Giáo án Mẫu giáo lớn - Tuần 7 - Chủ đề: Gia đình - Chủ đề nhánh: Nhu cầu gia đình

A. MỤC TIÊU

1. Phát triển thể chất.

- Phát triển các nhóm cơ và hô hấp, phát triển các vận động cơ bản: đi đứng, chạy, nhảy, bò, ném

- Trẻ có thói quen vệ sinh hàng ngày: lau, rửa mặt, rửa tay, đánh răng

* Lồng ghép kỹ năng sống.

 * Giáo dục bảo vệ môi trường, Giáo dục sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm.

- Biết giữ dìn vệ sinh trường lớp, không vứt rác bưa bãi .

- Biết sử dụng nước tiết kiện khi rửa tay, biết tắt quạt điện, tắt ti vi giúp cô khi không dùng đến

* Lồng ghép chỉ số 11: Đi thăng bằng trên ghế thể dục (2m x 0,25m x 0,35m)

 2. Phát triển nhận thức.

- Biết được sở thích của mỗi người trong gia đình.

- Phát triển khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định.

* Giáo dục bảo vệ môi trường. Trẻ biết giữ gìn vệ sinh trường lớp, không

 * Lồng ghép chỉ số 104: Nhận ra con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 6

 

doc 22 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 833Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mẫu giáo lớn - Tuần 7 - Chủ đề: Gia đình - Chủ đề nhánh: Nhu cầu gia đình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành động chơi phù hợp với vai mình chơi: Thể hiện vai mẹ chăm sóc con cái,cho con ăn, tắm cho conthể hiện là một người con ngoan,biết vâng lời ông bà, bố mẹ và cô giáo, biết chào hỏi lễ phép..Thể hiện vai cô giáo: dạy hát, dạy múa, dạy đọc, dạy viếtThể hiện trong vai người bán hàng vui vẻ, niềm nở, chào đón khách mua hàng.
2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ, tư duy phát triển. 	- Rèn kỹ năng quan sát , Kỹ năng lắng nghe và chú ý, ghi nhớ có chủ định.
 	- Rèn kỹ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ, kỹ năng so sánh
 	- Rèn kỹ năng tô màu.
	3. Giáo dục: - Giaó dục trẻ ngoan, có ý thức bảo vệ cây, hoa, biết chăm sóc, bảo vệ và giữ gìn không bẻ cành, ngắt lá, hái hoa.	
III. Chuẩn bị
Chuẩn bị đồ chơi theo nội dung các góc
IV. Tổ chức hoạt động
1. Thỏa thuận trước khi chơi
Các con mau lại đây với cô nào?
+ Cho trẻ nghe nhạc bài “ Tổ ấm gia đình” và hỏi trẻ:
+ Chúng mình vừa nghe bài hát gì?
+ Bài hát nói về điều gì?
+ Trong tổ ấm gia đình có những ai?
Các con ạ, Tổ ấm gia đình là nơi chúng ta được sinh ra và lớn lên, được sự quan tâm, yêu thương và chăm sóc của bố mẹ, chúng mình lớn lên trong vòng tay yêu thương và ấp ủ của mẹ cha. Hôm nay, đến với góc phân vai chúng mình sẽ cùng đóng vai nhập vai thể hiện được chính cuộc sống gia đình của chúng ta trong hoạt động chơi gia đình, mẹ con và hoạt động bán hàng đồ dùng, đồ ăn thức uống phục vụ cho cuộc sống gia đình hằng ngày. Bạn nào sẽ tham gia ở góc chơi này?
Cô mời các con cùng đến với góc học tập và khám phá xem hôm nay chúng mình được chơi gì ở góc chơi này nhé. Ồ ở đây hôm nay cô thấy có rất nhiều lôtô có hình ảnh các loại đồ dùng trong gia đình phục vụ trong mọi sinh hoạt của gia đình chúng mình.Đó là những đồ vật gì vậy và chúng dùng để làm gì? Bây giờ chúng mình hãy giúp cô khám phá những đồ dùng đó là đồ dùng gì và chúng có tác dụng như thế nào với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của chúng mình nhé!
