Giáo án môn Lịch sử 7 - Bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV

A. Mục tiêu bài học

I. Về kiến thức

- Những nét chính về cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại nhanh chóng của nhà Hồ, mà nguyên nhân thất bại là do đường lối sai lầm, không dựa vào nhân dân.

- Chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Minh và các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV.

II. Về thái độ, tư tưởng, tình cảm

- Nâng cao cho học sinh lòng căm thù quân xâm lược bạo tàn, niềm tự hào về truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc.

III. Về kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng kĩ năng sử dụng bản đồ lịch sử.

B. Thiết bị, tài liệu dạy học

- Lược đồ các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV.

 

docx 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1396Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử 7 - Bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương IV:
ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ
(THẾ KỈ XV-ĐẦU THẾ KỈ XVI)
Bài 18:
CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÀ HỒ VÀ PHONG TRÀO 
KHỞI NGHĨA CHỐNG QUÂN MINH ĐẦU THẾ KỈ XV
Mục tiêu bài học
Về kiến thức
Những nét chính về cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại nhanh chóng của nhà Hồ, mà nguyên nhân thất bại là do đường lối sai lầm, không dựa vào nhân dân.
Chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Minh và các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV.
Về thái độ, tư tưởng, tình cảm
Nâng cao cho học sinh lòng căm thù quân xâm lược bạo tàn, niềm tự hào về truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc.
Về kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng kĩ năng sử dụng bản đồ lịch sử.
Thiết bị, tài liệu dạy học
Lược đồ các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV.
Tiến trình tổ chức hoạt động dạy-học (45 phút)
Ổn định lớp (1 phút): Nắm sĩ số lớp học.
Kiểm tra bài cũ (5 phút)
Câu hỏi: Em hãy nêu những mặt tiến bộ và hạn chế của cải cách Hồ Quý Ly.
Giảng bài mới (39 phút)
Dẫn nhập vào bài mới (1 phút)
Cuối năm 1406, lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, nhưng thực chất là để cướp nước ta, nhà Minh đã huy động hàng chục vạn quân tràn vào xâm lược Đại Việt. Nhân dân Đại Việt đã chiến đấu ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay, bài 18: CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÀ HỒ VÀ PHONG TRÀO KHỞI NGHĨA CHỐNG QUÂN MINH ĐẦU THẾ KỈ XV.
Tiến trình tổ chức hoạt động dạy-học (36 phút)
Thời gian
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cơ bản
7ph
5ph
Hoạt động 1: Cá nhân, cả lớp
Giáo viên dẫn dắt: Tháng 11/1406, lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, nhà Minh đã huy động một lực lượng lớn gồm 20 vạn quân cùng với hàng chục vạn dân phu, do tướng Trương Phụ dẫn đầu, chia làm 2 cánh quân kéo vào nước ta.
Giáo viên hỏi: Có phải quân Minh kéo vào xâm lược ta là do nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần không? Vì sao?
Học sinh suy nghĩ, trả lời.
Giáo viên chốt ý.
Giáo viên kết hợp sử dụng lược đồ, trình bày diễn biến cuộc kháng chiến của nhà Hồ.
Hoạt động 2: Nhóm, cả lớp
Giáo viên hỏi: Tại sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại nhanh chóng?
Học sinh thảo luận, đại diện trả lời, nhóm khác bổ sung.
Giáo viên nhận xét, chốt ý.
Giáo viên dẫn câu nói của Hồ Nguyên Trừng: “Tôi không sợ đánh mà chỉ sợ lòng dân không theo”.
Giáo viên hỏi: Em hãy so sánh với đường lối kháng chiến chống giặc Mông–Nguyên của nhà Trần.
Học sinh thảo luận, đại diện trả lời, nhóm khác bổ sung.
Giáo viên nhận xét, chốt ý.
1. Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ
Tháng 11/1406, 20 vạn quân Minh với hàng chục vạn dân phu kéo vào nước ta.
Đầu năm 1407, quân Minh đánh chiếm Đa Bang, Đông Đô, rồi Tây Đô.
Kết quả: 
+ Cuộc kháng chiến thất bại, Hồ Quý Ly bị bắt.
+ Nước ta bị nhà Minh đô hộ.
9ph
Hoạt động 3: Cá nhân, cả lớp
Giáo viên dẫn dắt: Sau thất bại của nhà Hồ, nhà Minh thiết lập chính quyền thống trị trên khắp nước ta.
Giáo viên hỏi: Em hãy nêu những chính sách cai trị của nhà Minh đối với nhân dân ta.
Học sinh trả lời.
Giáo viên chốt ý.
Giáo viên mở rộng thêm: Cuối năm 1246, quân Minh đã phá chuông Quy Điền và vạc Phổ Minh để lấy đồng đúc vũ khí đàn áp nhân dân ta. Là hai trong bốn công trình tiêu biểu của nghệ thuật đúc đồng thời Lý-Trần (ngoài ra còn có đỉnh tháp Báo Thiên và tượng Phật chùa Quỳnh Lâm), đã nổi tiếng là “An Nam tứ đại khí”. Nhà Minh đã phạm nhiều tội ác phá hoại các di sản văn hóa của dân tộc ta.
Giáo viên hỏi: Những chính sách của nhà Minh nhằm mục đích gì?
Học sinh trả lời.
Giáo viên chốt ý: Với những chính sách trên, nhà Minh muốn đồng hóa nước ta, được thực hiện ráo riết bằng nhiều thủ đoạn hiểm độc, nhất là thủ đoạn hủy diệt dân tộc, hủy diệt văn hóa.
Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc đoạn chữ nhỏ trong sách giáo khoa trang 82-83, sau đó hỏi: Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của nhà Minh đối với nhân dân ta?
Học sinh suy nghĩ, trả lời.
Giáo viên nhận xét, chốt ý: Nhà Minh thực hiện những chính sách thống trị hết sức tàn bạo, thâm độc. Nguyễn Trãi cũng từng kể tội ác của giặc Minh:
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ dưới hầm tai vạ”
“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bần thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi”.
2. Chính sách cai trị của nhà Minh
Chính trị: Xóa bỏ quốc hiệu nước ta, sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.
Kinh tế: Đặt ra hàng trăm thứ thuế.
Văn hóa-xã hội: 
+ Bắt phụ nữ và trẻ em về Trung Quốc làm nô tì.
+ Thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc, ngu dân.
+ Xóa bỏ phong tục, tập quán của nhân dân ta.
+ Cướp đoạt và tiêu hủy sách quý.
Vô cùng thâm độc và tàn bạo.
9ph
6ph
Hoạt động 4: Cá nhân, cả lớp
Giáo viên dẫn dắt: Chế độ thống trị tàn bạo của nhà Minh không tiêu diệt được tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta bấy giờ, ngược lại, càng làm cho cuộc đấu tranh thêm mạnh mẽ.
Giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ những nơi diễn ra khởi nghĩa chống quân Minh, hỏi: Em hãy nêu tên những cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống lại nhà Minh. Những cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu?
Học sinh trả lời.
Giáo viên chốt ý: Ngay sau khi cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại, nhân dân ta ở nhiều nơi đã nổi dậy khởi nghĩa (kết hợp sử dụng lược đồ). Trong đó có hai cuộc khởi nghĩa tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407-1409) và cuộc khởi nghĩa Trần Quý Khoáng (1409-1414).
Giáo viên dùng lược đồ trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407-1409) và cuộc khởi nghĩa Trần Quý Khoáng (1409-1414).
Giáo viên hỏi: Tại sao các cuộc khởi nghĩa lúc bấy giờ đều đưa những quý tộc nhà Trần lên làm Minh chủ?
Học sinh suy nghĩ, trả lời.
Giáo viên chốt ý: Đây chỉ là danh nghĩa để tập hợp lực lượng, vì nhiều người dân vẫn nhớ tới nhà Trần, với những chiến thắng oanh liệt trong cuộc chiến chống quân Mông-Nguyên.
Hoạt động 5: Nhóm, cả lớp
Giáo viên phát PHIẾU HỌC TẬP (Phụ lục) về nguyên nhân bùng nổ, đặc điểm (hướng dẫn học sinh nhận xét về phạm vi, thời gian), nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa cho các nhóm.
Học sinh thảo luận trong vòng 3ph, sau đó đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung.
Giáo viên nhận xét, chốt ý.
3. Những cuộc khởi nghĩa của quý tộc nhà Trần
Khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407-1409):
Năm 10/1407, Trần Ngỗi lên làm Minh chủ.
Tháng 12/1408, Trần Ngỗi đánh tan 4 vạn quân ở Bô Cô.
Năm 1409, khởi nghĩa thất bại.
Khởi nghĩa Trần Quý Khoáng (1409-1414):
Năm 1409, Trần Quý Khoáng lên ngôi, khởi nghĩa phát triển nhanh chóng, lan rộng từ Thanh Hóa đến Hóa Châu.
Tháng 1413, khởi nghĩa thất bại.
Ý nghĩa: Tuy thất bại nhưng được coi như một ngọn lửa nuôi dưỡng tinh thần yêu nước của dân tộc ta.
Củng cố kiến thức, dặn dò học sinh (2 phút)
Củng cố 
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi:
1. Nguyên nhân xâm lược của nhà Minh.
2. Những chính sách cai trị của nhà Minh. Nêu nhận xét.
Dặn dò
Học bài cũ.
Chuẩn bị bài 19.
Phụ lục
PHIẾU HỌC TẬP
Nguyên nhân bùng nổ
Đặc điểm
Nguyên nhân thất bại
Ý nghĩa lịch sử
Những cuộc khởi nghĩa (trước khởi nghĩa Lam Sơn) chống quân Minh
Đáp án:
Nguyên nhân bùng nổ
Đặc điểm
Nguyên nhân thất bại
Ý nghĩa lịch sử
Những cuộc khởi nghĩa (trước khởi nghĩa Lam Sơn) chống quân Minh
Do chính sách thống trị và bóc lột tàn bạo của quân Minh.
Nổ ra sớm, khá liên tục, mạnh mẽ ở nhiều nơi.
Thiếu sự phối hợp.
Thiếu sự liên kết, chưa tạo nên một phong trào chung.
Nội bộ những người lãnh đạo có mâu thuẫn (khởi nghĩa Trần Ngỗi).
Duy trì ngọn lửa kháng chiến, nuôi dưỡng tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Rút kinh nghiệm
Thời gian dành cho toàn bài và từng hoạt động: 	
Nội dung: 	
Phương pháp: 	
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_18_Cuoc_khang_chien_cua_nha_Ho_va_phong_trao_khoi_nghia_chong_quan_Minh_dau_the_ki_XV.docx