Giáo án Mĩ thuật 4 - Tuần 10

TuÇn 10 MĨ THUẬT

BÀI 10: VẼ THEO MẪU ĐỒ VẬT CÓ DẠNG HÌNH TRỤ

I. Mục tiêu:

 - Hiểu đặc điểm, hình dáng của các đồ vật có dạng hình trụ.

- Biết cách vẽ được một đồ vật có dạng hình trụ .

- Vẽ được một đồ vật có dạng hình trụ gần giống mẫu.

II. Đồ dùng dạy học:

• Giáo viên: Một số đồ vật có dạng hình trụ để làm mẫu. Hình gợi ý cách vẽ.

- Một số bài vẽ của học sinh.

• Học sinh: SGK, giấy vẽ, vở tập vẽ, bút vẽ và màu vẽ. Một vài đồ vật có dạng hình trụ.

 

doc 12 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 859Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 4 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ 2 ngày 22 tháng 10 năm 2012.
	 GIÁO ÁN LỚP 4: GV: Nguyễn Tư Mùi
TuÇn 10 MĨ THUẬT
BÀI 10: VẼ THEO MẪU ĐỒ VẬT CÓ DẠNG HÌNH TRỤ
I. Mục tiêu: 
 - Hiểu đặc điểm, hình dáng của các đồ vật có dạng hình trụ.
- Biết cách vẽ được một đồ vật có dạng hình trụ . 
- Vẽ được một đồ vật có dạng hình trụ gần giống mẫu. 
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Một số đồ vật có dạng hình trụ để làm mẫu. Hình gợi ý cách vẽ.
Một số bài vẽ của học sinh.
Học sinh: SGK, giấy vẽ, vở tập vẽ, bút vẽ và màu vẽ. Một vài đồ vật có dạng hình trụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
1.Ổn định lớp.
1’
2. Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
1’
5’
5’
16’-20’
4’
3.Bài mới:
* Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
- Giới thiệu một số đồ vật có dạng hình trụ thật
- Yêu cầu học sinh nêu tên, hình dáng, đặc điểm, màu sắc của đồ vật đó.
- YCHS nêu sự khác nhau, giống nhau của một số loại đồ vật đó.
- Giáo viên bổ sung, nêu sự khác nhau (hình dáng chung, các bộ phận, tỉ lệ các bộ phận, màu sắc độ đậm nhạt,...)
* Hoạt động 2: Cách vẽ :
- Yêu cầu học sinh quan sát kĩ mẫu trước khi vẽ.
- Vừa vẽ bảng vừa nêu cách vẽ:
Ứơc lượng tỉ lệ và so sánh tie lệ: chiều cao, chiều ngang của vật mẫu, kể cả tay cầm (nếu có) để phác khung hình chung cho cân đối với khổ giấy, sau đó phác đường trục của đồ vật.
Tìm tỉ lệ các bộ phận: thân, miệng, đáy,... của đồ vật (nếu tỉ lệ không đúng hình vẽ sẽ sai lẹch, không giống mẫu).
Vẽ nét chính và điều chỉnh tỉ lệ (nếu cần). Phác các nét thẳng, dài; vừa quan sát mẫu vừa vẽ.
Hoàn thiện hình vẽ: Vẽ nét chi tiết (nét cong của miệng hay nắp, tay cầm, đáy cho đúng với vật mẫu, tẩy bớt các nét không cần thiết..
Vẽ đậm nhạt hay vẽ màu theo ý thích.
- Cho học sinh xem một số bài vẽ của học sinh năm trước.
* Hoạt động 3: Thực hành 
- GV nêu yêu cầu bài tập, bày mẫu.
- Nhắc HS quan sát mẫu thật kĩ trước khi vẽ.
- Theo dõi lớp và giúp đỡ.
* Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá:
- Chọn một số bài vẽ.
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét ( bố cục, hình dáng, tỉ lệ của hình vẽ so với mẫu).
- Gợi ý học sinh xếp loại bài vẽ
- Giáo viên nhận xét chung tiết học, khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp, động viên những học sinh khác.
-Quan sát
-HSTL
-HSTL
-Lắng nghe
-Quan sát kĩ
-Chú ý GV hướng dẫn trên bảng
-Xem bài vẽ
