Giáo án môn Lịch sử 8 - Bài 28: Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nữa cuối thế kỉ XIX

I/ MỤC TIU BI HỌC

1/Kiến thức.

HS nắm được:

 - Những nét chính về phong trào đòi cải cách kinh tế – xã hội ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ XIX.

 - Hiểu rõ một số nhân vật tiêu biểu của trào lưu đòi cải cách Duy Tân, những nghuyên nhân chủ yếu khiến cho các đề nghị cải cách của thế kỷ XIX không thực hiện được.

2/ Kỹ năng.

Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, đánh giá, liên hệ với thực tiễn.

3/ Thái độ, tư tưởng.

- Nhận thức đây là hiện tượng mới trong lịch sử, thể hiện một khía cạnh của truyền thống yêu nước.

- Khâm phục lòng dũng cảm, cương trực, thẳng thắn của các nhà Duy Tân Việt Nam.

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 5514Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử 8 - Bài 28: Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nữa cuối thế kỉ XIX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 9 / 3 / 2015.
 Ngày dạy: 
 TUẤN 28
 TIẾT 44 - LS8 
Bài 28:
TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM
NỮA CUỐI THẾ KỈ XIX.
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/Kiến thức.
HS nắm được:
 - Những nét chính về phong trào đòi cải cách kinh tế – xã hội ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ XIX.
 - Hiểu rõ một số nhân vật tiêu biểu của trào lưu đòi cải cách Duy Tân, những nghuyên nhân chủ yếu khiến cho các đề nghị cải cách của thế kỷ XIX không thực hiện được.
2/ Kỹ năng.
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, đánh giá, liên hệ với thực tiễn.
3/ Thái độ, tư tưởng.
- Nhận thức đây là hiện tượng mới trong lịch sử, thể hiện một khía cạnh của truyền thống yêu nước.
- Khâm phục lòng dũng cảm, cương trực, thẳng thắn của các nhà Duy Tân Việt Nam.
II/ CHUẨN BỊ.
GV: Bảng phụ. Sưu tầm thêm tranh ảnh về các nhà cải cách.
HS. Bảng nhĩm. Soạn trước các câu hỏi.
III/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
1/Ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.	
2/Kiểm tra bài cũ: 
 ? Em hãy giới thiệu lại khu di tích lịch sử nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của huyện ta. 
- Từ cổng nhìn vào là tượng đài lớn, phía tay trái là khu nhà nghỉ, phía tay phải là nhà trưng bày, phía sau là khu rừng lá , mắm và nhà vệ sinh.
- Trong nhà trưng bày cĩ các lồng kính chứa các đồ vật, hiện vật liên quan 
( lu nước, ghe gỗ, giấy tờ.....) Tường treo các di ảnh của các ĐV và các nhà lãnh đạo Đảng.
Chính giữa phịng trưng bày là phản trên phản cĩ 4 bức tượng thạch cao.
3/ Bài mới.
	a/ Giới thiệu bài. 
	b/ Nội dung bài mới.
 HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trị
Ghi bảng
Hoạt động 1.
GV cho HS đọc SGK
 ?Nêu những nét chính về tình hình kinh tế, xã hội vào những năm 60 của thế kỷ XIX như thế nào?
 GV: cho HS xem ảnh của nhân dân Việt Nam trong giai đoạn này và đọc bài vè nói lên tình cảnh của nhân dân.
Trước tình cảnh đó, một bộ phận nhân dân do không chịu đựng nổi đã đứng lên khởi nghĩa.
 GV mời HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK 
 ?Nguyên nhân nào dẫn đến những cụôc khởi nghĩa nông dân chống triều đình phong kiến trong nửa cuối thế kỉ XIX?
?Việt Nam cần phải làm gì.
GV: Như vậy, cải cách là một yêu cầu khách quan tất yếu vào nửa cuối thế kỉ XIX ở nước ta.
Hoạt động 2:
GV: Nửa cuối thế kỷ XIX, một số quan lại, sĩ phu đưa ra một số đề nghị cải cách.
 ?Vì sao các quan lại, sĩ phu đưa ra những đề nghị cải cách .
GV nêu điển hình tên các sĩ phu tiêu biểu trong
 ?Vậy nội dung chính của những cải cách đó là gì. 
GV nhấn mạnh ý nghĩa của một số cuộc cải cách.
Trong các đề nghị cải cách này tiêu biểu là cải cách của Nguyễn Trừơng Tộ (1828 -1871): Ông sinh ra trong một gia đình Nho học theo đạo Thiên Chúa.Từ trẻ ông đã được sang Pháp thấy được sự phồn thịnh của tư bản Châu Âu . Sau đó ông trở về Việt Nam, thấy tình hình đất nước như vậy trong các năm 1863- 1871, ông đã dâng nhiều bản điều trần đề nghị cải cách đất nứơc.
Hoạt động 3 :
Phần này GV hướng dẫn HS thảo luận: 
