Giáo án Mĩ thuật 3 - Học kì 1 - Nguyễn Thị Kim Oanh

Hoạt động mỹ thuật

 CHỦ ĐỀ 1: NHỮNG CHỮ CÁI ĐÁNG YÊU

(Thời lượng 2 tiết)

I. MỤC TIÊU

- Nhận ra và nêu được đặc điểm của các kiểu chữ nét đều, vẻ đẹp cử chữ trang trí.

- Tạo dáng và trang trí được chữ theo ý thích.

- Giới thiệu nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC

1. Phương pháp

- Gợi mở - Trực quan – luyện tập thực hành.

2. Hình thức tổ chức

- Hoạt động cá nhân.

- Hoạt động nhóm.

III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN

1. Giáo viên

- Sách học mĩ thuật lớp 3.

- Bảng chữ cái nét đều và chữ đã được trang trí.

- Sản phẩm của học sinh.

2. Học sinh

- Sách học mĩ thuật 3.

- Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì, .

 

doc 35 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 787Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 3 - Học kì 1 - Nguyễn Thị Kim Oanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học.
- Kiến thức có được: Khắc sâu kiến thức cách vẽ con vật quen thuộc bằng nét và màu.
- Kỹ năng làm được: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Phẩm chất có được: Tích cực tham gia hoạt động của môn học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 3: Thực hành
 3.1 Hoạt động cá nhân( tiếp)
- Cho HS tạo dáng và trang trí con vật theo ý thích. ( Mỗi HS có thể tạo dáng từ 2-3 con vật)
- GV theo dõi, giúp đỡ HS .
- Cho HS trưng bày bài vẽ theo nhóm. thành ngân hàng hình ảnh 
- Tổ chức cho HS nhận xét về
+ Hình dáng
+ Đường nét trang trí
3.2 Hoạt động nhóm
- GV chia nhóm.
- Tổ chức cho HS các nhóm Tạo bối cảnh không gian.
- Cho HS lựa chọn hình ảnh từ ngân hàng để thể hiện về một câu chuyện phù hợp với chủ đề.
- Gợi ý HS thêm các hình ảnh khác để tạo bức tranh tập thể sinh động, phong phú hơn.
- Tổ chức HS thực hành.
- GV theo dõi, hỗ trợ. Nêu một số lưu ý để HS làm bài tốt hơn.
* Hoạt động 4: Trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm
- Hướng dẫn HS trưng bày và thuyết trình về sản phẩm.
- Cho HS các nhóm nhận xét.
- GV nhận xét.
- Hướng dẫn HS tự đánh giá bài của nhóm mình và nhóm bạn theo 2 mức độ 
+ Hoàn thành
+ Chưa hoàn thành
- GV đánh giá bài của từng nhóm theo mức độ
- Tuyên dương nhóm có bài vẽ đẹp, sáng tạo
- GV nhận xét cụ thể từng bài và hướng dẫn HS ghi lời nhận xét.
- GV nhận xét tiết học. 
* Vận dụng – Sáng tạo
- Cho HS đóng thành tập để làm triễn lãm tranh môn MT.
- Dùng các chất liệu khác để tạo hình và trang trí con vật theo ý thích như hình 3.7 SGK/ Trang 18.
- HS thực hành vẽ và trang trí con vật theo ý thích.
- HS đính bài lên bảng.
- HS nhận xét, chia sẽ cảm nhận 
- HS hoạt động theo nhóm 4.
- HS thảo luận tìm nội dung câu chuyện.
- HS thực hiện
- HS vẽ thêm hình ảnh phụ
- HS thực hành trên giấy A3
- HS trưng bày bài và đại diện nhóm giới thiệu, chia sẽ về câu chuyện của nhóm mình.
- HS tự đánh giá.
- HS lắng nghe
- HS ghi lời nhận xét và đánh giá của GV vào phần đánh giá ở trang 18 / SGK
Ngày soạn: 20/10/2017
Ngày dạy: Thứ 2: 3C 
 Thứ 3: 3E
 Thứ 5: 3 A 
 Thứ 6: 3D, B
 TuẦN 8 Thứ hai ngày 23 tháng 10 năm 2017
HOẠT ĐỘNG MĨ THUẬT
Chủ đề 4: Chân dung biểu cảm
( Thời lượng: 2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS bước đầu làm quen với cách vẽ chân dung biểu cảm.
