Giáo án môn Âm nhạc 6 - Tiết 2: Học hát: Bài Tiếng chuông và ngọn cờ - Bài đọc thêm: Âm nhạc ở quanh ta

I. Mục tiêu:

- HS biết bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ là sáng tác của NS phạm Tuyên. Kể tên một vài bài hát tiêu biểu của ông viết cho thiếu nhi. Đọc bài đọc thêm.

- HS hát đúng giai điệu, lời ca, hát hoà giọng, diễn cảm. Tập hát kết hợp gõ đệm và tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca

Qua bài đọc thêm HS có thêm hiểu biết về thế giới âm nhạc.

- Giáo dục HS biết yêu quý cuộc sống hòa bình, căm ghét chiến tranh.

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên:

- Đàn Oóc-gan. Đài, đĩa nhạc có bài hát trên. Bảng phụ bài hát.

- Đàn, hát thuần thục bài Tiếng chuông và ngọn cờ, 1 vài bài hát của NS Phạm Tuyên.

2. Học sinh:

- SGK, vở, bút, thanh phách.

- Trích đoạn 1 vài bài hát của NS Phạm Tuyên.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3550Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Âm nhạc 6 - Tiết 2: Học hát: Bài Tiếng chuông và ngọn cờ - Bài đọc thêm: Âm nhạc ở quanh ta", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21. 8. 2010
Ngày giảng: 23. 8. 2010
Bài 1: Tiết 2: 	- Học hát: Bài Tiếng chuông và ngọn cờ
 - Bài đọc thêm: Âm nhạc ở quanh ta
I. Mục tiêu:
- HS biết bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ là sáng tác của NS phạm Tuyên. Kể tên một vài bài hát tiêu biểu của ông viết cho thiếu nhi. Đọc bài đọc thêm.
- HS hát đúng giai điệu, lời ca, hát hoà giọng, diễn cảm. Tập hát kết hợp gõ đệm và tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca 
Qua bài đọc thêm HS có thêm hiểu biết về thế giới âm nhạc.
- Giáo dục HS biết yêu quý cuộc sống hòa bình, căm ghét chiến tranh.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:
- Đàn Óc-gan. Đài, đĩa nhạc có bài hát trên. Bảng phụ bài hát.	
- Đàn, hát thuần thục bài Tiếng chuông và ngọn cờ, 1 vài bài hát của NS Phạm Tuyên.
2. Học sinh:
- SGK, vở, bút, thanh phách. 
- Trích đoạn 1 vài bài hát của NS Phạm Tuyên.
III. Phương pháp:
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp thực hành.
IV. Tổ chức giờ học:
1. ổn định tổ chức: (1’)
- ổn định lớp, kiểm tra sĩ số HS.
- Nhắc HS tư thế ngồi học hát. 
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Môn AN ở trường THCS gồm mấy phân môn? Đó là những gì?
- Trình bày bài hát Quốc ca?
3. Bài mới: (37’)
HĐ của GV
Nội dung
HĐ của HS
GV ghi bảng
GV hướng dẫn
I. Hoạt động 1: Học hát (32’)
Tiếng chuông và ngọn cờ
 Nhạc và lời: Phạm Tuyên
HS ghi bài
HS quan sát SGK
GV thuyết trình
* Giới thiệu bài: ... Bài hát do NS Phạm Tuyên sáng tác năm 1985.
HS nghe giảng
GV hỏi
- Nêu vài nét về tác giả và tên 1 số bài hát của ông?
+ NS Phạm Tuyên sinh năm 1930 , quê ở Bình Giang - Hải Dương. Ông viết rất nhiều ca khúc: Như có Bác trong ngày đại thắng, Chiếc đèn ông sao, Tiến lên đoàn viên, Cánh én tuổi thơ, Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Tiếng chuông và ngọn cờ, ...
HS trả lời
GV chỉ định
- Hãy hát trích đoạn một vài bài hát trên?
HS hát thị phạm
GV treo bảng phụ
1. Bước 1: Tìm hiểu bài
HS quan sát
GV hỏi
- Bài hát viết ở nhịp gì ? Định nghĩa nhịp đó?
2
4
+ Nhịp có 2 P, 1 P = 1 nốt đen, P1 mạnh, P2 nhẹ
HS trả lời
GV hướng dẫn
+ Bài hát có đoạn a viết ở giọng Rê thứ vì hoá biểu có 1 dấu b, đoạn b chuyển sang giọng Rê trưởng có 2 dấu # và có nốt kết thúc bài là Rê.
HS ghi nhớ
GV hỏi
- Trong bài có những kí hiệu gì thường gặp trong bản nhạc? 
+ Dấu nối, dấu luyến, dấu nhắc lại, khung thay đổi. 
HS trả lời
GV hỏi
- Nội dung bài hát nói về vấn đề gì?
+ Bài hát nói lên ước vọng của tuổi thơ mong muốn cuộc sống hòa bình, hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc trên toàn thế giới.
HS trả lời
2. Bước 2: Chia đoạn, chia câu
GV hỏi
- Bài hát có mấy đoạn? Mỗi đoạn mấy câu hát ngắn?
HS trả lời
GV hướng dẫn
+ Bài hát chia 2 đoạn:
HS theo dõi
- Đoạn a có 2 lời viết ở giọng Rê thứ, gồm 4 câu hát ngắn. Lời 1: “ Trái đất .... của ta ”
- Đoạn b có 2 lời viết ở giọng Rê trưởng, mỗi lời gồm 4 câu hát ngắn: “Boong bính boong... hoà bình”
3. Bước 3: Luyện thanh (1’- 2’)
GV đàn
- GV đàn chuỗi âm ngắn ở giọng Rê thứ, HS nghe và đọc bằng nguyên âm La.
HS luyện thanh
GV mở đài đĩa
4. Bước 4: Nghe băng hát mẫu
HS lắng nghe
5. Bước 5: Dạy hát
* Tập hát từng câu:
GV đàn, hát mẫu
- Hát mẫu câu 1, đàn giai điệu câu 1 khoảng 2-3 lần. yêu cầu HS nghe và hát nhẩm theo. 
Nghe, hát nhẩm
GV bắt nhịp
- Bắt nhịp (đếm 1-2) và đàn giai điệu để HS hát.
Hát cùng đàn
GV chỉ định
- HS khá hát mẫu.
HS khá hát mẫu
GV hướng dẫn
- Cả lớp hát, GV lắng nghe để phát hiện chỗ sai rồi hướng dẫn HS sửa lại. GV hát mẫu những chỗ cần thiết.
Sửa chỗ sai
GV hướng dẫn
- Tập các câu tiếp theo tương tự.
Tập câu tiếp
- Khi tập xong 2 câu, GV cho HS hát nối liền 2 câu với nhau.
GV chỉ định
- GV chỉ định 1, 2 HS hát lại 2 câu này.
HS tập hát
GV điều khiển
- Tiến hành dạy đoạn b theo cách tương tự. Hát nối các câu theo lối móc xích. HS tự hát lời 2.
HS tập hát
* Hát đầy đủ cả bài: Tốc độ = 118, dịch giọng = -3
GV hướng dẫn
- GV hướng dẫn HS cách phát âm, lấy hơi giữa các câu trong bài hát, hát diễn cảm.
HS theo dõi
GV yêu cầu
- HS hát cả bài, lấy hơi ở đầu các câu hát. 
HS thực hiện
GV hướng dẫn
- HS tiếp tục sửa những chỗ hát còn chưa đạt, hát đúng những chỗ trường độ móc đơn liên tục, hát đúng nhịp độ. Thể hiện sắc thái vui tươi, sôi nổi.
Hát thể hiện sắc thái
* Củng cố kiểm tra:
GV hướng dẫn
- HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo phách, hoặc theo nhịp. Tổ, nhóm trình bày.
Hát và gõ đệm
GV yêu cầu
- HS tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca  
HS trình bày
GV hỏi
- Chủ đề của bài hát nói về điều gì?
+ Chủ đề nói về hòa bình.
HS trả lời
GV thực hiện
* Kết luận: Giáo dục HS biết yêu quý cuộc sống hòa bình, căm ghét chiến tranh.
HS ghi nhớ
GV ghi bảng
II. Hoạt động 2: Bài đọc thêm (5’)
Âm nhạc ở quanh ta
HS ghi bài
GV chỉ định 
- Cho HS đọc bài trong SGK
HS đọc SGK
GV hỏi
- Hàng ngày từ lúc tinh mơ tới lúc đi ngủ, các em được nghe thấy những gì?
+ Hàng ngày từ lúc tinh mơ tới lúc đi ngủ, chúng em được nghe thấy bao nhiêu điều thú vị: tiếng gà gáy lúc ban mai, tiếng chim hót lảnh lót trên cành, tiếng cười nói của mọi người, tiếng sáo diều vi vu, tiếng nước chảy róc rách, ... 
HS trả lời
GV hỏi
- Hãy phân biệt tiếng động với âm thanh?
HS trả lời
GV kết luận
+ Có những tiếng nghe không rõ cao thấp gọi là tiếng động. Những tiếng nghe rõ trầm bổng, dài ngắn gọi là âm thanh. Đó là những nguyên liệu chủ yếu của AN.
HS ghi nhớ
GV thuyết trình
- Có loại AN ta nghe thì hiểu được ngay như Nhạc có lời, nhưng có loại phải được học, được làm quen, được giải thích thì mới hiểu sâu sắc như Nhạc không lời
HS ghi nhớ
GV thực hiện
- GV cho HS nghe một bài hát và một bản nhạc không lời. 
HS nghe và cảm nhận
GV hỏi
- AN có ở những đâu? Nó được dùng như thế nào đối với quốc tế?
HS trả lời
GV thực hiện
* Kết luận: AN có ở quanh ta. Nó là “ngôn ngữ ” chung cho mọi người như một thứ tiếng nói quốc tế, lại vừa mang đặc điểm riêng của từng dân tộc.
HS ghi nhớ
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà: (4’)
- Cho cả lớp ôn lại bài hát theo đàn và tay GV chỉ huy. 
* Dặn dò: Về nhà học thuộc bài hát, hát đúng giai điệu lời ca. Tập trình bày bài hát.
- Thực hiện phần câu hỏi và bài tập trong sgk trang 9.
- Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu các kí hiệu AN trong SGK trang 10-11.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet_2_HBH_Tieng_chuong_va_ngon_co_BDT_Am_nhac_o_quanh_ta.doc