Đôi làn môi con ngậm đầu vú mẹ như cây lúa nhỏ nghiêng về phù sa như hương hoa thơm nghiêng về ngon gióĐó là những ca từ thân thiết, giản dị của “ Khúc hát ru của người mẹ trẻ”. Các con ạ, ngay từ khi sinh ra mỗi chúng ta đều che chở trong vòng tay yêu thương của mẹ, và sự nuôi dưỡng của người cha, sự quan tâm yêu thương của gia đình. Để thể hiện tình cảm của chúng mình với gia đình, chúng mình hãy cùng thể hiện qua các bài hát trong chủ điểm gia đình như“ Cháu yêu bà” “ Cả nhà thương nhau” Các con đồng ý không nào? Nào bạn nào sẽ tham gia biểu diễn ở góc nghệ thuật?
Các con ơi, chúng mình cùng đến với góc xây dựng cùng cô, hôm nay chúng mình cùng cô tham gia vào công việc xây dựng trang trại chăn nuôi cho gia đình chúng mình, chúng ta sẽ thiết kế một trang trại thật rộng, thoáng và để có thể chăn nuôi được thật nhiều con vật để giúp cải thiện thêm cuộc sống của gia đình chúng mình nhé. Nào các con hãy sử dụng những bộ lắp giáp, ống nút và những nguyên vật liệu sẵn có ở góc xây dựng để xây dựng lên cho gia đình một trang trại chăn nuôi thật lớn nhé. 
 Để vườn trường luôn xanh – sạch – đẹp, chúng mình cần phải làm gì? Chúng mình hằng ngày phải chăm sóc cây xanh xung quanh khu vực trường để vườn trường luôn xanh - sạch - đẹp, để làm được điều đó chúng mình phải nhổ cỏ, bắt sâu, tưới nước cho cây, không bẻ cành, ngắt lá phải không nào? Và hôm nay ở góc thiên nhiên chúng mình cùng cô đến vườn trường chăm sóc cho cây hoa và các loại cây khác trong vườn trường nhé.
 	Cho trẻ nhận góc chơi và về các góc chơi mà trẻ đã chọn.
 2. Quá trình chơi.
 	Trong khi trẻ chơi cô đến từng góc chơi, quan sát và trò chuyện với trẻ:
 	 Chào các bạn, các bạn đang chơi gì mà vui thế? 
 	 Các bạn đang chơi ở cửa hàng à, ai là chủ cửa hàng này, cửa hàng của bác bán gì vậy?
 	Chào bạn, bạn muốn mua gì vậy?
 	Bạn muốn mua những đồ dùng này để làm gì? 
 	Chào bạn, bạn đang làm gì vậy? Bạn cho em bé ăn gì vậy? Bạn chơi đóng vai mẹ - con à, vậy bạn làm mẹ bạn chăm sóc con của mình như thế nào?
 Còn bạn bạn đang đóng trong vai gì vậy? Là các thành viên trong gia đình các bạn phải như thế nào với nhau?
 Chào các ca sĩ nhí, các bạn sẽ thể hiện năng khiếu của mình trong phần thi này với bài hát gì vậy? 
 - Bài hát nói về điều gì?
 - Con đang sử dụng dụng cụ âm nhạc nào cho bài hát “Cháu yêu bà” vậy?
 - Các bạn có thể hát tặng tôi bài hát “ Cả nhà thương nhau” được không?
 Các bạn ơi, các bạn chơi có vui không?
 Các bạn đã tìm hiểu được tên gọi, đặc điểm của các loại đồ dùng gia đình trong lôtô này là cái gì chưa?
 + Đây là cái gì?
 + Vì sao bạn biết?
 + Chúng dùng để làm gì?
 + Các bạn có thể phân loại giúp cô thành hai loại đồ dùng: Một nhóm đồ dùng sinh hoạt trong ăn uống, một nhóm đồ dùng phục vụ sinh hoạt hằng ngày như nhu cầu ăn, . mặc, ngủ, nghỉ, đi lại.. được không?
 Cảm ơn các bạn đã giúp cô phân loại rõ ràng các loại đồ dùng này.
