Giáo án môn Giáo dục công dân 8 - Tiết 1 đến tiết 11

TIẾT 1, BÀI 1: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức.

- Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải ,những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải .

- Học sinh nhận thức được vì sao trong cuộc sống mọi người phải tôn trọng lẽ phải

2. Kỹ năng.

- Học sinh biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải vvà không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống hằng ngày .

- Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải và phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ phải .

3. Thái độ .

- Học sinh có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải .

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.

1. Chuẩn bị của giáo viên.

- SGK, SGV,phiếu học tập, những mẩu chuyện có nội dung liên quan đến bài .

2. Chuẩn bị của học sinh.

- Đọc trước bài ở nhà .

 

doc 27 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 784Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Giáo dục công dân 8 - Tiết 1 đến tiết 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến.
	Gv. Chốt lại các ý chính.
Luôn biết lắng nghe ý kiến người khác, kính trọng người trên, nhường nhịn trẻ nhỏ, không công kích chê bai người khác khi họ có sở thích không giống mình là biểu hiện hành vi của những người biết cư xử có văn hoá, đàng hoàng đúng mực khiến người khác cảm thấy hài lòng dễ chịu và vì thế sẽ nhận được sự quý trọng của mọi người.
Trong cuộc sống tôn trọng lẫn nhau là điều kiện, là cơ sở để xác lập và củng cố mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa mọi người với nhau. Vì vậy tôn trọng người khác là cách cư sử cần thiết đối với tất cả mọi người ở mọi nơi mọi lúc .
HĐ 3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học.
	Gv. yêu cầu hs tìm một số hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác.
	Hs . lấy ví dụ .
? Thế nào là tôn trọng người khác?
	Gv . yêu cầu hs tìm một số hành vi thể hiện sự thiếu tôn trọng người khác .
	Hs. lấy ví dụ.
	Gv. tôn trọng người khác không có nghĩa là đồng tình ủng hộ, lắng nghe mà không có sự phê phán, đấu tranh với những việc làm không đúng. Tôn trọng người khác phải được thể hiện bằng hành vi có văn hoá.
?Ý nghĩa của tôn trọng người khác là gì ?
Hoạt động 4. Hướng dẫn hs luyện tập
Bài 1.
Gv . treo bảng phụ trên bảng.
Hs . quan sát làm bài tập. 
Hs . nhận xét, bổ sung.
Gv kết luận bài tập đúng.
Bài 2. 
Hs . trao đổi, thực hiện yêu cầu của Bài tập 
I. Đặt vấn đề 
II. Nội dung bài học
1. Khái niệm.
Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự phẩm giá và lợi ích của người khác, thể hiện lối sống có văn hóa của mỗi người .
2. Ý nghĩa.
Có tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình. Tôn trọng lẫn nhau để xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.
Cần phải tôn trọng mọi người ở mọi nơi mọi lúc, cả trong cử chỉ hành động và lời nói.
III. Bài tập .
1 . Hành vi a, g ,i thể hiện sự tôn trọng người khác .
 2. Tán thành với ý kiến b, c 
IV. Củng cố. 
Gv. khái quát nội dung bài học 
V. Dặn dò.
Hs. học bài, làm bài tập 
Chuẩn bị bài mới.
Ngày soạn:02/09/2017 Ngày giảng : 05/09/2017 Lớp. 8A
 Ngày giảng : 06/09/2017 Lớp. 8B
TIẾT 4, BÀI 4: GIỮ CHỮ TÍN
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
- Học sinh hiểu thế nào là giữ chữ tín, những biểu hiện khác nhau của giữ chữ tín trong cuộc sống hằng ngày.
- Vì sao trong các mối quan hệ xã hội, mọi người đều cần phải giữ chữ tín.
2. Kỹ năng.
- Học sinh biết phân biệt những biểu hiện của hành vi giữ chữ tín hoặc không giữ chữ tín.
- Học sinh rèn luyện thói quen để trở thành người luôn biết giữ chữ tín trong mọi việc.
3. Thái độ.
- Học sinh học tập và có mong muốn rèn luyện theo gương của những người biết giữ chữ tín.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Chuẩn bị cua giáo viên.
- SGK, STK, ví dụ có liên quan đến nội dung bài học .
2. Chuẩn bị của học sinh.
- Đọc trước bài ở nhà .
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
1. Ổn định tổ chức. 	
2. Kiểm tra bài cũ. 
- Kiểm tra bài cũ. Tôn trọng người khác là gì? Kể một số việc làm thể hiện sự tôn trọng người khác của bản thân.
- Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh.
3. Bài mới.
HĐ1: Giới thiệu bài mới:
	Trong cuộc sống xã hội, một trong những cơ sở để tạo dựng và củng cố mối quan hệ xã hội tốt đẹp giữa con người với nhau đó là lòng tin . Nhưng làm thế nào để có được lòng tin của mọi người? Tìm hiểu BÀI học hôm nay chúng ta sẽ hiểu được điều đó.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HĐ 2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề. 
Gv. gọi hs đọc phần đặt vấn đề.
Hs. đọc.
Gv . chia hs thành 4 nhóm thảo luận các câu hỏi.
Nhóm 1. Nhận xét về hành vi của vua Lỗ và Nhạc Chính Tử, nêu suy nghĩ của mình.
Nhóm 2. Nhận xét về việc làm của Bác Hồ, nêu suy nghĩ của mình.
Nhóm 3. trả lời câu hỏi mục 3.
Nhóm 4. trả lời câu hỏi mục 4.
Hs . thảo luận, cử đại diện trình bày.
Hs . nhận xét, bổ sung.
Gv . bổ sung, kết luận.
HĐ 3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học.
? Giữ chữ tín là gì ?
Gv . Yêu cầu hs tìm và nêu những biểu hiện của hành vi không giữ chữ tín (trong gia đình, nhà trường, xã hội).
Lưu ý cho học sinh. Có những trường hợp không thực hiện đúng lời hứa, song không phải do cố ý mà do hoàn cảnh khách quan mạng lại (ví dụ. bố mẹ bị ốm không đưa con đi chơi công viên) 
? Giữ chữ tín có ý nghĩa như thế nào?
?Rèn luyện bản thân như thế nào để trở thành người biết giữ chữ tín?
HĐ 4. Hướng dẫn hs luyện tập .
Bài1.
Gv. gọi học sinh làm bài tập.
Hs. làm bài tập. 
Hs. nhận xét, bổ sung. 
Gv. kết luận bài tập đúng.
Bài 2. 
Gv . chia hs thành 2 nhóm 
Nhóm 1. tìm ví dụ biểu hiện của hành vi giữ chữ tín
Nhóm. tìm ví dụ biểu hiện của hành vi không giữ chữ tín .
I . Đặt vấn đề
Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi người cần làm tốt chức trách, nhiệm vụ của mình, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn trong mối quan hệ với mọi người xung quanh, nói và làm phải đi đôi với nhau.
Giữ lời hứa là biểu hiện quan trọng nhất của giữ chữ tín, song giữ chữ tín không phải chỉ là giữ lời hứa mà còn thể hiện ở ý thức trách nhiệm và quyết tâm của mình khi thực hiện lời hứa.
II. Nội dung bài học
1. Khái niệm.
Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau.
2. Ý nghĩa.
Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình, giúp mọi người đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau. 
3. Cách rèn luyện.
Để trở thành người biết giữ chữ tín thì mỗi người cần làm tốt chức trách nhiệm vụ, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn trong mối quan hệ của mình với mọi người xung quanh.
III. Bài tập 
 Bài 1. 
- Tình huống b. Bố Trung không phải là người không biết giữ chữ tín.
- Các tình huống còn lại đều biểu hiện của hành vi không giữ chữ tín, Vì đều không giữ lời hứa (Cố tình hay vô tình) 
- Tình huống a. hành vi không đúng khi thực hiện lời hứa.
Bài 2.
IV.Củng cố.
Gv: Yêu cầu hs bình luận câu.
“Nói chín thì nên làm mười
Nói mười làm chín kẻ cười người chê” 
 Khái quát nội dung bài học
V. Dặn dò.
Hs học bài làm tập 
Chuẩn bị bài mới
Ngày soạn:16/09/2017 Ngày giảng : 19/09/2017 Lớp. 8A
 Ngày giảng : 20/09/2017 Lớp. 8B
TIẾT 5, BÀI 5: PHÁP LUẬT VÀ KỈ LUẬT
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
- Học sinh hiểubản chất của pháp luật và kỷ luật, mối quan hệ giữa pháp luật và kỷ luật, lợi ích và sự cần thiết phải tự giác tuân theo những quy định của pháp luật và kỷ luật .
2. Kỹ năng.
- Học sinh biết xây dựng kế hoạch rèn luyện ý thức và thói quen kỷ luật có kỹ năng đấnh giá và tự đánh giá hành vi kỷ luật biểu hiện hằng ngày trong học tập , trong sinh hoạt ở trường, ở nhà, ngoài đường phố. Thường xuyên vận động, nhắc nhở mọi người, nhất là bạn bè thực hiện tốt những quy định của nhà trường và xã hội.
3. Thái độ.
- Học sinh có ý thức tôn trọng pháp luật và tự rèn luyện tính kỷ luật, trân trọng những người có tính kỷ luật và tuân theo pháp luật.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của giáo viên.
- Sgk, Stk, ví dụ có liên quan đến nội dung bài học, phiếu học tập, 1 số văn bản pháp luật. 
2. Chuẩn bị của học sinh.
 Đọc trước bài ở nhà .
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
1. Ổn định tổ chức. 	 
2. Kiểm tra bài cũ. (kiểm tra 15’)
Đề bài:
- Em hãy kể một vài ví dụ về hành vi giữ chữ tín mà em biết?
- Theo em, học sinh muốn giữ chữ tín cần phải làm gì?
Đáp án:
- Giữ lời hứa, hứa sẽ sửa những lỗi sai, giúp đỡ bạn.....
- Để trở thành người biết giữ chữ tín thì mỗi người cần làm tốt chức trách nhiệm vụ, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn trong mối quan hệ của mình với mọi người xung quanh.
3. Bài mới .
HĐ 1. Giới thiệu bài
Gv . Đưa các ví dụ. 
- Vứt rác nơi công cộng.
- Ăn trộm xe máy
- Đi học muôn. 
- Vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông.
Gv . Nhận xét các ví dụ trên? 
Hs . Vi phạm pháp luật nhà nước, kỷ luật của tổ chức .
Gv. Pháp luật là gì? kỷ luật là gì ? pháp luật và kỷ luật có mối quan hệ như thế nào? 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HĐ 2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề.
Gv. gọi hs đọc phần đặt vấn đề.
Hs. đọc .
Gv. chia hs thành 3 nhóm thảo luận các câu hỏi.
Nhóm 1. Theo em Vũ Xuân Trường và đồng bọn có những hành vi vi phạm pháp luật như thế nào?
Nhóm 2 . Những hành vi vi phạm pháp luật của Vũ Xuân Trường và đồng bọn đã gây ra hậu quả như thế nào?
Nhóm 3 . Để chống lại những âm mưu xảo quyệt của bọn tội phạm ma tuý, các chiến sĩ công an cần có những phẩm chất gì ?
Hs. thảo luận, cử đại diện trình bày.
Hs. nhận xét, bổ sung.
Gv. bổ sung, kết luận.
? Những hành vi vi phạm của Vũ Xuân Trường và đồng bọn đã phải chịu hình phạt gì ?
Hs. Trả lời .
? người hs cần có tính kỷ luật và tôn trọng pháp luật không? Vì sao ?
Hs. trả lời 
HĐ 3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học.
Gv. Treo bảng phụ ghi một số hành vi vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật, yêu cầu hs phân biệt.
? Pháp luật là gì? Kỷ luật là gì ?
? Pháp luật và kỷ luật có mối quan hệ như thế nào ?
? Tuân theo pháp luật và kỷ luật có ý nghĩa như thế nào ?
? Người học sinh cần có tính kỷ luật và tuân theo pháp luật không ? Vì sao ? Ví dụ ?
HĐ 4. Hướng dẫn hs luyện tập.
Bài1.
Gv . gọi học sinh làm bài tập 
Hs . làm bài tập . 
Hs . nhận xét , bổ sung 
Gv kết luận bài tập đúng .
Bài 2. 
Gv . gọi học sinh làm bài tập 
Hs . làm bài tập . 
Hs . nhận xét , bổ sung 
Gv kết luận bài tập đúng .
I . Đặt vấn đề
* N1. Vũ Xuân Trường và đồng bọn buôn bán, vận chuyển hàng tạ thuốc phiện mang vào Việt Nam hàng trăm kg hê- rô-in để tiêu thụ.
Mua chuộc cán bộ nhà nước 
* N2. Chúng gây ra tội ác reo rắc cái chết trắng. Lôi kéo người phạm tội, gây hậu quả nghiêm trọng, che giấu tội phạm, vi phạm kỷ luật.
* N3. Tổ chức điều tra bất chấp khó khăn trở ngại, triệt phá và đưa ra xét xử vụ án trước pháp luật. Trong quá trình điều tra các chiến sĩ tuân thủ tính kỷ luật của lực lượng công an và những người điều hành pháp luật .
II. Nội dung bài học .
1. Khái niệm.
- Pháp luật là những quy tắc sử xự chung có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục thuyết phục, cưỡng chế.
- Kỷ luật là những quy định, quy ước của một cộng đồng (tập thể) về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất.
2. Những quy định của tập thể phải tuân theo những quuy định của pháp luật, không được trái với pháp luật.
3. Ý nghĩa.
 Những quy định của pháp luật và kỷ luật giúp cho mọi người có chuẩn mực chung dể rèn luyện và thống nhất trong hoạt động.
4. Cách rèn luyện.
Học sinh cần thường xuyên và tự giác thực hiện đúng kỷ luật cuả nhà trường, tôn trọng pháp luật.
III. Bài tập.
Bài 1. 
Pháp luật cần thiết cho tất cả mọi người, kể cả người có ý thức tự giác thực hiện pháp luật và kỷ luật, vì đó là những quy định để tạo ra sự thống nhất trong hoạt động, tạo ra hiệu quả, chất lượng của hoạt động xã hội .
Bài 2. 
Nội quy của nhà trường cơ quan không thể coi là pháp luật vì nó không phải do Nhà nước ban hành và việc giám sát thực hiện không phải do cơ quan giám sát Nhà nước.
IV. Củng cố.
Gv khái quát nội dung bài học 
V. Dặn dò.
Hs học bài, làm bài tập 
Chuẩn bị bài mới .
Ngày soạn:16/09/2017 Ngày giảng : 19/09/2017 Lớp. 8A
 Ngày giảng : 20/09/2017 Lớp. 8B
TIẾT 6, BÀI 6:
 XÂY DỰNG TÌNH BẠN TRONG SÁNG LÀNH MẠNH 
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
- Kể được một số biểu hiện của tình bạn trong sáng lành mạnh. 
- Phân tích được đặc điểm và ý nghĩa của tình bạn trong sáng lành mạnh.
2. Kỹ năng.
-Biết đánh giá thái độ, hành vi của bản thân và người khác trong quan hệ với bạn bè.
- Biết xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh.
3. Thái độ.
- Có thái độ quý trọng và có mong muốn xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của giáo viên.
- Sgk,Stk, phiếu học tập 
2. Chuẩn bị của học sinh.
- Chuẩn bị bài ở nhà .
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức. 	
2. Kiểm tra bài cũ. 
Pháp luật là gì? Kỷ luật là gì? Em phải làm gì để thực hiện pháp luật và kỷ luật ?
3. Bài mới.
HĐ 1: Giới thiệu bài mới:
Gv . Ca dao xưa có câu .
“Bạn bè là nghĩa tương thân
Khó khăn hoạn nạn ân cần có nhau
Bạn bè là nghĩa trước sau
Tuổi thơ cho đến bạc đầu không phai”
	Bên cạnh những người thân yêu trong gia đình, thì những người bạn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Để hiểu hơn về tình cảm bạn bè mà câu ca dao trên đề cập đến, chúng ta cùng tìm hiểu BÀI này.
 Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung
HĐ 2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề.
Gv . gọi hs đọc phần đặt vấn đề.
Hs . đọc .
Gv . chia hs thành 3 nhóm thảo luận các câu hỏi.
Nhóm1. Nêu những việc mà Ăng-ghen đã làm cho Mác?
Nhóm 2. Nêu những nhận xét về tình cảm của Mác và Ăng – ghen ?
Nhóm 3. Tình bạn giữa Mác và Ăng– ghen dựa trên những cơ sở nào?
Hs . thảo luận, cử đại diện trình bày.
Hs . nhận xét, bổ sung.
Gv . bổ sung, kết luận.
Tình bạn cao cả giữa Mác và Ăng ghen còn được dựa trên nền tảng là sự gặp gỡ trong tình cảm lớn đó là. Yêu tổ quốc, yêu nhân dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh, nó là sự gắn bó chặt chẽ về lợi ích chính trị và ý thức đạo đức.
? Em học tập được gì từ tình bạn giữa Mác và Ăng-ghen ?
Hs . trả lời 
Gv . treo bảng phụ các đặc điểm 
Hs . Quan sát .
Đánh dấu đặc điểm tán thành, giải thích.
Đặc điểm
Tán thành
Không tán thành
Tình bạn là sự tự nguyện, bình đẳng.
Tình bạn cần có sự thông cảm đồng cảm sâu sắc.
Tôn trọng, tin cậy, chân thành 
Quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau 
Bao che nhau 
Rủ rê, hội hè 
HĐ 3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học.
? Từ các ý kiến trên em hãy cho biết tình bạn là gì ? 
? Theo em có thể nảy sinh tình bạn trong sáng lành mạnh giữa hai người bạn khác giới không ?
Hs. có, nếu họ có những đặc điểm cơ bản của tình bạn trong sáng, lành mạnh phù hợp với nhau.
? Những đặc điểm cơ bản của tình bạn trong sáng là gì?
? Cảm xúc của em khi .
Gặp nỗi buồn được bạn chia sẻ.
Khó khăn được bạn bè giúp đỡ.
Cùng bạn vui chơi, học tập 
Hs. nêu cảm xúc.
Gv. chúng ta không thể sống thiếu tình bạn. Có được một người bạn tốt là một điều hạnh phúc trong cuộc sống của chúng ta.
? Tình bạn có ý nghĩa như thế nào? Cần phải làm gì để xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh?
HĐ 4. Hướng dẫn hs luyện tập .
Bài 2.
Gv . Treo bảng phụ bài tập.
Gv . gọi học sinh làm bài tập. 
Hs . làm bài tập. 
Hs . nhận xét, bổ sung. 
Gv . kết luận bài tập đúng.
I. Đặt vấn đề
* N1. Ăng – ghen là người đồng chí trung kiên luôn sát cánh bên Mác trong sự nghiệp đấu tranh với hệ tư tưởng tư sản và truyền bá tư tưởng vô sản.
Người bạn thân thiết cuả gia đình Mác.
- Ông luôn giúp đỡ Mác trong lúc khó khăn nhất.
* N2. Tình bạn giữa Mác và Ăng – ghen thể hiện sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau.
Thông cảm sâu sắc với nhau.
Đó là tình bạn vĩ đại và cảm động.
* N3. Dựa trên cơ sở.
Đồng cảm sâu sắc.
Có chung xu hướng hoạt động.
Có chung lý tưởng.
II. Nội dung bài học
1. Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích hoặc có chung xu hướng hoạt động.
2. Đặc điểm của tình bạn trong sáng lành mạnh.
- Phù hợp với nhau về quan niệm sống.
- Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
- Chân thành tin cậy và có trách nhiệm đối với nhau.
- Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau.
- Quan tâm chăm sóc giúp đỡ nhau.
- Trung thực thân ái vị tha.
3. Ý nghĩa.
- Tình bạn trong sáng lành mạnh giúp con người cảm thấy ấm áp, tự tin, yêu cuộc sống hơn, biết tự hoàn thiện mình để sống tốt hơn.
 - Để xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh cần có thiện chí và sự cố gắng từ cả hai phía.
III. Bài tập
Bài 2. 
A,B. khuyên răn bạn.
C. hỏi thăm, an ủi, động viên ,giúp đỡ bạn.
D. Chúc mừng bạn .
