BÀI 1
TỰ CHĂM SÓC, RÈN LUYỆN THÂN THỂ
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu được thân thể, sức khoẻ là tài sản quý nhất của mỗi con người, cần phải tự chăm sóc, rèn luyện để phát triển tốt.
- Hiểu được ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
- Hiểu được cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân. Hiểu vai trò của môi trường đối với sức khoẻ của con người.
2. Kĩ năng
- Biết nhận xét, đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và người khác
- Biết đưa ra cách xử lí phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
- Biết đặt kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và thực hiện theo kế hoạch đó
3. Thái độ
- Có ý thức tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và bảo vệ môi trường sống
4. Định hướng phát triển năng lực
- Hình thành ở hs năng lực tự học, năng lực tự rèn luyện bản thân theo chuẩn mực đã học vv
II- TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN
1. Thầy: Sách giáo khoa, sách giáo viên, bài tập tình huống gdcd 6, tranh bài 6.
trong sáng, rèn luyện kĩ năng giao tiếp, tổ chức, hợp tác...vv 0,5 + Cùng bạn trong lớp đến vận động và tạo cơ hội để Liên tham gia vào các hoạt động của lớp. 0,5 ĐỀ SỐ 2 I/ MA TRẬN Tên chủ đề Chuẩn cần KT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao 1. Tiết kiệm Thế nào là tiết kiệm. - KN tiết kiệm; - Biểu hiện trái với tiết kiệm. Kể được một việc làm thể hiện sự tiết kiệm Số câu 0.5 0.5 1 Số điểm 1.5 0.5 2 Tỉ lệ 15% 5% 20% 2. Tôn trọng kỉ luật - Thế nào là tôn trọng kỉ luật - Ý nghĩa Hs nêu được thế nào là tôn trọng kỉ luật. Giải thích được vì sao cần phải tôn trọng kỉ luật. Đưa ra quan điểm của bản thân và giải thích được vì sao. Số câu 0.5 0.5 1 2 Số điểm 1.5 1.5 2 5 Tỉ lệ 15% 15% 20% 50% 3. Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. Biết nhận xét, đánh giá tính tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. Dự kiến cách ứng xử có liên quan đến sự tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. Số câu 1 1 Số điểm 3 3 Tỉ lệ 30% 30% Ts câu 1 1 1 1 4 Ts điểm 3 2 2 3 10 Tỉ lệ 30% 20% 20% 30% 100% II/ ĐỀ BÀI Câu 1. (2 điểm) Em hãy cho biết thế nào là tiết kiệm ? Trái với tiết kiệm là gì ? Hãy nêu một việc làm biết tiết kiệm của bản thân ? Câu 2. (3 điểm) Thế nào là tôn trọng kỉ luật ? Vì sao cần phải tôn trọng kỉ luật ? Câu 3. (2 điểm) Có ý kiến cho rằng: Kỉ luật làm con người bị gò bó, mất tự do. Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ? Câu 4. (3 điểm) Tình huống: Sắp đến ngày thi đấu bóng đá giữa các lớp. Một số bạn trong đội bóng của lớp rủ Quân bỏ học để luyện tập chuẩn bị thi đấu. a. Theo em, Quân có thể có những cách ứng xử nào ? (Nêu ít nhất 3 cách) b. Nếu là Quân, em sẽ chọn cách ứng xử nào ? Vì sao ? III/ ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM Câu Đáp án Điểm 1. (2điểm) - Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí và đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác. 1 - Trái với tiết kiệm là hoang phí, sử dụng của cải vật chất, thời gian, sức lực một cách quá mức cần thiết. 0,5 - Hs lấy được một ví dụ về trái với tiết kiệm: tiêu sài tiền bạc vào việc ăn chơi ...vv 0,5 2. (3điểm) - Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi lúc, mọi nơi. Tôn trọng kỉ luật còn thể hiện ở việc chấp hành mọi sự phân công của tập thể như lớp học, cơ quan, doanh nghiệp.vv 1.5 - Cần tôn trọng kỉ luật vì : + Tôn trọng kỉ luật không những bảo vệ lợi ích cộng đồng mà còn đảm bảo lợi ích cá nhân. + Mọi người tôn trọng kỉ luật thì cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội có nề nếp, kỉ cương. 