-Thực hành
-Lắng nghe
-Nhận xét 
-Xếp loại bài vẽ
-Lắng nghe
1’
4. Dặn dò:
- Sưu tầm tranh vẽ của hoạ sĩ và thiếu nhi.
- Chuẩn bị DCHT cho bài học sau: TTMT: Xem tranh của hoạ sĩ.
-Lắng nghe và thực hiện
*******************************
 Thứ 2 ngày 5 tháng 11 năm 2012.
	 GIÁO ÁN LỚP 4: GV: Nguyễn Tư Mùi.
TuÇn 11 MĨ THUẬT
 BÀI 11: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT : XEM TRANH HOẠ SĨ
I. Mục tiêu: 
- Hiểu nội dung của các bức tranh qua hình vẽ, bố cục, màu sắc.
- HS Làm quen với chất liệu và kĩ thuật vẽ tranh.
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Phiếu câu hỏi thảo luận. (4-6 phiếu), tranh hoạ sĩ.
Học sinh: SGK, sưu tầm tranh của hoạ sĩ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
1.Ổn định lớp.
2’
2.Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
1’
28’
(14’)
(14’)
2’
 2’
3.Bài mới:
* Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: Xem tranh
* Tranh 1: Về nông thôn sản xuất. Tranh lụa của hoạ sĩ Ngô Minh Cầu.
- Giáo viên chia nhóm (3 hoặc 6 nhóm)
- YCHS lên nhận phiếu câu hỏi thảo luận
- YCHS đọc to câu hỏi trước lớp.
- Yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm theo nội dung ghi trên phiếu nội dung câu hỏi.
- Gv hướng dẫn các nhóm thảo luận
Bức tranh vẽ về đề tài gì?
Trong bức tranh có những hình ảnh gì?
Hình ảnh nào là hình ảnh chính?
Bức tranh được vẽ bằng những màu nào?
- GV bổ sung và nhấn mạnh một số ý:
Về nông thôn sản xuất là bức tranh đẹp, có bố cục chặt chẽ, hình ảnh rõ ràng, sinh động màu sắc hài hoà, thể hiện cảnh lao động trong cuộc sống hằng ngày ở nông thôn sau chiến tranh
* Tranh 2 : Tranh khắc gỗ màu của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn (1910 - 1994):
- GV cũng tổ chức như tranh 1.
Nêu tên của bức tranh?
Tên của tác giả?
Tranh vẽ về đề tài nào?
Màu sắc trong tranh được thể hiện như thế nào?
Em có biết chất liệu để vẽ bức tranh này không?
- GV bổ sung và hệ thống lại nội dung kiến thức:
Bức tranh Gội đầu là một trong nhiều bức tranh đẹp của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn. Với đóng góp to lớn cho nền mĩ thuật Việt Nam, ông đã được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt 1 - năm 1996)
* Trò chơi: Thi Ai nhanh hơn
* Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá:
- Nhận xét chung tiết học.
- Khen ngợi những cá nhân, tập thể 
-Quan sát tranh
-Lập nhóm
- Nhận phiếu
- Đọc to câu hỏi
-Thảo luận
-HSTL
-HSTL
-HSTL
-HSTL
-Lắng nghe
-Quan sát tranh
-HSTL
-HSTL
-HSTL
-HSTL
-HSTL
-Lắng nghe
-Lắng nghe
2’
4. Dặn dò:
- Sưu tầm tranh của hoạ sĩ .
- Chuẩn bị DCHT cho bài học sau: Vẽ tranh: Đề tài sinh hoạt.
-Lắng nghe và thực hiện
 ....................................................................................
 Thứ 2 ngày 12 tháng 11 năm 2012.
	 GIÁO ÁN LỚP 4: GV: Nguyễn Tư Mùi.
TuÇn 12 MĨ THUẬT
BÀI 12: VẼ TRANH ĐỀ TÀI SINH HOẠT
I. Mục tiêu: 
- Hiểu đề tài sinh hoạt qua những hoạt động diễn ra hàng ngày.
- HS biết cách vẽ đề tài sinh hoạt.
- Vẽ được tranh đề tài sinh hoạt.