Đ. Hiểu ý tốt của bạn, không giận bạn và cố gắng sủa chữa khuyết điểm.
E. Coi đó là chuyện bình thường, là quyền của bạn, không khó chịu giận bạn về chuyện đó.
IV. Củng cố.
Gv. Khái quát nội dung bài học.
V. Dặn dò.
Hs. học bài, làm bài tập.
Chuẩn bị bài mới.
Ngày soạn:30/09/2017 Ngày giảng : 03/10/2017 Lớp. 8A
 Ngày giảng : 04/10/2017 Lớp. 8B
TIẾT 7: HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHỦ ĐỀ VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG.
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
 - Giúp HS biết, hiểu, chấp hành tốt những quy định về luật an toàn giao thông.
2. Kĩ năng.
 - Xử lý tốt các tình huống khi tham gia giao thông.
3. Thái độ.
 - Có ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
Chuẩn bị của giáo viên.
 - Luật an toàn giao thông đường bộ.
2. Chuẩn bị của học sinh.
 - SGK + vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
HĐ 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
 HĐ2: Tìm hiểu thông tin.
HS đọc.
Tình huống 1: Ngày chủ nhật, Hùng(15 tuổi)lấy xe máy của mẹ đưa em đến nhà bà ngoại chơi. Thấy trời nắng Hùng mang theo chiếc ô. Trên đường đi, Hùng bảo em ngồi đằng sau mở ô ra che nắng cho 2 anh em. Đi được một đoạn thì 2 anh em bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng lại. Cả hai ngơ ngác không hiểu làm sao bị giữ lại.
? Em hãy cho biết Hùng đã vi phạm những quy định nào về an toàn giao thông?
Tl: Hùng vi phạm luật an toàn giao thông đó là: - Hùng chưa đủ tuổi điều khiển xe máy.
? Theo em, em của Hùng có vi phạm gì không.
TL: Có. Vì: cầm ô làm cản tầm nhìn rất nguy hiểm.
Tình huống 2: Đường vào trường sau một đợt mưa kéo dài bị lầy lội. Nhà trường vận động học sinh thu gom gạch vụn gạch xỉ, đá, cát, sỏi....để dải đường. Tuấn rủ Hoàng ra đường tàu ở gần trường để lấy đá. Hoàng can ngăn không nên làn như vậy, nhưng Tuấn nói: Mình lấy đá để dải đường cho nhà trường chứ có phải lấy cho mình đâu mà lo.
? Theo em điều Tuấn nói có đúng không? Vì sao?
Tl: Tuấn nói sai vì lấy đá gần đường tàu rất nguy hiểm khi có tàu đi qua và đá để kè đường tàu khỏi sạt lở.
GV cho hs quan sát một số ảnh về an toàn giao thông va nhận xét.
Hình 1, 2, 3, 4/11(sách giáo dục an toàn giao thông).
Hs nhận xét-Gv nhận xét kết luận.
HĐ3: Tìm hiểu nội dung bài.
? Em biết gì về những quy tắc của luật giao thông đương bộ.
Cho ví dụ cụ thể?
Vd:- Đèn đỏ dừng lại, đèn xanh đi, đèn vàng báo hiệu chuẩn bị được đi.
 - Đi bộ hay đi xe máy phải đi bên phải.
GV giới thiệu một số quy định về an toàn giao thông đường sắt.
HĐ: Hướng dẫn học sinh làm bt.
GV yêu cầu học sih đọc bt 3/11.
HĐ 4: Làm bài tập
HS giải thích -GV chốt.
 GV yêu cầu hs thảo luận và báo cáo kết quả. Gv chốt.
GV sơ kết bài.
I. Tình huống, tư liệu.
Tình huống.
Quan sát ảnh.
II. Nội dung bàu học.
Quy tắc chung về an toàn đường bộ.
- Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
Một số quy định cụ thể.
Người ngồi trên mô tô, xe máy không được mang, vác vật cồng kềnh; không sử dụng ô, không bám éo hoặc đẩy các phương tiẹn khác; không đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái.
Người ngồi trên xe đạp chỉ được chở tối đa một người lớn và một trẻ em dưới 7 tuổi; không được xử dụng ô, điện thoại di động...........không đứng lên yên giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái.
Người diều khiển xe thô xơ phải cho xe đi hàng một và đi đúng phần đường quy định. Hàng hóa xếp trên xe phải đảm bảo an toàn, không gây cản trở giao thông.
III. Bài tập.
3. Đáp án.
- Đồng ý: b, đ, h.
- Không đồng ý: a, c, d, e, g, i, k, l.
VI. Củng cố.
 -Những quy tắc về an toàn giao thông đường bộ.
 -Một số quy định cụ thể về an toàn giao thông.
V. Dặn dò.
 - Hs về nhà học bài và ôn lại bài.
 - Chuẩn bị bài 8 “ Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác”.
Ngày soạn:30/09/2017 Ngày giảng : 03/10/2017 Lớp. 8A
 Ngày giảng : 04/10/2017 Lớp. 8B
TIẾT 8, BÀI 8: TÔN TRỌNG VÀ HỌC HỎI CÁC DÂN TỘC KHÁC
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức.
- Hs hiểu nội dung ý nghĩa và những yêu cầu của việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác 
2. Kỹ năng.
- Học sinh biết phân biệt hành vi đúng hoặc sai trong việc học hỏi các dân tộc khác; biết tiép thu một cách có chọn lọc; tích cực học tập nâng cao hiểu biết và thamm gia các hoạt động xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc.
3. Thái độ.
 - Học sinh có lòng tự hào dân tộc và tôn trọng các dân tộc khác, có nhu cầu tìm hiểu và học tập những điều tốt đẹp trong nền văn hoá các dân tộc khác .
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của giáo viên.
- Sgk, Stk, tranh ảnh có liên quan dến nội dung bài học.
2. Chuẩn bị của học sinh.
 - Chuẩn bị bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
1. Ổn định tổ chức.	 
2. Kiểm tra bài cũ.
Nêu những ví dụ về các hoạt động chính trị xã hội của lớp trường và địa phương em ?
Bài mới.
HĐ 1: Giới thiệu bài:
Gv : Cho hs quan sát ảnh:
? Miêu tả việc làm của các nhân vật trong tranh.
? Hình ảnh trong tranh liên quan đếnvấn đề gì?
Hs : Trả lời.
Gv : Gợi đẫn hs vào bài .
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HĐ 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề .
Gv : gọi hs đọc phần đặt vấn đề.
Hs : đọc .
? Việt Nam có những đóng góp gì đáng tự hào cho nền văn hoá thế giới ?
? Lý do quan trọng nào giúp Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ ?
? Nước ta có tiếp thu và sử dung những thành tựu mọi mặt của thế giới không ? Vd? 
Hs : Trả lời 
Gv : Kết luận .
Giữa các dân tộc cần có sự học tập kinh nghiệm lần nhau và sự đóng góp của mỗi dân tộc sẽ làm nề văn hoá nhân loại trở nên phong phú.
HĐ3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học 
Chúng ta cần tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác không ? Vì sao ?
Hs : Trả lời.
? Thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác ?
? Chúng ta nên học tập và tiếp thu những gì ở các dân tộc khác? Điều đó có ý nghĩa gì? 
? Nên học tập các dân tộc khác ntn ? lấy ví dụ về một số trường hợp nên hoặc không nên trong việc học hỏi các dân tộc khác ? 
 Hs : trả lời.
Gv: Cần tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác một cách có chọn lọc vì điều đó giúp cho đân tộc ta phát triển và giữ vững được bản sắc dân tộc.
HĐ 4: Hướng dẫn hs luyện tập.
Bài 4: 
Gv : gọi hs đọc yêu cầu bài tập.
Hs : đọc.
Hs : Làm bài tập.
Hs : Nhận xét.
Gv : Kết luận bài tập đúng.
I. Đặt vấn đề
- Hồ Chí Minh là một danh nhân văn hoá thế giới. Việt Nam có những di sản văn hoá: Cố đo Huế, Phố cổ Hội An, Vịnh Hạ Long
- Trung Quốc mở rộng quan hệ và học tập kinh nghiệm các nước khác.
- Phát triển các ngành công nghiệp mới có nhiều triển vọng.
- Hợp t

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 1_12180602.doc