2. Kĩ năng: HS vẽ được chân dung biểu cảm theo cảm nhận cá nhân.
HS giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
3. Năng lực: Biết vận dụng để giải quyết vấn đề.
4. Phẩm chất: Tự tin khi trình bày các ý kiến.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. Phương pháp: Vận dụng quy trình Vẽ biểu cảm
2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. GV: + Một số tranh, ảnh, bài vẽ chân dung biểu cảm của họa sĩ và của học sinh.
 + Một số bài chân dung, tranh vẽ về mẹ hoặc cô giáo.
 + Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì, tẩy,.
2. HS: Giấy vẽ A3 ( A4), bút chì, màu, giấy màu, keo dán,...
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1: VẼ TRANH CHÂN DUNG ( Hoạt động cá nhân)
Mục tiêu
(giáo viên khuyến khích HS)
Kết quả
(cuối hoạt động HS có khả năng)
- Kiến thức cần đạt: Bước đầu làm quen với cách vẽ chân dung biểu cảm.
- Kỹ năng cần có: Vẽ được chân dung biểu cảm theo cảm nhận cá nhân.
- Phẩm chất cần hình thành, phát triển: Tích cực trao đổi nội dung bài học.
- Kiến thức có được: Làm quen với cách vẽ chân dung biểu cảm.
- Kỹ năng làm được: Vẽ được chân dung biểu cảm theo cảm nhận của mình.
- Phẩm chất có được: Mạnh dạn thực hiện nhiệm vụ học tập
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Khởi động: Cho HS quan sát hình ảnh khuôn mặt với những biểu cảm khác nhau.
- GV giới thiệu nội dung chủ đề.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu
- GV cho HS xem hình 4.1/ SGK.
- Cho HS thảo luận để tìm ra sự khác nhau của 2 bức tranh với một số gợi ý sau
+ Hai bức tranh có gì giống nhau và khác nhau?
+ Màu sắc được thể hiện như thế nào?
+ Các bộ phận trên khuôn mặt của bức tranh (Hb) được vẽ như thế nào?
- Gọi đại diện một số nhóm trình bày. Yêu cầu nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, chốt ý.
- GV giới thiệu để HS hiểu thế nào là vẽ chân dung biểu cảm. 
- GV cho HS xem thêm một số tranh chân dung biểu cảm trong hình 4.2 để HS hiểu hơn. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện
 2.1. Trải nghiệm vẽ không nhìn giấy
- Cho HS quan sát hình 4.3/ SGK, giới thiệu cách vẽ không nhìn giấy.
- Vừa hướng dẫn vừa vẽ minh hoạ lên bảng để HS rõ hơn cách bước.
- Cho HS tham khảo hình 4.4 / SGK.
- Yêu cầu HS trải nghiệm vẽ bảng con hoặc giấy.
- GV theo dõi, nhắc nhỡ HS tập không nhìn giấy, giúp đỡ thêm cho HS còn lúng túng.
- Cho HS trưng bày, GV chọn một số bài tốt và chưa tốt để cho HS nhận xét, GV nhận xét, lưu ý thêm về cách vẽ, bố cục,...
2.2. Cách thể hiện đường nét và màu sắc của tranh chân dung biểu cảm
- Cho HS quan sát hình 4.5/ SGK, thảo luận nhóm 4 để tìm hiểu về nét vẽ biểu cảm và vẻ đẹp của đường nét. 
- Gọi đại diện một vài nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung, chốt ý. 
- Yêu cầu HS quan sát hình 4.6 để nêu các bước thực hiện
- GV nhắc lại, hướng dẫn HS trang trí theo cảm xúc.
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- Cho HS tham khảo H4.7/ SGK và bài vẽ đã chuẩn bị để lấy cảm hứng và ý tưởng sáng tạo.
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết sau
- HS nêu nhận xét cảm xúc của từng khuôn mặt.
- HS quan sát.
- HS thảo luận theo nhóm 2 để trả lời các câu hỏi.