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Tranh vẽ về đề tài sinh hoạt. Hình gợi ý cách vẽ tranh .
Một số bài vẽ của học sinh năm trước.
Học sinh: 
- SGK, giấy vẽ, tây, vở tập vẽ, bút vẽ và màu vẽ. Tranh vẽ đề tài sinh hoạt .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
1.Ổn định lớp.
1’
2. Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
1’
5’
5’
16’-20’
4’
3.Bài mới:
* Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung, đề tài:
- Cho HS thành lập nhóm đôi.
- YCHS trao đổi về tranh xẽ về đề tài sinh hoạt.
Theo em hiểu thế nào là tranh vẽ về đề tài sinh hoạt?
- YCHS xem tranh trang 30 SGK:
Các bức tranh này vẽ về đề tài gì? Vì sao em biết?
Em thích bức tranh nào? Vì sao?
Hãy kể một số hoạt động thường ngày của các em ở nhà hay ở trường?
- YCHS chọn nội dung đề tài để vẽ tranh.
* GV tóm tắt lại. 
* Hoạt động 2: Cách vẽ tranh :
- GV gợi ý cách vẽ: (hình gợi ý)
Vẽ hình ảnh chính trước(hoạt động của con người).
Vẽ hình ảnh phụ sau (cảnh vật) để rõ nội dung và phong phú.
Vẽ các dáng hoạt động sao cho sinh động.
Vẽ màu tươi sáng, có đậm, có nhạt
- Cho học sinh xem một số bài vẽ cảnh sinh hoạt của học sinh năm trước.
* Hoạt động 3: Thực hành
- GV nêu yêu cầu bài tập
- YCHS suy nghĩ kĩ rồi vẽ, nhác lại cách vẽ.
- Quan sát lớp và giúp đỡ HS
* Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá:
- Chọn một số bài vẽ.
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét: (cách sắp xếp hình ảnh, hình vẽ, màu sắc và xếp loại bài vẽ)
- GV nhấn mạnh những điểm tốt cần phát huy và những điểm cần khác phục.
- Giáo viên nhận xét chung tiết học, khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp, động viên những học sinh khác.
-Lập nhóm
-Trao đổi
-HSTL
-Quan sát
-HSTL
-HSTL
-HSTL
-Chon n.dung
-Lắng nghe
-Chú ý GV hướng dẫn trên bảng
-Xem bài vẽ
-Thực hành
-Nhận xét
-Xếp loại bài vẽ
-Lắng nghe
1’
4. Dặn dò:
- Quan sát các đồ vật có trang trí. 
- Chuẩn bị DCHT cho bài học sau: VTT: Trang trí cái bát.
-Lắng nghe và thực hiện
 Thứ 2 ngày 19 tháng11 năm 2012.
TUẦN 13	 MĨ THUẬT
BÀI 13: VẼ TRANG TRÍ TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM
I. Mục tiêu: 
- Hiểu vẻ đẹp và làm quen ứng dụng của đường diểm.
- Biết cách vẽ trang trí đường diềm .
- Trang trí được đường diềm đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: SGK, SGV, một vài đồ vật có trang trí đường diềm.
Một vài bài vẽ trang trí đường diềm của HS năm trước.
Học sinh: Vở tập vẽ, bút vẽ và màu vẽ. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
1.Ổn định lớp.
2’
2.Kiểm tra DCHT của HS.
2’
5’
4’
16-20’
3’
2’
3.Bài mới:
* Giới thiệu bài:
- Giới thiệu đồ vật có trang trí và đồ vật không trang trí.
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
- YCHS quan sát hình 1 trang 32 SGK
Ngoài những đồ vật ở hình 1 trang 32 SGK em còn biết những đồ vật nào được tang trí bằng đường diềm?
Những hoạ tiết thường được sử dụng để trang trí đường diềm?
Cách sắp xếp hoạ tiết như thế nào?
Em có nhận xét gì về màu sắc của các đường diềm ở H1 trang 32 SGK?
* GV tóm tát và bổ sung
* Hoạt động 2: Cách trang trí đường diềm
