Giáo án môn Lịch sử 8 - Bài 30: Phong trào yêu nước chống pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918

I/MỤC TIU BI HỌC.

1)Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:

- Phong trào yêu nước tiu biểu đầu thế kỉ XX.

- Nội dung của các phong trào: Đông Du (1909 – 1909), Đông Kinh nghĩa thục (1907), cuộc vận động Duy tân và chống thuế ở Trung Kì (1908).

- Những cái mới, sự tiến bộ của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX so với cuối thế kỉ XIX.

- Đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).

- Thấy được yêu cầu lịch sử cấp thiết và hoạt động bước đầu trên con đường cứu nước của lãnh tụ Nguyễn i Quốc.

Kiến thức nng cao: So sánh các phong trào yêu nước. Đánh giá tư tưởng, hành động của các nhân vật lịch sử. Làm BT 1,2 / T149. khai thc so snh cc knh hình trong SGK.

 

doc 10 trang Người đăng trung218 Lượt xem 10402Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử 8 - Bài 30: Phong trào yêu nước chống pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 5 / 4 / 2015.
 Ngày dạy: 
 TUẤN 33 - 34
 TIẾT 49, 50 - LS8 
Bài 30: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1918.
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1)Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
Phong trào yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX.
Nội dung của các phong trào: Đông Du (1909 – 1909), Đông Kinh nghĩa thục (1907), cuộc vận động Duy tân và chống thuế ở Trung Kì (1908).
Những cái mới, sự tiến bộ của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX so với cuối thế kỉ XIX.
Đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).
 Thấy được yêu cầu lịch sử cấp thiết và hoạt động bước đầu trên con đường cứu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
Kiến thức nâng cao: So sánh các phong trào yêu nước. Đánh giá tư tưởng, hành động của các nhân vật lịch sử. Làm BT 1,2 / T149. khai thác so sánh các kênh hình trong SGK.
2/Kỹ năng.
Giúp học sinh làm quen với phương pháp đối chiếu, so sánh các sự kiện lịch sử.
Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận định, đánh giá tư tưởng, hành động của các nhân vật lịch sử.
Tổng kết, rút ra bài học.
3/Thái độ tư tưởng.
Noi gương tinh thần yêu nước của các chiế sĩ cách mạng đầu thế kỉ XX, nhấ là lãnh tụ Nguyễn Aùi Quốc.
Nâng cao nhận thức của học sinh về bản chất tàn bạo của chế độ đế quốc đối với thuộc địa.
Hiểu thêm giá trị độc lập tự do của CNXH.
II/ CHUẨN BỊ
GV: Bảng phụ thống kê. Sưu tầm tranh nảh và mẫu chuyện về TGĐĐ HCM.
HS: Đọc bài trước ở nhà. Bảng nhĩm.
III/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
1/ Ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra vệ sinh. Sĩ số lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ: 
3/ Bài mới.
	a/ Giới thiệu bài b/ Nội dung bài.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trị
Ghi Bảng
Hoạt động 1
Giáo viên giải thích phong trào Đông Du ( khái niệm)
Giáo viên trình bày: khi tiếp nhận con đường cứu nước mới-dân chủ tư sản, đoạn tuyệt với chế độ phong kiến, đi theo chính thể quân chủ lập hiến, hay dân chủ cộng hoà, các sĩ phu yêu nước Việt Nam chủ trương theo hai hướng: bạo động và cải cách. Phái bạo động (đại diện là Phan Bội Châu) chủ trương độc lập dân tộc là nhiệm vụ cần làm trước để đi tới phú cường; phái ôn hoà chủ trương để thoát khỏi tình trạng bế tắc cần phải nâng cao ý thức tự cường bằng cách bỏ cái cũ theo cái mới.
Giáo viên cho học sinh xem ảnh Phan Bội Châu.
Động cơ nào khiến Phan Bội Châu sang Nhật Bản?
GV nhấn mạnh: Vì vậy, năm 1905 Phan Bội Châu sang Nhật nhờ giúp khí giới, tiền bạc đển đánh Pháp.
Kết qủa chuyến đi này ra sao?
Hoạt động của Hội Duy như thế nào?
Kết quả của phong trào Đông Du?
