Giáo án môn Lịch sử 9 - Trường PTDTBT THCS Đắk Tăng

Bài 1. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX

LIÊN XÔ

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức.

Giúp HS nắm được:

- Biết được tình hình Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến 1991 qua hai giai đoạn

+ Giai đoạn từ 1945 đến những năm 70 của thế kỉ XX.

* Liên Xô:

+ Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945 – 1950)

+ Những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

* Các nước Đông Âu:

+ Thành lập nhà nước dân chủ nhân dân.

+ Qúa trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và những thành tựu chính.

- Giai đoạn từ những năm 70 đến những năm 90 của thế kỉ XX: giai đoạn khủng hoảng dẫn đến sự tan rã của Liên Xô và sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu

- Biết đánh giá những thành tựu đạt được và một số sai lầm, hạn chế của Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu

 

doc 243 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1036Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Lịch sử 9 - Trường PTDTBT THCS Đắk Tăng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t đảo chính Pháp.
- Trình bày được chủ trương của Đảng và diễn biến cao trào kháng Nhật cứu nước.
2. Kỹ năng 
- Rèn luyện cho hs sử dụng tranh ảnh, lợc đồ, phân tích đánh giá sự kiện lịch sử.
3. Thái độ: 
- Giáo dục cho hs lòng kính yêu chủ tịch hồ chí minh, lòng tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của đảng, đứng đầu là chủ tịch hồ chí minh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. 
- Các tài liệu, tư liệu liên quan.
III/ PHƯƠNG PHÁP. Trực quan, phân tích dữ liệu, đàm thoại, kể chuyện lịch sử, so sánh nhận định.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC. 
1. Ổn định lớp. kiểm tra sỉ số 
2. Kiểm tra bài cũ.
 	CH: Hội nghị đã quyết định những vấn đề gì? 
Trả lời:
+ Tạm gác khẩu hiệu Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho nông dân 
+ Đặt nhiệm vụ đánh đuổi Nhật – Pháp làm nhiệm vụ hàng đầu.
+ Thành lập Việt Nam độc lập Đồng minh (Việt Minh)
3. Bài mới 
Tại sao 1941 Đảng ta lại chủ động thành lập mặt trận việt minh. Sự phát triển lực lượng cách mạng khi mặt trận ra đời? Đảng ta đã là gì để thúc đẩy cao trào cách mạng phát triển? Đó là câu hỏi bài học sẽ trả lời.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS 
NỘI DUNG GHI BẢNG
1. Hoạt động 1:
GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi: Tại sao phát xít Nhật lại đảo chính Pháp? 
HS dựa vào SGK và vốn kiến thức của mình trả lời câu hỏi. GV nhận xét, bổ sung và kết luận. 
Tiếp đó, GV giới thiệu diễn biến cuộc đảo chính Pháp: Đêm 9 - 3 - 1945 Nhật nổ súng lật đổ Pháp trên toàn cõi Đông Dương. 
GV tổ chức cho HS tìm hiểu tình hình Đông Dương sau khi Nhật đảo chính Pháp.
GV Sau khi lên cầm quyền Nhật có thái độ và hành động như thế nào.
- Lật đổ được Pháp, Nhật lên nắm chính quyền, chúng tuyên bố giúp cho nền độc lập của các dân tộc Đông Dương, nhưng lại thi hành những chính sách rất phản động như: tăng cường bóc lột nhân dân ta, bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay, tấn công vào khu căn cứ cách mạng nhằm tiêu diệt Việt Minh...
=> Như vậy, bộ mặt thật của phát xít Nhật bị bóc trần và nhân dân ta vô cùng căm ghét, muốn vùng lên chống lại chúng .
Đến đây GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về tình hình Đông Dương sau khi Nhật đảo chính Pháp.
- Nhân dân ta còn phải chịu thêm 1 ách thống trị của phát xít Nhật.
