Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Phạm Thị Kiều - Trường THCS Thái Dương

PHẦN MỞ ĐẦU:

Tiết 1: Bài 1: Sơ lược về môn lịch sử.

Tiết 2: Bài 2; Cách tính thời gian của lịch sử .

Phần I: Phần LS thế giới.

 Tiết 3: Bài 3: Xã hội nguyên thuỷ.

Tiết 4: Bài 4: Các quốc gia cổ đại Phương Đông.

Tiết 5: Bài 5: Các quốc gia cổ đại Phương Tây.

Tiết 6: Bài 6: Văn hoá cổ đại.

Tiết 7: Bài 7: Ôn tập

Tiết 8: làm bài tập lịch sử.

Phần II: Lịch sử Việt Nam.

Tiết 9: Bài 8: Thời kì nguyên thuỷ trên đất nước ta.

Tiết 10: Bài 9: Đời sống của người nguyên thuỷ trên đất nước ta.

 Thời đại dựng nước Văn Lang- Âu lạc.

Tiết 11: Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế.

Tiết 12: Kiểm tra viết 1 tiết.

Tiết 13: Bài 11: Những chuyển biến về XH.

Tiết 14: Bài 12: Nước Văn Lang.

Tiết 15: Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang.

Tiết 16: Bài 14: Nước Âu lạc

Tiết 17: Bài 15: Nước Âu lạc (tiếp)