+ Giống: đều vẽ chân dung người, đầy đủ các bộ phận trên khuôn mặt.
+ Khác: Hình a vẽ hình, các bộ phận trên khuôn mặt, màu sắc rõ ràng còn hình b vẽ các nét và màu chưa rõ hình.
+ Màu sắc tươi sáng.
+ Các bộ phận trên khuôn mặt đặt sai lệch vị trí, trông rất hài hước.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- Quan sát, tìm hiểu thêm.
- Quan sát, lắng nghe, nhận biết.
- HS nhắc lại các bước thực hiện.
- Tham khảo.
- Từng cặp HS ngồi đối diện thực hành ở bảng con ( giấy vẽ A4).
- Trưng bày, nêu cảm nhận về hoạt động và sản phẩm tạo ra.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- Thảo luận.
- Đại diện trình bày: vẽ các nét liền mạch, có nét mảnh, nét đậm,...
- Nhận xét, bổ sung.
- Quan sát, phát biểu các bước thực hiện.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Vài HS đọc ghi nhớ.
- Tham khảo, lấy cảm hứng và ý tưởng sáng tạo tranh chân dung biểu cảm cho bản thân.
Ngày soạn: 20/10/2017
Ngày dạy: Thứ 2: 3C 
 Thứ 3: 3E
 Thứ 5: 3 A 
 Thứ 6: 3D, B
 TuẦN 9 Thứ hai ngày 30 tháng 10 năm 2017
HOẠT ĐỘNG MĨ THUẬT
Chủ đề 4: Chân dung biểu cảm
( Thời lượng: 2 tiết)
TIẾT 2: HOÀN THÀNH VÀ GIỚI THIỆU SẢN PHẨM
Mục tiêu
(giáo viên khuyến khích HS)
Kết quả
(cuối hoạt động HS có khả năng)
- Kiến thức cần đạt: nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn
- Kỹ năng cần có: thuyết trình, tự đánh giá.
- Phẩm chất cần hình thành, phát triển: Thực hiện nghiêm túc việc học.
- Kiến thức có được: Khắc sâu kiến thức vẽ chân dung biểu cảm.
- Kỹ năng làm được: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Phẩm chất có được: Tích cực tham gia hoạt động của môn học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 3: Thực hành
- GV phân công và ổn định chổ ngồi cho HS.
- Nhắc lại cáh thực hiện. Nêu lưu ý để có bức trang chân dung sinh động và bộc lộ rõ trạng thái cảm xúc của người được vẽ.
- Quan sát HS thực hành, giúp đỡ, nhắc nhỡ thêm với từng đối tượng HS.
* Hoạt động 4: Trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm
- Tổ chức cho HS trưng bày và giới thiệu về bức tranh.
- Cho HS nhận xét.
- Câu hỏi gợi mở
+ Cảm nhận của em khi tham gia hoạt động vẽ tranh biểu cảm như thế nào?
+ Em có thích bức tranh của mình không? Nhân vật trong tranh của em là ai? Có giống với tính cách ngoài đời của nhân vật không?
+ Vì sao em sử dụng màu sắc đó?
Em thích bài vẽ nào nhất trong số bài vẽ của các bạn? Vì sao?
+ Cảm nhận của em thế nào khi được bạn vẽ chân dung biểu cảm? Hãy giới thiệu về bản thân mình với cả lớp ( Tên, tuổi, sở thích, năng khiếu, ước mơ... của mình)?
+ Em sử dụng tác phẩm của mình để làm gì?
+ Qua bài học hôm nay em muốn chia sẻ điều gì với thầy cô và các bạn?
- GV nhận xét.
- Hướng dẫn HS tự đánh giá bài của nhóm mình và nhóm bạn theo 2 mức độ: 
+ Hoàn thành.
+ Chưa hoàn thành.
- GV đánh giá. 
- Tuyên dương các HS có bài vẽ đẹp, sáng tạo.
- GV nhận xét cụ thể từng bài và hướng dẫn HS ghi lời nhận xét.
- GV nhận xét tiết học. 
* Vận dụng – Sáng tạo
- Hướng dẫn HS dùng sản phẩm của chủ đề làm khung tranh trang trí lớp hay đóng thành an- bum để lưu niệm như hình 4.10 / SGK.
- Vẽ chân dung biểu cảm của một người mà em yêu quý.
- Hai HS ngồi cùng bàn ngồi đối diện nhau.
