Tiết 1 BÀI MỞ ĐẦU
I/ MỤC TIÊU CỦA BÀI:
1. Kiến thức:
- Khái quát được vai trò của gia đình và kinh tế gia đình.
- Nêu được mục tiêu và phương pháp học chương trình công nghệ 6.
- Xác định được nội dung và những đổi mới của chương trình Công nghệ 6.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng được một số kiến thức đã học vào hoạt động hàng ngày ở gia đình để nâng cao chất lượng cuộc sống.
3. Thái độ:
- Hứng thú học tập môn học.
4. Năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho học sinh:
- Tự học, giải quyết vấn đề.
iện đúng nguyên tắc cắm hoa có tác dụng gì? - HS nhận xét: hoa có dáng cao phải cắm vào bình cao, hoa mềm, thấp, to phải cắm vào bình thấp. - Có thể dùng 1 loại hoặc nhiều loại hoa, một hoặc nhiều màu sắc, màu hoa và màu bình cắm tương phản sẽ làm nổi bật hơn - Bình màu sáng nên chọn hoa đỏ, vàng, trắng hay 1 màu đỏ hoặc tím; Bình tối chọn vàng, hồng, tím hay 1 màu trắng hoặc vàng - Bình màu tối - Nở không đều, bông cao, bông thấp, bông to, bông nhỏ - Hoa càng nở càng cắm thấp sát miệng bình, hoa có độ vuơn thẳng hoặc nụ cắm xa miệng bình - HS tính và đưa ra đáp án: với lọ thấp, độ dài các cành cần cắt lần lượt là 37à40cm, 25à27cm; 16à18cm Với lọ cao, độ dài cành cần cắt lần lượt là 107à145cm; 71à77cm; 47à51cm (chiều dài cần cắt = chiều dài cành chính + chiều cao lọ hoa) - HS trả lời; bàn ăn, bàn tiếp khách đặt bình hoa thấp, góc, trên tủ đặt lọ hoa cao; hoa treo tường có độ dài, cành mềm, rủ xuống - Sẽ đạt được hiệu quả cao nhất khi trang trí, đồng thời nắm vững nguyên tắc cắm hoa sẽ vận dụng để tạo nên những kiểu cắm hoa độc đáo II. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN. 1. Chọn hoa và bình cắm phù hợp về hình dáng, màu sắc - Tùy vị trí trang trí có thể sử dụng một màu hoa hoặc nhiều màu hoa trong một bình cắm 2. Sự cân đối về kích thước giữa cành hoa và bình cắm - Hoa có độ nở lớn phải cắm sát miệng bình, hoa có độ vươn thẳng hoặc nụ phải cắm xa miệng bình - Xác định độ dài cành chính so với miệng bình + Cành chính thứ 1: = 1,5 – 1,5(D+h) Trong đó D là đường kính lớn nhất của bình; h là chiều cao của bình + Cành chính 2 = 2/3 cành chính thứ nhất + Cành chính 3 = 2/3 cành chính thứ 2 + Các cành phụ có chiều dài ngắn hơn cành chính đứng bên nó 3. Sự phù hợp giữa bình hoa và vị trí cần trang trí - Bàn ăn, bàn tiếp khách cần đặt bình hoa thấp, không che khuất tầm nhìn của người ngồi - Ở góc nhỏ, trên tủ, kệ, đặt lọ cao, nhỏ. - Hoa treo tường mềm, buông dài 4. Củng cố bài, hướng dẫn tự học: (5 phút) *Các câu hỏi bài tập củng cố. ? Nêu cách tính độ dài cành chính? ? Liên hệ địa phương về các loại hoa và cách chọn hoa phù hợp với bình cắm? *Dặn dò: - Về nhà tìm hiểu trong thực tế về các bước cắm hoa - Đọc trước phần III. Quy trình cắm hoa -------------------------------------------------------------- Ngày soạn: .................................. Ngày giảng: ................................ Điều chỉnh: ..................................... Ký Duyệt Tiết 32 - Bài 13: CẮM HOA TRANG TRÍ (tiết 3) I/ MỤC TIÊU CỦA BÀI: 1. Kiến thức: - Biết được nguyên tắc cắm hoa trang trí nhà ở 2. Kỹ năng: - Hình thành kĩ năng cắm hoa trang trí. 3. Kĩ năng - Có hứng thú cắm hoa trang trí làm đẹp cho ngôi nhà 4. Năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho học sinh: - Tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề, tính toán. II/CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh cắm hoa trang trí . Sưu tầm thêm các loại tranh ảnh về cắm hoa 2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước bài 13 III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (3 phút) ? Nêu nguyên tắc cơ bản của ắm hoa trang trí 3. Tiến trình bài mới: Giới thiệu bài học: Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về nguyên tắc cơ bản cắm hoa trang trí. Vậy để cắm được một bình hoa đẹp và đúng kĩ thuật thì cần phải theo thực hiện theo quy trình nào? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp trong bài học ngày hôm nay. (1 phút) HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 1: Tìm hiểu quy trình cắm hoa. (15 phút) ?Cần chuẩn bị những gì trước khi cắm hoa. ? Em có cách nào để bảo quản và giữ hoa tươi lâu. - GV nhận xét, và giới thiệu cách bảo quản và giữ hoa tươi lâu từ trước khi cắm đến trong và sau khi cắm. - GV cần chú ý đến nhắc HS không nhầm lẫn giữa giai đoạn 1(trước khi cắm) và giai đoạn 2 (trong và sau khi cắm) + Cắt dưới nước, nhúng phần gốc của hoa vào trong nước, cắt ở trong nước nhiều lần từ gốc lên đến độ dài cần sử dụng. (Phương pháp này giúp hút nước lên cho hoa tươi lâu, trừ hoa súng, hoa sen) - Xử lý nước: nhúng các vết cắt cuối cùng của hoa vào nước nóng 1-2 phút rồi nhúng ngay vào nước lạnh, giúp tăng khả năng hấp thụ nước của hoa, dùng cho các hoa thân nhỏ - Đốt cháy phần gốc trên lửa, sau đó nhúng ngay vào nước lạnh (thường dùng với hoa đào, trạng nguyên, hoa hồng) - Phương pháp hoá học: trước khi cắm, cắt phần cuối thân nhúng ngay vào dấm, muối hoặc phèn, hoặc có thể thả thêm 1 vài viên B1, C... - Thay nước thường xuyên mỗi ngày Hoạt động 2: Tìm hiểu quy trình thực hiện (20 phút) ? Tại sao ta cần làm việc theo quy trình. - Yêu cầu hs nghiên cứu tài liệu để nắm rõ các công việc cần làm - GV thao tác mẫu, cắm 1 bình hoa theo quy trình, trong khi làm mẫu kết hợp nhắc học sinh những điều cần chú ý để khắc sâu hơn lí thuyết cho học sinh - GV lưu ý học sinh 1 số mẫu thao tác như: + Cắt tỉa cành không dập nát + Đo các cành chính và các cành phụ, chú ý các cành chính lần lượt bằng 2/3 cành trước (Sau khi tính độ dài cành chính 1, dùng cành 2 đặt song song cành 1, thấp hơn cành 1 1/3 lần, tương tự như vậy với các cành còn lại) + Có thể cắm cành phụ trước rồi đến cành chính - Gv chốt lại vấn đề - HS theo dõi tài liệu và trả lời - HS thảo luận và đưa ra các phương án, nhận xét, bổ sung cho nhau + Giai đoạn 1: trước khi cắm: cắt hoa sớm, tỉa lá, cắt vát cuống, ngâm vào nước Giai đoạn 2: Trong và sau khi cắm: cắt hoa, xử lí nước... - HS lắng nghe - Làm việc theo quy trình sẽ nhanh chóng và hiệu quả - Nghiên cứu tài liệu và trả lời - HS quan sát GV làm mẫu - HS quan sát, ghi nhớ những vấn đề cơ bản - HS ghi nhớ III. QUY TRÌNH CẮM HOA 1. Chuẩn bị - Bình cắm - Dụng cụ cắm hoa: mút, xốp, dao, kéo... - Hoa: * Giai đoạn trước khi cắm: + Cắt hoa vào lúc sáng sớm + Tỉa bớt lá vàng, lá sâu, cắt vát cuống hoa cách dấu cắt cũ 0,5cm + Cho tất cả hoa vào xô nước sạch ngập đến nửa thân cành hoa, để ở nơi mát mẻ * Giai đoạn trong và sau khi cắm + Cắt dưới nước, nhúng phần gốc của hoa vào trong nước, cắt