Trước sự thất bại của phong trào Đông Du, em có thể rút ra bài học gi?
GV: Phong trào Đông Du là phong trào yêu nước theo chủ trương bạo động.
GV: Cùng với Đông Du, ở Bắc Kì có cuộc vận động cải cách văn hoá – xã hội với việc mở trường Đông Kinh nghĩa thục.
GV cho học sinh đọc SGK trang 145 “chương trình nếp sống mới”.
Em có nhận xét gì về địa bàn hoạt động, chủ trương của Đông Kinh nghĩa thục?
Đông Kinh nghĩa thục có gì khác với nhà trường đương thời ?
Tính tiến bộ của Đông Kinh nghĩa thục biểu hiện ở điểm nào?
 Đông Kinh nghĩa thục có tác dụng gì đối với phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX?
Thực dân Pháp đã đối phó như thế nào?
 Ai là người lãnh đạo phong trào Duy Tân?
Cuộc vận động duy tân ở trung kì diễn ra như thế nào?
Giáo viên: Do ảnh hưởng của phong trào Duy Tân, cuộc đấu tranh đòi dân chủ của nông dân đã dẫn đến phong trào chống thuế ở Trung Kì.
Nhận xét về phong trào chống thuế ở Trung Kì?
 Giáo viên liên hệ, trong phong trào chống thuế ở Trung Kì tại Thừa Thiên Huế.
 ?Ngoài các sĩ phu yêu nước, còn có một nhà yêu nước dám đấu tranh trực diện với kẻ thù, đó là ai? 
Kết qủa, ý nghĩa của phong trào chống thuế ở Trung Kì?
Hoạt động 2.
Nêu những thay đổi trong chích sách kinh tế, xã hội của Pháp ở Việt Nam trong thời kì chiến tranh thế giới thứ nhất. Vì sao có sự thay đổi đó?
Mặt tích cực và tiêu cực của chính sách đó?
GV: Về chính trị, văn hoá Pháp sử dụng nhiều thủ đoạn nhằm ru ngủ nhân dân ta, lôi kéo tay sai.
=> Mâu thuẫn giai cấp và dân tộc thêm sâu sắc, là nguyên nhân dẫn tới các cuộc đấu tranh trong thời gian chiến tranh thế giới thứ nhất.
Cho HS đđọc bài.
GV chia nhĩm HS tìm hiểu ghi lại kết quả ở bảng mẫu thống kê.( bên dưới)
? Em nhận xét như thế nào về Vua Duy Tân.
GV giáo dục tư tưởng và thái độ cho HS ( thái độ tơn kính noi gương).
? Em biết gì về Trịnh Văn Cấn.
GV minh họa thêm nhưng câu chuyện về Lương Ngọc Quyến là một tù nhận chính trị bị giam cầm ở Thái Nguyên lúc bấy giờ, Chính ơng lam cho TVC thay đổi tư tưởng đi đến đấu tranh.
GV: cho các em tự trình bày những hiểu biết của mình về quãng đời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành trước 1911, nhất là thời gian Người ở Huế và sự kiện 5-6-1911, tại bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Người ra đi tìm đường cứu nước.
GV bổ sung chỉnh sửa cho hồn chỉnh 
Mục đích của chuyến đi?
Hoạt động củan Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi?
GV: Những hoạt động yêu nước của Người tuy chỉ bước đầu nhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
 Hướng đi của Nguyễn Tất Thành có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó?
GV: Những hoạt động bước đầu của Nguyễn Tất Thành đã mở ra chân trời mới cho cách mạng Việt Nam.
Kết thuc bài học.
HS nghe hiểu khái niệm. 
HS nghe hiểu.
HS xem ảnh ghim nhận vài chi tiết về Phan Bội Châu.
HSKG: Cho rằng Nhật Bản là nước cùng màu da, cùng văn hoá (đồng chủng, đồng văn).
Nhật Bản đi theo con đường tư bản trở nên giàu mạnh, thoát khỏi đế quốc xâm lược và đánh thắng đế quốc Nga (1905).
HS nghe, hiểu.
HS: Dực vào phần kênh chữ trang 144 để trả lời. Người Nhật chỉ hứa đào tạo cán bộ cho cuôc vũ trang sau này.
HS: Hội Duy Tân đưa thanh niên sang Nhật du học để bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.Hoạt động chủ yếu của phong trào Đông Du: đưa học sinh du học, viết sách báo, tổ chức giáo dục, tuyên truyền yêu nước trong thanh thiếu niên và trong nhân dân.
-Từ tháng 10 -1905 đến 9 -1908 , số học sinh du học lên tới 200 người.
-Du học sinh Việt Nam vừa học, vừa làm, học quân sự, văn hoá, thể thao, tham gia sinh hoạt chính trị nhằm nâng cao trình độ hiểu biết chung và củng cố thêm lòng yêu nước.