- Thực hành cá nhân vào Tập vẽ: Tập trung quan sát khuôn mặt của bạn và vẽ chân dung biểu cảm không nhìn giấy theo các bước và theo cảm nhận riêng của HS.
- HS trưng bày, giới thiệu, chia sẻ về bức tranh của mình và của bạn.
- Lắng nghe
- HS tự đánh giá.
- HS lắng nghe
- Tuyên dương
- HS ghi lời nhận xét và đánh giá của GV vào phần đánh giá ở trang 23/ SGK.
- Lắng nghe, ghi nhớ để thực hiện.
Ngày soạn: 03/11/2017
Ngày dạy: Thứ 2: 3C 
 Thứ 3: 3E
 Thứ 5: 3 A 
 Thứ 6: 3D, B
 TuẦN 10 Thứ hai ngày 06 tháng 11 năm 2017
HOẠT ĐỘNG MĨ THUẬT
Chủ đề 5: Tạo hình tự do và trang trí bằng nét
( Thời lượng: 2 tiết)
I. MỤC TIÊU
 	1. Kiến thức: Giúp HS biết cách tạo hình theo chủ đề lựa chọn.
2. Kĩ năng: HS tạo hình được những sản phẩm trang trí theo ý thích bằng màu vẽ, đất nặn hoặc các chất liệu khác.
3. Năng lực: Phát triển được khả năng thể hiện hình ảnh của HS thông qua trí tưởng tượng.
4. Phẩm chất: Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của bạn, của mình.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. Phương pháp: Gợi mở, trực quan, luyện tập thực hành. Sử dụng quy trình vẽ cùng nhau.
2. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. GV: Các hình ảnh trong tự nhiên và các đồ vật trong cuộc sống (SGK).
 + Một số bài vẽ tạo hình tự do được thể hiện bằng nét và màu sắc của HS.
 + Giấy vẽ, màu vẽ, đất nặn, giấy màu, hồ dán, kéo, vật tìm được,...
2. HS: Giấy vẽ A3, Tập vẽ A4, bút chì, màu vẽ, đất nặn, giấy màu, bìa,..
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1: VẼ TỰ DO (Hoạt động cá nhân)
Mục tiêu
(giáo viên khuyến khích HS)
Kết quả
(cuối hoạt động HS có khả năng)
- Kiến thức cần đạt: Biết cách tạo hình theo chủ đề tự chọn.
- Kỹ năng cần có: Tạo hình được những sản phẩm theo ý thích bằng vẽ, đất nặn hoặc các chất liệu khác.
- Phẩm chất cần hình thành, phát triển: khả năng thể hiện hình ảnh thông qua trí tưởng tượng.
- Kiến thức có được: Làm quen với cách tạo hình tự do.
- Kỹ năng làm được: Tạo hình được sản phẩm theo ý thích bằng chất liệu tự chọn.
- Phẩm chất có được: Tích cực trao đổi nội dung bài học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Khởi động: Ở chủ đề 3 các em đã được làm quen cách vẽ bằng nét. Trong bài hôm nay chúng ta sẽ tạo hình tự do và trang trí bằng nét.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu
- Giới thiệu hình ảnh đã chuẩn bị và hình 5.1/ SGK. Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 theo các gợi ý
+ Hãy mô tả hình dáng và màu sắc của sự vật trong từng hình?
+ Kể những đường nét được con người sử dụng để trang trí ở các đồ vật?
 Gọi HS trình bày, nhận xét, bổ sung 
- Tiếp tục yêu cần HS quan sát hình 5.2 và trả lời
+ Sản phẩm được tạo hình và trang trí bằng những hình thức và chất liệu nào?
+ Sản phẩm được trang trí bằng đường nét và màu sắc như thế nào?
- Gọi HS phát biểu, nhận xét, bổ sung
- Chốt nội dung chính, yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện
- Cho HS quan sát hình 5.3/ SGK để tìm hiểu về các hình thức thể hiện và trang trí sản phẩm.
+ Kể các hình thức thể hiện.
+ Nêu các bước thực hiện.
+ Các sản phẩm được trang trí như thế nào?
- GV minh hoạ một hay vài hình thức và nhắc lại các bước thực hiện và nêu một số lưu ý để có sản phẩm đẹp, sáng tạo.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện ở phần ghi nhớ.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành
- Giáo viên yêu cầu HS thực hành cá nhân tạo hình đồ vật hay con vật bằng chất liệu có sẵn.
- HS có thể chọn các chất liệu thực hiện hoạt động như vẽ, cắt, dán, đất nặntheo ý thích.
* Nhận xét – đánh giá
- GV treo một số bài của HS trên bảng nhận xét về hình hợp lý chưa ( hình quá to hay nhỏ).
- GV nhận xét, đánh giá tiết học và dặn dò HS chuẩn bị đồ dùng phù hợp với hình thức lựa chọn để thể hiện hoàn thiện ở tiết sau.
- Kiểm tra đồ dùng học tập. 
- Quan sát và thảo luận nhóm 4
- Đại diện một số nhóm mô tả.
- Nhận xét, bổ sung
- Quan sát, tìm hiểu, trả lời.
+ Hình thức: nặn, vẽ, gấp giấy,..
Chất liệu: màu, đất nặn, giấy màu,...
+ Kết hợp nhiều đường nét: cong, thẳng, lượn sóng,...
- Trình bày, nhận xét, lắng nghe.
- Vài HS đọc lại, ghi nhớ.
- HS quan sát, tìm hiểu, trả lời.
+ Vẽ, gấp, cắt, nặn.
+ Mỗi hình thức đều có 3 bước.
+ Hoạ tiết, đường diềm, cân đối,..
- Quan sát, lắng nghe
- HS nhắc lại các bước thực hiện.
- Vài em đọc nội dung phần ghi nhớ.
- Lắng nghe, ghi nhớ
- HS tạo hình tự do theo ý thích.
- HS nhận xét bài bạn: hình cân đối.
Ngày soạn: 03/11/2017
Ngày dạy: Thứ 2: 3C 
 Thứ 3: 3E
 Thứ 5: 3 A 
 Thứ 6: 3D, B
 TuẦN 11 Thứ hai ngày 13 tháng 11 năm 2017
HOẠT ĐỘNG MĨ THUẬT
Chủ đề 5: Tạo hình tự do và trang trí bằng nét
( Thời lượng: 2 tiết)
TIẾT 2: HOÀN THÀNH VÀ GIỚI THIỆU SẢN PHẨM
Mục tiêu
(giáo viên khuyến khích HS)
Kết quả
(cuối hoạt động HS có khả năng)
- Kiến thức cần đạt: Trang trí bằng nét theo ý thích với chất liệu màu, đất nặn và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn
- Kỹ năng cần có: Thể hiện được trang trí bằng nét và thuyết trình, tự đánh giá.
- Phẩm chất cần hình thành, phát triển: Thực hiện nghiêm túc việc học.
- Kiến thức có được: Khắc sâu kiến thức trang trí bằng nét.
- Kỹ năng làm được: Trang trí bằng nét được sản phẩm của mình bằng chất liệu tự chọn.
- Phẩm chất có được: Tích cực tham gia hoạt động của môn học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành
- Cho HS giới thiệu về hình thức chọn thể hiện.
- Yêu cầu HS nhắc lại các bước.
- Gợi ý trang trí sáng tạo và an toàn khi thực hành.
- Cho HS tham khảo một số sản phẩm tạo hình của HS và hình 5.5/ SGK.
- Quan sát HS thực hành, gợi ý cụ thể với từng đối tượng: hỗ trợ cho HS gặp khó khăn, kích thích sự sáng tạo của HS có năng khiếu hay đam mê.
* Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm
- Hướng dẫn HS trưng bày.
- Gợi ý HS thuyết trình về sản phẩm của mình.
- Gợi ý HS đặt câu hỏi chia sẻ
+ Em thích bức tranh nào nhất?
+ Em có nhận xét gì về cách sắp xếp bố cục, màu sắc, đường nét trang trí trong sản phẩm?
+ Em đã tạo hình ảnh gì? Em đã trang trí sản phẩm bằng những nét gì? Màu sắc như thế nào?
- Cho HS đọc phần gợi ý và hướng dẫn các em ghi nội dung rồi chia sẻ với các bạn.
VD: Ý tưởng của em là dùng ngôi sao em đã trang trí để treo lên cây thông Nô-en vì sắp đến Nô-en rồi.
VD: Buổi sớm mùa thu trời trong xanh, ông Mặt trời tỏa những tia nắng vàng rực rỡ xuống mặt đất làm cho những bông hoa bừng tỉnh giấc, tỏa hương bay ngào ngạt khắp không gian...