ở trong nước nhiều lần từ gốc lên đến độ dài cần sử dụng. + Xử lý nước: nhúng các vết cắt cuối cùng của hoa vào nước nóng 1-2 phút rồi nhúng ngay vào nước lạnh. + Đốt cháy phần gốc trên lửa, sau đó nhúng ngay vào nước lạnh - Phương pháp hoá học: trước khi cắm, cắt phần cuối thân nhúng ngay vào dấm, muối hoặc phèn, hoặc có thể thả thêm 1 vài viên B1, C, 1/2 viên Aspirin 2. Quy trình thực hiện a. Chọn hoa, bình cắm, dạng cắm và vị trí trang trí cho phù hợp, hài hòa b. Cắt cành và cắm cành chính trước c. Cắt các cành phụ độ dài khác nhau cho tự nhiên, cắm xen vào cành chính và che miệng bình...có thể trang trí thêm hoa, lá... Cũng có thể cắm hoa phụ trước rồi cắm hoa chính sau d. Đặt bình hoa vào vị trí trang trí 4. Củng cố bài, hướng dẫn tự học: (5 phút) *Các câu hỏi bài tập củng cố: - Gọi hs đọc phần ghi nhớ - Yêu cầu hs trả lời câu hỏi cuối bài *Dặn dò: - Chuẩn bị: hoa, bình phù hợp với dạng cắm - Sưu tầm thêm tranh ảnh về cắm hoa... Ngày soạn: ..................................... Ngày giảng: ................................... Điều chỉnh: ..................................... Ký Duyệt Tiết 33 - Bài 14: THỰC HÀNH MỘT SỐ MẪU CẮM HOA, CẮM HOA (tiết 1) I/ MỤC TIÊU CỦA BÀI: 1. Kiến thức: - Nắm được các nguyên tắc cơ bản để cắm hoa dạng thẳng - Thực hành cắm được các loại hoa một cách thẩm mĩ 2. Kỹ năng: - Biết ứng dụng vào thực tế, tìm kiếm hoa ở xung quanh những loại hoa dễ kiếm để vận dụng vào trang trí 3. Thái độ: - Hứng thú trong việc cắm hoa trang trí 4. Năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho học sinh: - Tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề, tính toán. II/CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Dao, kéo, lọ hoa cao. Sơ đồ cắm hoa dạng bình cao. Tranh ảnh minh họa cho phần này 2. Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị hoa tươi III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (3 phút) ? Nêu quy trình cắm hoa 3. Tiến trình bài mới: Giới thiệu bài học: Trang trí nhà ở bằng hoa là thể hiện cho mong muốn được gần gũi với thiên nhiên của con người. Trên thực tế, dáng vẻ tự nhiên của mỗi loài rất khác nhau, có loại mọc thẳng đứng, có loại đứng nghiêng, có loại rủ xuống mềm mại. Dựa vào những dáng vẻ đó, con người cũng sáng tạo nên các dạng cắm hoa như cắm thẳng, cắm nghiêng, cắm tròn, cắm hình chữ S...Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về các dạng cắm hoa này. Tiết học ngày hôm nay chúng ta tìm hiểu về dạng cắm hoa thẳng đứng. (1 phút) HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Chuẩn bị (3 phút) - GV giới thiệu mục đích, yêu cầu tiết thực hành - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh - Cho HS chuẩn bị bình cắm và các loại hoa sẵn có ở địa phương em để thực hành, cắm những bình hoa đơn giản, đẹp mắt để trang trí góc học tập, kệ sách, bàn ăn, bàn tiếp khách. - Phân công mỗi tổ cắm một bình hoa. Hoạt động 2: Tổ chức thực hành. (29 phút) 1. Dạng cơ bản a. Sơ đồ cắm hoa - Giáo viên treo sơ đồ cắm hoa dạng thẳng đứng (dạng cơ bản) lên bảng - GV thao tác mẫu cho HS xem bằng mẫu vật. - Cành cắm thẳng đứng là cành 0o - Cành cắm ngang miệng bình về 2 phía là 90o - Cành chính thứ nhất thường nghiêng khoảng 10 – 15o hoặc thẳng đứng. - Cành chính thứ hai thường nghiêng 45o - Cành