Giáo án môn Lịch sử 8 - Bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai

Chương IV. QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

Bài 11: TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức:

- HS nắm được sự hình thành trật tự thế giới mới “Trật tự hai cực I-an-ta”.

- Những quan hệ của “Trật tự thế giới hai cực”, sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc (UN); tình trạng “chiến tranh lạnh” đối đầu giữa hai phe XHCN và TBCN.

-Tình hình thế giới từ sau “chiến tranh lạnh”; những hiện tượng mới và các xu thế phát triển của thế giới ngày nay.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ, khai thác kiến thức bài học qua kênh hình;

- Phân tích những sự kiện lịch sử trong bài học.

3 Thái độ: h/s thấy được khái quát toàn cảnh của thế giới trong nửa sau thế kỷ XX với những diễn biến phức tạp và đấu tranh gay gắt vì mục tiêu hoà bình thế giới, độc lập dân tộc.

II. Chuẩn bị

1. Thầy: Giáo án PowerPoint.

2. Trò: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK và hướng dẫn của GV.

III. Lên lớp:

1. Ổn định lớp: SS

2. Kiểm tra bài cũ:

* Câu hỏi: Hãy trình bày những nét nổi bật nhất của các nước Tây Âu từ năm 1945 đến nay?

* Trả lời:

* Kinh tế:

-Thiệt hại nặng nề Các nước Tây Âu đều là con nợ của Mỹ.

- Năm 1948 có 16 nước Tây Âu nhận viện trợ của Mỹ theo kế hoạch Mac-san  Kinh tế phát triển nhưng phụ thuộc vào Mĩ.

* Đối nội: Tìm cách thu hẹp các quyền tự do dân chủ, xóa bỏ những cải cách tiến bộ