GV Thời cơ tổng khởi nghĩa đã đến chưa?
HS dựa vào vốn hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi,. 
- Đây chưa phải là thời cơ tổng khởi nghĩa nhưng bộ mặt phản cách mạng của Nhật đã lộ rõ, nhân dân ta căm ghét chúng, tạo điều kiện cho cách mạng phát triển, đẩy phát xít Nhật vào tình trạng nguy khốn hơn.
GV nhấn mạnh thêm: một kẻ thù đã gã gục, nhưng vẫn còn kẻ thù mới là phát xít Nhật vì vậy tình thế cách mạng đã đến nhưng thời cơ chưa đến
2. Hoạt động 2:
Trước hết GV nêu câu hỏi: Trước việc Nhật đảo chính Pháp Đảng ta có chủ trương gì mới?
HS dựa vào nội dung SGk trả lời câu hỏi. GV nhận xét, bổ sung và kết luận. 
Tiếp đó, GV nêu câu hỏi: Tại sao Đảng ta lại phát cao trào kháng Nhật cứu nước?
HS dựa vào nội dung đã tìm hiểu và vốn hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi. Sau HS trả lời xong GV bổ sung và kết luận: Cấn cứ vào tình hình thế giới và trong nước có những chuyển biến mau lẹ có lợi cho cách mạng Việt Nam mà Đảng ta quyết định phát động cao trào kháng Nhật cứu nước làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa. 
3. Hoạt động 3: Cả lớp/cá nhân
Sau đó, GV bằng tường thuật miêu tả giới thiệu cho HS tái hiện lại cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra sôi nổi hào hùng của những ngày tiền khởi nghĩa. 
 (GV: Trình bày trên lược đồ Khu giải phóng Tây Bắc) 
+ Tại Cao - Bắc - Lạng đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và cứu quốc quân phối hợp với lực lượng chính trị của quần chúng giải phóng hàng loạt các Châu, xã, huyện
GV Giữa lúc cao trào cách mạng đang lên cao Đảng ta đã làm gì để thúc đẩy cao trào cách mạng tiến lên.
- Giữa lúc cao trào cách mạng đang lên cao, hội nghị quân sự Bắc kì đã họp và đề ra nhiệm vụ :
+ Thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân.
+ Phát triển hơn nữa các lực lượng vũ trang và nửa vũ trang, mở trường đào tạo cán bộ quân sự và chính trị.
+ Đề ra nhiệm vụ cần kíp là phải tích cực phát triển chiến tranh du kích.
+ Xây dựng căn cứ địa kháng Nhật để chuẩn bị tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến.
GV Ủy ban quân sự Bắc kì thành lập có nhiệm vụ gì.
- Có nhiệm vụ chỉ huy và giúp đỡ quân sự các chiến khu Miền Bắc.
- Giáo viên dùng lược đồ H38: khu giải phóng Việt Bắc.
+ Khu giải phóng Việt Bắc gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang và 1 số vùng lân cận khác: Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Yên.
GV Sau khi thành lập Ủy ban khu giải phóng đã làm được những gì
+ Uỷ ban lâm thời khu giải phóng được thành lập đã thi hành 10 chính sách lớn của Việt Minh nhằm đem lại quyền lợi cho nhân dân.
=> Khu giải phóng trở thành căn cứ địa của cả nước và hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới.
GV Giữa lúc phong trào cách mạng đang dâng cao, nạn đói khủng khiếp đã diễn ra ở Miền Bắc và Bắc Trung Bộ, Đảng ta đã có quyết định gì.
GV Em có nhận xét gì về tình hình cách mạng nước ta trước ngày tổng khởi nghĩa 8.1945.
=> Trước ngày tổng khởi nghĩa, Cao trào kháng Nhật cứu nước đã diễn ra rất sôi nổi, quyết liệt trong toàn quốc tạo tiền đề cho tổng khởi nghĩa.
GV Theo em Mặt trận Việt Minh ra đời đã có tác động như thế nào đến cao trào kháng Nhật cứu nước.
(Thảo luận nhóm 2’) đại diện nhóm trình bày
- Mặt trận Việt Minh đã tập hợp đông đảo quần chúng hình thành nên lực lượng chính trị đông đảo của cách mạng .
- Trên cơ sở phát triển các đoàn thể cứu quốc trong mặt trận Việt minh, lực lượng chính trị kết hợp với lực lượng vũ trang tạo nên sức mạnh tổng hợp thúc đẩy cao trào kháng Nhật cứu nước.
II/ Cao trào kháng Nhật, cứu nước tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945:
1. Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945):
- Nguyên nhân: 
+ Thế giới: Ở châu Âu Chiến tranh bước vào giai đoan kết thúc, nước Pháp được giải phóng. Ở Thái Bình Dương phát xít Nhật bị nguy khốn. 
+ Ở Đông Dương: thực dân Pháp hoạt động ráo riết chờ quân Đồng minh. Tình thế trên buộc Nhật phải đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương. 
- Đêm 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương, Pháp nhanh chóng đầu hàng.
2. Tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
- Chủ trương của Đảng: 
+ Xác định kẻ thù chính, cụ thể trước mắt là phát xít Nhật. 
+ Ra chỉ thị Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta; phát động cao trào kháng Nhật cứu nước. 
- Diễn biến:
 + Phong trào đấu tranh khởi nghĩa từng phần phát triển mạnh mẽ.
+ 15-4-1945 Việt Nam giải phóng quân ra đời.
+ 4-6-1945 khu giải phóng Việt Bắc thành lập.
 + Nhân dân các thành phố mít tinh, biểu tình, diễn thuyết.
+ Phong trào Phá kho thóc giải quyết nạn đói 
- Cao trào kháng Nhật, cứu nước đã tạo một khí thế sẵn sàng trong cả nước.
 	 4. Củng cố. Đảng Cộng sản Đông Dương đã có những chủ trương, khẩu hiệu để đửa phong trào cách mạng tiến lên.
 	 - Hoàn cảnh, sự ra đời và công cuộc chuẩn bị về lực lượng. 
	 - Nhận đảo chính Pháp và diễn biến cao trào kháng Nhật cứu nước. 
5. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (2 phút)
- Dặn dò HS đọc trước và soạn bài 23
+ Trả lời các câu hỏi cuối các mục ở SGK.
 	+ Đọc và trả lời các câu hỏi ở bài. 
Về nhà: 
- Về nhà học bài cũ đầy đủ nắm được chủ trương của Đảng cộng sản Đông Dương, Mặt trận Việt minh ra đời có tác động như thế nào đến cao trào kháng Nhật.
 - Đọc và tìm hiểu nội dung bài mới: Tổng khởi nghĩa tháng 8 -1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
6. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Tuần:	 24	Ngày soạn: 	18.02.2014
Tiết:	29	Ngày dạy: 20.02.2014
BÀI 23. TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945 VÀ SỰ THÀNH LẬP NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA.
I. MỤC TIÊU. 
1. Kiến thức: giúp hs nắm được
- Biết được thới cơ cách mạng đã đến, Đảng đã nắm được thời cơ và quyết tâm khỡi nghĩa.
- Trình bày những nét chính diễn biến cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.
- Trình bày những nét chính diễn biến cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
- Trình bày được ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng 8
2. Kỹ năng: Rèn luyện HS các kĩ năng: Sử dụng tranh ảnh, tường thuật diễn biến của cách mạng tháng Tám trên lược đồ, tập dượt phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử. 
3. Thái độ: :Giáo dục Hs lòng kính yêu đảng, lãnh tụ Hồ Chí Minh. Niềm tin vào sự thắng lợi của Đảng và niềm tin tự hào dân tộc.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. 
1. Chuẩn bị của giáo viên:.
- Lược đồ Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. 
	- Ảnh về cuộc mít tinh tại Nhà hát lớn Hà Nội, và về sự kiện khởi nghĩa tháng Tám tại địa phương. 
	- Tranh về Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập. 
2. Chuẩn bị của học sinh: Học thuộc bài cũ và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong bài mới.
III/ PHƯƠNG PHÁP. Trực quan, phân tích dữ liệu, đàm thoại, kể chuyện lịch sử, so sánh nhận định.
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 
1. Ổn định và tổ chức:
Kiểm tra bài cũ: 
	CH: Nguyên nhân và quá trình Nhật đảo chính pháp?
	Trả lời: Thực dân Pháp hoạt động ráo riết chờ quân Đồng minh. Tình thế trên buộc Nhật phải đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương.
Bài mới:
 	Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương đứng đầu là Hồ Chí Minh dân nhân ta đã nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi trong cả nước, lập ra Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Cuộc khởi nghĩa tháng Tám diễn ra trong hoàn cảnh lịch sử nào? Diễn biến cuộc khởi trong cả nước diễn như thế nào? Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi được thể hiện ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay để trả lời các câu hỏi nêu trên. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS 
NỘI DUNG GHI BẢNG
1. Hoạt động 1: Cả lớp/ cá nhân
Trước hết, GV gợi cho HS nhớ lại về tình hình cuộc chiến tranh thế giới đã bước vào giai đoạn cuối chủ nghĩa phát xít Đức (5 - 1945), Nhật (8 - 1945) đầu hàng Đồng minh không điều kiện. 
 Sau đó GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi: Trước tình hình thuận lợi đó Đảng ta có chủ trương gì? 
HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi
GV Lúc này Đảng ta đã nhận định thời cơ cách mạng đã chín muồi, vậy thời cơ trong cách mạng tháng 8-1945 là gì.
=> CM tháng 8 nổ ra trong 1 điều kiện chủ quan và khách quan hoàn toàn chín mùi .Nhận định rõ thời cơ có một không hai này, Hồ Chí Minh đã nêu rõ “Đây là thời cơ ngàn năm có một cho dân tộc vùng dậy. Lần này dù có phải thiêu cháy dãy Trường Sơn cũng quyết giành độc lập cho đất nước”. 
 Giáo viên đọc quân lệnh số 1: "Giờ tổng khởi nghĩa đã đến, cơ hội có 1 cho quân, dân VN cùng giành lấy quyền độc lập của nước nhà. Chúng ta phải hành động cho nhanh, với 1 tinh thần qủa cảm, vô cùng thận trọng.... cuộc thắng lợi hoàn toàn nhất định sẽ về ta."
GV Tại sao Đảng ta lại quyết định phát lệnh tổng khởi nghĩa trong cả nước khi quân Nhật đầu hàng đồng minh.
GV nhấn mạnh: Thời cơ cách mạng đã chín muồi, thời cơ cách mạng tháng Tám là thời cơ ngàn năm có một vì: phát xít Nhật kẻ thù của nhân dân ta bị ngã gục, quân Anh, Tưởng chưa kịp vào nước ta, Đảng phải lãnh đạo nhân dân giành chính quyền trước khi quân Anh Tưởng kéo vào đứng ở tư thế người chủ đón quân Đồng minh, nếu để quân Anh, Tưởng vào thì thời cơ không còn nữa
GV Sau khi mệnh lệnh khởi nghĩa được ban bố, Đảng ta đã làm gì để tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
GV Trước tình hình thuận lợi đó, Đảng ta đã có chủ trương gì.
GV: Đọc thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa 8/1945 của Chủ tịch HCM:
“ Hỡi đồng bào yêu quý!
 Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta.
Nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới đang ganh nhau tiến bước giành quyền độc lập. Chúng ta không thể chậm trễ. Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!”
GV Sự kiện nào đã mở đầu cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
GV Thị xã Thái Nguyên được giải phóng có ý nghĩa gì.
=> Là thắng lợi mở đầu có ý nghĩa quyết định cho việc giành chính quyền ở Hà Nội - Huế - Sài Gòn. 
GV Em có suy nghĩ gì về chủ trương của Đảng (chủ trương sáng suốt, kịp thời).
2. Hoạt động 2: Cả lớp/cá nhân
Trước hết, GV giới thiệu không khí cách mạng sôi sục trong cả nước, điều đó khẳng định nhân dân ta đã chuẩn bị chu đáo và sẵng sàng nổi dậy giành chính quyền khi thời cơ đến. 
Tiếp đó, GV sử dụng tài liệu để miêu tả, tường thuật kết hợp với tranh ảnh về diễn biến cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội. 
GV Quan sát hình 39 em thấy có những hình ảnh gì? Em có nhận xét gì về cuộc mít tinh.
GV nhấn mạnh thêm: Đây là bức ảnh do nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Bá Khoản chụp. Bức ảnh ghi lại không khí sôi động của ngày giành chính quyền ở thủ đô Hà Nội. Trong ảnh, biểu tượng trung tâm nổi bật là hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng cỡ lớn phủ từ tầng 2 của nhà hát thành phố, làm nền cho lễ đài cuộc mít tinh và 1 lá cờ đỏ sao vàng khác đang được kéo lên. Đó là lá cờ cách mạng đã thấm máu của các chiến sĩ và đồng bào ta trong sự nghiệp giải phòng dân tộc. Bức ảnh cũng cho ta thấy 1 rừng cờ và biển nguời tham gia cuộc mít tinh.
Cuối cùng GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: Hãy cho biết ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội 
3. Hoạt động 3: Cá nhân/ cả lớp
GV nêu câu hỏi : Hãy cho biết những tỉnh đã giành chính quyền sớm nhất trong cả nước?
HS dựa vào SGK để trả lời câu hỏi. GV nhận xét, bổ sung và hoàn thiện. 
GV Lưu ý thêm cho HS: 1 số nơi như Vĩnh Yên, Hà Gang, Lào Cai, Móng Cái, Lai Châu do quân Tưởng và bọn phản động chống lại nên chính quyền cách mạng chưa được thành lập trong tổng khởi nghĩa tháng 8. Cuộc đấu tranh giành chính quyền ở nhiều nơi này diễn ra gay go, phức tạp, 1 thời gian sau mới giành được độc lập.
Sau đó, GV giới thiệu ngắn gọn về cuộc khơỉ nghĩa giành chính quyền trong cả nước với những thắng lợi quyết định ở Huế (23 - 8), Sài Gòn (25 - 8) đến ngày 28 - 8 những tỉnh cuối cùng đã giành chính quyền. GV có thể giới thiệu tranh ảnh về cuộc khởi nghĩa tháng Tám tại địa phương mình. 
GV Em có nhận xét gì về diễn biến, lực lượng tham gia cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền. 
+ Tổng khởi nghĩa tháng 8 thành công nhanh chóng (chỉ trong vòng 15 ngày - (14 à 28/8). Trong đó khởi nghĩa thắng lợi ở HN, Huế, Sài Gòn có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi trong cả nước.
+ Lực lượng tham gia: toàn dân xuống đường, bao gồm cả lực lượng chính trị, và lực lượng vũ trang, trong đó lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu.
GV Vì sao tổng khởi nghĩa diễn ra giành thắng lợi nhanh chóng.
+ Nhờ tinh thần chủ động, khẩn trương của các địa phương trong việc chấp hành mệnh lệnh của Trung Ương.
+ Tinh thần sẵn sàng vùng lên giành lấy độc lập tự do của nhân dân trong cả nước.
GV kết hợp đọc nội dung bản tuyên ngôn độc lập với giới thiệu chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. 
4. Hoạt động 4: Cả lớp
Trước hết, GV hướng dẫn HS phân tích ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Tám đối với trong nước và quốc tế. 
HS dựa vào nội dung SGK và vốn kiến thức của mình để trả lời câu hỏi. 
GV nhận xét, bổ sung và kết luận. 
GV tổ chức cho HS tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cách mạng tháng Tám. Sau khi HS trả lời GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Cuói cùng GV kết luận. 
Khi phân tích về nguyên nhân có sự lãnh đạo của Đảng, GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: Sự lãnh đạo sáng suốt, kịp thời của Đảng và Hồ Chí Minh trong Cách mạng tháng Tám thể hiện ở những điểm nào?"
 I. Lệnh Tổng khởi nghĩa được ban bố.
 - Tình hình thế giới: 
+ Ở châu Âu chủ nghĩa phát xít bị đánh bại. 
+ Ở châu Á, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
 - Trong nước: 
+ Quân Nhật hoang mang, dao động cực độ. 