chính thứ ba thường nghiêng 75o về phía đối diện. - Có thể dùng hoa hoặc cành, lá làm cành chính. - Yêu cầu HS quan sát sơ đồ và bình hoa mẫu rồi nêu các góc độ cắm và quy trình cắm hoa b. Quy trình cắm hoa - Dụng cụ : Dao, kéo, bình cắm... - Vật liệu : Hoa, lá, cành - Quy trình cắm hoa: + Cắm cành chính thứ nhất, dài 1- 1,5(D+ h) nghiêng 10-150 + Cắm cành chính thứ hai, dài 2/3 cành chính thứ nhất, nghiêng 450 + Cắm cành chính thứ ba, dài 2/3 cành chính thứ hai, nghiêng 750 + Cắm T, và điểm thêm lá - GV thao tác mẫu cho HS xem cách cắt chiều dài của các cành chính. - GV theo dõi, uốn nắn cho HS Hoạt động 3: Kết thúc thực hành. (3 phút) - GV thu bài thực hành của HS - Yêu cầu HS thu dọn đồ đạc trong lớp, dọn vệ sinh lớp học. - HS lắng nghe - HS chuẩn bị các dụng cụ - Các tổ nhận nhiệm vụ - HS quan sát - HS quan sát và nêu quy trình cắm hoa - HS quan sát - HS tiến hành thực hành nhóm theo đúng quy trình - HS dọn vệ sinh lớp học 4. Tổng kết, đánh giá kết quả thực hành: (5 phút) - GV nhận xét lớp học trong tiết thực hành. - Chấm điểm bình hoa của các tổ - Nhận xét tổ nào cắm nhanh, đẹp, đạt yêu cầu, tổ nào không đạt. *Dặn dò: Về nhà chuẩn bị tiếp dụng cụ, vật liệu một số hoa, lá, cành, tiết sau thực hành. ------------------------------------------------------- Ngày soạn: ............................... Ngày giảng:............................. Điều chỉnh ..................................... Ký Duyệt Tiết 34 - Bài 14: THỰC HÀNH MỘT SỐ MẪU CẮM HOA, CẮM HOA (tiết 2) I/ MỤC TIÊU CỦA BÀI: 1. Kiến thức: - Thực hiện được một số mẫu cắm hoa thông dụng dạng thẳng đứng - Sử dụng được mẫu cắm hoa phù hợp với vị trí trang trí, đạt yêu cầu thẩm mỹ. 2. Kỹ năng: Biết ứng dụng vào thực tế, tìm kiếm hoa ở xung quanh những loại hoa dễ kiếm để vận dụng vào trang trí 3. Thái độ: Hứng thú trong việc cắm hoa trang trí trong gia đình, góc học tập. 4. Năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho học sinh: Tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề, tính toán. II/CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Một số dụng cụ và vật liệu cắm hoa 2. Chuẩn bị của học sinh: Dụng cụ và vật liệu cắm hoa III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp. (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ. (3 phút) ?Nêu quy ước về góc độ cắm các cành hoa và bình cắm. HSTL, GV nhận xét. 3. Tiến trình bài mới: Giới thiệu bài học: Trang trí nhà ở bằng hoa là thể hiện cho mong muốn được gần gũi với thiên nhiên của con người. Trên thực tế, dáng vẻ tự nhiên của mỗi loài rất khác nhau, có loại mọc thẳng đứng, có loại đứng nghiêng, có loại rủ xuống mềm mại. Hôm nay chúng ta tiếp tục thực hành cắm hoa dạng thẳng đứng. (1 phút) HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Chuẩn bị. (3 phút) - GV giới thiệu mục đích, yêu cầu tiết thực hành - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh - Cho HS chuẩn bị bình cắm và các loại hoa sẵn có ở địa phương em để thực hành, cắm những bình hoa đơn giản, đẹp mắt để trang trí góc học tập, kệ sách, bàn ăn, bàn tiếp khách. - Phân công mỗi tổ cắm một bình hoa. Hoạt động 2: Tổ chức thực hành. (29 phút) *Thay đổi góc độ các cành chính - GV yêu cầu HS quan sát H2.26 và mẫu cắm hoa đã được GV cắm - GV thao tác mẫu cho HS xem bằng mẫu