- GV đánh giá, nhận xét, tuyên dương HS có sản phẩm đẹp, sáng tạo
* Vận dụng – Sáng tạo
- Cho HS các tổ tự làm khung và trang trí cho những sản phẩm làm tranh, bài gấp dán để trang trí lớp học.
- Chuẩn bị chủ đề 6: Bốn mùa. Về tìm hiểu đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm.
- Một số em giới thiệu hình thức và cách tiến hành.
- Lắng nghe.
- Quan sát lấy cảm hứng và ý tưởng.
- HS thực hành cá nhân theo lựa chọn.
- HS đính bài lên bảng.
- HS thuyết trình sản phẩm của mình. HS khác đặt câu hỏi cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc.
- Tiếp thu. Thực hiện ghi theo gợi ý vào phần chỗ chấm rồi chia sẻ cùng bạn.
+ Cách thực hiện sản phẩm của mình.
+ Ý tưởng sử dụng sản phẩm.
+ Tả lại vẻ đẹp của sản phẩm mà mình thích.
- Tự đánh giá, ghi nhận xét và đánh giá của GV.
- Học sinh tự thực hiện
Ngày soạn: 17/11/2017
Ngày dạy: Thứ 2: 3C 
 Thứ 3: 3E
 Thứ 5: 3 A 
 Thứ 6: 3D, B
 TuẦN 12 Thứ hai ngày 20 tháng 11 năm 2017
HOẠT ĐỘNG MĨ THUẬT
Chủ đề 6: Bốn mùa
(Thời lượng: 3 tiết)
I. MỤC TIÊU
- Nêu được những đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm ( xuân, hạ, thu, đông).
- Bước đầu biết sử dụng màu nóng, màu lạnh và vẽ được bức tranh các mùa trong năm.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
- Biết hòa đồng, chia sẻ với bạn bè.
- Đoàn kết quan tâm giúp đỡ bạn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. Phương pháp: Vẽ cùng nhau và tiếp cận theo chủ đề.
2. Hình thức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. Giáo viên: Hình ảnh đặc trưng của các mùa trong năm.
 - Tranh vẽ về các mùa trong năm.
2. Học sinh: Giấy vẽ, màu vẽ, keo dán, giấy bìa, kéo.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1: TẠO HÌNH SẢN PHẨM ( Hoạt động cá nhân)
Mục tiêu
(giáo viên khuyến khích HS)
Kết quả
(cuối hoạt động HS có khả năng)
- Kiến thức cần đạt: Biết cách tạo hình theo chủ đề tự chọn.
- Kỹ năng cần có: Tạo hình được những sản phẩm theo ý thích bằng vẽ, đất nặn hoặc các chất liệu khác.
- Phẩm chất cần hình thành, phát triển: khả năng thể hiện hình ảnh thông qua trí tưởng tượng.
- Kiến thức có được: Làm quen với cách tạo hình tự do.
- Kỹ năng làm được: Tạo hình được sản phẩm theo ý thích bằng chất liệu tự chọn.
- Phẩm chất có được: Tích cực trao đổi nội dung bài học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Khởi động
- GV cho HS hát bài “ Hoa lá mùa xuân”. Các em vừa hát một bài hát rất hay về màu xuân. Các mùa xuân, hạ, thu, đông đều có vẻ đẹp riêng và là đề tài sáng tác của nhiều nhà văn, nhà thơ. Hôm nay, cô trò chúng ta cùng tìm hiểu về vẻ đẹp thiên nhiên và một số hoạt động của con người qua chủ đề “ Bốn mùa”.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
 - GV cho HS hình 6.1/SGK quan sát những hình ảnh đặc trưng của các mùa trong năm. Đặt câu hỏi
+ Em nhận ra những mùa nào trong các bức ảnh?
 + Mỗi mùa có những nét đặc trưng gì? 
( Ví dụ: Về thời tiết, cây cối, con người )
- GV chốt ý, giảng giải thêm để HS hiểu rõ hơn nét đặc trưng từng mùa.
- Cho HS quan sát hình 6.2/ SGK/ Tr30 và tìm hiểu về các bức tranh
 + Bức tranh nào diễn tả cảnh mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông? 
 + Hình ảnh chính trong tranh là gì? Hình ảnh phụ là gì?