Tiết 18: Kiểm tra học kì I

doc 114 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1755Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Phạm Thị Kiều - Trường THCS Thái Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
riển của nông nghiệp, thời kì Đông Sơn trong nông nghiệp công cụ đồng thay thế công cụ đá. Sự phân công lao động, xã hội phân hoá giàu nghèo hình thành thị tộc phụ hệ, bộ lạc. Các bộ lạc có sự liên minh với nhau. Đây là thời kì chuẩn bị hình thành quốc gia.
III. Luyện tập, củng cố.
? Có những hình thức phân công lao động nào trong xã hội nguyên thuỷ thời Phùng Nguyên - Hoa Lộc?
 A. Đàn ông làm việc nặng - Đàn bà làm việc nhẹ nhàng hơn.
 B. Phân công lao động giữa nghề nông và thủ công nghiệp
 C. Cả 2 hình thức trên.
 Đáp án: C
? Giải thích thuật ngữ: tù trưởng, tộc trưởng, già làng (quyền và nghĩa vụ)?
? Hướng dẫn làm bài tập trên vở bài tập in
 Về Nhà chuẩn bị bài 12. Nước Văn Lang.
 Trả lời các câu hỏi sau:
 - Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?
 - Giải thích thuật ngữ: Lạc hầu, lạc tướng, Vă Lang...?
 - Sưu tầm các câu chuyện phản ánh quá trình dựnh nước và giữ nước của các vua Hùng?
 - Bác Hồ nói: " Các Vua Hùng đã có công dựng nước 
 Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước." trong hoàn cảnh nào?.
Tuần 14.
Tiết 14 Bài 12: Nước Văn Lang
A. Mục tiêu cần đạt
1. Về kiến thức: Qua bài học giúp HS:
 - Nắm được nét cơ bản về điều kiện hình thành nhà nước Văn Lang. Nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta, tuy còn sơ khai đơn giản nhưng đó là một tổ chức bền vững đánh dấu thời kì dựng nước của cha ông ta.
2. Tư tưởng, tình cảm: 
 Bồi dưỡng cho HS lòng tự hào dân tộc. 
 Trân trọng và yêu hơn đất nước mình, một đất nước có lịch sử phát triển lâu đời.
 Giáo dục tình cảm cộng đồng dân tộc sâu sắc thắm thiết.
3. Kĩ năng
 Tiếp tục rèn luyện kĩ năng nhận xét đánh giá các sự kiện lịch sử. Biết vẽ sơ đồ một tổ chức nhà nước. 
 Theo dõi, quan sát tranh ảnh, bản đồ để nhận biết lịch sử.
 *Chuẩn bị: 
 - GV nghiên cứu soạn bài, xây dựng hệ thống câu hỏi, phiếu học tập, bản đồ Việt Nam (câm), ảnh lăng vua Hùng, hiện vật phụ chế...
 Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang.
 - HS hoàn thành các câu hỏi GV đã giao về nhà từ tiết 13.
B. Nội dung tiến hành.
 *. Kiểm tra.
? Những nét mới về kinh tế, xã hội của cư dân Lạc Vịêt?
? Cư dân văn hoá Đông Sơn gọi chung là gì? 
 Cư dân Lạc Việt sống chủ yếu thuộc Bắc Bộ, thuộc Bắc Trung Bộ (nước ta).
 * Bài mới:
Vào bài: Trong mỗi chúng ta, con người dân đất tổ ai chẳng một lần nghe câu ca dao vang vọng: "Dù ai đi ngược về xuôi 
 Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba"
? Bài ca dao nhắc nhở em nhớ về ai? Người ấy có công lao to lớn gì?
 (Vua Hùng - dựng nước Văn Lang)
1. Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?
 GV treo bản đồ Việt Nam .
? Tiết học trước cho em biết vào thế kỉ VIII TCN - VII TCN trên đất nước ta đã hình thành mấy trung tâm văn hoá lớn? (HS gọi tên và chỉ trên bản đồ)
? Vào khoảng thế kỉ VIII TCN - VII TCN vùng đồng bằng ven các con sông lớn ở 
Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có điểm gì đáng chú ý?
? Qua các ngôi mộ tìm được việc chôn theo công cụcó nhiều hoặc ít cho em hiểu gì về điều kiện kinh tế - xã hội?