 Chào các bạn, các bạn đang tham gia là những bác thợ xây, chúng mình thấy công việc xây dựng thú vị chứ?
 + Chúng mình đang xây gì vậy?
 + Xung quanh trang trại có gì? 
 + Các con sẽ xây trang trại này gồm có mấy khu vực chăn nuôi?
 + Khu này các bạn xây khu vực nuôi con vật gì?
 Các bạn ơi! Các bạn đang làm gì thế? Cây đó là cây gì vậy?
 - Ai sới cỏ cho cây?
 - Ai tưới nước cho cây?
 - Ai bắt sâu cho cây?
 Để vườn trường luôn xanh – xạch – đẹp chúng mình phải làm những gì?
 Cô đàm thoại với trẻ ở các góc chơi, động viên khuyến khích trẻ chơi, cho trẻ giao lưu giữa các góc chơi.
3. Nhận xét sau khi chơi
 	 - Cô đến từng góc chơi và nhận xét từng góc chơi, tuyên dương tinh thần đoàn kết ở các góc chơi. Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi, sau đó tập trung trẻ về góc xây dựng, cho trẻ đi thăm quan và trò chuyện với trẻ về trang trại chăn nuôi vừa được các bác thợ xây xây dựng lên.
 	- Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định
Phần V. Hoạt động chiều
I. Nội dung.
- Nghe cô kể chuyện “2 anh em gà com”
- Hát múa các bài trong chủ điểm
- Bé chơi ở các góc
- Ôn chữ cái đã học
- Lau sắp xếp đồ chơi của lớp
- Nêu gương, cắm cờ, bé ngoan cuối tuần.
- Trả trẻ trao đổi với phụ huynh tình hình học tập và sức khỏe của trẻ.
II. Mục đích yêu cầu
 	1. Kiến thức
- Củng cố cho trẻ ôn lại các chữ cái đã học 
 - Biết lau dọn sắp xếp đồ chơi của lớp, đọc thơ diễn cảm
2. Kỹ năng: - Trẻ tự tin mạnh dạn, kỹ năng chơi theo nhóm
3. Giáo dục: - Trẻ đoàn kết trong khi chơi và học.
III. Chuẩn bị 
 	- Bảng chữ cái
- Các góc chơi.
IV. Tổ chức hoạt động
 	 1. Hát múa các bài trong chủ điểm
 	- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
 	- Cô hát 1 – 2 lần kết hợp dụng cụ âm nhạc
 	+ Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả
 	 - Cho trẻ hát
 	 + Trẻ hát tập thể cùng cô 4 -5 lần
 	 + Tổ hát thi 
 	 + Nhóm trẻ thể hiện
 	 + Cá nhân trẻ hát
2. Hoạt động góc.
 - Trẻ nhận góc chơi.
 - Các con cùng quan sát xem trong lớp mình có những góc chơi nào?
 - Cô đến các góc chơi chia nhóm chơi cùng trẻ
 - Quan sát trẻ chơi
 - Các con đang làm gì? Vậy trong trường mầm non có những gì?
 - NX sau khi chơi
3. Lau sắp xếp đồ chơi của lớp
 + Tập trung trẻ lại, cô phổ biến nội dung hoạt động cho trẻ 
 + Tổ chức cho trẻ hoạt động theo nhóm
 + Trẻ có thể tự lau dọn, lau lại những đồ dùng đồ chơi ở các góc lớp giúp cô.
 + Trẻ xếp lại gọn gang
 - Cô tập trung trẻ lại NX
 * Vệ sinh trả trẻ: - Nêu gương, cắm cờ, bé ngoan cuối tuần.
- Trả trẻ trao đổi với phụ huynh tình hình học tập và sức khỏe của trẻ
C. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
Ngày soạn: 17/10/2015
Ngày dạy: 19/10/2015 
 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực: Phát triển thể chất
Nội dung hoạt động: Bật xa 50cm, ném xa bằng 1 tay
I. Mục đích – Yêu cầu
1. Kiến thức: - Trẻ biết bật xa 50cm, có khả năng ném xa bằng hai tay.
2. Kỹ năng: - Phát triển thể lực. Rèn kỹ năng vận động, sự khéo léo kết hợp giữa tay và chân, rèn sự dẻo dai và sức bật của cơ thể, khả năng ném xa bằng 2 tay.