1.5 3. (2điểm) - Không tán thành ý kiến đó. 0,5 - Giải thích: Kỉ luật không làm con người mất tự do vì khi con người biết tôn trọng kỉ luật thì sẽ tự nguyện, tự giác chấp hành những quy định chung, không bị ai ép buộc nên sẽ không cảm thấy gò bó, trái lại sẽ cảm thấy vui vẻ, thanh thản. 1,5 4. (3điểm) a. Yêu cầu hs nêu được 1 trong 3 cách ứng xử sau: - Cùng các bạn bỏ học để đi tập đá bóng; - Đến xin phép thầy cô giáo cho nghỉ học; - Khuyên các bạn không nghỉ học và rủ các bạn tập đá bóng ngoài giờ học; - Báo cáo với thầy cô giáo về ý định của các bạn; - Trao đổi với cán bộ lớp để ngăn chặn; - Báo với cha mẹ các bạn.vvv 1.5 b. Chọn cách ứng xử đúng: Khuyên các bạn không bỏ học và rủ các bạn tập đá bóng ngoài giờ học. - Giải thích: + Là học sinh phải biết tôn trọng kỉ luật của nhà trường, tự giác thực hiện nội quy, không tự ý bỏ học. Nghỉ học phải có lí do chính đáng và phải xin phép nhà trường. + Theo cách ứng xử ấy, vừa giữ được quan hệ tốt với các bạn, vừa đảm bảo kế hoạch luyện tập. 1.5 4. Thu bài và hướng dẫn về nhà (2/) - Khi có tiếng trống hết giờ, giáo viên thu bài kiểm tra; - Nhận xét ý thức làm bài của hs, nhắc hs chuẩn bị bài mới: Ngoại khoá Tuần 18, Tiết 18 Ngày soạn : 13/12/2017 Ngày dạy : 21/12/2017 Ngoại khoá: Chủ đề: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN I- MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Củng cố và bổ sung những kiến thức của hs về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 2. Kĩ năng Hs có những hành vi cụ thể góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường 3. Thái độ Hs có thái độ tích cực như yêu quý môi trường và tài nguyên thiên nhiên; ủng hộ những việc làm bảo vệ môi trường, phản đối những việc làm gây ô nhiễm môi trường, phá hoại môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 4. Định hướng phát triển năng lực Hình thành ở hs năng lực bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh trường lớp. II- CHUẨN BỊ 1. Thầy: Các câu hỏi thảo luận, tình huống và đáp án 2. Trò: Đồ dùng thảo luậnvv III- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1. Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra sĩ số (1/) 2. Kiểm tra bài cũ (5/) + Nêu mục đích học tập của hs ? Biện pháp thực hiện mục đích đó ? + Mục đích học tập của bản thân em là gì ? Em đã làm gì để thực hiện mục đích đó ? 3. Bài mới a. Giới thiệu bài mới (1/) Gv thông qua tác hại của ô nhiễm môi trường để giới thiệu nội dung bài ngoại khoá. b. Dạy bài mới (32/) * HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu tình hình ô nhiễm môi trường ở địa phương (15/) - Gv nêu câu hỏi: + Em có nhận xét gì về tình hình môi trường ở địa phương nơi em ở ? + Em hãy kể các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương ? + Hậu quả của những ô nhiễm đó ?