Giáo án Mĩ thuật 6 - Bài 3: Vẽ theo mẫu - Sơ lược về luật xa gần

1. MỤC TIÊU:

 1.1. Kiến thức: Hoạt động 1: Học sinh hiểu được những điểm cơ bản về luật xa gần.

 1.2. Kĩ năng: Hoạt động 1, 2: Học sinh biết quan sát, nhận xét mọi vật theo luật xa gần và vận dụng được luật xa gần khi vẽ tranh, vẽ theo mẫu.

 1.3. Thái độ: Học sinh thêm yêu thích môn học.

2. NỘI DUNG HỌC TẬP:

 - Học sinh biết quan sát, nhận xét mọi vật theo luật xa gần.

 - Vận dụng được luật xa gần khi vẽ tranh, vẽ theo mẫu.

3. CHUẨN BỊ:

 3.1. Giáo viên:Tranh minh họa về luật xa gần

 3.2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về luật xa gần.

 

doc 4 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1673Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 6 - Bài 3: Vẽ theo mẫu - Sơ lược về luật xa gần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: Tiết PPCT: 3 Ngày dạy:
 Bài 3:
Vẽ theo mẫu
1. MỤC TIÊU:SƠ LƯỢC VỀ LUẬT XA GẦN
 1.1. Kiến thức: Hoạt động 1: Học sinh hiểu được những điểm cơ bản về luật xa gần.
 1.2. Kĩ năng: Hoạt động 1, 2: Học sinh biết quan sát, nhận xét mọi vật theo luật xa gần và vận dụng được luật xa gần khi vẽ tranh, vẽ theo mẫu.
 1.3. Thái độ: Học sinh thêm yêu thích môn học.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP: 
 - Học sinh biết quan sát, nhận xét mọi vật theo luật xa gần. 
 - Vận dụng được luật xa gần khi vẽ tranh, vẽ theo mẫu.
3. CHUẨN BỊ:
 3.1. Giáo viên:Tranh minh họa về luật xa gần
 3.2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về luật xa gần.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 4.1. Ổn định chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số học sinh
 Lớp 6A1
6A2
6A3
6A4
6A5
 4.2. Kiểm tra miệng:
 Câu hỏi bài cũ: 
r Thời kì lịch sử Việt Nam được chia làm mấy giai đoạn?Đỉnh cao của nghệ thuật Việt Nam là nền nghệ thuật nào? Tiêu biểu là gì?
- Thời kì lịch sử Việt Nam được chia làm:
 3 giai đoạn: 
 + Thời kì đồ đá
 + Thời kì đồ đồng 
 + Thời đại Hùng Vương 
- Đỉnh cao của nghệ thuật Việt nam là nghệ thuật Đông Sơn. Đặc biệt là trống đồng Đông Sơn.
 Câu hỏi bài mới:Em thấy cái cây ở xa thì như thế nào so với cái cây ở gần?
 4.3. Tiến trình bài học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Giáo viên giới thiệu: Trong những bức tranh ta thường thấy, các họa sĩ thường vẽ những vật ở xa nhỏ và mờ hơn những vật ở gần. Vì sao lại như vậy? Để tìm hiểu chúng ta vào bài học hôm nay.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét: 
- Giáo viên cho học sinh xem tranh có hình ảnh xa gần và hỏi:
r Tại sao hình này lại to và rõ hơn hình kia (Giống nhau)?
 Bài 3: Vẽ theo mẫu
SƠ LƯỢC VỀ LUẬT XA GẦN
I. Quan sát, nhận xét:
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Thảo – Mĩ thuật 6 Trường: THCS Lê Lợi 
HS: Vì hình này ở gần hơn hình kia.
r Em thấy điều gì khi nhìn các vật có cùng kích thước, cùng loại trong không gian ở gần và ở xa?
HS: + Ở gần: To, cao, rộng và rõ hơn.
 + Ở xa: Nhỏ, thấp, hẹp và mờ hơn.
- Giáo viên bổ sung.
r Vì sao hình mặt hộp khi là hình vuông , khi là hình bình hành?
HS: Vì chúng ta nhìn ở những vị trí khác nhau.
- Giáo viên: Vậy mọi vật luôn thay đổi khi chúng ta nhìn theo xa, gần.
- Giáo viên: Tại sao vật này lại lớn hơn vật kia dù trong thực tế nó hoàn toàn giống nhau về kích thước? Chúng ta vào phần II.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những điểm cơ bản của luật xa gần:
 - Giáo viên cho học sinh quan sát tranh có đường tầm mắt và hỏi:
r Trong ảnh có đường nằm ngang không?
HS: Ảnh có đường nằm ngang.
r Vị trí của đường nằm ngang đó như thế nào?
HS: Khác nhau. Nằm lệch lên phía trên hoặc lệch xuống phía dưới.
- Giáo viên bổ sung: Vị trí của nó thay đổi phụ thuộc vào vị trí của người nhìn cảnh.
r Vậy , đường tầm mắt là gì?
HS: Đường tầm mắt là đường thẳng nằm ngang với tầm mắt người nhìn, phân chia mặt đát với bầu trời hay mặt nước với bầu trời.
- Giáo viên cho học sinh xem tranh có điểm tụ hỏi:
r Các đường song song với mặt đất càng đi vào chiều sâu thì như thế nào?
HS: Các đường đó càng xa càng nhỏ dần và tụ lại tại một điểm trên đường tầm mắt.
r Các đường phía dưới và phía trên đường tầm mắt chạy như thế nào?
HS: Đường phía dưới thì chạy lên còn đường phía trên thì chạy xuống phía đường tầm mắt.
*Vật cùng loại, cùng kích thước:
- Vật ở gần: To, cao, rộng và rõ hơn.
- Vật ở xa: Nhỏ, thấp, hẹp và mờ hơn.
- Vật ở phía trước che khuất vật ở phía sau.
* Mọi vật luôn thay đổi khi chúng ta nhìn theo xa- gần (trừ hình cầu).
II. Đường tầm mắt và điểm tụ:
1. Đường tầm mắt (Đường chân trời):
- Đường tầm mắt là đường thẳng nằm ngang với tầm mắt người nhìn, phân chia mặt đát với bầu trời hay mặt nước với bầu trời.
2. Điểm tụ:
- Điểm tụ là điểm gặp nhau của các đường song song với mặt đất trên trên đường tầm mắt.
4.4. Tổng kết:
 - Giáo viên đưa ra cho học sinh quan sát một bức tranh và hỏi:
 r Đường tầm mắt nằm ở đâu?
 r Các vật ở gần thì như thế nào so với vật ở xa?
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Thảo – Mĩ thuật 6 Trường: THCS Lê Lợi 
 r Tìm điểm tụ của các vật?
 - Học sinh quan sát và trả lời.
 - Giáo viên nhận xét.
4.5. Hướng dẫn học tập:
 *Đối với bài học này: - Xem lại các phần đã học.
 - Tập xác định đường tầm mắt của các vật mẫu đơn giản: cái hộp, lọ hoa, chén,.
 *Đối với bài học sau: - Chuẩn bị bài : “VTM_ Cách vẽ theo mẫu và Mẫu có dạng hình hộp và hình cầu (tiết 1)”
 + Vật thật: Khối hộp, khối cầu, lọ hoa, chai thủy tinh,
 + Giấy vẽ, bút chì, tẩy,
5. PHỤ LỤC:
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Thảo – Mĩ thuật 6 Trường: THCS Lê Lợi 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_3_So_luoc_ve_Phoi_canh.doc