Giáo án môn Hình 8 - Tiết 60, 61

I/ MỤC TIÊU

- Kiến thức: HS nắm chắc công thức tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng. Biết cách tính diện tích toàn phần của lăng trụ đứng.

- Kỹ năng: HS chứng minh công thức tính diện tích xung quanh một cách đơn giản nhất

Vận dụng thành thạo CT tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng trong bài tập.

Biết cách xác định hình khai triển của hình lăng trụ đứng.

- Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khả năng tư duy.

II/ CHẨN BỊ

 Mô hình hình lăng trụ đứng. Bìa cắt khai triển.

III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

? Chữa bài 22 SGK:

+ Tính diện tích của H.99/109 (a)

+ Gấp lại được hình gì? có cách tính diện tích hình lăng trụ?

 

doc 4 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 825Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình 8 - Tiết 60, 61", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 24/4/2015.
 Tiết 60. §5. DIỆN TÍCH XUNG QUANH HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG
I/ MỤC TIÊU 
- Kiến thức: HS nắm chắc công thức tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng. Biết cách tính diện tích toàn phần của lăng trụ đứng. 
- Kỹ năng: HS chứng minh công thức tính diện tích xung quanh một cách đơn giản nhất
Vận dụng thành thạo CT tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng trong bài tập.
Biết cách xác định hình khai triển của hình lăng trụ đứng. 
- Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khả năng tư duy.
II/ CHẨN BỊ
 Mô hình hình lăng trụ đứng. Bìa cắt khai triển. 
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ: (5’)
? Chữa bài 22 SGK:
+ Tính diện tích của H.99/109 (a)
+ Gấp lại được hình gì? có cách tính diện tích hình lăng trụ?
2. Nêu vấn đề: (1’)
? Qua bài chữa của bạn có nhận xét gì về diện tích HCN: AA'B'B đối với hình lăng trụ đứng ADCBEG? Diện tích đó có ý nghĩa gì? Vậy diện tích xung quanh hình lăng trụ đứng tính như thế nào?
3. Bài mới: (30’)
Hoạt động của GV - HS
Nội dung chính
GV: Cho HS làm bài tập ?1
Quan sát hình khai triển của hình lăng trụ đứng tam giác
HS làm bài tập ?1 
 ? Độ dài các cạnh của 2 đáy là bao nhiêu?
? Diện tích của mỗi hình chữ nhật = ?
? Tổng diện tích của ba hình chữ nhật là bao nhiêu?
? So sánh nó với hình lăng trụ từ đó suy ra công thức tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng? 
GV: Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng bằng tổng diện tích của các mặt bên.
? Có cách tính khác không ?
HS: Lấy chu vi đáy nhân với chiều cao: ( 2,7 + 1,5 + 2 ) . 3 = 6,2 .3 = 18,6 cm2
? Muốn tính diện tích xung quanh hình lăng trụ đứng ta làm ntn?
? Diện tích toàn phần của hình lăng trụ đứng tính thế nào ?
GV: Nêu ví du: Cho lăng trụ đứng tam giác ABC.DEG sao cho ABC vuông ở C có AC = 3 cm, AB = 5 cm, AD = 8 cm. Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần?
? Để tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lăng trụ ta cần tính cạnh nào nữa?
 ? Tính diện tích xung quanh của hình lăng trụ?
? Tính diện tích hai đáy?
? Tính diện tích toàn phần của hình lăng trụ?
1. Công thức tính diện tích xung quanh
?1
 2,7 cm 1,5 cm 2 cm
 3cm
+ Độ dài các cạnh của 2 đáy là:
 2,7 cm; 1,5 cm; 2 cm
+ Diện tích của hình chữ nhật thứ nhất là: 2,7 . 3 = 8,1 cm2
+ Diện tích của hình chữ nhật thứ hai là: 1,5 . 3 = 4,5 cm2
+Diện tích của hình chữ nhật thứ ba là: 2 . 3 = 6 cm2
+ Tổng diện tích của cả ba hình chữ nhật là: 8,1 + 4,5 + 6 = 18,6 cm2
 * Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng bằng chu vi đáy nhân với chiều cao. Sxq= 2 p.h
 + p: nửa chu vi đáy.
 + h: Chiều cao lăng trụ. 
* Diện tích toàn phần :
 Stp= Sxq + 2 Sđáy
2. Ví dụ:
ABC vuông ở C có:
AB2 = AC2 + BC2
=> BC2 = AB2 - AC2
 = 52 - 42 = 9 = 32
=> BC = 3
Sxq = (3 + 4 + 5). 8 = 96cm2 
S2đ = 3 . 4 = 12 cm2
Stp = 96 + 12 = 108 cm2
4. Cũng cố: (7’)
GV: Cho HS nhắc lại công thức tính Sxq và Stp của hình lăng trụ đứng.
GV: Tổ chức cho HS làm bài tập 23 và 24 SGK.
HS: Thực hiện làm bài tập.
Sau khi HS làm xong BT 23 GV cũng cố và treo bảng phụ ghi bài tập 24.
Yêu cầu HS hoạt động nhóm 
Các nhóm thực hiện
GV treo bảng phụ của các nhóm
 Cho các nhóm nhận xét chéo
GV chốt đưa lời giải chính xác
Bài tập 23 (SGK - Tr 111)
a) Hình hộp chữ nhật 
Sxq = ( 3 + 4 ). 2,5 = 70 cm2
2Sđ = 2. 3 .4 = 24cm2
Stp = 70 + 24 = 94cm2
b) Hình lăng trụ đứng tam giác:
CB = ( định lý Pi Ta Go )
Sxq = (2 + 3 + ) . 5 = 5 (5 + )
 = 25 + 5 (cm 2) 
2Sđ = 2. . 2. 3 = 6 (cm 2) 
Stp = 25 + 5 + 6 = 31 + 5 cm 2 
5. Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Học kỹ các công thức. 
- Làm các bài tập 25, 26 SGK - Tr 111; 112.
- Chuẩn bị bài: Thể tích hình lăng trụ đứng (Hình học).
 Xem lại kiến thức về thể tích hình hộp chữ nhật .
 Ngày soạn: 26/4/2015.
 Tiết 61. §6. THỂ TÍCH HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG
I/ MỤC TIÊU 
- Kiến thức: Nắm được công thức tính thể tích hình lăng trụ đứng.
- Kỷ năng: HS vận dụng thành thạo công thức tính thể tích của hình lăng trụ đứng trong bài tập. Củng cố vững chắc các khái niệm đã học: song song, vuông góc của đường thẳng của mặt phẳng.
- Thái độ: Giáo dục cho HS tính thực tế của các khái niệm toán học.
II/ CHUẨN BỊ 
 GV: Mô hình hình lăng trụ đứng, Hình hộp chữ nhật; Bảng phụ.
 HS: Kiến thức về thể tích hình hộp chữ nhật.
III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ: (3’)
 ? Nêu cách tính và viết công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật?
2. Nêu vấn đề: (2’)
 Từ bài làm của bạn ta thấy: VHHCN = Tích độ dài 3 kích thước.
 GV: Cắt đôi hình hộp chữ nhật theo đường chéo ta được 2 hình lăng trụ đứng tam giác. Vậy ta có công thức tính thể tích hình lăng trụ đứng ntn? Bài học hôm nay chúng ta sẻ tìm hiểu vấn đề đó. 
3. Bài mới: (30’)
Hoạt động của GV - HS
Nội dung chính
GV : nhắc lại các kiến thức đã học ở tiết trước: VHHCN = a. b. c
(a, b , c độ dài 3 kích thước) 
 Hay V = S đáy . Chiều cao
GV yêu cầu HS làm ? SGK
 So sánh thể tích của lăng trụ đứng tam giác và thể tích hình hộp chữ nhật (Cắt theo mặt phẳng chứa đường chéo của 2 đáy khi đó 2 lăng trụ đứng có đáy là là tam giác vuông bằng nhau).
GV: Cũng cố.
? Muốn tính thể tích hình lăng trụ đứng ta làm thế nào?
GV: Cũng cố lại bằng công thức.
GV: Nêu ví dụ:
 Cho lăng trụ đứng tam giác, đáy là tam giác ABC vuông tại C: AB = 12 cm, AC = 4 cm, AA' = 8 cm. Tính thể tích hình lăng trụ đứng trên?
HS lên bảng trình bày?
GV : Cũng cố và cho HS tìm hiểu ví dụ ở SGK.
1. Công thức tính thể tích 5
? 5 
 7 7
 4 4
Thể tích hình hộp chữ nhật là : 
 5 . 4 . 7 = 140 (đvtt)
Thể tích lăng trụ đứng tam giác là:
 (đvtt)
=> Vlăng trụ đứng = Vhhcn
Ta có VLTĐ = = Sđáy . h.
* Công thức tính thể tích lăng trụ đứng:
 V = S. h
 (S: diện tích đáy, h: chiều cao) 
2. Ví dụ:
a) Ví dụ 1: 
Do tam giác ABC vuông tại C 
Suy ra:
CB = 
Diện tích đáy:
 S = cm2
Thể tích lăng trụ đứng:
V = S. h = 
 cm3
b) Ví dụ: (sgk)
4. Cũng cố: (7’)
? Qua ví dụ trên em có nhận xét gì về việc áp dụng công thức tình thể tích của hình lăng trụ đứng riêng và hình không gian nói chung ?
HS : - Không máy móc áp dụng công thức tính thể tích trong 1 bài toán cụ thể.
- Tính thể tích của 1 hình trong không gian có thể là tổng của thể tích các hình thành phần (Các hình có thể có công thức riêng).
? Làm bài tập 27 (SGK - Tr 113)
Quan sát hình và điền vào bảng
GV: Treo bảng phụ, một HS lên bảng
GV: Theo dõi.
? Nhận xét?
? Làm bài tập 29 SGK?
? Bể nước gồm những hình gì?
? Thể tích hình hộp chữ nhật =?
? Thể tích lăng trụ đứng tam giác?
? Thể tích bể = ?
GV : Cũng cố lại.
Bài tập 27: (SGK - Tr 113)
Điền số thích hợp vào ô trống (số đậm)
b
5
6
4
5/2
 h
2
4
3
4
h1
8
5
2
10
Diện tích 
1 đáy
5
12
6
5
Thể tích
40
60
12
50
Bài tập 29: (SGK - Tr 114)
 25 m 2m
 10 m
 4 m
 7 m
Bể nước đã cho gồm một hình hộp chữ nhật và một lăng trụ đứng tam giác có cùng chiều cao.
Thể tích hình hộp chữ nhật:
 V1 = 25. 2 . 10 = 500 (m3.).
Thể tích lăng trụ đứng tam giác:
 V2 = . 2. 7 = 7 (m3).
Thể tích bể nước: 
 V = V1 + V2 = 500 + 7 = 507 (m3)
5. Hướng dẫn về nhà: (3’)
- Học bài.
- HS làm bài tập 28, 30, 31 (SGK - tr 114, 115)
- Hướng dẫn bài 28:
 ? Đáy là hình gì? chiều cao ? suy ra thể tích?
 => Dựa vào định nghĩa để xác định đáy.
- Hướng dẫn bài 30. c: Phân chia hợp lý để có 2 hình có thể áp dụng công thức tính thể tích được.
- Chuẩn bị bài tập để tiết sau: Luyện tập (Hình học)
 Xem lại các công thức tính diện tích, thể tích đã học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 60,61-hinh_8.doc