( Đối với sức khoẻ, chất lượng cuộc sống của con người ). + Hs có thể làm những gì để góp phần bảo vệ môi trường sống ở địa phương ? + Bản thân em đã làm được những gì ? - Hs phát biểu ý kiến, lớp nhận xét, bổ sung; - Gv chốt lại đáp án đúng của từng câu hỏi và kết luận: Môi trường ở địa phương đã có sự ô nhiễm, ảnh hưởng tới sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của con người, vì vậy cần phải được sớm khắc phục. - Tình hình môi trường ở địa phương: đã có sự ô nhiễm, tuy nhiên mức độ chưa trầm trọng như ở thành phố. - Nguyên nhân gây ô nhiễm: + Khói ô tô, xe máy; + Rác thải sinh hoạt; + Phun thuốc trừ sâu; + Nước, khí thải sinh hoạtvv - Hậu quả: + Ảnh hưởng tới sức khoẻ; + Chất lượng cuộc sống. - Biện pháp khắc phục: * HOẠT ĐỘNG 2: trò chơi hái hoa (17/) - Gv vẽ một cây hoa trên bảng, môi bông hoa sẽ tương ứng với một câu hỏi; - Gv thành lập 2 đội chơi. Mỗi đội gồm 5 người; - Mỗi đội sẽ lần lượt hái hoa và trả lời câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 10 điểm ; - Đội nào không trả lời được câu hỏi đó sẽ dành cho đội kia. Nếu đối đó vẫn không trả lời được sẽ dành cho khán giả, khán giả trả lời đúng sẽ giành được phần thưởng của chương trình. - Sau mỗi câu trả lời gv sẽ đưa ra đáp án đúng; - Kết thúc cuộc chơi, đội nào giành được nhiều điểm hơn đội đó sẽ giành được chiến thắng. - Câu 1: Vì sao nói rừng là vệ sĩ của loại người ? - Câu 2: Theo bạn phá rừng nguy hiểm như thế nào ? - Câu 3: Tại sao trong nhà trường phải trồng nhiều cây xanh ? - Câu 4: Tại sao phải yêu mến và bảo vệ các loài chim ? ..vv * Đáp án: - Rừng là vệ sĩ của con người vì rừng ngăn bão, lũ lụt, chống hạn hán, xói mòn, rửa trôi đất trồng trọtvv - Phá rừng dẫn đến lũ lụt, hạn hán, xói mòn, rửa trôi đất đai ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người . - Trồng nhiều cây xanh trong nhà trường làm cho không khí trong lành, môi trường xanh sạch đẹp. - Chim trời mang lại cho con người nhiều lợi ích: mang lại cho con người tiếng hót, chim còn bắt sâu bảo vệ mùa màng 4. Hướng dẫn học tập (5/) - Học nội dung bài học; - Thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường ở địa phương và ở trường học; - Chuẩn bị bài mới. Tuần 20, Tiết 19 Ngày soạn : 28/12/2017 Ngày dạy : 4/01/2018 Bài 12: (Tiết 1) CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM I- MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Giúp hs hiểu khái quát công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em; - Hiểu các quyền trẻ em theo công ước Liên Hợp Quốc; 2. Kĩ năng - Hs phân biệt được các nhóm quyền của trẻ em theo công ước của Liên Hợp Quốc; - Thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình. 3. Thái độ - Hs tự hào là tương lai của tổ quốc và của nhân loại; - Biết ơn những người đã chăm sóc, dạy dỗ mình; - Phản đối những hành vi xâm phạm quyền trẻ em. 4. Định hướng phát triển năng lực - Hình thành ở hs năng lực tự đánh giá việc thực hiện quyền trẻ em của những người xung quanh. II- TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN 1. Thầy: Sgk, sgv gdcd 6; bài tập tình huống gdcd 6; Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em; bộ tranh về quyền trẻ em 2. Trò: Sưu tầm những câu chuyện chăm sóc, bảo vệ hoặc vi phạm quyền trẻ em III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra sĩ số (1/) 2. Kiểm tra bài cũ (không kiểm tra) 3. Bài mới a. Giới thiệu bài mới (1/) - Gv yêu cầu hs quan sát tranh trong sgk và hỏi: ? Trong bức tranh trên, trẻ em đang làm những gì ? (Trẻ em đang vui chơi) - Kết luận: Vui chơi là một quyền rất cơ bản của trẻ em, ngoài quyền đó, trẻ em còn có những quyền gì ? Chúng ta chuyển sang tìm hiểu nội dung bài học ngày hôm nay. b. Dạy bài mới (37/) PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG * HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu truyện đọc (11/) - Hs đọc truyện đọc (sgk); - Thảo luận lớp những câu hỏi sau: + Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội diễn ra như thế nào? + Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em mồ côi ở đây ? + Trẻ em mồ côi ở đây đã được hưởng những quyền gì ? - Hs phát biểu ý kiến, lớp nhận xét bổ sung; - Kết luận: Trẻ em ở làng trẻ em SOS HN được quan tâm, chăm sóc rất chu đáo và sống rất hạnh phúc. Đó cũng là quyền của trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được nhà nước bảo vệ, chăm sóc.( Điều 20 công ước LHQ về quyền trẻ em ) * HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu khái quát về công ước (12/) - Gv giới thiệu khái quát những mốc quan trọng về sự ra đời và Việt Nam tham gia công ước: + Năm 1989, công ước LHQ về quyền trẻ em ra đời; + Năm 1990, VN tham gia kí và phê chuẩn công ước; ( VN là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ 2 trên tế giới kí và phê chuẩn công ước). + Năm 1991, VN ban hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em VN - Gv giải thích thêm một số nội dung giúp hs hiểu thêm về công ước. * HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu nội dung các quyền của trẻ em trong công ước (14/) - Gv giới thiệu khái quát về công ước: -> - Hs quan sát và tìm hiểu nội dung các nhóm quyền trong nội dung bài học ( sgk ); ? Công ước Liên hợp quốc bao gồm mấy nhóm quyền ? Kể tên những nhóm quyền ? ? Thế nào là nhóm quyền sống còn ? ? Thế nào là nhóm quyền bảo vệ ? ? Thế nào là nhóm quyền phát triển ? Thế nào là nhóm quyền tham gia - Gv hướng dẫn hs tóm tắt và giải thích nội dung từng nhóm quyền; - Gv ghi tóm tắt nội dung chính lên bảng; - Hs nhắc lại và ghi nhớ. 1. Truyện đọc - Tết ở làng trẻ em SOS HN rất vui: + 28, 29 tết nhà nào cũng luộc bánh chưng; + Nhà nào cũng mua sắm quần áo, giày dép mới cho các con; + Tết rất đầy đủ: bánh kẹo, hạt dưa, hoa quả, quất cảnh, cành đào, thịt gà, thịt lợn, giò chả + Đêm giao thừa rất vui: mọi người chúc nhau những điều tốt lành, phá cỗ ngọt - Trẻ em là chủ nhân tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại. Vì vây, ngày 20/11/1989, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và nước đầu tiên ở châu Á phê chuẩn Công ước vào ngày 20/2/1990. Công ước LHQ là một luật quốc tế về quyền trẻ em. Các nước tham gia công ước phải đảm bảo mức cố gắng cao nhất để thực hiện các quyền của trẻ em ghi trong công ước; - VN là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ 2 trên thế giới tham gia kí và phê chuẩn công ước. Một năm sau VN ban hành luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em VN- Đây là sự cụ thể hoá các quyền của trẻ em trên thực tế, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với trẻ em, thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta. 2. Nội dung bài học - Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em được coi như một luật quốc tế về quyền trẻ em, gồm 54 điều được chia làm 4 nhóm quyền: + Nhóm quyền sống còn: gồm những quyền được sống và đáp ứng những nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sọc sức khoẻ. + Nhóm quyền bảo vệ: là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi những hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại. + Nhóm quyền phát triển: là những quyền được đáp ứng những nhu cầu cơ bản để phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật. + Nhóm