Giáo án môn học Tin học khối lớp 8

I. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

1. Khái niệm

Công nghệ thông tin là một lĩnh vực khoa học rộng lớn nghiên cứu các khả năng và các phương pháp thu thập, lưu trữ, truyền và xử lý thông tin một cách tự động dựa trên các phương tiện kỹ thuật (máy tính điện tử và các thiết bị thông tin khác).

2. Thông tin và dữ liệu

Trước mỗi thực thể (sự vật, sự kiện) tồn tại khách quan, con người luôn muốn biết rõ về nó càng nhiều càng tốt. Sự hiểu biết đó càng ít thì con người càng khó xác định thực thể đó. Những hiểu biết có thể có được về một thực thể nào đó được gọi là thông tin về thực thể đó.

Muốn đưa thông tin vào máy tính, con người phải tìm cách biểu diễn thông tin sao cho máy tính có thể nhận biết và xử lý được. Trong tin học, dữ liệu là thông tin đã được mã hoá đưa vào máy tính.

2.1. Xử lý thông tin

Gồm có:

 - Nhập thông tin: Thu nhận thông tin từ thế giới bên ngoài

 - Xử lý thông tin: Tính toán, xử lý các phép tính số học hay logic đối với thông tin

 - Xuất thông tin: Đưa các thông tin sau quá trình xử lý ra thế giới bên ngoài

 - Lưu trữ thông tin: Chuyển và ghi lại thông tin ở bộ nhớ máy tính

 

