Giáo án môn Âm nhạc 6 - Bài dạy: Tập đọc nhạc: Tập đọc nhạc số 3

I. MỤC TIÊU:

 * Kiến thức :

 - TĐN số 3.

 - Cách đánh nhịp 2/4.

 - Âm nhạc thường thức : Nhạc sĩ Văn Cao và bài hát Làng tôi.

 * Kỹ năng :

- HS đọc đúng nhạc và hát đúng lời bài TĐN số 3 “Thật là hay”

- Cho HS luỵên tập thang âm: đô – rê – son – la – đố. Tập thể hiện âm hình tiết tấu áp dụng hình nốt móc đơn. Tập đánh nhịp 2/4.

- Thông qua bài hát “Làng tôi”, giới thiệu cho HS biết qua về nhạc sĩ Văn Cao ngườicó nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam hiện đại.

- Rèn luyện kỹ năng tai nghe nhạc, tự đọc giai điệu, làm chủ được sự kết hợp giữa đọc nhạc và thể hiện tiết tấu.

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3415Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Âm nhạc 6 - Bài dạy: Tập đọc nhạc: Tập đọc nhạc số 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2/ 10 / 2015
Tiết 07
 Bài dạy: -TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 3 – CÁCH ĐÁNH NHỊP 2/4.
 -ÂNTT:NHẠC SĨ VĂN CAO VÀ BÀI HÁT“LÀNG TÔI ”
I. MỤC TIÊU:
	* Kiến thức :
	- TĐN số 3.
	- Cách đánh nhịp 2/4.
	- Âm nhạc thường thức : Nhạc sĩ Văn Cao và bài hát Làng tôi.
	* Kỹ năng :
- HS đọc đúng nhạc và hát đúng lời bài TĐN số 3 “Thật là hay” 
- Cho HS luỵên tập thang âm: đô – rê – son – la – đố. Tập thể hiện âm hình tiết tấu áp 	dụng hình nốt móc đơn. Tập đánh nhịp 2/4.
- Thông qua bài hát “Làng tôi”, giới thiệu cho HS biết qua về nhạc sĩ Văn Cao ngườicó 	nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam hiện đại.
- Rèn luyện kỹ năng tai nghe nhạc, tự đọc giai điệu, làm chủ được sự kết hợp giữa đọc 	nhạc và thể hiện tiết tấu.
	* Thái độ :
	- Giáo dục các em thái độ nghiêm túc trong học tập. Rèn luyện tính tỉ mỉ trong khi ghi chép nốt nhạc.
II. CHUẨN BỊ:
* Chuẩn bị của giáo viên:
-Đàn phím điện tử, băng nhạc bài hát Làng tôi và một số bài hát khác của nhạc sĩ Văn 	Cao: Ngày mùa, sông Lô, ca ngợi Hồ Chủ Tịch....
-Tranh, ảnh, tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác âm nhạc của nhạc sĩ Văn cao.
-Đàn và đọc nhạc thuần thục bài TĐN số 3. 
- Chép bài TĐN ra bảng phụ. Đồ dùng dạy học.
* Chuẩn bị của học sinh:
-Hoc thuộc bài cũ. Dụng cụ học tập.
-Chép bài TĐN số 3 ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1 . Ổn định tình hình lớp : (1 ph) Điểm danh, chỉnh đốn nề nếp.
2 . Kiểm tra bài cũ : (5 ph)
* Câu hỏi 1 : 	+ Nhịp là gì ? Phách là gì ?
* Trả lời: 	-Nhịp là những phần nhỏ có giá trị thời gian bằng nhau được lặp đi, lặp lại 	một cách đều đặn trong suốt bản nhạc, bài hát.
	-Mỗi nhịp lại chia thành nững phần nhỏ hơn đều nhau về thời gian ta gọi là 	phách.
*Câu hỏi 2:	+ Nêu đặc điểm của nhịp 2/4 ?
*Trả lời:	-Nhịp 2/4 là nhịp có 2 phách, mỗi phách có giá trị bằng một nốt đen. Phách 	thứ nhất mạnh, phách thứ hai nhẹ.
*GV nhận xét, cho điểm HS.
3. Giảng bài mới :
- Giới thiệu bài : Bài học hôm nay có 3 phần :
	+ TĐN số 3.
	+ Cách đánh nhịp 2/4
	+ Âm nhạc thường thức : Nhạc sĩ Văn Cao, hát “Làng tôi”.
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức
10’
6’
* Hoạt động 1: TĐN.
- GV ghi bảng, treo bảng phụ.
- GV cho HS đọc tên nốt.
- GV cho HS phân tích bài TĐN.
- GV cho HS tập tiết tấu.