vật. - Cành chính thứ nhất 0o, cành chính thứ hai 5o, cành chính thứ ba 0o - Vật liệu và dụng cụ cắm hoa đơn giản: bình thấp, chỉ cần ít hoa. *Bỏ bớt một hoặc hai cành chính - GV yêu cầu HS quan sát H2.26 và H2.27 nhận xét về số cành chính, cành phụ + Có thể 1,2 hoặc 3 cành chính + 3 cành phụ và điểm thêm lá - GV thao tác mẫu cho HS xem cách cắt chiều dài của các cành chính. - GV theo dõi, uốn nắn cho HS Hoạt động 3: Kết thúc thực hành. (3 phút) - GV thu bài thực hành của HS - Yêu cầu HS thu dọn đồ đạc trong lớp, dọn vệ sinh lớp học. - HS lắng nghe - HS chuẩn bị các dụng cụ - Các tổ nhận nhiệm vụ - HS quan sát - HS quan sát - HS quan sát - HS tiến hành thực hành nhóm theo đúng quy trình - HS nộp bài - HS dọn vệ sinh lớp học 4. Tổng kết, đánh giá kết quả thực hành: (5 phút) - GV nhận xét lớp học trong tiết thực hành. - Chấm điểm bình hoa của các tổ - Nhận xét tổ nào cắm nhanh, đẹp, đạt yêu cầu, tổ nào không đạt. - Nhắc nhở các tổ làm vệ sinh nơi thực hành. *Dặn dò: Về nhà chuẩn bị tiếp dụng cụ, vật liệu một số hoa, lá, cành, tiết sau thực hành. Ngày soạn: .................................... Ngày giảng:.................................. Điều chỉnh ..................................... Ký Duyệt Tiết 34 - Bài 14: THỰC HÀNH MỘT SỐ MẪU CẮM HOA, CẮM HOA (tiết 3) I/ MỤC TIÊU CỦA BÀI: 1. Kiến thức: - Thực hiện được một số mẫu cắm hoa dạng thẳng đứng. - Sử dụng được mẫu cắm hoa phù hợp với vị trí trang trí, đạt yêu cầu thẩm mỹ. 2. Kỹ năng: Có ý thức sử dụng các loại hoa dễ kiếm, và dạng cắm hoa phù hợp để làm đẹp nhà ở, góc học tập hoặc buổi liên hoan hội nghị. 3. Thái độ: HS yêu thích bài học ắm hoa. 4. Năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho học sinh: Tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề, tính toán. II/CHUẨN BỊ: - GV: Một số mẫu hình ảnh, sơ đồ cắm hoa, dụng cụ và vật liệu cắm hoa. -2. Chuẩn bị của học sinh: Dụng cụ và vật liệu cắm hoa III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp. (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ. (3 phút) ?Nêu quy ước về góc độ cắm các cành hoa và bình cắm dạng thẳng đứng. HSTL, GV nhận xét. 3. Tiến trình bài mới: Giới thiệu bài học: Trang trí nhà ở bằng hoa là thể hiện cho mong muốn được gần gũi với thiên nhiên của con người. Trên thực tế, dáng vẻ tự nhiên của mỗi loài rất khác nhau, có loại mọc thẳng đứng, có loại đứng nghiêng, có loại rủ xuống mềm mại. Ở các tiết trước chúng ta đã thực hành cách cắm hoa dạng thẳng đứng. Hôm nay chúng ta cùng thực hành cắm các dạng này để trau dồi kĩ năng cắm hoa. (1 phút) HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Chuẩn bị. (3 phút) - GV giới thiệu mục đích, yêu cầu tiết thực hành - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh - Cho HS chuẩn bị bình cắm và các loại hoa sẵn có ở địa phương em để thực hành, cắm những bình hoa đơn giản, đẹp mắt để trang trí góc học tập, kệ sách, bàn ăn, bàn tiếp khách. - Phân công nhiệm vụ cho2. Chuẩn bị của học sinh: mỗi HS cắm một bình hoa. Hoạt động 2: Tổ chức thực hành. (29 phút) - Yêu cầu HS thực hành với hai cách cắm hoa: dạng cơ bản và dạng vận dụng của kiểu cắm hoa dạng thẳng đứng. - GV hướng dẫn HS vận dụng có sáng tạo mẫu cắm hoa - GV yêu cầu HS tiến hành thực hành theo đúng quy trình - GV theo dõi, uốn