Giáo án môn Âm nhạc 6 - Học hát: Bài niềm vui của em

I. MỤC TIÊU;

1. Kiến thức:

 - Giới thiệu cho các em một số bài hát nói về thiếu nhi dân tộc ở miền núi tiêu biểu nhất là bài Niềm vui của em.

 - Hs biết được nhạc sĩ Ngyuễn Huy Hùng là tác giả của bài hát Niềm vui của em

 - Hs biết nội dung bài hát nói về niềm vui của các bạn nhỏ miềm núi được học hành để vươn tới những ước mơ tươi đẹp.

2. Kỹ năng:

 Học sinh hát đúng cao độ, trường độ, đúng giai điệu, biết ngân nghỉ đúng phách quy định

 Hs biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm bài hát. Hs biết hát kết hợp gõ đệm. Tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca. Tập thể hiện bài hát với tình cảm nhẹ nhàng

3. Thái độ:

 Học sinh học tập nghiêm túc

 Qua bài hát Niềm vui của em học sinh cảm nhận được niềm vui của các bạn nhỏ miền núi khi em được đến trường học và mẹ cũng đến lớp vào buổi tối

 

doc 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1443Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Âm nhạc 6 - Học hát: Bài niềm vui của em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 5 - Tiết : 19
Tuần : 20 
HỌC HÁT: BÀI NIỀM VUI CỦA EM
 Nhạc và lời: Nguyễn Huy Hùng
I. MỤC TIÊU;
1. Kiến thức:
 - Giới thiệu cho các em một số bài hát nói về thiếu nhi dân tộc ở miền núi tiêu biểu nhất là bài Niềm vui của em.
 - Hs biết được nhạc sĩ Ngyuễn Huy Hùng là tác giả của bài hát Niềm vui của em
 - Hs biết nội dung bài hát nói về niềm vui của các bạn nhỏ miềm núi được học hành để vươn tới những ước mơ tươi đẹp.
2. Kỹ năng:
Học sinh hát đúng cao độ, trường độ, đúng giai điệu, biết ngân nghỉ đúng phách quy định
Hs biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm bài hát. Hs biết hát kết hợp gõ đệm. Tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca. Tập thể hiện bài hát với tình cảm nhẹ nhàng
3. Thái độ:
Học sinh học tập nghiêm túc
Qua bài hát Niềm vui của em học sinh cảm nhận được niềm vui của các bạn nhỏ miền núi khi em được đến trường học và mẹ cũng đến lớp vào buổi tối
II. NỘI DUNG HỌC TẬP:
Hs hát đúng giai điệu bài hát, hát kết hợp gõ đệm theo phách nhịp, biết Nguyễn Huy Hùng là tác giả của bài hát.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Đàn Organ, song loan, bảng phụ bài hát.Tìm một số bài hát nói về thiếu nhi dân tộc vùng cao ( Bài Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác ( Hoàng Long – Hoàng Lân); Bài Đi học ( nhạc Bùi Đình Thảo – thơ Minh Chính )..
2. Học sinh: sgk, tìm hiểu bài trước
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 1 phút 
Kiểm tra sĩ số
Cho hs hát một bài hát tập thể
2. Kiểm tra miệng: 8 phút 
Giáo viên hỏi: 
Câu 1: Số chỉ nhịp 2/4 cho biết gì? 
Câu 2: Trình bày bài TĐN số 5?
3. Tiến trình bài học: Giới thiệu bài: 1 phút 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài dạy
HĐ 1:20 phút 
 Học hát: Bài Niềm vui của em
1/ GV giới thiệu bài: Giới thiệu sơ lược