-Nhiều văn thơ yêu nước cách mạng trong phong trào Đông Du đã được chuyển về nước (động viên tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Hải ngoại huyết thư, Tân Việt Nam, Việt Nam quốc sử khảo).
HS: Pháp câu kết với Nhật, trục xuất những người yêu nước Việt Nam (9 -1908).
Phan Bội Châu buộc phải rời Nhật (3 -1909).
Phong trao Đông Du tan rã, Hội Duy Tân ngừng hoạt động.
HS thảo luận 5 phút.
+ Chủ trương bạo động là đúng nhưng tư tưởng cầu ngoại viện là sai.
+ Cần xây dựng thực lực trong nước, trên cơ sở thực lực mà tranh thủ sử hỗ trợ quốc tế chân chính ( dựa vào Nhật đánh Pháp, trong khi đó Nhật-Pháp đều là đế quốc, điều đó thể hiện sự ấu trĩ, sai lầm).
HS nghe chuyển mục.
HS đọc bài.
HS dựa vào sgk trả lời.
HS: Đông Kinh nghĩa thục là một tổ chức cách mạng có phân công, phân nhiệm, mục đích rõ ràng
HS: Nâng cao lòng yên nước, tự hào dân tộc, truyền bá tư tưởng, học thuật mới, nếp sống tiến bộ
HS: Làm cho Pháp lo sợ, thức tỉnh đồng bào chống Pháp
HS: tháng 11-1907, Lương Văn Can, Vũ Hoành .bị bắt. Nhà trường đĩng của.
HS: Phan Chân Trinh, Huỳnh Thúc Kháng
HS: đọc SGK trang 145 “Gần giống công thương nghiệp). HS rút ra nhận xét, nêu tư tưởng yêu nước của ông
HS nge hiểu ghi nhận bài học.
HS: Phong trào làm tê liệt chích quyền phong kiến, thực dân ở nông thôn, từ đấu tranh ôn hoà dẫn đến khuynh hướng bạo động.
HS nghe hiểu.
HS: Nguyễn Tất Thành, lúc đó đang là học sinh Quốc học Huế.
HS:Thất bại. Thể hiện tinh thần, năng lực cách mạng của nông dân, đồng thời thấy hạn chế của họ khi chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến.
HS: Tăng cường bắt lính. Diện tích trồng cây công nghiệp tăng, đẩy mạnh khai thác kim loại, bắt nhân dân mua công trái Tất cả đều nhằm cung cấp cho chiến tranh.
HS: Tích cực: kinh tế Việt Nam khởi sắc, tư sản dân tộc có điều kiện vươn lên. Tiêu cực: Lợi nhuận chỉ để cho Pháp dố vào chiến tranh, nhân dân ta nói chung càng bần cùng hơn.
HS nghe hiểu ghi nhận bài học.
HS: đọc phần 2 
Tổ chức hoạt động nhĩm trong thời gian 5 phút.
HS phát biểu ý kiến.
HS nghe hiểu.
HS giới thiệu vài nét theo hiểu biết của mình và dựa trên SGK.
HS nghe, hiểu.
HS trình bày tiểu sử của Bác.
HS ghi nhận bài học.
HS: Tìm con đường cứu nuớc mới. Vì không tán thành đường lối của các bậc tiền bối.
HS: Từ 1911 đến 1917, đi nhiều nơi trên thế giới (dùng lược đồ chỉ nới đến).
Từ 1917, trở lại Pháp, tham gia các hoạt động yêu nước, tiếp nhận ảnh hưởng của cuộc cách mạng tháng Mười Nga, có chuyển biến trong tư tưởng.
HS nghe, hiểu.
HS thảo luận tìm hiểu nguyên nhân.
+ Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây tìm hiểu những bí mật đằng sau những từ: Tự do, Bình đẳng, Bác ái.
+ Người không đi theo con đường của các bậc tiền bối vì có nhược điểm.
+ Từ khảo sát thục tế, Người đúc rút thành kinh nghiệm rồi quyếg định theo chủ nghĩa Mác-Lênin.
HS nghe hiểu, ghi nhận bài học.
I./Phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất.
1/Phong trào Đông Du (1905-1909).
 Thành lập:
(1904), Phan Bội Châu và một số sĩ phu khác lập hội Duy Tân.
- Mục đích: Giành độc lập dân tộc.
- Biện pháp: Nhờ Nhật giúp khí giới, tiền bạc. chủ trương bạo động 
-Hoạt động:
+ Đưa học sinh sang Nhật du học. 
+Viết sách báo, tổ chức giáp dục, tuyên truyền yêu nước.
2/ Đông Kinh nghĩa thục (1907).
Thành lập 3-1907.
Lãnh đạo: Lương Văn Can, Nguyễn Quyền.......
Chương trình:
+ Địa lí,lịch sử,khoa học thường thức.
+ Tổ chức bình văn.
+ Xuất bản báo chí bồi dưỡnglòng yêu nước.
+ Truyền bá trí thức mới và nếp sống mới.
Địa bàn hoạt động chủ yếu là ở Hà Nội, sau đó phát triển ra ngoại thành và một số tỉnh khác số HS hơn 1000 người.
Kết quả: 11-1907, Pháp ra lệnh giải tán Đông Kinh nghĩa thục.
Tác dụng:
+ Thức tỉnh lòng yêu nước