GV: Việc mở rộng sản xuất, nghề nông nguyên thuỷ không phải lúc nào cũng thuận lợi, có khi phải chống chọi với hạn hán, bão lũ
? Vậy người Việt cổ họ phải làm gì?
? Truyền thuyết nào phản ánh công việc chống thiên tai bảo vệ mùa màng?
? Các bộ tộc có quan hệ với nhau như thế nào?
? Để chống lại sự xâm lấn của các bộ lạc khác người Việt Cổ phải làm gì?
? Quan sát H31, 32 SGK (có hiện vật phục chế). Em có biết các công cụ của cư dân là gì không?
GV: Như vậy việc hình thành chiềng chạ, bộ lạc mở rộng sản xuất, giao lưu, cần bảo vệ mùa màng và sự xâm lấn của các bộ lạc khác. Cư dân Việt cổ dưới sự chỉ huy của một thủ lĩnh. Điều kiện này đòi hỏi nhà nước ra đời.
? Điều kiện nào dẫn tới sự ra đời của nhà nước Văn Lang?
* Ba trung tâm văn hoá lớn:
- Đông Sơn (Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ)
- Sa Huỳnh (Quảng Ngãi)
- óc eo (An Giang)
- Hình thành các chiềng, chạ, bộ lạc lớn gần gũi nhau về tiếng nói, cách thức làm kinh tế (trồng lúa nước, chế tạo đồ đồng ...)
 Sản xuất phát triển, sống định cư, chiềng chạ mở rộng.
- Trong chiềng chạ có sự phân biệt giàu, nghèo.
- Tập hợp nhau lại chống thiên tai bảo vệ mùa màng.
-> Truyền thuyết "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh"
- Không phải lúc nào mối quan hệ giữa các bộ lạc đều tốt đẹp, có khi xảy ra xung đột, xâm lấn đất đai, vùng lãnh thổ của nhau.
- Chọn người có uy tín tập hợp cư dân liên kết các chiềng, chạ đấu tranh chống lại sự xâm lược giải quyết những xung đột.
- Mũi giáo, dao găm (Đông Sơn)là những thứ vũ khí chiến đấu của người dân Việt cổ.
 Nghe
- Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh phức tạp, cư dân Việt cổ luôn phải đấu tranh chống thiên tai, chiến đấu bảo vệ lãnh thổ và cuộc sống bình yên.
2. Nhà nước Văn Lang thành lập.
 * Giới thiệu trên bản đồ: 
 Vùng sông Cả (Nghệ An), sông Mã (Thanh Hoá)nhiều bộ lạc sinh sống. Vùng đất ven sông Hồng (Ba Vì, Hà Tây - Việt Trì Phú Thọ) có bộ lạc Văn Lang sinh sống phát triển hơn cả. Kinh tế phát triển sớm hơn, các tù trưởng bộ lạc Văn Lang được các tù trưởng vùng khác tôn trọng, ủng hộ.
 - Thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang đã thống nhất các bộ lạc ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thành liên minh bộ lạc. Đó là nhà nước Văn Lang.
? Nhà nước Văn Lang ra đời và khoảng thời gian nào? 
?Ai đứng đầu nhà nước Văn Lang?
(hùng = mạnh, vương = vua)
GV: Như vậy nước Văn Lang thành lập có vua Hùng làm chủ, đóng đô ở Bạch Hạc - Phs Thọ. Vùng đất tổ cao bề thế, trùng điệp.
? Câu chuyện nào phản ánh việc dựng nước của vua Hùng?
- Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN
- Thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang, đứng đầu nhà nước là Hùng Vương, kinh đô Văn Lang (Phong Châu - Bạch Hạc - Phú Thọ)
- Con Rồng, cháu Tiên
 3. Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào?
GV treo sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang. Giải thích:
- Vua Hùng đứng đầu nhà nước, có quyền tối caogiúp việc cho vua có lạc hầu (tướng văn), lạc tướng (tướng võ)
- Vua chia nước ra làm 15 bộ, đứng đầu là lạc tướng. Bộ chịu sự cai quản của nhà vua.
- Dưới bộ là chiềng chạ, đứng đầu chiềng chạ là bồ chính.
? Bồ chính có nhiệm vụ gì?
? Theo dõi và nghe giải thích sơ đồ tổ chức bộ mày nhà nước Văn Lang, em có rút ra nhận xét đánh giá gì?
?Nhà nước có pháp luật chưa? (lí giải)