 	- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ, chú ý có chủ định.
3. Thái độ: - Trẻ yêu thích bộ môn học. Có thói quen tập thể dục.
II. Chuẩn bị
 - Sân tập rộng, thoáng, sạch sẽ.
 - Vạch phấn. Túi cát đủ cho mỗi trẻ.
III. Tổ chức thực hiện
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1 
Trò chuyện
Hoạt động 2
Khởi động
Hoạt động 3 Trọng động
Hoạt động 3
Hồi tĩnh
* Bé thông minh
Cô đọc câu đố:
Miệng tròn, lòng trắng phau phau
Đựng cơm, đựng thịt, đựng rau hằng ngày
 Là những cái gì?
À, rất giỏi đó chính là những cái bát cái, cái đĩa mà hằng ngày chúng mình vẫn thấy gia đình sử dụng để đựng thức ăn trong các bữa ăn đấy. Chúng là những đồ rất là dễ vỡ chính vì thế khi sử dụng chúng mình phải biết giữ gìn, bảo vệ cẩn thận các con nhớ chưa nào?
* Bé khoẻ:
Để có một cơ thể khoẻ mạnh ngoài việc ăn uống hợp vệ sinh, đảm bảo chất dinh dưỡng thì chúng mình còn phải làm gì?
Đúng rồi, bây giờ cô con mình cùng khởi động trước khi đến với các bài tập thể dục nhé
+ Khởi động:
Cô và trẻ làm đoàn tàu vừa đi vừa hát “ Đoàn tàu nhỏ xíu” và kết hợp đi các kiểu chân.
Rồi về hàng thành 2 hàng ngang tập thể dục
+ Trọng động:
a. Bài tập phát triển chung:
Tay: Hai tay đưa ra trước, ra sau. 
 ( 2Lần x 8 nhịp)
Chân: Ngồi khuỵu gối 
 ( 2Lần x 8nhịp)
Bụng: Đứng cúi người về trước
 ( 2Lần x 8nhịp)
Bật: Bật tách, khép chân
 ( 2Lần x 8nhịp)
Cho trẻ chuyển đội hình về thành 2 hàng dọc để tập bài vận động cơ bản. 
b. Vận động cơ bản:
Hôm nay chúng mình sẽ cùng bật xa 50cm và ném xa bằng hai tay. Để thực hiện được bài tập này chúng mình cùng quan sát cô thực hiện nhé!
+ Cô mời 1trẻ khá lên làm mẫu, trẻ vừa làm cô vừa giải thích để trẻ thực hiện: Con đi đến trước vạch, hai tay thả tự nhiên, mắt nhìn thẳng. Nhún người, bật mạnh chân, tay đưa ra sau, đẩy người ra xa 50cm, tay giang ngang để giữ thăng bằng. tiếp đất bằng hai mũi bàn chân. Tiếp tục con đi đến vạch tiếp theo để thực hiện bài tập ném xa: Đứng trước vạch chân sau, chân trước, hai tay cầm túi cát đưa cao lên trên đầu, hơi ngửa ra sau, dùng sức mạnh của tay ném mạnh túi cát ra xa rồi về cuối hàng đứng.
+ Cho trẻ thực hiện:
- Cô mời 1 – 2 trẻ khá lên thực hiện
- Cô mời lần lượt từng trẻ ở hai hàng lên thực hiện.
- Cho hai tổ thi đua nhau xem đội nào bật xa hơn và ném được nhiều túi cát hơn. Trong cùng một thời gian đội nào bật xa ném được nhiều túi cát hơn là đội đó chiến thắng
- Cô nhận xét, động viên trẻ ở hai đội.
+ Hồi tĩnh:
Cho trẻ vận động nhẹ nhàng “ Chim bay, cò bay” . Cho trẻ thu dọn đồ dùng.
- Trẻ lắng nghe và giải câu đố?
- Trẻ lắng nghe!
- Trẻ lắng nghe và trả lời câu hỏi của cô
- Trẻ cùng làm đoàn tàu và khởi động theo khẩu lệnh của cô
- Trẻ chuyển đội hình.
- Trẻ lắng nghe!
- Trẻ quan sát!
- Trẻ lắng nghe và thực hiện theo sự hướng dẫn của cô.
- 1 – 2 trẻ khá lên thực hiện.
- Lần lượt trẻ ở hai hàng lên thực hiện.
- Trẻ ở hai tổ thi đua nhau.
- Trẻ vận động “ Chim bay, cò bay” và thu dọn đồ dùng đồ chơi.
A.Hoạt động ngoài trời
1. Hoạt động có chủ đích:
 - Quan sát đồ dùng gia đình.
 2. Trò chơi vận động:	
 - Lộn cầu vồng
3. Chơi tự do:
 - Chơi tự do trên sân trường
B. Hoạt động góc
Góc PV: Nấu ăn, mẹ con, gia đình.
Góc NT: Vẽ đôg dùng gia đình
Góc TN: Bé chăm sóc cây trong vườn
Góc XD: Xây dựng trang trại chăn nuôi
C. Hoạt động chiều
- Ngủ dậy vệ sinh vận động nhẹ 
- Chải đầu tóc gọn gàng cho trẻ
- Ăn chiều vệ sinh cá nhân trẻ
- Nghe cô kể chuyện “2 anh em gà com”
- Bình cờ nêu gương cuối ngày
- Trả trẻ trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập trong ngày của trẻ
D. Đánh giá trẻ cuối ngày
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 17/10/2015
Ngày dạy: 20/10/2015 
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Nội dung hoạt động: Ai giỏi nhất
(ôn số lượng 6, thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 6)
 I. Mục đích yêu cầu
 1. Kiến thức: - Trẻ đếm được nhóm đồ vật có số lượng trong phạm vi 56. Nhận biết số 5. Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 6.
 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng so sánh, thêm bớt
 - Phát triển khả năng tư duy cho trẻ
 3. Thái độ: - Trẻ yêu thích bộ môn học và trẻ hăng say học.
 II. Chuẩn bị
 - Xu hào
 - Các thẻ số tương ứng từ 1 – 6 
 - Các nhóm đồ dùng có số lượng trong phạm vi 6.
 - Đồ dùng của cô giống của trẻ nhưng kích thước lớn hơn. 
 III. Tổ chức thực hiện
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1
Trò chuyện
Hoạt động 2
Ôn, nhận biết số lượng trong phạm vi 6
Hoạt động 3
Thêm bớt nhận biết sự hơn kém trong phạm vi 6
Hoạt động 4
Luyện tập,củng cố
Hoạt động 5
Kết thúc
1. Trẻ tìm hiểu nhu cầu ăn uống:
Các con ạ, nhu cầu sống như nhu cầu ăn, uống, ở, đi lại.. là những nhu cầu sống không thể thiếu và nhu cầu ăn là một trong những nhu cầu mà chúng ta cần phải quan tâm nhất. Để có thể sống và tồn tại được thì chúng mình phải ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và đảm bào cho cơ thể phát triển. Vậy hàng ngày, trong các bữa ăn của gia đình chúng mình thường ăn với những gì?
À, cơm, canh, rau, thịtcó hôm có cá, đậunhu vậy là đã đảm bảo được năng lượng cho cơ thể rồi. Và hôm nay cô muốn mời chúng mình đến với khu vườn sinh thái để xem các cô bác ở đó phương pháp và cách chăm sóc rau thể nào nhé, một trong những loại thức ăn không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hằng ngày của chúng mình.
2. Ôn, nhận biết số lượng trong phạm vi 6:
- Đến với vườn rau của rồi, ở đây có rất là nhiều loại rau. Chúng mình cùng quan sát và đếm xem có tất cả bao nhiêu luống rau xà lách nào?
+ Đây là luống rau gì? Có tất cả bao nhiêu luống trồng rau muống?
+ Còn đây là rau gì? Đếm cho cô có bao nhiêu luống trồng xu hào?
+ Có tất vả bao nhiêu luống trồng rau bắp cải?
Và bây giờ cô sẽ mua rau xu hoà và bắp cải về để hôm nay cô con mình sẽ cùng chế biến thật ngon nhé.
* Bé tập thêm bớt:
Chúng mình cùng đếm xem cô mua được mấy cây bắp cải đây?
+6 cây bắp cải tương ứng với số mấy?
+ Bạn nào giúp cô lấy thẻ số 6?
Trong rỏ của cô còn có thêm một loại rau nữa, chúng mình xem cô có rau gì đây?
+ Chúng mình đếm xem có tất cả mấy củ xu hào?
+ 4 củ tương ứng với số mấy? Bạn nào giúp cô nhặt thẻ số 4.