- GV cho HS nghe giai điệu của bài TĐN.
- GV đàn gam âm C-dur.
- GV tiến hành tập từng câu theo lối móc xích: 4 câu.
- Sau khi hoàn chỉnh bài, GV chia dãy cho HS đọc
- GV cho HS ghép lời ca.
- GV cho lớp đọc hoàn chỉnh cả bài nhạc.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn cách đánh nhịp 2/4.
- GV vẽ sơ đồ nhịp 2/4 lên bảng.
- GV thể hiện động tác mẫu--> GV hướng dẫn HS thể hiện động tác tay theo hướng mũi tên cách đánh nhịp 2/4.
- GV cho HS nghe nhạc để đánh nhịp
- GV chia dãy: 1 dãy TĐN, 1 dãy đánh nhịp, rồi ngược lại
Hoạt động 1: TĐN
- HS ghi bài.
- Lớp trưởng chủ trì.
- HS nhận biết các ký hiệu về nốt nhạc, hình nốt, có 16 nhịp, được viết ở nhịp 2/4.
- HS thực hiện.
- HS nghe, cảm nhận.
- HS đọc gam âm khởi động giọng. 
- HS thực hiện theo sự chỉ huy của GV.
- Từng dãy HS đọc nhạc theo đàn mẫu của GV.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
Hoạtđộng2: Hướng dẫn cách đánh nhịp 2/4.
- HS ghi bài.
- HS theo dõi và thực hiện động tác tay theo hướng dẫn của GV.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
I. Tập đọc nhạc: TĐN SỐ 3
Thật là hay
 Nhạc và lời: Hoàng Lân.
II. Cách đánh nhịp 2/4:
Sơ đồ
15’
3’
*Hoạt động 3: ÂNTT.
- GV ghi bảng.
- GV chỉ định HS đọc từng phần của bài ANTT trong SGK.
- GV giảng thuật về nhạc sĩ Văn Cao, hát minh hoạ một số trích đoạn trong bài: Ngày mùa, Suối mơ 
- GV: Giảng giải về bài hát Làng tôi (Trong sách thiết kế bài giảng)
- GV cho HS nghe giai điệu bài hát.
- GV gợi mở cho HS nhận xét về cảm nhận của mình khi nghe bài hát này
-->bài hát như một câu chuyện có mở đầu, có dẫn dắt tình tiết và có phần kết thúc đầy lạc quan tin tưởng vào ngày mai chiến thắng
- GV cho HS ghi bài.
*Hoạt động 4: Củng cố. 
- GV đàn, bắt nhịp.
- GV chỉ định nhóm, cá nhân TĐN.
- GV nhận xét và xếp loại
Hoạtđộng3: ÂNTT.
- HS ghi bài.
- HS đọc.
- HS nghe, cảm nhận, ghi nhớ.
- HS nghe.
- HS nghe và hát nhẩm theo.
- HS thảo luận theo nhóm.
- HS ghi bài
Hoạt động 4: Củng cố
- HS đọc bài TĐN số 3
- HS xung phong, hoặc thực hiện theo sự chỉ định của GV.
II. Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Văn Cao và bài hát “Làng tôi”.
*Nhạc sĩ Văn Cao:
 - Ông sinh năm 1923 mất năm 1995.
 - Ông là lớp nhạc sĩ đầu tiên của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại. Những -sáng tác của ông có giá trị lớn về nghệ thuật và tư tưởng.
 - Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ CHí Minh về văn học nnghệ thuật
*Bài hát “Làng tôi”: 
- Bài hát được viết năm 1947. Gồm có ba lời, là một bức tranh mô tả cảnh làng quê Việt Nam trong những ngày bị giặc Pháp tàn phá, và sự dũng cảm chiến đấu bảo vệ quê hương, niềm tin mãnh liệt vào một ngày mai chiến thắng của quân và dân ta. 
4. Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (5 ph)
- Đọc đúng cao độ, tiết tấu bài TĐN số 3.
- GV hướng dẫn làm bài tập trang 21. Về nhà xem lại các phần lí thuyết đã học: Nhịp, phách, nhịp 2/4; 2 bài hát: Tiếng 	chuông và ngọn cờ, Vui bước trên đường xa; Các bài TĐN số 1, 2, 3. Chuẩn bị cho tiết ôn tập và kiểm tra ở tuần sau. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM , BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet_7_TDN_so_3_Cach_danh_nhip_24_ANTT_NS_Van_Cao_va_bai_hat_Lang_toi.doc