nắn cho HS Hoạt động 3: Kết thúc thực hành. (3 phút) - GV thu bài thực hành của HS - Yêu cầu HS thu dọn đồ đạc trong lớp, dọn vệ sinh lớp học. - HS lắng nghe - HS chuẩn bị các dụng cụ - HS nhận nhiệm vụ - HS lắng nghe - HS tiến hành thực hành theo đúng quy trình - HS nộp bài - HS dọn vệ sinh lớp học 4. TổNG KếT, ĐÁNH GIÁ KếT QUả THựC HÀNH:(5 phút) - GV nhận xét lớp học trong tiết thực hành. - Chấm điểm bình hoa của các cá nhân - Nhận xét HS nào cắm nhanh, đẹp, đạt yêu cầu, HS nào không đạt. - Tuyên dương những HS thực hành nghiêm túc, cắm hoa đẹp - Phê bình những HS còn chưa tập trung. *Dặn dò: về nhà ôn lại các kiến thức đã học ở chương II để chuẩn bị tiết sau ôn tập. --------------------------------------------------------------- Ngày soạn: ....................... Ngày giảng: ..................... Điều chỉnh ....................... Ký Duyệt Tiết 35: ÔN TẬP CHƯƠNG II I/ MỤC TIÊU CỦA BÀI: 1. Kiến thức: - Hệ thống, củng cố lại được kiến thức đã học trong chương II 2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế và trả lời các câu hỏi ôn tập 3. Thái độ: - Có ý thức tự giác ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra học kì I 4. Năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho học sinh: - Tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề, tính toán. II/CHUẨN BỊ: GV: - Hệ thống câu hỏi và hướng dẫn trả lời câu hỏi - Sơ đồ hoá kiến thức chương II 2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học trong chương II III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra kiến thức cũ: Lồng ghép trong phần ôn tập. - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Ôn tập HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Hệ thống lại các kiến thức đã học (5 phút) - GV hệ thống lại các kiến thức đã học bằng sơ đồ Hoạt động 2: Hệ thống các câu hỏi (34 phút) GV tổ chức cho hs thảo luận nhóm, sau đó gọi 1 hs đại diện của nhóm lên trình bày Câu 1: Nêu vai trò của nhà ở đối với đời sống con người Câu 2: Các khu vực sinh hoạt trong gia đình được phân chia như thế nào? Khi sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực cần chú ý điều gì? Câu 3: Tại sao phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp? Cần phải làm gì để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp? Câu 4: Có thể trang trí nhà ở bằng các đồ vật nào? Công dụng của chúng? Câu 5: Nêu cách chọn và sử dụng tranh ảnh để trang trí nhà ở? Câu 6: Cây cảnh và hoa có ý nghĩa gì trong trang trí nhà ở? Câu 7: Nêu nguyên tắc cắm hoa cơ bản? - HS quan sát, ghi nhớ - HS thảo luận nhóm, trình bày, các nhóm khác bổ sung: - Nhà ở là nơi trú ngụ của con người - Nhà ở bảo vệ con người tránh khỏi những ảnh hưởng của thiên nhiên và xã hội - Là nơi thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong gia đình. - HS Kể ra các khu vực sinh hoạt trong gia đình, những điều cần chú ý khi sắp xếp - Sự cần thiết phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp và các công việc cần làm để giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp (sgk trang 41) - Có thể trang trí nhà ở bắng các đồ vật như tranh ảnh, gương, rèm, mành. Công dụng cụ thể: - Tranh ảnh: Lưu giữ những kỉ niệm. các sự kiện có ý nghĩa của gia đình, bản thân; Lưu giữ các giá trị nghệ thuật, thẩm mĩ; Là