quyền tham gia: là những quyền được tham gia vào những việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình. 4. Luyện tập, củng cố (5/) - Gv sử dụng tranh giúp hs xác định tranh đó thể hiện quyền gì của trẻ em và thuộc nhóm quyền gì ? - Hs làm bài tập 1 trong sgk; hướng dẫn hs tóm tắt nội dung bài học trong sgk. 5. Hướng dẫn học tập (1/) - Học nội dung bài học; làm các bài tập trong sgk; - Tìm hiểu trước ý nghĩa của các quyền này đối với sự phát triển của trẻ em. Tuần 21, Tiết 20 Ngày soạn : 3/01/2018 Ngày dạy : 11/01/2018 Bài 12: (Tiết 2) CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM I- MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Hs hiểu được ý nghĩa của công ước LHQ đối với trẻ em; - Bổn phận của trẻ em. 2. Kĩ năng - Biết nhận xét, đánh giá việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em ở bản thân và bạn bè; - Biết thực hiện quyền và bổn phận của bản thân. 3. Thái độ - Tôn trọng quyền của mình và của mọi người. 4. Định hương phát triển năng lực - Hình thành ở hs năng lực tự nhận thức và đánh giá việc thực hiện quyền của trẻ em của mọi người xung quanh. II- TÀI LIỆU PHƯƠNG TIÊN 1. Thầy : sgk, sgv gdcd 6; bài tập tình huống gdcd 6; bộ tranh về quyền trẻ em. 2. Trò: tìm hiểu những việc làm thực hiện tốt quyền trẻ em và vi phạm quyền trẻ em. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức và kiểm tra sĩ số (1/) 2. Kiểm tra bài cũ (5/) + Công ước LHQ về quyền trẻ em ra đời năm nào ? VN tham gia công ước sớm chứng tỏ điều gì ? + Công ước LHQ về quyền trẻ em bao gốm mấy nhóm quyền ? Hãy kể tên ? 3. Bài mới a. Giới thiệu bài mới (1/) Gv tổng kết kiến thức bài trước và giới thiệu bài mới b. Dạy bài mới (32/) PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG * HOẠT ĐỘNG 1: Liên hệ thực tế (10/) - Gv nêu câu hỏi: + Em hãy nêu những trường hợp thực hiện tốt quyền trẻ em và vi phạm quyền trẻ em mà các em quan sát được và nghe được trong cuộc sống hàng ngày ? + Những việc làm đó theo em sẽ dẫn tới những hậu quả gì ? + Hãy cho biết thái độ của em trước những việc làm đó ? - Hs phát biểu ý kiến, lớp nhận xét bổ sung; - Kết luận: gv chốt lại đáp án đúng của từng câu hỏi. * HOẠT ĐỘNG 2: Hs làm bài tập nhằm phát triển kĩ năng nhận biết những việc làm thực hiện tốt hoặc vi phạm quyền trẻ em (12/) - Gv yêu cầu hs làm bài tập a trong sgk (2phút); - Gv yêu cầu một hs lên bảng làm; - Lớp nhận xét, bổ sung; - Gv đưa ra đáp án đúng và kết luận. * HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu ý nghĩa về sự ra đời của công ước LHQ (10/) - Thảo luận lớp câu hỏi sau: + Công ước LHQ về quyền trẻ em ra đời có ý nghĩa gì ? + Trẻ em có những bổn phận gì ? - Hs phát biểu ý kiến, lớp nhận xét bổ sung; - Kết luận: Hs cần biết bảo vệ quyền của mình, tôn trọng quyền của người khác và phải thực hiện tốt bổn phận và nghĩa vụ của mình. * Hs kể những việc làm thực hiện tốt quyền trẻ em hoặc vi phạm quyền trẻ em mà các em quan sát hoặc nghe thấy trong cuộc sống hàng ngày: VD: Quản Thị Kim Hoa đánh đập trẻ em * Hậu quả: Ảnh hưởng tới sức khoẻ, tinh thần, tính mạng của trẻ em... * Phê phán, phản đối trước những việc làm vi phạm quyền trẻ em: hành hạ, ngược đãi, lạm dụng, bóc lột.... trẻ em. * Ý nghĩa của công ước: Công ước thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em, là điều kiện cần thiết để trẻ em phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm. * Bổn