+ Đảng và nhân dân ta chuẩn bị chu đáo sẵn sàng nổi dậy - thời cơ cách mạng đã chín muồi. 
 - Đảng ta họp Hội nghị toàn quốc (13 - 15/8/1945) quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước. 
 - Đại hội quốc dân Tân Trào họp nhất trí tán thành quyết định khởi nghĩa của Đảng. Thành lập Uỷ ban giải phóng dân tộc, quyết định quốc kì quốc ca. 
- Chiều ngày 16/8/1945 giải phóng thị xã Thái Nguyên.
II. Giành chính quyền ở Hà Nội.
 - Sau khi Nhật đảo chính Pháp không khí cách mạng đã sôi sục trong cả nước. 
 - Ngày 15 - 8 Việt Minh tổ chức diễn thuyết ở các rạp hát trong thành phố. 
 - Ngày 16 - 8 truyền đơn, biểu ngữ kêu gọi khởi nghĩa xuất hiện khắp mọi nơi. Chính phủ bù nhìn lung lay đến tận gốc
 - Ngày 19 - 8 mít tinh tại nhà hát lớn biến thành cuộc biểu tình đánh chiếm các công sở chính quyền địch - khởi nghĩa thắng lợi
* Ý nghĩa: 
- Cổ vũ mạnh mẽ đối với phong trào khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
- Làm cho kẻ thù hoang mang, dao động. 
III. Giành chính quyền trong cả nước.
 - Từ 14 - đến 18/9 bốn tỉnh giành chính quyền sớm nhất là: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quảng Nam. 
 - Khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Huế (23 - 8), Sài Gòn (25 - 8). Đến 28 - 8 cả nước giành chính quyền. 
 - Ngày 2 - 9 - 1945 Hồ Chí Minh độc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ công hoà. 
IV. Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng Tám
 Ý nghĩa lịch sử:
- Đối với trong nước: Cách mạng tháng Tám đã phá tan hai xiềng xích nô lệ Nhật- Pháp, lật đổ ngai vàng phong kiến, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đưa nước ta trở thành một nước độc lập, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc - Kỷ nguyên độc lập, tự do.
- Đối với thế giới: Cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, góp phần củng cố hoà bình ở khu vực Đông Nam Á nói riêng, trên toàn thế giới nói chung.
Nguyên nhân thành công:
- Truyền thống yêu nước của dân tộc, khi có Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh phất cao ngọn cờ thì được mọi người hưởng ứng.
- Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi.
- Có điều kiện quốc tế thuận lợi, Liên Xô và các nước Đồng Minh đánh bại phát xít Đức - Nhật. 
 	 5. Củng cố. 
 	- Thời cơ và những quyết định của Đảng ta trong việc khởi nghĩa giành chính quyền. 
	 - Diễn biết, kết quả, ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi. 
	6. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (2 phút)
- Dặn dò HS đọc trước và soạn bài 24
+ Trả lời các câu hỏi cuối các mục ở SGK.
 	+ Đọc và trả lời các câu hỏi ở bài. 
7. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
..
Tuần:	 25	Ngày soạn: 	24.02.2014
Tiết:	30	Ngày dạy: 26.02.2014
CHƯƠNG IV: VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN
BÀI 24. CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945 – 1946)
I. MỤC TIÊU. 
 1. Kiến thức:
 - Biết được những khó khăn của nước ta sau cách mạng tháng Tám.
 - Trình bày được những biện pháp của Đảng và Chính phủ để củng cố và kiện toàn chính quyền cách mạng.
- Trình bày những biện pháp giải quyết khó khăn trước mắt và phần nào chuẩn bị lâu dài: diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết những khó khăn về tài chính.
 	2. Kỹ năng:
 	- Phân tích nhận định đánh giá tình hình đấtt nước sau cách mạng tháng Tám và nhiệm vụ cấp bách trước mắt trong những năm đầu của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa..
3. Tư tưởng:
 - Bồi dưỡng cho hs lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, niềm tin và sự lãnh đạo của đảng, niềm tự hào dân tộc.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. 
- Sgk, tranh ảnh liên quan...
III/ PHƯƠNG PHÁP. 
Trực quan, phân tích dữ liệu, đàm thoại, kể chuyện lịch sử, so sánh nhận định.
IV/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC
Ổn định và tổ chức:
Kiểm tra bài cũ: 
Ý nghĩa lịch sử nguyên nhân thắng lợi của Cách Mạng Tháng Tám?
Bài mới:
Giới thiệu bài mới: sau khi thắng lợi ta xây dựng nước Việt Nam DCCH trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS 
NỘI DUNG GHI BẢNG
1. Hoạt động 1: Nhóm
Học sinh chú ý "từ đầu à phạm vi chiếm đóng" (sgk - 96)
GV Sau cách mạng tháng Tám, nước ta gặp những khó khăn và thuận lợi gì.
- Giáo viên: Sử dụng bản đồ Việt Nam.
Sau khi ra đời, Nước Việt Nam DCCH đứng trước tình thế hết sức hiểm nghèo như “Ngàn cân treo sợi tóc”: Phải đối phó với 3 mối đe dọa lớn:
+ Miền Bắc: (Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc) 20 vạn quân Tưởng vào giải giáp quân Nhật và bọn "Việt quốc", "Việt Cách" âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng, thành lập chính quyền tay sai.
+ Miền Nam (Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam): 1 vạn quân Anh mở đường cho Pháp trở lại xâm lược nước ta.
+ Trên đất nước ta lúc đó còn có 6 vạn quân Nhật.
+ Bọn phản động ở miền Nam: Đại Việt, Tờ -Rốt -Kít (giả danh cách mạng) chống phá cách mạng, cướp chính quyền ở Yên Bái, Vĩnh Yên, Móng Cái, gây các vụ cướp bóc, giết người làm cho xã hội mất trật tự.
GV Những khó khăn về kinh tế của nước ta thời kì này là gì.
GV Bên cạnh những khó khăn trên nước ta còn gặp những khó khăn nào khác.
+ Chế độ thực dân, phong kiến để lại những hậu quả rất nặng nề về mặt văn hoá.
VD: Nạn mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, nghiện hút...
GV: Như vậy cùng 1 lúc trên đất nước đã diễn ra 3 k2 lớn: (Nạn ngoại xâm, nạn đói-nạn dốt) đang đe doạ sự sống còn của nhân dân Việt Nam. Chúng ta không thể tập trung giải quyết 1 mặt khó khăn nào đó mà xem nhẹ và giải quyết những khó khăn khác. Bởi vì những khó khăn ấy liên quan mật thiết với nhau.
à Chủ Tịch Hồ Chí Minh nói: "Giặc đói, giặc dốt là bạn đồng minh của giặc ngoại xâm".
GV Vì sao Bác Hồ gọi "Giặc đói, giặc dốt là bạn đồng minh của giặc ngoại xâm".
GV Tại sao nói nước Việt Nam DCCH ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế "Ngàn..... sợi tóc" 
GVBên cạnh những khó khăn đó, sau Cách mạng tháng Tám ta có những thuận lợi gì.
HS trình bày theo SGK
2. Hoạt động 2: Cá nhân
GV Hãy cho biết công việc đầu tiên mà chính quyền cách mạng phải làm là gì.
- Công việc đầu tiên mà chính quyền cách mạng phải làm là xây dựng chính quyền nhà nước vững mạnh, thực sự là của dân, do dân, vì dân.
GV Để xây dựng chính quyền nhà nước vững mạnh thì công việc đầu tiên nhân dân ta phải làm gì.
+ Tiến hành tổng tuyển cử trong cả nước.
 Giáo viên giới thiệu H41: Cử tri Sài Gòn bỏ phiếu bầu QH khoá I (Hăng hái, phấn khởi, vui vẻ, trật tự).
GV Cho biết kết quả của cuộc tổng tuyển cử ngày 6.1.1946. (Bầu được 333 đại biểu vào quốc hội. Đại diện cho sự đoàn kết Bắc - Trung - Nam.)
Giáo viên dẫn chứng chứng minh: "Ngày 2/3/1946...Hồ Chí Minh đứng đầu" (sgk - 98)
GV Tại các địa phương đã có những bước pháp gì để củng cố, kiên toàn chính quyền cách mạng.
+ Nam bộ không tiến hành bầu cử được vì trước đó thực dân Pháp, được quân Anh tiếp tay, đã nổ súng mở đầu chiến tranh xâm lược.
- 29/5/1946 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 1_12259692.doc