doc 45 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1008Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Tin học khối lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÁI NIỆM CƠ SỞ
1. Nhắc lại khái niệm mạng máy tính:
- Có 3 loại mạng: Cục bộ, diện rộng, Internet
- Cho phép dùng chung nhiều tài nguyên; cho phép thực hiện nhiều loại giao dịch và hoạt động từ xa; cho phép khai thác lượng thông tin lớn trên mạng các máy tính
2. Mạng cục bộ:
- Là mạng trong phạm vi nhá
- Thường dùng dây cáp để kết nối
3. Các thiết bị kết nối trong mạng cục bộ:
3.1. Cáp mạng: Là môi trường truyền thông tin
3.2. Vỉ (Card) mạng: 
Thường được gắn trên máy và được kết nối với cáp qua đầu nối
3.3 Hub: Bộ chia: Là thiết bị phân chia tín hiệu trong mạng. Thường có từ 8 - 24 cổng
II. LÀM VIỆC TRONG MẠNG CỤC BỘ
1. Chia sẻ tài nguyên
- Để dùng chung một tài nguyên thư mục phải được chia sẻ (Share) đồng thời, người truy cập phải có quyền truy cập tài nguyên đó.
2. Quyền truy cập
- Quyết định người dùng có được truy cập tài nguyên dùng chung hay không.
3. Chia sẻ máy in trên mạng:
- Các máy tính kết nối với nhau dựng chung 1 máy in.
- Máy trạm ra lệnh in trên máy in của mạng, HĐH mạng sẽ gửi dữ liệu đến máy tính kết nối trực tiếp với máy in.Máy chủ in sẽ thực hiện in tại máy in được chia sẻ.
III. XEM CÁC TÀI NGUYÊN ĐƯỢC CHIA SẺ TRÊN MẠNG
- B1: Nháy chuột phải vào biểu tượng My network Places, chọn Explore
- B2: Chọn Entire Network / Microsoft Windows Network.
IV. CHIA SẺ THƯ MỤC
1. Các bước tiến hành:
1.1. Mô hình ngang hàng:
- Mọi máy trên mạng đều bình đẳng với nhau. Cùng gọi là WORKGROUP
- Các bước tiến hành:
+ Vào My Computer chọn tài nguyên
+ File / Properties / thẻ Sharing
 + Click chọn Share this folder on the network (Có thể chọn Allow network user to chang my file để cho phép thay đổi nội dung) => OK
1.2. Mô hình khách chủ
- Có ít nhất 1 máy quản lý và cung cấp tài nguyên cho các máy khác, gọi là máy chủ. Các máy khác là máy khách (máy trạm).
- Các bước tiến hành:
+ Vào My Computer chọn tài nguyên
+ File / Properties / thẻ Sharing
+ click chọn Share this folder => OK
 	+ Vào Permissions để thiết đặt quyền truy cập cho 1 hoặc 1 nhóm người dùng.
2. Truy cập một thư mục chia sẻ
- Việc truy cập và khả năng sử dụng tài nguyên dùng chung nào đó được quyết định bởi quyền truy cập.
V. SỬ DỤNG MÁY IN TRONG MẠNG:
1. Chia sẻ máy in
- Có ít nhất 1 máy quản lý và cung cấp tài nguyên cho các máy khác, gọi là máy chủ. Các máy khác là máy khách (máy trạm).
- Các bước tiến hành:
+ Vào Control Panel / Printer and Faxes để chọn máy in.
+ File / Sharing
+ Clisk chọn Share this printer => OK
 2. Kết nối tới máy in mạng
+ Click start chọn printers and faxes
+ Chọn Add a printer
+ Chọn A netword printer ...
VI. MẠNG TOÀN CẦU (INTERNET)
1. Mạng Internet là gì?
Internet là một tập hợp của các máy tính được nối với nhau và chủ yếu là qua đường điện thoại trên toàn thế giới với mục đích trao đổi và chia sẻ thông tin.
Phần chủ yếu nhất của mạng Internet là World Wide Web. Mỗi phần của mạng được liên kết với nhau theo một cách thức nhằm tạo nên một mạng toàn cầu. Đây là một kho kiến thức khổng lò của nhân loại.