phận của trẻ em: - Yêu quý, hiếu thảo, kính trọng ông bà cha mẹ, lễ phép với người lớn, yêu thương em nhỏ, đoàn kết với bạn bè, giúp đỡ người già yếu, người tàn tật, giúp đỡ gia đình những công việc vừa sức. - Chăm chỉ học tập, rèn luyện thân thể, tuân theo nội quy của nhà trường; - Tôn trọng pháp luật, không sa vào các tệ nạn xã hội; - Yêu quê hương đất nước, có ý thức xây dựng quê hương đất nước. 4. Luyện tập, củng cố (5/) - Gv nêu câu hỏi tóm tắt nội dung bài học trong sgk; - Hướng dẫn hs làm một số bài tập sgk; 5. Hướng dẫn học tập (1/) - Học nội dung bài học; - Tìm những việc làm thực hiện quyền trẻ em và vi phạm quyền trẻ em trong thực tế; - Làm các bài tập còn lại sgk; - Đọc trước bài mới: Công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuần 22, Tiết 21 Ngày soạn : 10/1/2018 Ngày dạy : 18/1/2018 Bài 13: ( Tiết 1 ) CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM I- MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Hs hiểu được thế nào là công dân; - Căn cứ để xác định công dân của một nước; - Thế nào là công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Kĩ năng - Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân phù hợp với lứa tuổi. 3. Thái độ - Tự hào là công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 4. Định hướng phát triển năng lực - Qua bài học hình thành ở hs năng lực thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân đối với đất nước. II- TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN 1. Thầy : sgk, sgv gdcd 6; Hiến pháp năm 1992; Luật quốc tịch; Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. 2. Trò : tìm đọc những quy định của pháp luật về quyền có quốc tịch của trẻ em. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức và kiểm tra sĩ số (1/) 2. Kiểm tra bài cũ (5/) + Em hãy cho biết công ước LHQ về quyền trẻ em ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của trẻ em ? + Trẻ em có những bổn phận gì ? 3. Bài mới a. Giới thiệu bài mới (1/) Một trong những quyền của trẻ em là khi sinh ra được đăng ký khai sinh và có quốc tịch. b. Dạy bài mới (32/) PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG * HOẠT ĐỘNG 1: giúp hs nhận biết công dân VN là những ai. (15/) - Gv chia hs thành nhiều nhóm nhỏ và yêu cầu các nhóm đọc chấm 1 trong phần tình huống và trả lời câu hỏi gợi ý trong sgk - Các nhóm đọc và thảo luận trong thời gian 3 phút; - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận; - Gv ghi tóm tắt kết quả thảo luận của các nhóm lên bảng. * HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu thế nào là công dân và căn cứ để xác định công dân . (17/) - Gv nêu câu hỏi: ? Thế nào là công dân ? Để xác định công dân của một nước người ta căn cứ vào điều gì ? - Gv đọc và giảng cho hs hiểu về nguyên tắc xác định quốc tịch Việt Nam (theo Luật quốc tịch Việt Nam): + Trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là công dân Việt Nam thì có quốc tich VN ( nguyên tắc huyết thống ); + Trẻ em khi sinh ra trên lãnh thổ VN, hoặc bị bỏ rơi, được tìm thấy trên lãnh thổ VN thì có quốc tịch VN (nguyên tắc nơi sinh); + Người được nhập quốc tịch VN hoặc được trở lại quốc tịch VN thì có quốc tịch VN. - Hướng dẫn hs xác định đáp án đúng trong phần tình huống trên. * Lưu ý: Trường hợp trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân VN người kia có quốc tịch nước ngoài thì quốc tịch