? Việc đánh giặc ngoại xâm (phản ánh trong truyện Thánh Gióng) cho em biết nước Văn Lang ta có tổ chức quân đội chưa?
? Người dân Việt Nam ta ai cũng nhớ câu nói của Bác Hồ:"Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bcá cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.". Em hiểu gì về câu nói của Bác Hồ?
 Hùng Vương
	 Lạc hầu-Lạc tướng
	 (trung ương)
Lạc tướng Lạc tướng Lạc tướng
 (Bộ) (Bộ) (Bộ)
Bồ Bồ Bồ Bồ Bồ Bồ
chính chính chính chính chính chính (cchạ) (cchạ) (cchạ) (cchạ) (cchạ (cchạ)
- Chỉ huy dân chiềng chạ lao động sản xuất và giải quyết những bất hoà
- Đây là tổ chức chính quyền cai quản nhà nước của vua Hùng. Tuy còn đơn giản nó đã đánh dấu giai đoạn thời kì mở đầu dựng nước của cha ông ta.
- Chưa có pháp luật (vua có quyền ban hành, quyết định mọi công việc của đất nước)
- Chưa có quân đội. Khi có giặc ngoại xâm tập hợp trai tráng luyện tập, rèn vũ khí chiến đấu.
 (Thảo luận)
- Nhắc nhở chúng ta thế hệ sau nhớ ơn công lao trời biển của các vua Hùng dựng nước. Thế hệ trẻphải đoàn kết, sát cánh bên nhau tiếp tục xây dựng bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng xứng đáng con lạc cháu Hồng.
III. Luyện tập, củng cố:
? Địa bàn cư trú của bộ lạc Văn Lang ở đâu?
 (A). Ven sông Hồng từ Ba Vì (Hà Tây) đến Việt Trì (Phú Thọ).
 B. Ven sông Cả, sông Mã (Thanh Hoa)
 C. Vùng rừng núi phía Bắc.
 D.Vùng núi cao phương Bắc. 
? Kinh đô của nước Văn Lang ở đâu?
 A. Bà Vì (Hà Tây)
 ( B). Phong Châu - Bạch Hạc (Phú Thọ)
 C. Làng Cả (Việt Trì)
 D. Đông Anh (Hà Nội). 
? Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào?
A. Thế kỉ VIII TCN. C. Thế kỉ VI TCN
(B). Thế kỉ VII TCN D. Không trong khoảng thời gian này
 * Khái quát:
 GVtreo tranh đền Hùng. Khu di tích đền Hùn nay được Đảng, nhân dân Việt Nam ta giữ gìn tôn tạo. Hàng năm 10/3 âm lịch nhân dân Việt về đây dỗ tổ thể hiện lòng biết ơn sâu nặng. Hy vọng rằng các em có dịp về thăm quê cha đất tổ để cảm nhận được hồn thiêng sông núi, lòng tự hào về cội nguồn dân tộc Việt Nam ta.
 *Về nhà : Làm bài tập trên VBT in .
 Chuẩn bị bài 13. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang
Tuần 15.
Tiết 15. Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần 
 của người dân Văn Lang
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Về kiến thức
 - Qua bài học giúp HS hiểu rõ thời kì Văn Lang, cư dân đã xây dựng cho mình một cuộc sống vật chất và tinh thần riêng, phong phú tuy còn đơn giản.
2. Tư tưởng, tình cảm.
 - Bước đầu giáo dục cho HS lòng yêu nước, tự hào về Văn hoá dân tộc, có ý thức giữ gìn và phát huy những bản sắc, phong tục tập quán tốt đẹp.
3. Kĩ năng
 - Rèn luyện kĩ năng quan sát hình ảnh, hiện vật rút ra nhận xét, đánh giá.
 *Chuẩn bị:
 - Gv nghiên cứu soạn bài, hiện vật phục chế, hình ảnh hoa văn trống đồng, công cụ lao động...Tranh ảnh có liên quan, bảng phụ.
 - Hs đọc trước bài mới, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.
B. Nội dung tiến hành.
 * Kiểm tra:
? Những lí do dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang?
? Thực hành vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang và giải thích, nhận xét?
 * Bài mới:
 Vào bài: Cư dân Văn Lang sinh sống trên mảnh đất "đầy hoa thơm cỏ lạ". Đời sống vật chất và tinh thần của họ ra sao?
1. Nông nghiệp và các nghề thủ công nghiệp.