Nhóm 1, 2: Tác động tích cực của các đề nghị cải cách?
Nhóm 3, 4:
Mặt hạn chế của các đề nghị cải cách là gì?
 Nhóm 5: Vì sao các đề nghị cải cách đều không thực hiện được?
 Nhóm 6:Ý nghĩa của các đề nghị cải cách lúc bấy giờ?
 GV chốt lại và liên hệ thực tế với công cuộc đổi mới đất nước trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội hiện nay. 
HS đọc bài.
HS: Thực dân Pháp mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược nước ta,bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương mục ruỗng, kinh tế, xã hội khủng hoảng nghiêm trọng, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc gay gắt
HS quan sát tranh ảnh.
HS đọc phần chữ nhỏ.
HS: Thực dân Pháp xâm lược nước ta, triều đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện chính sách nội trị và ngoại giao lỗi thời, lạc hậu khiến cho kinh thế, xã hội Việt Nam rơi và khủng hoảng =>nhân dân đấu tranh
Để giải quyết tình hình trên.
HS: Phải thay đổi chế độ hoặc tiến hành cải cách xã hội cho phù hợp, đưa đất nước thoát khỏi bế tắc.
HS nghe ghi nhận bài học.
HS: Để giải quyết tình trạng khủng hoảng, suy yếu của nền kinh tế xã hội nước ta bấy giờ. Xuất phát từ lòng yêu nước yêu nước thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh
HS: Dựa vào sgk trình bày.
HS dựa vào SGK trình bày đồng thời lập thành bảng thống kê.
năm đề xuất
Các nhà cải cách
Nội dung chính
1863 -1871
Nguyễn Trường Tộ
Chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công, thương nghiệp. 
1868
Nguyễn Huy Tế và Trần Đình Túc
Đinh Văn Điền
Xin mở cửa biển Trà Lí.
Xin đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang, phát triển buôn bán, .. 
1872
Viện thương bạc
Xin mở 3 cửa biển Bắc, Trung để thông thương với bên ngoài.
1877 - 1882
Nguyễn Lộ Trạch
Đề nghị chấn hưng dân khí, bảo vệ đất nước
HS nghe hiểu ghi nhận thêm bài học.
HS: Tích cực: Đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đĩ, cĩ tác động tới cách nghĩ, cách làm của một bộ phận quan lại triều đình Huế.
HS: Hạn chế: các đề nghị cải cách mang tính rời rạc chưa xuất phát từ cơ sở bên trong, chưa giải quyết được mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam lúc này.
HS: Triều đình Huế đã cự tuyệt, khơng chấp nhận các thay đổi, cải cách. Cải cách chưa đi sát vào nguyện vọng lúc bấy giời của nhân dân. ND ủng hộ chưa nhiều.
HS dựa vào gsk trình bày.
I. Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX:
- Kinh tế, xã hội Việt Nam khủng hoảng nghiêm trọng => Mâu thuẫn giai cấp và dân tộc gay gắt
II.Những đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX:
- Các nhà cải cách tiêu biểu:NguyễnLộ Trạch,Nguyễn Trường Tộ.
- Nội dung cải cách: Nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hĩa.
III/ Kết cục của các đề nghị cải cách
-Tích cực: Đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đĩ
-Hạn chế: mang tính rời rạc chưa xuất phát từ cơ sở bên trong, chưa giải quyết được mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam lúc này.
-Triều đình Huế đã cự tuyệt, khơng chấp nhận
các thay đổi, cải cách.
-Ý nghĩa: Gây được tiếng vang lớn, tấn cơng vào tư tưởng bảo thủ, phản ánh trình độ nhận thức, gĩp phần cho sự ra đời của phong trào duy tân
4/Củng cố - luyện tập. 
 cho HS làm bài tập trắc nghiệm.
 Những nét chính về tình hình kinh tế , xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX( đánh dấu x vào những câu trả lời em cho là đúng)
Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương trở nên mục ruỗng.	£
Nông nghiệp, thủ công nghiệp phát triển. 	£
Tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. 	£
Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt. 
GV nhấn mạnh tinh thần yêu nước của các nhà nho trong cải cách để HS biết tơn trong những thành tựu của họ.	
5/Dặn dị.
Yêu cầu HS làm bài tập đầy đủ, học bài tốt.
 Xem ơn tập các bài 24, 26 , 27 và LSĐP chuận bị kiểm tra.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY.
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Phần kí duyệt.
 Nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 28 -LS8.doc