của con do cha mẹ thoả thuận. - Sau đó gv đối chiếu với câu trả lời của hs ở trên bảng để tìm câu trả lời đúng; - Gv nêu tiếp một số câu hỏi: ? Thế nào là công dân nước công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. + Người nước ngoài đến VN công tác, người nước ngoài đến làm ăn, sinh sống lâu dài ở VN có được coi là công dân VN không ? + Em hãy phân biệt công dân VN; người gốc VN; người VN định cư ở nước ngoài; người nước ngoàivv - Gv kết luận: Chốt lại các kiến thức cơ bản của bài học. 1. Tình huống - Bạn A-li-a nói thế là đúng vì căn cứ vào nguyên tắc huyết thống. 2. Nội dung bài học a. Công dân là gì ? Công dân là người dân của một nước; b. Căn cứ để xác định công dân của một nước: Quốc tịch là căn cứ để xác đinh công dân của một nước; c. Thế nào là công dân của Việt Nam ? Công dân Việt Nam là người mang quốc tịch Việt Nam. 4. Luyện tập, củng cố (5/) - Hướng dẫn hs tóm tắt nội dung bài học; - Yêu cầu hs nhắc lại và ghi nhớ; - Hs đọc tư liệu tham khảo và làm bài tập a,b trong sgk. 5. Hướng dẫn về nhà (1/) - Học nội dung bài học; - Đọc truyện đọc trong sgk và trả lời gợi ý; - Sưu tầm những tấm gương tích cực học tập, rèn luyện mang lại nhiều thành tích cho đất nước. Tuần 23, Tiết 22 Ngày soạn : 17/1/2018 Ngày dạy : 25/1/2018 Bài 13: ( tiết 2 ) CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM I- MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Hs hiểu mối quan hệ giữa nhà nước và công dân. 2. Kĩ năng Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân phù hợp với lứa tuổi. 3. Thái độ Tự hào là công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 4. Định hướng phát triển năng lực Hình thành ở hs năng lực tự đánh giá bản thân trong việc thực hiện bổn phận đối với đất nước. II- TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN 1. Thầy: sgk, sgv gdgd 6; các điều luật có liên quan đến nội dung bài học. 2. Trò: đọc trước truyện đọc sgk III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức và kiểm tra sĩ số (1/) 2. Kiểm tra 15 phút (10/) ĐỀ BÀI Câu 1: Thế nào là công dân ? Để xác định công dân của một nước người ta căn cứ vào điều gì ? Câu 2:Thế nào là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ? ĐÁP ÁN Câu 1: Công dân là người dân của một nước ? Để xác định công dân của một nước người ta căn cứ vào quốc tịch. Câu 2: Công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người mang quốc tịch Việt Nam. 3. Bài mới a. Giới thiệu bài mới (1/) Gv tổng kết kiến thức bài trước và giới thiệu bài mới b. Dạy bài mới (29/) PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG * HOẠT ĐỘNG 1: tìm hiểu mối quan hệ giữa nhà nước và công dân (14/) - Gv nêu câu hỏi: ? Hãy nêu các quyền và nghĩa vụ của công dân mà em biết - Hs phát biểu ý kiến, lớp nhận xét, bổ sung; - Gv tóm tắt ý kiến của hs thành 2 cột : quyền và nghĩa vụ; - Gv nêu tiếp câu hỏi : ? Nhà nước có những việc làm như thế nào để giúp công dân thực hiện được các quyền và nghĩa vụ của mình ? Cho ví dụ - Hs phát biểu ý kiến, lớp nhận xét bổ sung; - Kết luận: gv chốt lại mối quan hệ giữa nhà nước và công dân. - Yêu cầu hs đọc nội dung bài học c nội dung bài học trong sgk. * HOẠT ĐỘNG 2: bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương đất nước, tự hào là công dân Việt Nam (15/) - Yêu cầu hs đọc truyện đọc cô gái vàng của thể thao việt Nam; - Đàm thoại theo những câu hỏi sau: +
Tài liệu đính kèm: