2015
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ DÍCH
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Nội dung hoạt động: NÀO CHÚNG TA CÙNG ĐẾM
 (Đếm đến 5 nhận biết số 5) 
 I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
 - Nhận biết được các nhóm đồ vật có số lượng trong phạm vi 5. Phân loại số lượng trong phạm vi 5. Nhận biết số 5
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng đếm, kỹ năng nhận biết phân biệt.
 - Phát triển tư duy sáng tạo cho trẻ.
 - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
3. Giáo dục: 
 Trẻ yêu thích bộ môn học.
II. Chuẩn bị: 
Thẻ số từ 1 – 5, nhóm lôtô đồ vật 5 cái bát, 5 cái thìa.
 Xung quanh lớp đặt một số đồ vật đồ dùng gia đìnhcó số lượng trong phạm vi 5.
 - Mỗi trẻ một rổ đồ dùng có thẻ số từ 1 – 5, nhóm lôtô đồ vật 5 cái bát 5 cái thìa giống của cô song kích thước nhỏ hơn.
III. Tổ chức thực hiện:
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1
Trò chuyện
Hoạt động 2
Đếm đến 5
Hoạt động 3
Nhận biết số 5
Hoạt động 4
Luyện tập,củng cố, trò chơi.
Hoạt động 5
Kết thúc
Cô đọc câu đố:
Một thân phình ở hai đầu
Phần cắm áp miệng, phần cầm áp tai
Dẫu cho muôn dặm đường dài
Vẫn nghe như thể ngồi ngay cạnh mình
Là cái gì?
+ Đố cả lớp chúng mình đó là cái gì?
+ Điện thoại dùng để làm gì?
+ Gia đình chúng mình có điện thoại không?
Trước kia chưa có điện thoại di động, thì các gia đình chúng ta dùng điện thoại bàn, điện thoại có dây, còn bây giờ, chúng ta dùng điện thoại di động, một loại điện thoại rất tiện ích có thể mang đi khắp nơi, rất tiện để liên lạc đấy các con ạ. Các con còn nhỏ chưa thể sử dụng điện thoại, nhưng sau này lớn lên chúng mình sẽ được bố mẹ cho sử dụng điện thoại đấy? Chúng mình phải ngoan, vâng lời ông bà bố mẹ, các con nhớ chưa nào?
* Trẻ học toán:
a. Đếm đến 5, ôn nhận biết số lượng trong phạm vi 5.
Cô mời cả lớp đến với siêu thị đồ dùng gia đình vừa mới khai trương của gia đình cô nhé.
- Chúng mình cùng ngắm nhìn gian hàng và trả lời cô:
+ Có bao nhiêu cái giường?
+ Có bao nhiêu cái Tủ quần áo?
+ Có bao nhiêu cái nồi cơm?
+ Có bao nhiêu cái phích nước?
+ Có bao nhiêu cái bát?
+ Có bao nhiêu cái thìa?
b. Nhận biết số 5
- Chúng mình đi siêu thị rất là mệt rồi phải không các con, các con hãy cùng về phòng chờ và nghỉ ngơi, đợi cô mua hàng một chút.
Chào các bạn, cô đã vừa mua được một số đồ dùng đấy chúng mình cùng quan sát xem cô chọn được gì nhé:
- Chúng mình đếm giúp cô xem cô có mấy cái bát?
 B B B B B 
- 5 cái bát tương ứng với số mấy?
- Và cô có thẻ chữ số 5. Cô đọc số 5
- Cô giới thiệu chữ số 5, cho trẻ đọc số 5.
Hàng ngày, khi ăn cơm, chúng mình sử dụng bát để đựng cơm, còn dùng gì để xúc cơm ăn vậy? Và cô cũng chọn được thìa đấy, chúng mình cùng đếm xem cô có mấy cái thìa nhé?
 X X X X X
 T T T T 
Có tất cả là 4 cái thìa, 4 cái thìa tương ứng với số mấy? Bạn nào chọn giúp cô số 4.
Chúng mình thấy số bát và số thìa như thế nào với nhau? So sánh nhiều hơn, ít hơn.
- Cô cho trẻ thêm bớt trong phạm vi 5 và gắn thẻ số tương ứng. 
 * Trẻ nhận biết chữ số 5.
- Hôm nay, đến với siêu thị cô có món quà tặng tất cả các con, rổ đằng sau mau mau đừa về trước.Trong rổ chúng mình có gì?
- Cho trẻ đếm số bát, thìa có trong rổ và gằn thẻ số tương ứng với mỗi lần trẻ thêm bớt.
c. Luyện tập, củng cố.
Chúng mình cùng tìm nhanh xung quanh lớp xem có những nhóm đồ vật nào có số lượng là 5. 
d. Trò chơi.
- “Tìm đúng số nhà”
- Phát cho mỗi trẻ một thẻ số từ 3 – 5 tương ứng với các ngôi nhà có 3 - 5 chấm tròn.
Bạn nào về sai nhà thì bạn đó sẽ phải nhảy lò cò.
- Sau mỗi lần chơi cô kiểm tra trẻ.
* Kết thúc:
- Cho trẻ về góc học tập.
- Trẻ lắng nghe và giải câu đố!
- Cái điện thoại!
- Trẻ lắng nghe!
- Trẻ quan sát
- Trẻ đếm và trả lời cô
- 1cái giường ạ!
- 2 cái tủ ạ!
-3 cái nồi cơm ạ!
- 4 cái phích nước ạ!
- 5 cái bát ạ!
- 5 cái thìa ạ!
- 1.5 có tất cả là 5 cái bát.
- Số 5 ạ!
- Trẻ đọc theo tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc số 5. 
- Trẻ quan sát và đếm!
- Trẻ chọn số tương ứng theo yêu cầu của cô!
- Trẻ thực hành nhận biết số 5 và thêm bớt trong phạm vi 5.
- Trẻ tìm theo nhóm.
- Trẻ hứng thú với trò chơi và tích cực chơi các trò chơi với các thẻ số từ 3 – 5.
- Trẻ nối số với số lưọng trong phạm vi 5 ở góc học tập.
A. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích
- Vẽ tự do trên sân trường
2. Trò chơi
- Kéo co
 3. Chơi tự do	
- Trẻ chơi theo ý thích cô bao quát trẻ
B. HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc PV:
 Bán hàng, nấu ăn, cửa hang thực phẩm.
Góc TN: 
Tưới cây, chăm sóc cây.
Góc XD: 
Xây dựng trang trại chăn nuôi
Góc HT:
 Xem tranh ảnh, kể chuyện về gia đình
C. HOẠT ĐỘNG CHIỀU 
- Ngủ dậy vệ sinh vận động nhẹ - Chải đầu tóc gọn gàng cho trẻ
- Ăn chiều vệ sinh cá nhân trẻ
- Đọc thơ “Mẹ của em”
- Bình cờ nêu gương cuối ngày
- Trả trẻ trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập trong ngày của trẻ
D. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
..........................
Ngày soạn: 04/10/2015
Ngày dạy: 07/10/2015
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Nội dung hoạt động: BÉ NÀO ĐỌC GIỎI
(LQ chữ cái a, ă, â)
I. Mục đích – Yêu cầu
1. Kiến thức: 
 - Trẻ biết đặc điểm cấu tạo của các chữ cái, a, ă, â đọc chính xác
- Hướng thú tham gia trò chơi cùng cô và các bạn 
2. Kỹ năng: 
 - Rèn kỹ năng quan sát. 
 - Rèn kỹ ghi nhớ có chủ định
3. Giáo dục: 
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập
. II. Chuẩn bị
 - Bài giảng điện tử, các chữ cái a,ă,â
- Trò chơi, bài hát cả nhà thương nhau
III. Tổ chức thực hiện
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1
Trò chơi tìm chữ
Hoạt động 2
Bé nào đọc giỏi (LQ chữ a, ă, â)
Hoạt động 3
Kết thúc
* Tìm chữ a â ă trong tranh
- Cho trẻ hát “ Cả nhà thương nhau”
- Chúng mình vừa hát bài hát nói về gì?
- Gia đình con có những ai?
- Trong gia đình con có những đồ dùng gì?
- Con hãy kể những đồ dùng dùng để ăn và để uống?
- Xung quanh lớp mình cô đã chuẩn bị rất nhiều bức tranh vẽ đồ dùng gia đình dưới các bức tranh có tên các đồ dùng đó các con hãy tìm xem trong các bức tranh có chữ a â ă đem lên nào!
- Bạn nào có chữ ă đứng sang phía tay trái cô
- Bạn nào có chữ â đứng sang phía tay phải cô
- Bạn nào có chữ a đứng trước mặt cô
* Giới thiệu chữ a
Cô giới thiệu bức tranh gia đình
đọc từ gia đình bạn An
cô giới thiệu chữ cái mới
Chữ a gồm một vòng tròng khép kín phía bên tay trái và một nét sổ thảng ngắn phía tay phải đọc là a
 Giới thiệu các kiểu chữ cho trẻ đọc và nêu cấu tạo tường chữ
* Các chữ ă, â dạy tương tự
Cho trẻ chơi trang trí chữ cái a, â, ă 
Hưỡng dẫn cách chơi luật chơi, tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
 * Nhận xét và kết thúc 
- nhận xét kết quả của cả bna gia đình
Tuyên dương khuyến khích trẻ
Giáo dục trẻ cho trẻ cất đồ 
- Gia đình 
- 3 trẻ
- 2 trẻ
- 3 trẻ
- Tìm chữ a â ă
- Đọc từ trong tranh.
- Tìm chữ a.
- Cất dọn đồ dùng.
A. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích
- Vẽ tự do trên sân trường
2. Trò chơi
- Kéo co
	3. Chơi tự do	
- Trẻ chơi theo ý thích cô bao quát trẻ
B. HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc PV:
 Bán hàng, nấu ăn, cửa hang thực phẩm.
Góc TN: 
Tưới cây, chăm sóc cây.
Góc XD: 
Xây dựng trang trại chăn nuôi
Góc HT:
 Xem tranh ảnh, kể chuyện về gia đình
C. HOẠT ĐỘNG CHIỀU 
- Ngủ dậy vệ sinh vận động nhẹ - Chải đầu tóc gọn gàng cho trẻ
- Ăn chiều vệ sinh cá nhân trẻ
- Đọc thơ “Mẹ của em”
- Bình cờ nêu gương cuối ngày
- Trả trẻ trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập trong ngày của trẻ
D. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY ............
...
...
...
Ngày soạn: 04/10/2015
Ngày dạy: 08/10/2015
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực: Phát triển TC-XH
Nội dung hoạt động: Cả nhà thương nhau
Nghe hát: Ba ngọn nến lung linh
Trò chơi: Ai đang hát
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức: 
 - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, trẻ thuộc lời bài hát, hiểu nội dung bài hát. Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả bài cô hát.
 	- Trẻ biết cách chơi trò chơi trò chơi.
2. Kỹ năng
 - Rèn kỹ năng ca hát, kỹ năng nghe nhạc, cảm thụ âm nhạc
 - Rèn kỹ năng vận động, hưởng ứng theo giai điệu bài hát
3. Thái độ: -

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 5 BÉ và các.......doc