những đồ vật đẹp, có tác dụng trang tríKhi dùng tranh ảnh trang trí sẽ làm nhà cửa đẹp thêm, vui mắt, ấm cúng, thoải mái, dễ chịu hơn - Gương: dùng để soi và trang trí tạo vẻ đẹp cho căn phòng; tạo cho căn phòng cảm giác sáng sủa, rộng rãi hơn - Rèm: tạo vẻ râm mát, có tác dụng che khuất, làm tăng vẻ đẹp cho ngôi nhà, hoặc cách nhiệt với môi trường bên ngoài - Mành: có tác dụng che nắng, che gió, che khuất, trang trí làm đẹp thêm cho ngôi nhà - HSTL... - HSTL... - Nguyên tắc cắm hoa cơ bản - Xác định độ dài cành chính so với miệng bình + Cành chính thứ 1: = 1,5 – 1,5(D+h) Trong đó D là đường kính lớn nhất của bình; h là chiều cao của bình + Cành chính 2 = 2/3 cành chính thứ nhất + Cành chính 3 = 2/3 cành chính thứ 2 + Các cành phụ có chiều dài ngắn hơn cành chính đứng bên nó 4. Củng cố bài, hướng dẫn tự học: (5 phút) *Những câu hỏi, bài tập củng cố. - GV nhấn mạnh lại những kiến thức trọng tâm của chương II. - GV nhận xét, đánh giá tiết học *Dặn dò: về nhà tiếp tục ôn tập, chuẩn bị cho tiết kiểm tra học kì I ----------------------------------------------------------------- Ngày soạn: ........................ Ngày giảng: ....................... Điều chỉnh .......................... Ký Duyệt Tiết 36: KIỂM TRA HỌC KÌ I I/ MỤC TIÊU CỦA BÀI: 1. Kiến thức: - Kiểm tra, đánh giá được kiến thức của HS tiếp thu được trong học kì I. 2. Kỹ năng: - Rèn được kĩ năng trình bày bài kiểm tra một cách khoa học 3. Thái độ: - Hình thành ý thức nghiêm túc, tự giác, trách nhiệm của bản thân đối với việc học tập 4. Năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho học sinh: - Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán. II/CHUẨN BỊ: GV: Đề kiểm tra HS: Ôn tập kiến thức đã học. III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Tiến trình kiểm tra - GV nêu yêu cầu kiểm tra, giao đề cho học sinh, hướng dẫn học sinh cách làm bài kiểm tra - HS tiến hành làm bài, GV theo dõi, giám sát, uốn nắn học sinh về thái độ làm bài. 4. Thu bài nhận xét giờ kiểm tra - GV thu bài kiểm tra - Nhận xét về giờ kiểm tra *Dặn dò: xem trước bài “Cơ sở của ăn uống hợp lí”. -------------------------------------------------------------- Ngày soạn: 3/01/2017 Ngày giảng: 05/01/2017 Điều chỉnh ..................................... Ký Duyệt CHƯƠNG III: NẤU ĂN TRONG GIA ĐÌNH Tiết 37 - Bài 15: CƠ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÍ (tiết 1) I/ MỤC TIÊU CỦA BÀI: 1. Kiến thức: - Nêu đuợc vai trò của các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày 2. Kỹ năng: - Nhận biết, lựa chọn được một số nguồn lương thực, thực phẩm có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người như: chất đạm, đường bột, chất béo. 3. Thái độ: - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. 4. Năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho học sinh: - Tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề, tính toán. II/CHUẨN BỊ: GV: Sưu tầm một số tranh ảnh về các nguồn dinh dưỡng, thông tin về các chất dinh dưỡng: chất đạm, đường bột, chất béo. 2. Chuẩn bị của học sinh: Xem trước bài 15 III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ 3. Tiến trình bài mới: Giới thiệu bài học: Trong học kì I, chúng ta đã được tìm hiểu về may mặc trong gia đình và trang
Tài liệu đính kèm: