Giáo án môn Lịch sử 8 - Bài 26: Phong trào kháng pháp trong những năm cuối thế kỷ XIX

I/ MỤC TIÊU BI HỌC

1/Kiến thức.

HS nắm được:

Nguyên nhân của cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế tháng 7-1885

Diễn biến cơ bản của cuộc phản công và sự mở đầu của phong trào Cần Vương chống Pháp. Quy mô, tính chất của phong trào Cần vương.

Nắm được hoàn cảnh ra đời của chiếu cần vương.

Nắm được vài nét trong 3 cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương.( Nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa)

- Kiến thức nng cao: Sử dụng lược đồ trình by diễn biến cc cuộc khởi nghĩa.

- Nu vai trò của văn thân sĩ phu yêu nước.

2/ Kỹ năng.

Sử dụng kỹ năng tổng hợp, phân tích, mô tả những nét chính của cc cụôc khởi nghĩa vũ trang. Sử dụng bản đồ,

 

doc 7 trang Người đăng trung218 Lượt xem 11320Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử 8 - Bài 26: Phong trào kháng pháp trong những năm cuối thế kỷ XIX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 29 / 1/ 2015.
 Ngày dạy: 
 TUẤN 24, 25
 TIẾT 40, 41 - LS8 
 Bài 26: 
PHONG TRÀO KHÁNG PHÁP TRONG 
NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XIX.
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/Kiến thức.
HS nắm được:
Nguyên nhân của cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế tháng 7-1885
Diễn biến cơ bản của cuộc phản công và sự mở đầu của phong trào Cần Vương chống Pháp. Quy mô, tính chất của phong trào Cần vương.
Nắm được hồn cảnh ra đời của chiếu cần vương.
Nắm được vài nét trong 3 cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương.( Nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa)
- Kiến thức nâng cao: Sử dụng lược đồ trình bày diễn biến các cuộc khởi nghĩa.
- Nêu vai trò của văn thân sĩ phu yêu nước. 
2/ Kỹ năng.
Sử dụng kỹ năng tổng hợp, phân tích, mô tả những nét chính của các cụôc khởi nghĩa vũ trang. Sử dụng bản đồ,
3/ Thái độ, tư tưởng.
Bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộ, trân trọng và biết ơn những vị anh hùng dân tộc.
I/ CHUẨN BỊ.
GV: Bảng phụ. Sưu tầm thêm tranh ảnh.bảng lược đồ khởi nghĩa Hương Khê.
HS. Bảng nhĩm. Soạn trước các câu hỏi.
III/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
1/Ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.	
2/Kiểm tra bài cũ: 
 ?.Hãy trình bày diễn biến của cuộc đánh chiếm bắc kỳ lần thứ hai của Pháp.
 -25/4/1882, Rivie gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu. Quân Pháp nổ súng tấn công 
 - Trưa25/4/1882 thành Hà Nội thất thủ, Hoàng Diệu tự vẫn.
 - Pháp chiếm dần một số tỉnh ở miền bắc.
3/ Bài mới.
	a/ Giới thiệu bài. 
	b/ Nội dung bài mới.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trị
Ghi bảng.
Hoạt động 1.
Cho HS đọc bài.
GV: Với hiệp ước Hắc –măng, triều đình Huế hầu như không còn vai trò chính trị của mình.
? Tại sao vẫn còn cuộc phản công của phái chủ chiến
? Vì sao phe chủ chiến chiếm số ít mà dám chống lại Pháp
GV: Trình bày thêm về việc Tôn Thất Thuyết chuẩn bị cơ sở để chống Pháp về vất chất, binh khí Ông phế bỏ các vua thân Pháp, đưa Hàm Nghi còn nhỏ tuổi lên để dễ điều khiển.
? Thái độ của Pháp trứơc hành động của phe chủ chiến.
GV: Lấy cớ triều đình đưa Hàm Nghi lên ngôi mà không hỏi ý kiến, Pháp cho quân vào đóng ở đồn Mang Cá. Toà khâm sứ định bắt cóc Tôn Thất Thuyết, việc không thành.
? Trước thái độ của Pháp, Tôn Thất Thuyết xử trí ra sao? Vì sao ông lại làm thế 
GV: Đây là hình thức tự vệ. Tình hình căng thẳng dẫn đến cuộc phản công đêm 4 rạng sáng 8-7-1885.
 Dùng lược đồ, giới thiệu kinh thành Huế, đồn Mang Cá, Toà Khâm sứ. Ở vị trí đó thì kinh thành Huế bất lợi
 GV: tường thuật diễn biến của cuộc phản công trên lược đồ thành, Pháp chiếm kinh thành, cướp bóc, giết hại thường dân rất dã man.
GV cho HS thảo luận: 
?Tại sao cuộc phản công diễn ra quyết liệt nhưng thất bại? 
? Sau cuộc phản công thất bại, phe chủ chiến như thế nào.
Hoạt động 2:
GV Giải thích khái niệm phong trào cần vương. 
 GV dùng lược đồ phong trào Cần vương để trình bày sơ lược diễn biến của phong trào từ khi bị thất bại ở Huế( 5/7/1885) đế khi vua Hàm Nghi bị bắt(11/1888)
 GV cho HS xem chân dung vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, nói thêm về hai nhân vật này.
? Khi ra đến Tân Sở, vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết có hành động gì GV đọc cho HS nghe một đoạn trong chiếu Cần vương.
? Mục đích chiếu Cần Vương là gì
? Vì sao hành động đó của vua Hàm Nghi đựơc đánh giá là một hành động yêu nước
? Xác định trên lựơc đồ những nơi có phong trào
? Nhận xét về quy mô của phong trào.
GV trước sự lớn mạnh của phong trào, Pháp tìm cách dập tắt. 1886, Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu viện. 11/1888, Hàm Nghi bị bắt vì sự phản bội của Trương Quang Ngọc. Khi bị bắt, Hàm Nghi vẫn tỏ ra khảng khái Sau khi vua bị bắt, phong trào vẫn tiếp tục phát triển
Tiết 41.
Ngày dạy: ...................
Hoạt động 3.
? Nhân dân tỏ thái độ ra sao khi biết cĩ chiếu Cần vương của Hàm Nghi.
GV hướng dẫn HS nắm lại một số thơng tin chính của Hai cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy.
GV cho HS đọc lại đoạn thơng tin về cuộc khởi nghĩa Hương Khê.
? Nguyên nhân nào dẫn đến khởi nghĩa bùng nổ.
GV nhấn mạnh đặc điểm cắn cứ tạo nên cách đánh giặc vừa phong thủ vừa chủ động tấn cơng thật thuận lợi.
Gv trình bày tĩm tắt diễn biến trên lược đồ.
GV kết thúc bài học khi HS tìm được ý nghĩa.
HS đọc bài.
HS nghe hiểu bài.
HSKG: Vì không phải toàn bộ triều đình đầu hàng Pháp, triều đình chia làm hai phe: chủ hoà và chủ chiến. Phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết cầm đầu.
HS: Vì Tôn Thất Thuyết là Thượng thư Bộ binh, nắm binh quyền, được một số quan lại và nhân dân ủng hộ.
HS: nghe, quan sát tranh.
HS: Pháp tức giận quyết tâm tiêu diệt bằng được phe chủ chiến.
HS nghe, ghi nhận bài học.
HSKG: Tôn Thất Thuyết quyết định tấn công trước để giành thế chủ động trong công cuộc chống Pháp.
HS: nghe, ghi nhận bài học.
HS: Quan sát lược đồ
HS: Nghe, ghi nhận bài học.
HSKG: Thảo luận 5 phút trình bày ý kiến. 
(Mặc dù chủ động tấn công nhưng quân ta chuẩn bị chưa kĩ, chưa sẳn sàng để chiến đầu. Pháp có vũ khí, quân lính mạnh, ưu thế hơn hẳn.)
HS: Phái chủ chiến tiếp tục chống pháp ở căn cứ Tân sở.
HS: Hiểu được khái niệm phong trào Cần Vương, biết được hai phong trào Cần Vương.
HS quan sát ghi nhận bài học.
HS quan sát chân dung , nêu nhận xét của mình về vua Hàm Nghi.
HS: 13/7/1885, vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương do Tôn Thất Thuyết soạn thảo.