+ Chúng mình thấy số bắp cải và số xu hào như thế nào với nhau? Số nào nhiều hơn và nhiều hơn bằng mấy?
 + Làm thế nào để số xu hào bằng số bắp cải và đều bằng 6?
Như vậy cả hai số bắp cải và số xu hào đều đã bằng nhau và đều bằng nhau?
+ Cô lấy đi 1 củ xu hào để chế biến trước vậy còn mấy củ xu hào?
+ 6củ lấy đi một củ còn mấy củ?
 5 củ xu hào ít hơn 6 cây bắp cải là mấy?
Cô lần lượt bớt củ xu hào và cây bắp cải cho đến hết để cho trẻ so sánh và nhận biết sự hơn kém trong phạm vi 6.
* Trẻ cùng tập thêm bớt:
Cô thấy mỗi chúng mình cũng đã mua cho riêng mình một rỏ rau đấy, chúng mình mau mau đưa rỏ của chúng mình về trước nào?
Và cho trẻ thực hành thêm bớt trong phạm vi 6 dưới sự hướng dẫn của cô.
* Luyện tập củng cố:
Chúng mình cùng tìm xung quanh lớp xem những nhóm đồ vật nào có số lượng trong phạm vi 6.
+ Tổ con lấy được nhóm đồ vật có số lượng là mấy?...
* Trò chơi “ Về đúng số nhà”
Cô các ngôi nhà với các thẻ số tương ứng 3, 4, 5, 6.Cho trẻ cầm các thẻ số 3, 4,5,6. Vừa đi vừa hát “ Đó là nhà của tôi”. Hết bài hát cô ra hiệu lệnh “ Về nhà”. Trẻ cầm thẻ số nào thì về nhà có số tương ứng các con nhớ chưa nào?
Tổ chức cho trẻ chơi 2 -3 lần.
Cô nhận xét kết quả.
- Cho trẻ thu dọn đồ dùng và ra ngoài!
- Trẻ lắng nghe cô giảng bài?
- Trẻ lắng nghe!
- Trẻ đếm và trả lời, và gắn thẻ số tương ứng!
- Có 1 ạ!
- Rau muống ạ!
- Có 2 luống ạ!
- Rau xu hào ạ!
- Có 4 luống ạ!
- Có 6 ạ!
- Vâng ạ!
- Số 5 ạ!
- Trẻ chọn thẻ và gắn giúp cô!
- Trẻ cùng quan sát cô thêm bớt và trả lời cô!
- Trẻ cùng tập thêm bớt số lượng trong phạm vi 5.
- Trẻ tìm xung quanh lớp và trả lời cô!
- Trẻ chơi trò chơi!
- Trẻ thu dọn đồ dung và ra ngoài!
A.Hoạt động ngoài trời
1. Hoạt động có chủ đích
 - Vẽ đồ dùng gia đình
 2. Trò chơi vận động	
 - Lộn cầu vồng
3. Chơi tự do
 - Chơi tự do trên sân trường
B. Hoạt động góc
Góc PV: Nấu ăn, mẹ con, gia đình.
Góc NT: Vẽ đôg dùng gia đình
Góc TN: Bé chăm sóc cây trong vườn
Góc XD: Xây dựng trang trại chăn nuôi
C. Hoạt động chiều
- Ngủ dậy vệ sinh vận động nhẹ 
- Chải đầu tóc gọn gàng cho trẻ
- Ăn chiều vệ sinh cá nhân trẻ
- Hát múa các bài trong chủ điểm
- Bình cờ nêu gương cuối ngày
- Trả trẻ trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập trong ngày của trẻ
D. Đánh giá trẻ cuối ngày
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 17/ 10/ 2015
Ngày dậy: 21/ 10/ 2015
Hoạt động học có chủ đích
Lĩnh Vực: Phát triển ngôn ngữ
Nội dung hoạt động: GIỮA VÒNG GIÓ THƠM
I Mục đích – yêu cầu 
	1. Kiến thức: Trẻ hiểu nội dung bài thơ, thuộc thơ và biết đọc thơ diễn cảm, đọc từ khó chính xác như: nhỏ nhắn, phe phẩy, rung rinh, ... 
	2. Kỹ năng: rèn kỹ năng ghi nhớ có chỉ định cho trẻ, kỹ năng giao tiếp và khả năng tự phục vụ
	3. Giáo dục: Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học, Biết giữ gìn các đồ dùng trong gia đình, bên cạnh đó trẻ biết yêu quý những người thân trong gia đình 
II. Chuẩn bị
	Bài giảng điện tử
 Đất nặn
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt đông1
ổn định tổ chức 
Hoạt động 2
Giưa vòng gió thơn
Hoạt động 3 
Nặn quà tặng bà
Cô cùng trẻ hát bài “Niềm vui gia đình” 
 + Vừa rồi cô và các con hát bài gì? trong bài hát nói đến ai ? 
+ Nhà con có những ai ? 
+ Nhà con ở đâu? 
 + Gia đình con có những đồ dùng gì?
=> Ai cũng có một gia đình, có ông bà, có bố mẹ, có anh chị  mọi người yêu thương nhau và mỗi gia đình có ngôi nhà riêng trong nhà có rất nhiều đồ dùng để phục phụ cho gia đình như tủ, bát, đĩa, bàn, ghế,.xe đạp, xe máy đúng không nào 
 Chúng mình cùng đến nhà bạn búp bê xem nhà bạn búp bê có những gì nhé cho trẻ vừa đi vừa “Cháu yêu bà ”
Chúng mình đến nhà bạn búp bê rồi chúng mình chào bạn búp bê nào 
+ Chúng mình hãy quan sát xem nhà ban búp bê có gì 
 Nhà bạn búp bê có rất nhiều đồ dùng phục vụ sinh hoạt hàng ngày đúng không nào
 Quan sát kỹ các con cò thấy nhà bạn có một bức tranh rất là đẹp, đo là bức tranh gì
 Cô giới thiệu bài thơ và đọc cho trẻ nghe
Trẻ về lớp mang theo món quà của bạn búp bê
KHám phá món qua và cùng cô đọc thơ
 + Bài thơ có tên là gì? Bạn nhỏ trong bài thơ đã làm việc gì để giúp bà vậy các con
 + Khi bà ốm con có giúp bà không?
Cô giảng nội dung đọc trích dẫn
 Đọc một số từ khó: Nhỏ nhắn, phe phẩy, rung rung, gió thơm.
 Cho trẻ thi đua tổ nhóm cá nhân
=> Cô tuyên dương giáo dục trẻ yêu quý ông bà cũng như những người thân trong gia đình
 Các con ạ và bây giờ cô sẽ cho chúng mình vẽ nhưng bức tranh thật đẹp để tặng bà nhé
 Cô cho trẻ lên lấy đất nặn về chỗ ngồi nặn
Cô quan sát giúp đỡ trẻ
Nhận xét tuyên dương trẻ
Cho trẻ mang tranh về góc và hát bài Cháu yêu bà
Trẻ hát 
1-2 trẻ trả lời 
1-2 trẻ trả lời 
Lắng nghe 
1-2 trẻ trả lời 
1-2 trẻ trả lời 
Trẻ thực hiện
A.Hoạt động ngoài trời
1. Hoạt động có chủ đích
 	- Sếp hột hạt thành đồ dùng gia đình
 2. Trò chơi vận động	
- Kéo co
3. Chơi tự do:
 - Chơi tự do trên sân trường
B. Hoạt động góc
Góc PV: Nấu ăn, mẹ con, gia đình.
Góc NT: Vẽ đôg dùng gia đình
Góc HT: Chơi lô tô về đồ dùng gia đình
Góc XD: Xây dựng trang trại chăn nuôi
C. Hoạt động chiều
- Ngủ dậy vệ sinh vận động nhẹ 
- Chải đầu tóc gọn gàng cho trẻ
- Ăn chiều vệ sinh cá nhân trẻ
- Bé chơi ở các góc
- Bình cờ nêu gương cuối ngày
- Trả trẻ trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập trong ngày của trẻ
D. Đánh giá trẻ cuối ngày
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 20/10/2015
Ngày dạy: 22/10/2015 
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực: Phát triển TC- XH
Nội dung hoạt động: Bàn tay mẹ
Nghe hát: Ru con
Trò chơi: Nghe tiếng hát tìm đồ vật
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức: - Trẻ thuộc lời bài hát, hát đúng giai điệu của bài hát, trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả. Trẻ thể hiện bài hát nhẹ nhàng,tình cảm thân thiết và thể hiện được tình cảm của mình qua bài hát, thấy được cái đẹp của nghệ thuật qua bài hát.
2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng ca hát, kỹ năng nghe nhạc, cảm thụ âm nhạc của trẻ, Kỹ năng vận động.
 - Rèn kỹ năng làm việc theo nhóm.
3. Thái đ

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 7 đồ dùng gia đình.doc