 + Hình ảnh chính được đặt ở vị trí nào trong tranh? Hình ảnh phụ được đặt ở đâu?
 + Màu sắc trong tranh mang lại cho em cảm xúc gì?
 - GV chốt ý, nêu gam màu đặc trưng của từng mùa.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện
- GV cho HS quan sát hình 6.3a và 6.3b, nêu cách thực hiện bức tranh theo nhóm
 + Chọn chủ đề. Cách thể hiện.
 + Tạo kho hình ảnh theo nội dung chủ đề
 + Sắp xếp hình ảnh thành bức tranh tập thể.
 + Vẽ thêm các hình ảnh khác tạo không gian cho bức tranh thêm sinh động.
 - Cho HS quan sát hình 6.4 hoặc bài của HS năm trước để tìm thêm ý tưởng.
* Hoạt động 3 : Hướng dẫn thực hành
Hoạt động cá nhân
- GV cho HS các nhóm hoạt động cá nhân: Tạo hình sản phẩm.
- GV nêu lại chủ đề bài học, hướng cho các em lựa chọn chủ đề và cách thực hiện: Có thể vẽ trên giấy rồi xé tạo nhân vật cho riêng mình; hoặc có thể tạo hình bằng giấy màu, vải, đất nặn, các vật liệu khác
- GV cho HS các nhóm hoạt động cá nhân
 + Tạo hình ảnh
 + Tách các hình ảnh khỏi tờ giấy ban đầu.
- GV đặt câu hỏi
+ Em và các bạn sẽ chọn phong cảnh, hoạt động của con người vào thời điểm nào ?
+ Em cùng các bạn sẽ thực hiện bức tranh của nhóm theo hình thức nào ? (Vẽ, xé dán...)
+ Em sẽ sử dụng màu sắc của bức tranh như thế nào ? ( Sử dụng nhiều màu nóng hay nhiều màu lạnh).
* GV nhận xét tiết học.
* Dặn dò tiết học sau: Chuẩn bị giấy, màu vẽ, keo dán, bìa, kéođể tạo hình bối cảnh, không gian. 
- HS hát.
- HS lắng nghe GV giới thiệu.
- HS ngồi theo nhóm.
- HS quan sát, trả lời câu hỏi
+ Mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông.
+ Mùa xuân: thời tiết ấm áp, cây cối xanh tươi, mọi người thường ăn mặc đẹpmùa hạ trời nóng nực, hoa phượng nở đỏ thắm.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát hình 6.2/SGK và tìm hiểu.
 + Tranh 1: mùa xuân. Tranh 2: mùa hạ. Tranh 3: mùa đông. Tranh 4: mùa thu.
 + HS trả lời
 + Hình ảnh chính được đặt ở chính giữa tranh, ở phía trên hoặc phía dưới bức tranh, chiếm diện tích nhiều nhất trong tranh. Hình ảnh phụ đặt ở xung quanh và nhỏ hơn hình ảnh chính.
+ Màu nóng như đỏ, vàng, cam mang lại cảm giác sôi nổi, ấm ápmàu lạnh như xanh, tím mang lại cảm giác mát mẻ, yên bình
 - HS lắng nghe.
- HS quan sát hình 6.3a và 6.3b. Lắng nghe cách thực hiện.
+ Tranh vẽ cảnh mùa hè, mùa xuân, mùa thu, mùa đông.
+ Vẽ, xé, cắt dán, gắn thêm các hình ảnh khác.
- HS quan sát hình 6.4/SGK
- HS ngồi theo nhóm.
- HS nêu lại chủ đề bài học và bàn bạc lựa chọn cách thực hiện
- HS tạo hình sản phẩm theo sự phân công của nhóm.
- HS hoạt động cá nhân.
Ngày soạn: 17/11/2017
Ngày dạy: Thứ 2: 3C 
 Thứ 3: 3E
 Thứ 5: 3 A 
 Thứ 6: 3D, B
 TuẦN 13 Thứ hai ngày 27 tháng 11 năm 2017
HOẠT ĐỘNG MĨ THUẬT
Chủ đề 6: Bốn mùa
(Thời lượng: 3 tiết)
TIẾT 2: TẠO HÌNH BỐI CẢNH, KHÔNG GIAN
Mục tiêu
(giáo viên khuyến khích HS)
Kết quả
(cuối hoạt động HS có khả năng)
- Kiến thức cần đạt: Khai thác các hình ảnh đặc trưng của các mùa: xuân, hạ, thu, đông
- Kỹ năng cần có: Tạo hình bối cảnh, không gian theo mùa.
- Phẩm chất cần hình thành, phát triển: Tự tin khi trình bày các ý kiến.
- Kiến thức có được: Nắm được các hình ảnh đặc trưng của cá

Tài liệu đính kèm:

  • docMi thuat 3 HK 1 theo PP Dan Mach.doc