GV cho HS quan sát hiện vật công cụ lao động.
? Gọi tên công cụ, cho biết các công cụ ấy cư dân Văn Lang dùng để làm gì?
GV: Cư dân Văn Lang biết sử dụng lưỡi cày đồng thay thế công cụ đá. Một bước tiến dài trong lao động sản xuất của người Việt.
? Trong nông nghiệp cư dân Văn Lang còn làm gì?
? Cây lương thực chính của cư dân Văn Lang?
? Nuôi trâu, bòngoài mục đích lấy thịt, sữa cư dân còn dùng với mục đích nào?
? Đánh giá của em về nông nghiệp Văn Lang?
a) Nông nghiệp
- Lưỡi cầy đồng, dao găm, mác
- Dùng để phục vụ làm đất trồng lúa (gieo cấy lúa nước trên đồng ruộng, lúa trên nương rẫy) phục vụ sinh hoạt.
- Cư dân Văn Lang biết trồng rau, hoa quảvà chăn nuôi gia súc trâu bò..
- Lúa là cây lương thực chính.
- Sức kéo, cày ruộng, làm đất trồng cấy
- Nông nghiệp có những bước tiến mới, sản xuất năng suất cao hơn.
b) Thủ công
 Gvgiới thiệu: Vò gốm, giới thiệu lưới chì, cư dân chăn tằm
? Cư dân Văn Lang có những nghề thủ công nào?
(GVgiải thích: chuyên môn hoá bằng p/c lao động chuyên làm một nghề thủ công đến thuần thục)
? Quan sát H36, 37, 38. Cho em biết nghề thủ công nào phát triển nhất bấy giờ?
GV: Miêu tả trống đồng: một mặt, hình ngôi sao bằng mặt trời, xung quanh hoa văn chim bay, người giã gạoGửi gắm ước mơ của cư dân Việt về mùa màng bội thu, thiên nhiên chan hoà với cuộc sống con người.
? Theo em việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta thể hiện điều gì? (bên cạnh các trống đồng trên thế giới).
? Truyện "Thánh Gióng" với vũ khí giết giặc của người anh hùnh chứng tỏ nghề luyện kim mới nào xuất hiện.
GV: Với nghề nông và thủ công nghiệp phát triển có tác động đến đời sống vật chất của cư dân Văn Lang. 
- Họ biết làm gốm, dệt vải, xây dựng nhà, đóng thuyềnđược chuyên môn hoá.
- Luyện kim: ngoài đúc đồng, đúc vũ khí công cụ lao độngTrống đồng (minh khí), thạp đồngTrống đồng là hiện vật tiêu biểu cho nền văn minh Văn Lang, thể hiện trình độ kĩ thuật luyện kim tinh xảo, chứng tỏ tài năng và trí tuệ của người Việt cổ.
- Đây là thời kì mà đồ đồng và nghề luyện kim phát triển, đạt trình độ cao. Cuộc sống cư dân ổn định, no đủ hơn, trình độ văn hoá của cư dân Văn Lang ngang với thế giới.
- Nghề rèn sắt bắt đầu xuất hiện, sử dụng thuật luyện kim chế tạo vũ khí chiến đấu chống ngoại xâm.
2. Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ra sao?
? Theo em nói đời sống vật chất của con người ta nói đến nét sinh hoạt nào của cuộc sống?
? Dựa vào những hiểu biết và các kiến thức trong SGK em hãy cho biết người Văn Lang họ ăn, ở như thế nào?
? Thức ăn chủ yếu của người Văn Lang là gì?
? Quan sát hình người minh họa trên mặt trống đồng em thử hình dung xem người Văn Lang mặc trang phục như thế nào?
GV: Địa bàn sinh sống của cư dân Văn Lang ven sông nhiều bãi lầy, sông ngòi chằng chịt(Rừng núi hiểm trở)
? Với địa bàn sinh sống như vậy người Văn Lang đi lại giao lưu sinh hoạt bằng phương tiện nào?
? Người dân Văn Lang có nghề trồng lúa nướcCăn cứ vào những hiểu biết này em có suy nghĩ gì về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang?
- Cái ăn, ở, sinh hoạt hàng ngày
- Họ ở nhà mái cong hình mũi thuyền hay mái ngói tròn, làm bằng tre gỗ nứa, lá. có cầu thang lên xuống
- Họ ở thành chiềng, chạ gồm vài chục mái nhà.
- Họ ăn cơm nếp, tẻ có rau, cà cá thịt, dùng mâm, bát, muôi, gia vị(gừng)
* Nam: đóng khố, mình trần, chân đất..