HS: Kêu gọi văn thân, sĩ phu cùng nhân dân ra cứu nước.
HSKG: Trong bối cảnh đa số quan lại trong triều đình đã đầu hàng. Một ông vua trẻ dám từ bỏ vinh hoa, phú quý, chịu đựng gian khổ để đánh giặc nên được đánh giá cao.
HS tập sát định trên lược đồ.
HSKG: Rộng lớn, từ Trung kì đến Bắc Kì. Nam kì không có phong trào vì nơi đây đã hàng Pháp.
HS: nghe hiểu , ghi nhận bài học.
HS: Hưởng ứng sơi nổi.
HS: Trả lời câu hỏi và tự tìm hiểu thêm trong SGK ghi nhận các nơi dung
 + Khởi nghĩa Ba Đình (1886 –1887)
 Lãnh đạo: Phạm Bành, Đinh Công Tráng.Căn cứ : huyện Nga Sơn ( Thanh Hoá)
- Diễn biến: 12 –1886 đến 1/1887 cuộc khởi nghĩa diễn ra quyết liệt, đẩy lui nhiều đợt tấn công của địch
Kết quả : thất bại
 + Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 –1892)
Lãnh đạo: Nguyễn Thiện Thuật.
Căn cứ: Khoái Châu, Mĩ Hào, Văn Giang ( Hưng Yên)
1883 –1889: Nghĩa quân chiến đấu quyết liệt chống Pháp. 
 1889 - 1892: Nguyễn Thiện Thuật sang Trung Quốc => Phong trào tan ra
HS: đọc bài
HS: Hưởng ứng chiếu cần vương, muốn chống ách áp bức của Pháp.
HS nghe hiểu ghi nhận bài học.
HS quan sát và thực hành lược đồ.
HS tìm hiểu ý nghĩa thơng qua nơi dung trong SGK.
I./Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương”
1.Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7/1885
a.Nguyên nhân:
-Phe chủ chiến nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp.
-Pháp lo sợ, tìm cách tiêu diệt phe chủ chiến.
b.Diễn biến:
- Đêm ngày 4 rạng sáng ngày 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết tấn công toà Khâm sứ và đồn Mang Cá. 
Pháp phản công và phe chủ chiến thất bại.
2.Phong trào Cần Vương bùng nổ và lan rộng:
 -13/7/1885: Tôn Thất Thiết nhân danh nhà vua xuống chiếu Cần Vương
- Kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân giúp vua cứu nước.
Diễn biến:
Giai đoạn 1:(1885-1888)
- Phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra.
Giai đoạn 2: (1888-1896)
phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn tập trung các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì.
II.Những cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương.
 -Hưởng ứng Chiếu Cần Vương Phong trào cần vương bùng nổ với nhiều cuộc khởi nghĩa lớn như Ba Đình, Bãi sậy, Hương Khê.
 Khởi nghĩa Hương Khê (1885 –1895)
Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng.
Căn cứ: Hương Khê ( Hà Tĩnh)
Diễn biến: 
1885 –1888: xây dựng lực lượng .
1889 –1896: Chiến đấu ác liệt giữa nghĩa quân và Pháp.
Kết quả: Thất bại và để lại nhiều bài học kinh nghiệm
4/Củng cố - luyện tập.
 HSKG ? Vì sao lại xuất hiện phái chủ chiến ở kinh thành Huế.
 Vì không phải toàn bộ triều đình đầu hàng Pháp, triều đình chia làm hai phe: chủ hoà và chủ chiến. Phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết cầm đầu.
 ? Vì Sao vua Ham nghi ra chiếu cần Vương. (Kêu gọi văn thân, sĩ phu cùng nhân dân ra giúp vua cứu nước.)
5/Dặn dị.
Yêu cầu HS làm bài tập đầy đủ, học bài tốt.
 Xem trước bài mới bài 26 phần TT. Chú ý lược đồ Khởi nghĩa Hương Khê.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY.
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Phần kí duyệt.
 Nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 24 , 25 - LS8.doc