2. Tìm kiếm thông tin trên mạng Internet như thế nào?
Có một vài cách để tìm kiếm trên mạng Internet. Hãy bắt đầu tìm kiếm bằng việc đến các địa chỉ có chỉ dẫn Internet, nó gần giống như những trang vàng mà bạn vẫn hay dùng, nhưng với các trang vàng trên mạng bạn có thể có nhiều thông tin hơn những trang vàng truyền thống.
Cách khác nữa là khi bạn suy nghĩ tới một cụm từ hay câu hỏi bạn có thể gõ các câu hỏi này vào hộp tìm kiếm trên các máy tìm kiếm (search engine) trên mạng. Chẳng hạn bạn có thể gõ vào hộp tìm kiếm từ "Internet" những máy tìm kiếm này sẽ dựa vào từ mà bạn vừa gõ để tìm kiếm các trang Web có thông tin về Internet.
Hãy bắt đầu tìm kiếm!!! Một số địa chỉ cho phép bạn tìm kiếm với các link dưới đây.
Hãy dùng địa chỉ trên và chúng tôi tin rằng chỉ sau một thời gian tìm kiếm bạn sẽ trở nên lão luyện trong việc tìm kiếm thông tin trên mạng sao cho vừa nhanh, vừa hiệu quả. Nhưng nhớ đừng có chờ một trang Web hiện ra hết mới mở trang tiếp theo, nên mở mỗi trang hoặc mỗi địa chỉ ra thành nhiều cửa sổ khác nhau bằng cách nhấn chuột phải vào một kết nối trên mà bạn muốn tới sau đó vào "Open link in new window" hoặc giữ phím Shift rồi click chuột vào liên kết bạn có thể xem các trang Web cùng một lúc.
CÂU HỎI:
Mạng máy tính là gì?
Hãy nêu một số loại tài nguyên dùng chung trên mạng.
Nêu một số ưu việt khi các máy tính được nối với nhau thành mạng.
PHẦN III. HỆ SOẠN THẢO VĂN BẢN MICROSOFT WORD
Bài 6: 	LÀM QUEN VỚI PHẦN MỀM SOẠN THẢO WORD
Kiến thức: 
- Biết chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản.
- Biết các đơn vị xử lý trong văn bản (kí tự, từ, câu, dòng, đoạn, trang)
- Có khái niệm về các vấn đề xử lý chữ Việt trong soạn thảo văn bản.
- Biết khởi động và kết thúc Word.
- Biết một số thành phần chính trên màn hình Word.
Kỹ năng
- Nắm được các ưu việt của soạn thảo văn bản bằng máy tính.
- Học sinh biết được có nhiều bộ mã và loại phông chữ Việt khác nhau.
I- KHÁI NIỆM VỀ SOẠN THẢO VĂN BẢN:
1. Khái niệm: 
Trong cuột sống có nhiều việc liên quan đến văn bản như soạn thông báo, đơn từ, làm báo cáo, đó chính là công việc soạn thảo văn bản. Khi viết bài trên lớp là ta đang soạn thảo văn bản.
Hệ soạn thảo văn bản là một phần mềm ứng dụng cho phép thực hiện các thao tác liên quan đến công việc soạn văn bản: gõ (nhập) văn bản, sửa đổi, trình bày, lưu trữ và in văn bản.
Nhập và lưu trữ văn bản:
- Khi gõ văn bản, hệ soạn thảo thường quản lý một cách tự động việc xuống dòng. Bằng cách này ta có thể nhanh chóng nhận được bản đầu tiên và có thể lưu trữ để tiếp tục hoàn thiện hoặc in ra giấy.
 Sửa đổi văn bản:
- Các sửa đổi trên văn bản gồm: Sửa đổi kí tự và từ, sửa đổi cấu trúc văn bản.
Trình bày văn bản
- Khả năng định dạng kí tự
- Khả năng định dạng đoạn văn bản
- Khả năng định dạng trang văn bản
Một số chức năng khác
- Tìm kiếm và thay thế
- Cho phép gõ tắt hoặc tự động sửa lỗi khi gõ sai
- Tạo bảng và thực hiện tính toán, sắp xếp dữ liệu trong bảng
- Tạo mục lục, chú thích, tham chiếu tự động
- Chia văn bản thanh các phần với cách trình bày khác nhau
- Tự động đánh số trang, phân biệt trang chẵn, trang lẻ
- Chèn hình ảnh và kí hiệu đặc biệt
- Vẽ hình và tạo chữ nghệ thuật 
2. Một số quy ước trong việc gõ văn bản
2.1. Các đơn vị xử lí trong văn bản:
Kí tự (Character)
Từ (Word)
Câu (Sentence)
Dòng (Line)
Đoạn văn bản (Paragraph)
Trang (Page)
Một số qui ước trong việc gõ văn bản:
Các dấu ngắt câu như dấu chấm (.), dấu phẩy (,), dấu hai chấm (:), dấu chấm phẩy (;), dấu chấm than (!), dấu chấm hỏi (?) phải được đặt sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo là một dấu cách nếu sau đó vẫn còn nội dung.
Giữa các từ chỉ dùng một kí tự trống (space) để phân cách. Giữa các đoạn cũng chỉ xuống dòng bằng một lần nhấn phím Enter.
Các dấu mở ngoặc (gồm “(”,“[”, “{”, “”) và các dấu đóng nháy (gồm ’, ”) phải được đặt sát vào bên phải kí tự cuối cùng của từ ngay trước đó.
3. Chữ Việt trong soạn thảo văn bản:
3.1. Xử lí chữ Việt trong máy tính:
- Nhập văn bản chữ Việt vào máy tính
- Lưu trữ, hiển thị (trình bày, lưu trữ) và in ấn văn bản chữ Việt
3.2. Gõ chữ Việt
Khi nhập văn bản chữ Việt vào máy tính thông qua bàn phím và chương trình điều khiển cho pháp máy tính nhận đúng mã kí tự tiếng Việt được gõ từ bàn phím.
Một số chương trình gõ chữ Việt phổ biến hiện nay là Vietkey, Unikey,
Hai kiểu gõ chữ Việt phổ biến hiện nay là:
Kiểu TELEX
Kiểu VNI
Kiểu TELEX
Kiểu VNI
Để gõ chữ
Ta gõ
Ta gõ
ă
aw
a8
â
aa
a6
đ
dd
d9
ê
ee
e6
ô
oo
o6
ơ
ow hoặc [
o7
ư
uw hoặc ]
u7
Để gõ dấu
Sắc
s
1
Huyền
f
2
Hỏi
r
3
Ngã
x
4
Nặng
j
5
Xóa dấu
z
0
3.3. Bộ mã chữ Việt và phông chữ:
- Bộ mã Unicode là bộ mã chung cho mọi ngôn ngữ của các quốc gia trên thế giới và đã được qui định để sử dụng trong các văn bản hành chính của Việt Nam.
- Phông chữ: Có nhiều bộ phông với nhiều kiểu chữ khác nhau được xây dựng để hiển thị và in chữ Việt.
Ứng với bộ mã Unicode hỗ trợ cho chữ Việt như Times New Roman, Arial, Tahoma
Ứng với bộ mã TCVN3 được đặt tên với tiếp đầu ngữ .Vn như .VnTime, .VnArial,
Ứng với bộ mã VNI được đặt tên với tiếp đầu ngữ .VNI như VNI-Time, VNI-Helve,
CÂU HỎI:
Hãy mô tả các chức năng chung của hệ soạn thảo văn bản.
Để soạn thảo văn bản chữ Việt, trên máy tính cần có những gì?
Bài 7: 	THỰC HÀNH
Kiến thức: 
 - Biết cách khởi động và thoát khỏi Word
- Biết sử dụng các thanh công cụ và chức năng của chúng trong màn hình Word.
- Biết các qui ước trong việc gõ văn bản
Kỹ năng
- Soạn thảo văn bản đơn giản: Tạo văn bản mới, mở văn bản đã có, lưu văn bản trên đĩa.
- Gõ văn bản chữ Việt theo kiểu gõ Telex/Vni
- Sử dụng các phím mũi tên, phím điều khiển để điều chỉnh văn bản.
1. Nội dung thực hành:
Bài 1:
Em hãy nhập nội dung: 
1-
A small boy and his father were having a walk in the country when it suddenly began to rain very hard. They did not have their umbrellas with them, and there was nowhere to hide from the rain, so they were soon very wet, and the small boy did not feel very happy.
Một cậu bé đang cùng bố đi bách bộ ở miền quê, bỗng dưng trời đổ mưa như trút. Họ không đem theo dù và không có chỗ nào để trú mưa cả, thành thử chẳng mấy chốc họ ướt như chuột lột, và cậu bé cảm thấy không vui.
2-
For a long time while they were walking home through the rain, the boy was thinking. Then at last he turned to his father and said to him, ‘Why does it rain, Father? It isn’t very nice, is it?’.
Lúc họ đội mưa đi về nhà trong một thời gian khá lâu, cậu bé miên man suy nghĩ. Thế rồi cuối cùng cậu bé quay sang bố hỏi: “Bố ơi, tại sao trời mưa nhỉ? Trời mưa đâu có thú vị gì, phải không bố?”.
3-
‘No, it isn’t very nice, but it’s very useful, Tom’, answered his father. ‘It rains to make the fruit and the vegetablea grow for us, and to make the grass grow for the cows and sheep.’
Ông bố đáp: “Phải, trời mưa thì chẳng thú vị gì, song mưa rất có ích, Tom ạ. Trời mưa làm cho rau quả phát triển tốt để ta ăn, và làm cho cỏ mọc để bò và cừu có cái mà ăn chứ.”
4-
Tom thought about this for a few seconds, and then he said, ‘Then, why does it rain on the road too, Father?”.
Tom suy nghĩ về điều này một lúc, và rồi lại nói: “Thế sao trời cũng mưa trên cả mặt đường nữa hả bố?”.
Bài 2:
1-
RỪNG CỌ QUÊ TÔI
Chẳng có nơi nào đẹp như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng.
Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã. Bút cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên. Cây non vừa trồi, lá đã xòa sát mặt đất. Lá cọ tròn xòe ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như một rừng tay vẫy, trưa hè lấp lóa nắng như rừng mặt trời mới mọc. Mùa xuân, chim chóc kéo về từng đàn. Chỉ nghe tiếng hót líu lo mà không thấy bóng chim đâu.
2-
Căn nhà tôi ở núp dưới rừng cọ. Ngôi trường tôi học cũng khuất trong rừng cọ. Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ. Không đếm được có bao nhiêu tàu lá cọ xòe ô lợp kín trên đầu. Ngày nắng, bóng râm mát rượi. Ngày mưa, cũng chẳng ướt đầu.
3-
Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. Chiều chiều chăn trâu, chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi.
4-
Quê tôi có câu hát:
Dù ai đi ngược về xuôi
Cơm nắm lá cọ là người sông Thao.
Người sông Thao đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình.
(Nguyễn Thái Vận)
- Trích SGK Ngữ văn 8, tập 1-
2. Tiến trình thực hiện:
 Khởi động máy tính; khởi động chương trình Soạn thảo văn bản Microsoft Word
‚ Nhập nội dung các bài thực hành: Bài 1, Bài 2, Bài 3
ƒ Lưu văn bản và kết thúc Word.
3. Đánh giá
- Biết cách bố trí ngón tay trên bàn phím. 
- Biết nhập văn bản đúng nội dung và các qui ước.
Bài 8: 	ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN
Kiến thức: 
- Hiểu khái niệm định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản, trang văn bản.
Kỹ năng
- Biết sử dụng thanh công cụ định dạng hoặc bảng chọn để định dạng phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ.
- Soạn thảo một số văn bản thông dụng.
I- KHÁI NIỆM:
Định dạng văn bản là trình bày các phần văn bản nhằm mục đích cho văn bản được rõ ràng và đẹp, nhấn mạnh những phần quan trọng, giúp người đọc nắm bắt dễ hơn các nội dung chủ yếu của văn bản.
- Khả năng định dạng kí tự:
Phông chữ (Times New Roman, Arial,)
Cỡ chữ (cỡ chữ 12, cỡ chữ 18,)
Kiểu chữ (đậm, nghiêng, gạch chân,)
Màu sắc (đỏ, xanh, vàng,..)
Vị trí tương đối so với dòng kẻ (cao hơn, thấp hơn)
Khoảng cách giữa các kí tự trong một từ và giữa các từ với nhau.
- Khả năng định dạng đoạn văn bản
Vị trí lề trái, lề phải của đoạn văn bản
Căn lề (trái, phải, giữa, đều hai bên)
Dòng đầu tiên: thụt vào hay nhô ra so với cả đoạn văn bản
Khoảng cách đến đoạn văn bản trước, sau
Khoảng cách giữa các dòng trong cùng đoạn văn bản,
- Khả năng định dạng trang văn bản
Lề trên, lề dưới, lề trái, lề phải của trang
Hướng giấy (nằm ngang hay thẳng đứng)
Kích thước trang giấy
Tiêu đề trên (đầu trang), tiêu đề dưới (cuối trang),
II- CÁC ĐỊNH DẠNG:
1. Định dạng ký tự:
	Chọn ký tự hoặc một đoạn ký tự cần định dạng vào Format chọn Font ta có:
Font	: Chọn phông chữ
Font style	: Chọn các kiểu thường, nghiêng, đậm và đậm nghiêng.
Size	: Chọn cỡ chữ
Underline	: Chọn các kiểu gạch chân chữ
Color	: Chọn màu sắc chữ
Effects	: Các hiệu ứng cho chữ
	Cuối cùng chọn OK khi đã đồng ý; để mặc định cho những lần mở tệp sau chọn Default; chọn Cancel để bỏ qua thao tác.
	Hoặc chọn các nút lệnh (biểu tượng) sau:
Kiểu chữ
Cỡ chữ
Đậm
Nghiêng
Gạch chân
Trái, giữa, phải, đều 2 bên
2. Định dạng đoạn (Paragraph): Ta có thể trình bày theo kiểu cách hở từng đoạn văn bản bằng cách chọn đoạn cần định dạng vào trình đơn Format chọn Paragraph ta có:Trong mục Indentation ta chọn khoảng cách lề bên trái ở mục Left và bên phải ở Right
Trong mục Spacing ta chọn khoảng cách cho phía trước ở Before và phía sau ở After
Cuối cùng sau khi đã chọn xong ta chọn OK để thực hiện.
Vị trí lề dòng đầu tiên
Vị trí lề từ hàng thứ hai trở đi
Lề trái trang
Vị trí lề trái của đoạn văn
Vị trí lề phải của đoạn văn
Lề phải trang
Ngoài ra, có thể dùng thước ngang để điều chỉnh một số thuộc tính lề của đoạn văn bản một cách trực quan bằng cách đưa con trỏ chuột lên con trượt tương ứng trên thước và kéo thả đến vị trí cần thiết.
3. Sử dụng chổi định dạng để sao chép nhanh định dạng: 
Chọn đoạn văn bản cần định dạng, nháy nút lệnh Format Painter, nếu muốn sao chép định dạng sang nhiều đoạn văn bản có thể nháy đúp chuột, sau đó kéo thả (hoặc nháy) chuột trên đoạn văn cần định dạng.
Sau khi định dạng xong các đoạn cần thiết, nháy chuột một lần nữa ở nút lệnh Format Painter để trỏ chuột trở về hình dạng cũ.
4. Định dạng trang:
4.1. Thiết lập cở giấy: 
Vào trình đơn File, Page Setup..., Paper Size, chọn các cở giấy trong Pager size.
4.2. Đặt lề: Vào trình đơn File, Page Setup..., Margins, ta thao tác đặt lề trên, dưới, phải, trái trong các mục Top, Bottom, Left, Right. Nếu muốn hướng giấy nằm ngang nháy chọn nút Landscape (mặc định là hướng giấy thẳng đứng). Để mặc định như vậy cho những lần gọi sau ta chọn Default...
5. Đặt tiêu đề trang:
	Vào trình đơn View chọn Header and Footer trong tiêu đề ta chọn thao tác như trong văn bản.
Chèn số trang
Chèn giờ
Chèn ngày
Chèn số của trang
Định dạng lại số trang
CÂU HỎI:
Thế nào là định dạng văn bản? Các lệnh định dạng được phân loại như thế nào?
Hãy kể những khả năng định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản.
Hãy phân biệt lề trang văn bản và lề đoạn văn bản.
Bài 8:	 ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN 
(tiếp theo)
Kiến thức: 
- Hiểu khái niệm kiểu trong văn bản, lợi ích của sử dụng kiểu trong trình bày văn bản.
- Biết cách định dạng văn bản theo mẫu.
Kỹ năng
- Soạn thảo thành thạo một số văn bản hành chính: Tờ trình, giấy mời, đơn xin phép.
- Rèn luyện kĩ năng gõ văn bản tiếng Việt.
1. Định dạng nhanh và nhất quán (Kiểu mẫu):
Kiểu là một tập hợp các đặc trưng định dạng được nhóm gộp dưới một tên kiểu.
Mỗi đoạn văn trong văn bản đều phải được định dạng theo một kiểu nào đó. Đoạn văn có mọi đặc trưng định dạng của kiểu được áp dụng cho nó.
Word có một số kiểu được thiết kế sẵn. Khi khởi động Word, chương trình tự động sao chép một số kiểu tối thiểu (trong đó có kiểu Normal) vào văn bản trống. Những dòng văn bản ta gõ vào sẽ áp dụng kiểu Normal đó.
Kiểu Normal
Kiểu được chia làm 2 nhóm:
- Kiểu đoạn văn: 
Đó là các kiểu xác định các định dạng đoạn văn có biểu tượng (tác động tới toàn bộ đoạn văn)
- Kiểu kí tự: Là các kiểu có các đặc trưng định dạng kí tự có biểu tượng (chủ yếu là phông chữ)
Một số kiểu quan trọng: 
Normal: Kiểu ngầm định cho thân văn bản
Heading1,..,Heading 9: Kiểu dùng để tự động định dạng cho các đề mục chính của văn bản
TOC1,,TOC 9: Kiểu ngầm định dùng để áp dụng cho mục lục của văn bản.
Kiểu đoạn văn
Kiểu kí tự
Đặt con trỏ vào đoạn văn cần định dạng kiểu, nháy chuột mở hộp kiểu Style chọn kiểu thích hợp. Nếu không thấy kiểu cần thiết trong hộp kiểu (kiểu đó chưa có trong văn bản hiện thời), hãy sử dụng lệnh Format->Styles and Formatting hoặc nút lệnh Styles and Formatting ở thanh định dạng để biết các kiểu khác. Có thể chọn mục More trong hộp chọn để đặt thêm. 
Mở hộp kiểu
Nút lệnh Styles and Formatting
Có thể chọn mục More trong hộp chọn để đặt thêm. 
Chọn tất cả các kiểu đã sử dụng
Thêm một số kiểu mới
Chú ý: 	Để áp dụng kiểu cho một đoạn văn, ta đưa con trỏ soạn thảo vào một vị trí trên đoạn văn. Để áp dụng kiểu kí tự, cần chọn phần văn bản cần thiết.
Mọi kiểu ngầm định được lưu trong tệp có tên là Normal.dot
3. Định dạng điểm dừng cho đoạn văn bản (định dạng Tab):
3.1. Định dạng điểm dừng:
Điểm dừng (Tab Stops) là các vị trí xác định trên các dòng của đoạn văn bản có tác dụng định vị tạo các cột của đoạn văn bản. Khi ta nhấn phím Tab, con trỏ soạn thảo sẽ được tự động chuyển đến vị trí điểm dừng bên phải gần nhất. 
Có năm loại điểm dừng cơ bản: 
 (Left Tab) Điểm dừng căn trái: Văn bản sẽ được căn thẳng bên trái tại vị trí điểm dừng
 (Center Tab) Điểm dừng căn giữa: Văn bản sẽ được căn thẳng chính giữa tại vị trí điểm dừng
 (Right Tab) Điểm dừng căn phải: Văn bản sẽ được căn thẳng bên phải tại vị trí điểm dừng
 (Decimal Tab) Điểm dừng thập phân: Văn bản sẽ được căn thẳng theo vị trí dấu chấm thập phân của số
(Bar Tab) Điểm dừng Bar: Tự động tạo các nét thẳng trên dòng của văn bản.
 Chọn (bôi đen) các nhóm kí tự cần đặt Tab và xác định xem cần thực hiện các loại tab nào. 
‚ Thực hiện một trong hai cách:
Cách 1: Dùng cho các Tab không có các đường định dạng. Ta thực hiện thao tác trên thước ngang. 
Khi chọn Tab xong ta đưa trỏ chuột trên thước đúng vị trí cần đặt Tab và bấm chuột.
Cách 2: Dùng cho các Tab có định dạng các đường gạch 
Thực hiện: Gọi hộp thoại Tabs
 Gõ trị số centimet tại Tab stop position hoặc chọn các trị số centimet Tab đã đặt ở thước ngang:
Xác định vị trí của điểm dừng Tab stop position
Chọn kiểu đường Tab tại Leader
Chọn Set để thiết lập
Sau khi đã đặt xong các Tab chọn OK để thực hiện.
ƒ Thực hiện xong công việc đặt Tab ta đưa trỏ chuột đến đầu các nhóm cần bấm Tab thực hiện thao tác bấm Tab một lần cho các nhóm.
 3.2. Xóa điểm dừng:
Cách 1: Di chuột lên vị trí của điểm dừng trên thước ngang và kéo thả ra ngoài thước.
 Cách 2: Nhấn đúp chuột lên điểm dừng của Tab trên thước ngang để gọi hộp thoại Tab, chọn Clear, hủy bỏ tất cả chọn Clear All
3.3. Thay đổi vị trí điểm dừng:
Di chuột lên vị trí của điểm dừng trên thước ngang, nhấn giữ và kéo sang trái hoặc phải để di chuyển vi trí của điểm dừng này.
3.4. Thay đổi các thuộc tính của điểm dừng:
Trong hộp thoại tab:
Default tab stops: Giá trị điểm dừng ngầm định
Alignment: Xác định kiểu điểm dừng
Tab stop position: Xác định vi trí của điểm dừng
Leader: Chọn kiểu gạch nối trước văn bản tại điểm dừng
CÂU HỎI:
Kiểu là gì? Hãy nêu ý nghĩa và vai trò của kiểu trong việc định dạng văn bản.
Liệt kê các thao tác cơ bản khi sử dụng Tab.
Bài 8: 	ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN 
(tiếp theo)
Kiến thức: 
- Nắm được mục tiêu và nội dung của các chức năng: tạo danh sách liệt kê, tạo chữ cái lớn đầu đoạn văn, chia cột cho văn bản, kẻ khung và làm nền cho văn bản.
Kỹ năng
- Thực hiện được các chức năng ở trên.
- Soạn thảo một số văn bản: Thiệp mời, thông báo, quảng cáo.
1. Định dạng danh sách liệt kê dạng kí hiệu và số thứ tự(Bullets and Numbering)
Chọn đoạn cần định dạng kí hiệu sau đó thực hiện một trong các cách sau:
Cách 1: Bấm chọn biểu tượng
Cách 2: Vào trình đơn Format, chọn Bullets and Numbering...
- Định dạng kí hiệu:
- Định dạng số thứ tự:
	- Muốn thay đổi các kiểu, chọn Customize... sau đó chọn tiếp Character... hộp hội thoại Symbol hiện ra, chọn Bullets hoặc Character, tại Font ta chọn các kiểu, lựa chọn ký tự cần trình bày trong bảng liệt kê và lần lượt chọn OK để thực hiện.
Muốn hủy bỏ ta chỉ cần chọn dòng cần hủy và bấm vào biểu tượng
2. Định dạng khung đoạn văn bản:
Chọn đoạn văn bản cần tạo khung, chọn Format, chọn Borders and Shading, chọn Borders
Chọn khung tại Setting, chọn kiểu đường kẻ tại Style, chọn độ rộng đường kẻ tại Width, thay đổi trong khung Preview, chọn OK để kết thúc.
Tạo nền các từ, đoạn văn bản:
3.1. Tạo nền cho các từ: Chọn nút lệnh 	, 	giữ chuột và chọn (bôi đen) các từ.
3.2. Định dạng nền cho đoạn văn: Chọn đoạn văn bản cần tạo nền, chọn Format, chọn Borders and Shading, chọn Shading
4. Định dạng cột báo:
Chọn đoạn văn bản cần định dạng cột báo bằng cách đưa trỏ chuột đến vị trí đầu tiên của đoạn văn bản hoặc vị trí cuối cùng kéo chọn đến vị trí đầu kia. (Chú ý nếu là đoạn văn bản cuối cùng thì phía cuối phải có ENTER để xuống thêm 1 dòng trắng). Sau đó thực hiện một trong hai cách sau:
Cách 1: Tại thanh công cụ chuẩn, bấm chuột vào nút lệnh 
Sau đó chọn số cột cần định dạng.
 Cách 2: Vào trình đơn Format, chọn Columns... tại Number of columns ta đưa vào số cột cần định dạng sau đó chọn OK.
- Muốn tạo đường kẻ giữa các cột chọn nút Line between
5. Định dạng ký tự đầu:
Chọn ký tự cần định dạng. Vào trình đơn Format, chọn Drop Cap... Tại Position chọn kiểu trình bày, chọn kiểu chữ tại Font. Muốn trình bày ký tự

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_trinh_tin_hoc_8.doc