 Nữ: mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực, tóc có nhiều kiểu: cắt ngắn bỏ xoã, búi tó, hoặc tết đuôi xam thả sau lưng.
- (Nghe kể từ TTLS) vàNgày lễ họ thích đeo đồ trang sức, phụ nữ mặc váy xoè kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hay bông lau
- Họ đi lại bằng thuyền, ngoài ra còn dùng ngựa voi
- Cuộc sống khá hơn, ổn định, đầm ấm.
3. Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang có gì đổi mới?
GV: Xã hội Văn Lang chia làm nhiều tầng lớp.
? Căn cứ vào tổ chức bộ máy nhà nước, cho em biết xã hội Văn Lang gồm những tầng lớp nào?
GV: Tuy xã hội Văn Lang chia thành nhiều tầng lớp nhưng sự phân biệt xã hội chưa sâu sắc.
? Sau những ngày lao động mệt nhọc, cư dân Văn Lang thường làm gì?
GV: Miêu tả những hành động lễ hội (ăn mặc, lễ, ca hát, đua thuyền)
GVmiêu tả trống đồng: Trống đồng hiện vật iêu biẩu của cư dân Văn Lang, biểu tượng cho nền văn minh sông Hồnggiữa mặt trống đồng là ngôi sao nhiều cánh tượng trưng cho mặt trời
? Em hiểu được ước mơ tình cảm nào của cư dân Văn Lang thể hiện ở tiết họa trống đồng?
GV: Người ta đánh trống để cầu nắng mưa thuận hoàước mơ được mùa nhiều lúa gạo của cư dân trồng lúa nước(trống đồng còn gọi là trống sấm)
- Vua quan (quí tộc là những người có thế lực, giàu có)
- Nông dân tự do: lực lượng chủ yếu nuôi sống xã hội 
- Nô tì: những người hầu hạ trong giai cấp quí tộc.
- Họ tổ chức lễ hội, vui chơi vào màu xuân và những ngày nông nhàn.
HS quan sát tìm hình ảnh và giới thiệu trò chơi: Đua thuyền, săn bắn
- Sử dụng nhạc cụ trống đồng, chiêng, khèn.
- Ước mơ mùa màng bội thu, con người chan hoà với thiên nhiên.
- Tín ngưỡng: thờ các lực lượng tự nhiên như thần núi, thần sông, mặt trời, mặt trăng, tổ tiên
 GV: - Người chết được chôn cẩn thận trong thạp bình, quan tàicó kèm theo công cụ lao động, trang sức quí giá (Họ tin rằng có thế giới bên kia con người chết đi vẫn còn sống ở một thế giới khác lên cần có công cụ lao động, của cải)
 - Người Văn Lang có khiếu thẩm mĩ cao, tình cảm cộng đồng sâu sắc, nhiều phong tục đẹp
 * Tóm lại: 
 Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang hoà quyện trong vẻ đẹp cộng đồng người Việt sâu sắc. Thế giới tâm linh giàu có và đáng trân trọng. Cuộc sống của họ giàu có về tinh thần, ổn định về vật chất.
III. Luyện tập, củng cố:
 ? Nhận xét, đánh giá của em về đời sống và tinh thần của cư dân Văn Lang?
 ? Yếu tố nào tạo nên tình cảm cộng đồng của cư dân Văn Lang?
 + Em hiểu thế nào là tình cảm cộng đồng? ( dựa vào chú thích SGK và nội dung bài học để hiểu bài). 
 + Đời sống tinh thần và vật chất hoà quyện với nhau tạo nên tình cảm cộng đồng sâu săc trong con người Lạc Việt.
? Sưu tầm những truyện nói về đời sống vật chất - tinh thần của cư dân Văn Lang.
 Về nhà: BTập 1, 2, 3/40 SBT
 Chuẩn bị bài 14: Nước Âu Lạc:
 - Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
 - Ai đứng đầu nhà nước Âu Lạc?
 - So sánh tổ chức bộ máy nhà nước Âu Lạc với tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang?.
Tuần 16
Tiết 16 Bài 14: Nước Âu Lạc
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Về kiến thức: 
 - Giúp HS thấy rõ tinh thần chiến đấu bảo vệ đất nước của cư dân Vịêt Cổ (người Tây Âu và Lạc Vịêt). 
 Quá trình ra đời nước Âu Lạc và An Dương Vương, tổ chức bộ máy nhà nước qui củ hơn.
2. Tư tưởng, tình cảm
 Giáo dục lòng yêu nước, ý thức tự hào dân tộc, cảnh giác với kẻ thù.
3. Kĩ năng
 Tiếp tục rèn kĩ năng nhận xét, so sánh, bước đầu tìm hiểu về bài học lịch sử.Quan sát, theo dõi tranh ảnh, lược đồ.
 Chuẩn bị: - GV nghieõn cửựu soaùn baứi.
 Hiện vật phụ chế lược đồ Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ.
 - HS traỷ lụứi caõu hoỷi tỡm hieồu baứi...
B. Nội dung tiến hành.
 *. Kiểm tra.
 ? Điểm lại những nét lớn về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang?
 ? Miêu tả trống đồng? Tại sao cư dân Văn Lang lại tổ chức lễ hội và đánh trống đồng?
 * Bài mới:
 Vào bài: Suốt thế kỉ IV - III TCN, cư dân Văn Lang sống yên bình nhưng ở Phương Bắc giặc Tần mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam, xâm lược đất đai của người Lạc Việtcư dân Văn Lang đang sinh sống - họ kháng chiến như thế nào?
1. Cuộc kháng chiến quân xâm lược Tần đã diễn ra như thế nào?
GV: Cuối thế kỉ VII TCN nước Văn Lang không còn được bình yên như xưa, cư dân Văn Lang đứng trước nguy cơ xâm lược của giặc Tần. Hùng Vương 18 ham vui, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
- Treo bản đồ thuật. HS quan sát theo dõi.
? Cư dân Tây Âu và Lạc Vịêt đã làm gì trước nạn xâm lấn của quân Tần?
 * Kết quả: Sau 6 năm chiến đấu anh dũng bền bỉ, người Việt đại phá quân Thanh, giết chết hiệu uý Đồ Thư. Nhà Tần phải rút quân về.
? Qua cuộc khởi nghĩa chống quân Tần giúp em hiểu gì về người Tây Âu và người Lạc Việt?
? Vì sao có sự thắng lợi của quân Tần?
- Năm 218 TCN vua Tần sai quân xâm lược xuống phía Nam, chúng chiếm vùng đất Bắc Văn Lang địa bàn cư trú của người Tây Âu và Lạc Việt.
- Thủ lĩnh của người Tây Âu và Lạc Việt lãnh đạo họ kháng chiến chống quân Tần. Ngày ẩn trong rừng đêm tiến đánhquân Tần khốn đốn.
- Họ bầu người tuấn kiệt lên làm chủ tướng đó là Thục Phán.
- Cuộc kháng chiến chống quân Tần thắng lợi.
- Người Tây Âu và Lạc Việt sát cánh bên nhau chiến đấu kiên cường, anh dũng. Họ là người yêu cuoọc soỏng bỡnh yeõn, căm ghét bọn xâm lược, có chung nguyện vọng sống hoà bình độc lập.
- Sự lãnh đạo tài tình của thủ lĩnh Thục Phán. Cđ dũng cảm, đoàn kết chiến đấu, cách đánh xuất quỉ nhập thần không trở tay kịp.
2. Nước Âu Lạc ra đời.
? Trong cuộc kháng chiến chống quân Tần ai có công nhất?
? Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
GV: Thuật trên bản đồ lãnh thổ của nước Âu Lạc mới gồm đất đai cư dân Tây Âu và Lạc Việt.
? Em hiểu như thế nào về Âu Lạc?
GV: Thục Phán lên ngôi vua tự xưng là An Dương Vương đóng đô ở Phong Khê (Cổ Loa - Đông Anh Hà Nội) và tiến hành tổ chức lại nhà nước.
? Vì sao An Dương Vương lại rời đô về Phong Khê?
 GVtreo bản đồ, tổ chức bộ máy nhà nước trống, HS điền và giải thích.
? Âu Lạc mới thành lập do ai đứng đầu nhà nước?
- Thủ lĩnh Thục Phán.
- Kháng chiến chống quân Tần thắng lợi vẻ vang.
- 207 TCN, Thục Phàn buộc Hùng Vương phỉa nhường ngôi cho mình. Hai vùng đất Tây Âu và Lạc Việt hợp nhất với nhau thành 1 nước mới có tên là Âu Lạc.
- Âu Lạc là sự kết hợp giữa hai yếu tố Tây Âu và Lạc Việt.
- Do nhu cầu của cuộc kháng chiến chống Tần 2 bộ lạc này đã hợp nhất nhau chiến đấu bảo vệ lãnh thổ.
- Vùng đất trung tâm đất nước, thuận lợi chiến đấu, phòng thủ đất nước(SGK)
- An Dương Vương, giúp việc cho vua có lạc hầu, lạc tướng.
- Lạc tướng đứng đầu bộ, bồ chính đứng đầu chiềng chạ.
 *Vẽ và giải thích sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước âu Lạc:
 An Dương Vương
 (Lạc hầu - Lạc tướng)
 Lạc tướng Lạc tướng Lạc tướng
 (Bộ) (Bộ) (Bộ) 
 Bồ chính Bồ chính Bồ chính Bồ chính Bồ chính Bồ chính
 (chiềng, (chiềng, (chiềng, (chiềng, (chiềng, (chiềng,
 chạ) chạ) chạ) chạ) chạ) chạ)
? Em có nhận xét đánh giá như thế nào về tổ chức bộ máy nhà nước Âu Lạc?
- Về cơ bản bộ máy nhà nước giống với tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang, quyền lực của An Dương Vương lớn hơn.
3. Đất nước Âu Lạc có gì thay đổi?
 * Trong nông nghiệp:
? Quan sát hiện vật phục chế: Lưỡi cày đồng, mũi tên đồng Cổ Loa so với lưỡi cày Đông Sơn và rút ra nhận xét?
* Nghề thủ công có nhiều tiến bộ.
? Căn cứ vào đâu có thể khẳng định như vậy?
? Nghề luyện kim phát triển nhiều công cụ lao động có tác dụng gì đến cuộc sống của con người?
? Khi có nhiều sản phẩm dư thừa nhiều sẽ xảy ra điều gì?
? Thảo luận: Vì sao dẫn đến sự phân biệt giàu nghèo, mâu thuẫn giai cấp trong xã hội nảy sinh?
- Lưỡi cày đồng được sử dụng phổ biến hơn trong lao động sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt: lúa, gạo, ngô, khoai, sắn, đậu nhiều hơn.
- Chăn nuôi gia súc, đánh cá, săn bắt phát triển.
- Nhiều ngành nghề thủ công nghiệp duy trì và phát triển: dệt vải, làm gốm, đồ trang sứckĩ thuật cao hơn sản phẩm đẹp hơn.
- Nghề luyện sắt phát triển, luyện kim kĩ thuật cao: giáo, mác, mũi tên đồng, cuốc sắt được sử dùng nhiều hơn trong lao động sản xuất.
- Năng suất lao động cao, của cải xã hội ngày càng nhiều đời sống nhân dân Âu Lạc no đủ hơn trước.
- Xã hội có sự phân biệt giàu nghèo, mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội đã nảy sinh.
III- Luyện tập, củng cố:
 Bài 1: Nối cột 1 2 sao cho đúng
218 trước công nguyên
Vua Hùng nhường ngôi cho Thục Phán
207 trước công nguyên
Nhà Tần đem quân đánh xuống Phương Nam
 Bài 2: Điền Đ.S vào 
 Bắc Văn Lang là đất của người Tây Âu (Âu Việt)
	 Thục Phán đóng đô ở Phong Châu ( Bạch Hạc- Phú Thọ) 
	 Thục Phán đóng đô ở Phong Khê (Đông Anh Cổ Loa- Hà Nội)
	 Đứng đầu nhà nước Âu Lạc là An Dương Vương.
 ? Giải thích thuật ngữ: 
 -Trung nguyên?
	-Tình cảm cộng đồng?
 *Về nhà :
 Hoàn thành BT trong VBT. 
 Chuẩn bị bài 15: Âu Lạc ( T2).
Tuần 17
Tiết 17	Bài 15 : Nước âu lạc ( tiếp theo)
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Về kiến thức: 
 Giúp HS thấy được:
 - Thành Cổ Loa là một trung tâm kinh tế, chính trị, quân sự của Âu Lạc, một công trình quân sự độc đáo, thể hiện được tài quân sự của cha ông.
 - Do mất cảnh giác An Dương Vương mắc mưu Triệu Đà để Âu Lạc rơi vào tay giặc.
2. Về tư tưởng, tình cảm;
 - Giáo dục HS biết trân trọng những thành quả mà cha ông để lại, một thành Cổ Loa tuyệt vời thao lược chiến thuật lúc bấy giờ.
 - Giáo dục bài học cảnh giác với kẻ thù, trong mọi khó khăn phải quyết giữ gìn độc lập dân tộc.
3. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng theo dõi trình bày vấn đề lịch sử trên bản đồ, nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm bài học từ sự kiện lịch sử.
	Chuẩn bị: - GV tham khảo tài liệu về thời dựng nước Văn Lang-Âu Lạc
 + Lược đồ, tranh ảnh (Âu Lạc)
	+Phóng to hình 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 2. Cách tính thời gian trong lịch sử - Phạm Thị Kiều - Trường THCS Thái Dương.doc