- Giới thiệu hình gợi ý cách trang trí và hướng dẫn cách trang trí:
Tìm chiều dai, chiều rộng của đường diềm cho vừa với tờ giấy và kẻ hai đường thảng đều, sau đó chia đều khoảng cách rồi kẻ các đường trục;
Vẽ hình mảng trang trí khác nhau sao cho cân đối, hài hoà;
Tìm và vẽ hoạ tiết. Có thể vẽ một hoạ tiết theo cách nhắc lại hoặc hai hoạ tiết xen kẽ nhau;
 Vẽ màu theo ý thích, có đậm, có nhạt. Nên sử dụng từ 3 đến 5 màu.
- Cho HS xem một số bài vẽ trang trí đường diềm của HS năm trước.
* Hoạt động 3: Thực hành
-Nêu YCBT thực hành.
-Nhắc sơ lại cách trang trí đường diềm.
-Quan sát lớp, theo dõi và giúp đỡ.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài
- Gợi ý học sinh, nhận xét và xếp loại.
- Khen ngợi những học sinh vẽ màu đúng và đẹp
* Trò chơi: Thi sắp xếp hoạ tiết vào đường điềm.
-Quan sát 
-HSTL
-HSTL
-HSTL
-HSTL
-Lắng nghe
-Quan sát
-Theo dõi gv hướng dẫn
-Xem bài vẽ
-Thực hành
-Nhận xét, xếp loại bài làm
-Chơi trò chơi
1’
4. Dặn dò:
- Yêu cầu học sinh quan sát các đồ vật.
- Chuẩn bị DCHT cho bài học sau: VTM: Mẫu có hai đồ vật.
-Lắng nghe và thực hiện
 Thứ 2 ngày 26 tháng 11 năm 2012.
 GIÁO ÁN KHỐI 4- GV Nguyễn Tư Mùi.
TuÇn 14 MĨ THUẬT
Bài 14: VẼ THEO MẪU MẪU CÓ HAI ĐỒ VẬT 
I. Mục tiêu: 
- Hiểu đặc điểm, hình dáng, tỉ lệ của hai vật mẫu.
- HS biết cách vẽ 2 vật mẫu.
- Vẽ được 2 đồ vật gần với mẫu
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: SGK, SGV. Hai mẫu vẽ.
Bài vẽ của HS năm trước.
Học sinh: SGK, Vở tập vẽ, bút chì, tẩy, thước, màu vẽ .
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hs
1’
1.Ổn định lớp.
1’
2.Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
1’
5’
5’
16-20’
4’
3.Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
- GV bày mẫu.
- Yêu cầu HS quan sát kỉ vật mẫu.
Nêu tỉ lệ chung của mẫu, tỉ lệ chung giữa hai vật mẫu?
Nêu vị trí của vật nào ở trước (ở sau)
Hình dáng của từng vật mẫu.
Độ đậm nhạt chung của mẫu và độ đậm nhạt của từng vật mẫu.
- GV nhận xét: bổ sung và tóm tắt lại.
* Hoạt động 2: Cách vẽ:
- GV vừa vẽ mẫu lên bảng vừa nêu cách vẽ:
- Vẽ khung hình chung và khung hình từng vật mẫu (chiều cao, chiều ngang).
- Ứơc lượng tỉ lệ các bộ phận của từng vật mẫu, sau đó vẽ nét chính bằng các nét thẳng.
- Vẽ nét chi tiết, chỉnh hình cho giống mẫu.
- Màu các mảng đậm, mảng nhạt.
- Vẽ đậm nhạt và hoàn thành bài vẽ.(Có thể vẽ bằng màu sáp)
- Cho HS xem một vài bài vẽ năm trước
* Hoạt động 3: Thực hành:
- Giới thiệu một số bài vẽ.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Quan sát lớp và giúp đỡ HS
- Nhắc nhở
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- GV chọn một số bài vẽ.
- Gợi ý HS nhận xét bài vẽ về : bố cục, hình, nét vẽ, đậm nhạt.
- GV gợi ý HS xếp loại bài.
- Nhận xét chung tiết học, khen ngợi.
-Quan sát. 
-HSTL
-HSTL
-HSTL
-HSTL
-Lắng nghe
-Theo dõi GV hướng dẫn
- tham khảo
-HS làm bài
-Nhận xét
-Xếp loại.
1’
4. Dặn dò:
- Sưu tầm tranh ảnh chụp về dáng người và tượng người.
- Chuẩn bị đất nặn cho bài học sau.
Lắng nghe và thực hiện
 Thứ 2 ngày 3 tháng 12 năm 2012.