+ Bước đầu tấn công vào hệ tư tưởng phong kiến, Làm cho Pháp lo sợ.
+ Phát triển văn hoá,ngôn ngữ dân tộc..
3./Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung kì.
a.Cuộc vận động Duy Tân:
-Lãnh đạo: 
Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng.
-Hình thức hoạt động:
+Mở trường dạy học theo lối mới.
+Vận động lối sống văn minh.
+Đả kích hủ tục phong kiến.
+Vận động mở mang công thương nghiệp.
b.Phong trào chống thuế ở Trung Kì 1908.
-Phong trào bùng nổ năm 1908, bắt đầu từ Quảng Nam sau lan ra khắp Trung kì.
Diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ, quyết liệt.
- Kết qủa: Thực dân Pháp thẳng tay đàn áp.
- Ý nghĩa: 
Thể hiện tinh thần yêu nước, năng lực cách mạng của nông dân.
II. Phong trào yêu nước trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).
1/.Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến.
Xã hội: Bắt lính cung cấp cho chiến tranh.
Kinh tế: Trồng cây công nghiệp, khai thác mỏ, bắt mua công trái.
Chính trị, văn hoá: lừa bịp.
=> Mâu thuẫn giai cấp và dân tộc thêm sâu sắc.
2.Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế(1916).Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên(1917)
@ Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế(1916).
- Lãnh đạo: Thái Phiên, Trần Cao Vân, mời vua Duy Tân tham gia.
- Nguyên nhân: Pháp mở chiến dịch bắt lính để đưa sang chiến trường châu Aâu.
- Diễn biến chính: Dự kiến vào đêm 3 rạng 4-5-1916 tại Huế nhưng bị bại lộ, mưu khởi nghĩa không thành.
- Kết quả: Thái Phiên, Trần Cao Vân bị bắt và sử tử. Vua Duy Tân bị đày sang châu Phi.
@/ Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên(1917).
-Lãnh đạo: Lương Ngọc Quyến. Trịnh Văn Cấn
- Nguyên nhân : Binh lính được giác ngộ phối hợp với tù chích trị khởi nghĩa.
- Diễn biến chính : Giết chết tên giám binh, phá nhà lao, thả tù chích trị, chiếm các công sở, làm chủ tỉnh lị, nhưng không chiếm đuợc trại lính nên bị phản công.
- Kết quả : Kéo dài 5 tháng nhưng thất bai. Đội Cấn tự sát
3/.Hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước:
Tiểu sử Nguyễn Tất Thành:
1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
+Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây tìm hiểu những bí mật đằng sau những từ: Tự do, Bình đẳng, Bác ái.
+ Người không đi theo con đường của các bậc tiền bối vì có nhược điểm.
+ Từ khảo sát thực tế, Người đúc rút thành kinh nghiệm rồi quyết định theo chủ nghĩa Mác-Lênin.
-1917, tại Pháp, tham gia các hoạt động yêu nước, có những chuyển biến trong tư tưởng.
Các cuộc khởi nghĩa
Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế
Khởi nghĩa ở Thái Nguyên
Nguyên nhân
Pháp mở chiến dịch bắt lính để đưa sang chiến trường châu Aâu.
Binh lính được giác ngộ phối hợp với tù chích trị khởi nghĩa.
Lãnh đạo
Thái Phiên, Trần Cao Vân, mời vua Duy Tân tham gia.
Lương Ngọc Quyên
Trịnh Văn Cấn.
Diễn biến chính
Dự kiến vào đêm 3 rạng 4-5-1916 tại Huế nhưng bị bại lộ, mưu khởi nghĩa không thành.
Giết chết tên giám binh, phá nhà lao, thả tù chích trị, chiếm các công sở, làm chủ tỉnh lị, nhưng không chiếm đuợc trại lính nên bị phản công.
Kết quả
Thái Phiên, Trần Cao Vân bị bắt và sử tử. Vua Duy Tân bị đày sang châu Phi.
Kéo dài 5 tháng nhưng thất bai. Đội Cấn tự sát.
4/ Củng cố .
 GV treo bảng thống kê của 2 cuộc khởi nghĩa cho HS tìm điểm giống nhau , khác nhau so sánh.
Nhắc nhỡ HS học ơn đề cương chuẩn bị cho tiết kiểm tra.
GV giúp HS giải đáp thắc mắt nội dung đề cương ơn tập.
5/ Dặn dị hướng dẫn về nhà.
- Xem ơn các bài trọng tâm cĩ trong đề cương ơn tập.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY 
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Nhận xét
 Phần kí duyệt.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 33, 34 - LS8.doc