 Sáng sáng khi mặt trời lên có những em nhỏ miền núi cắp sách đến trường còn mẹ lên nương rẫy làm việc giữa thiên nhiên bao la của núi rừng có tiếng chim hoà cùng tiếng hát, có những hạt sương long lanh trên lá cây cỏ, những nụ hoa xinh tươi như hoà cùng niềm vui của bé. Và buổi tối đến mẹ em cũng ra bản học thêm nhiều điều mới lạ. Niềm vui của em được tác giả Nguyễn Huy Hùng thể hiện thành bài hát ngắn gọn nhưng giàu hình ảnh và cảm xúc. Bài hát được các bạn nhỏ yêu thích được trình bày trên sân khấu hội diễn văn nghệ của học sinh khắp mọi miền đất nước.
 Nhạc sĩ Nguyễn Huy Hùng sinh năm 1954 quê ở Quảng Nam. Ông làm việc ở đài phát thanh tỉnh Quảng Nam, phụ trách về phần âm nhạc. Có rất nhiều bài hát nói về các bạn nhỏ dân tộc miền núi , em nào có thể kể tên những bài hát mà em biết ?
Ø HS: Suy nghĩ trả lời
Ø GV: Hát trích đoạn bài: Đi học; Bài Từ rừng xanh cháu về thăm lăng bác..cho học sinh nghe
Hôm nay chúng ta sẽ được học một trong những bài hát tiêu biểu của nhạc sĩ Nguyễn Huy Hùng bài Niềm vui của em
2/ Cho hs nghe bài hát mẫu
Ø GV: Hát mẫu cho học sinh nghe bài Niềm vui của em.
Ø GV: Gọi 1 em đọc lời ca trong sgk, cả lớp theo dõi
3/ Tìm hiểu bài hát
- Giáo viên giới thiệu bài hát viết giọng Mi thứ (Em)
- Giáo viên hỏi: Bài hát viết nhịp mấy?
- Gv giới thiệu nhịp đầu tiên trong bài hát gọi là nhịp lấy đà
- Gv giới thiệu : bài hát sử dụng dấu luyến, dấu nối trường độ, khung thay đổi, dấu nhắc lại
- Giáo viên hỏi: có thể chia bài hát thành mấy câu?
+ Hs trả lời: 
4/ Luyện thanh khởi động giọng
Ø GV: Cho học sinh luyện giọng
&¡2D==E==F==G=!=H==G==F==E=!=d=!
Mi
Ma 
5/ Tập hát từng câu:
Ø GV: Đàn 1câu 3 lần học sinh nghe sau đó lặp lại the. Nối câu theo lối móc xích đến hết bài
Lưu ý: Nhắc học sinh những chố luyến và những chố ngân dài trong bài 
6/ Trình bày hoàn chỉnh bài hát
 Chia tổ nhóm hát, gọi cá nhân hát
 Sau khi học sinh hát tốt giáo viên cho học sinh hát cùng nhạc đệm, kết hợp vỗ tay theo phách
Lưu ý: Bài hát này có nhịp lấy đà, nên khi vỗ tay theo phách thì phách mạnh sẽ rơi vào chữ “ ông” của bài hát
Ø GV: Gọi tổ nhóm hát – cá nhân hát
 Nhận xét – đánh giá
Ø HS: Hát lại toàn bài cùng nhạc đệm
- Giáo viên nhắc nhở học sinh khi hát cần chú ý thể hiện tình cảm hồn nhiên trong sáng
- Giáo viên hỏi: Nội dung bài hát nói gì?
+ Hs trả lời:
1/ Học hát: Bài Niềm vui của em
Nhạc và lời: Nguyễn Huy Hùng
- Giọng Mi thứ( Em)
- Nhịp 2/4
- Nhịp lấy đà
- dấu luyến, dấu nối trường độ, khung thay đổi, dấu nhắc lại
- Chia bài hát thành 3 câu
Câu 1: Khi ông  tiếng hát
Câu 2: Hạt sương  môi cười
Câu 3: đưa em  (hết)
2/ Nội dung: Bài hát nói về niềm vui của các bạn nhỏ miền núi được đi học để vươn tới những ước mơ tươi đẹp.
4.Tổng kết:10 phút 
 - GV: Em có biết bài hát nào khác nói về thiếu nhi dân tộc miền núi, kể tên và có thể hát một vài câu ?
 - HS: Suy nghĩ trả lời
 GV: Giáo viên giáo dục đạo đức cho học sinh qua nội dung bài hát
5. Hướng dẫn học tập:5 phút 
Đối với bài học ở tiết này:
 + Học thuộc bài hát, tập một số động tác múa minh hoạ
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
 + Xem trước tên nốt, cao độ trường độ của bài TĐN số 6 . 
 + Chép bài TĐN số 6 - Trời đã sáng rồi vào tập
V. PHỤ LỤC:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 19 HBH Niem vui cua em_12215651.doc