 Giáo án lớp 4 GV Nguyễn Tư Mùi.
TuÇn 15 MĨ THUẬT 
Bài 15: VẼ TRANH VẼ CHÂN DUNG
I. Mục tiêu: 
- Hiểu đặc điểm, hình dáng của một số khuôn mặt người.
- Biết cách vẽ chân dung .
- Vẽ được tranh chân dung đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: SGK, SGV, tranh, ảnh chân dung.
Hình gợi ý cách vẽ. Một số bài vẽ chân dung của học sinh các lớp trước.
Học sinh: Vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
1.Ổn định lớp.
1’ 
2.Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
1’
5’
5’
16- 20’
4’
3.Bài mới:
* Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về tranh chân dung: 
- Giới thiệu một số tranh chân dung của hoạ sĩ và thiếu nhi.
- Giáo viên gợi ý:
- Tranh, anh chân dung nào giống thật?
- GV giải thích về ảnh chụp và tranh vẽ.
- YCHS quan sát khuôn mặt người:
Khuôn mặt người thường có hình dạng gì?
So sánh tỉ lệ: trán, mắt, mũi, miệng, cằm,...
* GV tóm tắt lại: Mỗi người đều có khuôn mặt người khác nhau (trái xoan, hình tròn, hình vuông, hình chữ điền,... Mắt muõi miệng của mỗi người đều khác nhau; Vị trí của mắt mũi miệng,... trên khuôn mặt của mỗi người một khác (xa, gần, cao, thấp,...)
+ Em vẽ chân dung ai? Hãy nêu vài đặc điểm trên khuôn mặt của người đó?
* Hoạt động 2: Cách vẽ chân dung:
- GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ hay GV vẽ lên bảng và hướng dẫn cách vẽ:
* Gợi ý HS cách vẽ hình:
Quan sát người mẫu, vẽ hình từ khái quát đến chi tiết;
Phác hình khuôn mặt người theo đặc điểm của khuôn mặt người định vẽ cho vừa với tờ giấy;
Vẽ cổ, vai và đường trục của mặt;
Tìm vị trí của tóc, tai, mắt, mũi, miệng,... để vẽ hình cho rõ đặc điểm;
vẽ nét chi tiêt cho giống nhân vật.
Ví dụ: Trán cao hay thấp, mắt to hay nhỏ, miệng rộng hay hẹp, tóc dài hay ngắn.
- Gợi ý HS cách vẽ màu:
 Vẽ màu da, tóc, áo;
Vẽ màu nền: có thể trang trí cái áo thêm đẹp và phù hợp với nhân vật.
- GV phác thảo lên bảng một số khuôn mặt khác nhau
- Cho học sinh một số bài vẽ của HS năm trước.
* Hoạt động 3: Thực hành:
- Yêu cầu HS thực hành
- GV gợi ý HS:
 - Chọn vẽ những người thân như: ông, bà, cha, mẹ, anh, em, bạn trai, bạn gái, cô giáo, ...
Chọn cách vẽ: Vẽ khuôn mặt hay bán thân, ...;vẽ trong khuôn giấy ngang hay dọc.
 - Vẽ thêm các hình ảnh khác cho tranh thêm sinh động.
- Quan sát lớp và hướng dẫn học sinh còn yếu.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Chọn một số bài vẽ
- Gợi ý HS nhận xét, xếp loại bài vẽ
- Nhận xét chung tiết học
- Khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp và gợi ý cho một số học sinh chưa vẽ xong về nhà làm tiếp.
-Quan sát
-HSTL
-Lắng nghe
-Quan sát
-HSTL
-HSTL
 -Lắng nghe
-HSTL
-Quan sát
- Theo dõi GV hướng dẫn trên bảng.
-Chú ý theo dõi
-Xem trên bảng
- Xem bài vẽ tham khảo
- Thực hành
-Lắng nghe
-Nhận xét, đánh giá, xếp loại bài vẽ
1’
4. Dặn dò:
- Về nhà tiếp tục hoàn thành bài vẽ.
- Sưu tầm các loại vỏ hộp.
- Chuẩn bị DCHT cho bài học sau: TNTD: Tạo dáng con vật hoặc ôtô bằng vỏ hộp
-Lắng nghe và thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 10.doc