* Đối ngoại: Tiến hành xâm lược các nước thuộc địa. Gia nhập khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 933Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử 8 - Bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 13
Tiết 13
Ngày soạn: 30/10/2017
Ngày dạy : 09/11/2017
Chương IV.
QUAN HỆ QUỐC TẾ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Bài 11:
TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- HS nắm được sự hình thành trật tự thế giới mới “Trật tự hai cực I-an-ta”.
- Những quan hệ của “Trật tự thế giới hai cực”, sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc (UN); tình trạng “chiến tranh lạnh” đối đầu giữa hai phe XHCN và TBCN.
-Tình hình thế giới từ sau “chiến tranh lạnh”; những hiện tượng mới và các xu thế phát triển của thế giới ngày nay.
2. Kỹ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ, khai thác kiến thức bài học qua kênh hình;
- Phân tích những sự kiện lịch sử trong bài học.
3 Thái độ: h/s thấy được khái quát toàn cảnh của thế giới trong nửa sau thế kỷ XX với những diễn biến phức tạp và đấu tranh gay gắt vì mục tiêu hoà bình thế giới, độc lập dân tộc.
II. Chuẩn bị
1. Thầy: Giáo án PowerPoint.
2. Trò: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK và hướng dẫn của GV.
III. Lên lớp:
1. Ổn định lớp: SS
2. Kiểm tra bài cũ:
* Câu hỏi: Hãy trình bày những nét nổi bật nhất của các nước Tây Âu từ năm 1945 đến nay?
* Trả lời:
* Kinh tế:
-Thiệt hại nặng nềÞ Các nước Tây Âu đều là con nợ của Mỹ.
- Năm 1948 có 16 nước Tây Âu nhận viện trợ của Mỹ theo kế hoạch Mac-san Þ Kinh tế phát triển nhưng phụ thuộc vào Mĩ.
* Đối nội: Tìm cách thu hẹp các quyền tự do dân chủ, xóa bỏ những cải cách tiến bộ
* Đối ngoại: Tiến hành xâm lược các nước thuộc địa. Gia nhập khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).
3. Bài mới: 
Hoạt động của Thầy-trò
Kiến thức cơ bản
*Hoạt động 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới.
* Mục tiêu: Hs nêu được bối cảnh, nội dung và hệ quả của Hội nghị Ianta.
* HĐ cá nhân:
Gv: Chiếu Slide...Hs quan sát.
H. Bối cảnh lịch sử dẫn tới Hội nghị I-an-ta?
H. Hội nghị I-an-ta diễn ra vào thời gian nào? Ở đâu? Thành phần tham dự?
Hs: Hội nghị quốc tế được triệu tập ở I-an-ta ( 4-11/2/1945 tại Liên Xô) với sự tham dự của 3 nguyên thủ ba cường quốc: Xta-lin(Liên Xô), Ru-dơ-ven (Mỹ), Sớc-sin (Anh).
H: Nội dung chủ yếu của Hội nghị I-an-ta?
Hs: Phân chia khu vực ảnh hưởng của Liên Xô và Mĩ.
Gv: Chiếu Slide ....Hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ khu vực chịu ảnh hưởng của Liên Xô và Mĩ.
Hs xác định khu vực ảnh hưởng của Liên Xô và Mĩ trên lược đồ.
*Ở Châu Âu: 
- Liên Xô chiếm đóng Đông Đức,.. vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô.
 -Mỹ, Anh, Pháp chiếm đóng phí Tây nước Đức, Tây Âu. Vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mỹ. 
- Hai nước Áo, Phần Lan là nước trung lập.
* Ở Châu Á: Giữ nguyên trạng Mông Cổ. Trả lại cho Trung Quốc vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan, qđ Bành Hồ. Quân đội Mỹ chiếm đóng Nhật Bản. Liên Xô chiếm đóng miền Bắc bán đảo Triều Tiên, miền Nam do quân Mỹ chiếm đóng (vĩ tuyến 38o là ranh giới). Các vùng còn lại của Châu Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
H. Thoả thuận I-an-ta dẫn đến hệ quả gì ?
H. Ngoài nội dung phân chia khu vực ảnh hưởng của Liên Xô và Mĩ sau chiến tranh, Hội nghị Ianta còn có nội dung gì khác?
Hs: Thành lập một tổ chức quốc tế để giải quyết những vấn đề chung của thế giới=> Sự hình...quốc.
*Hoạt động 2: Sự thành lập Liên hợp quốc.
Mục tiêu: Hs biết được thời điểm thành lập LHQ, những nhiệm vụ chủ yếu của LHQ...
H. Tổ chức Liên Hiệp quốc được thành lập vào thời điểm nào?
*HĐ nhóm 4 (3p)
Gv; Chiếu Slide.... Hs theo dõi hình ảnh về một số việc làm thường nhật của LHQ.
H. Kết hợp kênh hình, kênh chữ sgk, hãy cho biết những nhiệm vụ của tổ chức Liên Hiệp quốc từ khi ra đời đến nay?
 Hs: Cá nhân thực hiện=> trao dổi cùng nhóm =>Ghi vào bảng nhóm.
Hs: Đại diện 2 nhóm lên bảng báo cáo kq.
Hs: Theo dõi, nhận xét...
H. VN tham gia Liên hiệp quốc vào thời điểm nào? Là thành viên thứ mấy của tổ chức?
Hs: tháng 9/1977 là thành viên 149. 
* Hiện nay có 193 nước thành viên. Tổng thư kí là ông António Guterres - quốc tịch Bồ Đào Nha.
H. Em hãy nêu những việc làm của LHQ trong việc giúp đỡ nhân dân Việt Nam mà em biết?
 Liên hợp quốc đã có nhiều việc làm thiết thực để giúp đỡ nhân dân Việt Nam trên nhiều mặt : kinh tế, giáo dục, môi trường, nhân đạo... thông qua các tổ chức của Liên hợp quốc có mặt ở Việt Nam : FAO (Tổ chức nông — lương thực), UNICEF (Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc)..
H. Nêu tên một số tổ chức Liên hiệp quốc mà em biết?
+ Quỹ nhi đồng LHQ (UNICEF)
+ Tổ chức Giáo dục –VH-KH: UNESCO
+ Tổ chức y tế thế giới: WHO...
+ FAO (Tổ chức nông - lương thực) IMF Qũy tiền tệ quốc tế
Gv: Chốt kiến thức=> chuyển ý.
*Hoạt động 3: “Chiến tranh lạnh”.
Mục tiêu: Hs biết được khái niệm "Chiến tranh lanh", biểu hiện và hệ quả của nó.
H: Em hiểu k/n “Chiến tranh lạnh” là gì? (“Chiến tranh lạnh” là chính sách thù địch về mọi mặt của Mỹ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN).
Gv: Chiếu Slide.... Hs theo dõi....
* HĐ cặp đôi (...p). Bối cảnh dẫn tới “Chiến tranh lạnh” ? Biểu hiện? Hệ quả của “Chiến tranh lạnh” là gì?
Hs: Trên cơ sở chuẩn bị bài ở nhà => trao đổi với bạn để thống nhất nội dung.
Hs: Đại diện cặp trả lời.
Hs. Theo dõi và nhận xét.
Gv: Chuẩn kiến thức.
LH: Để nhân loại được sống trong hòa bình và phát triển về mọi mặt, em thấy mình có vai trò ntn trong sự phát triển chung đó?
*Hoạt động 4; Thế giới sau “Chiến tranh lạnh”:
* Mục tiêu: Nêu được những xu thế chung của thế giới ngày nay.
* HĐ cá nhân: Các xu thế chung của thế giới ngày nay là gì?
Hs: Trả lời.
Gv: Chốt.
H: Tại sao nói: "Hòa bình, hợp tác" vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI?
ÞLiên hệ tại Việt Nam: Tham gia tổ chức Kinh tế thế giới WTOÞ thời cơ và những thách thức phải vượt qua...
I.Sự hình thành trật tự thế giới mới:
1.Bối cảnh lịch sử:
- Chiến tranh TG thứ hai đang vào giai đoạn cuối.
- Từ ngày 4=>11/2/1945 tại Ianta (Liên Xô) nguyên thủ 3 nước Liên Xô, Mỹ, Anh nhóm họp.
2.Nội dung: Phân chia khu vực ảnh hưởng của Liên Xô và Mỹ sau chiến tranh.
3. Hệ quả: Trật tự hai cực I-an-ta hình thành( Liên Xô –Mĩ đứng đầu mỗi cực ).
II.Sự thành lập Liên hợp quốc:
1. Thành lập: ngày 24/10/1945 
2.Nhiệm vụ:(sgk)
+ Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
+ Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc... 
+ Hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo.
*Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc tháng 9/1977 là thành viên 149.
III.“Chiến tranh lạnh”:
* Bối cảnh: Sau chiến tranh TG thứ hai, Mĩ-Liên Xô đối đầu nhau.
* Biểu hiện: Chạy đua vũ trang, thiết lập một loạt các khối quân sự và liên minh quân sự...
* Hậu quả: 
- Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng...
- Chi phí cho quân sự lớn
- Nghèo đói, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh gia tăng.
IV.Thế giới sau “Chiến tranh lạnh”:
+ Hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
+ Đang xác lập một Trật tự thế  giới mới đa cực, nhiều trung tâm.
+ Các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển  lấy kinh tế  làm trọng điểm.
+ Ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến.
*Xu thế chung : hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.
4. Củng cố:
 H: Vai trò của liên hợp quốc là gì? Xu thế chung của thế giới sau chiến tranh lạnh?
 H Tại sao nói xu thế chung của thế giới ngày nay là hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế. Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỷ XXI:
5. Hướng dẫn học bài:
* Bài cũ:
- Xem lại nội dung bài học, nắm được sự hình thành trật tự thế giới mới “Trật tự hai cực I-an-ta”, sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc ; tình trạng “chiến tranh lạnh” đối đầu giữa hai phe XHCN và TBCN.
-Tình hình thế giới từ sau “chiến tranh lạnh”; những hiện tượng mới và các xu thế phát triển của thế giới ngày nay.
- Hoàn thành bài tập trong vở bài tập.
*Bài mới: Chuẩn bị bài NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC KỸ THUẬT
- Nguồn gốc, những thành tựu chủ yếu, ý nghĩa lịch sử và tác động của cuộc cách mạng KHKT từ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
- Sưu tầm hình ảnh của khoa học- kĩ thuật hiện nay .
- Đánh giá được ý nghĩa và những tác động tích cực và hậu quả của cuộc cách mạng KHKT đem lại.
--------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGIÁO ÁN TIẾT 13.doc