Giáo án môn Lịch sử lớp 8 - Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên (tiết 2)

I/ Mục tiêu bài học

 1/ Kiến thức

Giúp học sinh nắm được

 - Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và việc thành lập Hợp chúng quốc Mĩ (Hoa Kì) – Nhà nước tư sản

 2/ Kĩ năng

Rèn luyện cho học sinh kĩ năng

 - Sử dụng, tranh ảnh, bản đồ

 - Độc lập làm việc để giải quyết các vấn đề được đặt ra trong quá trình học tập, trước hết là các câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa

 3/ Thái độ

Thông qua các sự kiện bồi dưỡng cho học sinh

 - Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng

 - Nhận thấy chủ nghĩa tư bản có mặt tiến bộ, song vẫn là chế độ bóc lột thay thế cho chế độ phong kiến

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2890Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 8 - Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1	Ngày soạn: 
Tiết 2	Ngày dạy: 
BÀI 1: NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN 
(TIẾT 2)
I/ Mục tiêu bài học
 1/ Kiến thức
Giúp học sinh nắm được 
 - Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và việc thành lập Hợp chúng quốc Mĩ (Hoa Kì) – Nhà nước tư sản
 2/ Kĩ năng
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng
 - Sử dụng, tranh ảnh, bản đồ
 - Độc lập làm việc để giải quyết các vấn đề được đặt ra trong quá trình học tập, trước hết là các câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa
 3/ Thái độ
Thông qua các sự kiện bồi dưỡng cho học sinh
 - Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng 
 - Nhận thấy chủ nghĩa tư bản có mặt tiến bộ, song vẫn là chế độ bóc lột thay thế cho chế độ phong kiến
II/ Chuẩn bị của giáo viên (GV) và học sinh (HS) 
 1/ Chuẩn bị của GV
 - Sách giáo khoa và sách giáo viên lịch sử 8	
 - Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn lịch sử
 - Bản đồ thế giới
 - Tìm hiểu các thuật ngữ, khái niệm 
 2/ Chuẩn bị của HS
 - Học bài, xem bài trước ở nhà
 - Chuẩn bị sách giáo khoa lịch sử 8
 - Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa 
III/ Tiến trình bài dạy
 1/ Ổn định tổ chức (1 phút) 
 2/ Kiểm tra bài cũ (4 phút)
 - Trình bày diễn biến và kết quả của cách mạng Hà Lan ?
 - Nêu sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh và ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Anh 
 3/ Bài mới (35 phút)
 Đặt vấn đề vào bài mới (Khám phá): (1 phút)
Sau khi Côlômbô tìm ra Châu Mĩ, người Châu Âu di cư sang và chiếm vùng đất này. Người Anh đã lập ra 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ. Đến thế kỉ XIII, 13 thuộc địa đã tiến hành một cuộc chiến tranh chống lại thực dân Anh giành độc lập và nước Mĩ ra đời sau cuộc chiến tranh đó. Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu phần III
	Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ1: Nhận biết được vài nét về tình hình 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (14 phút)
GV: Treo lược đồ,yêu cầu HS quan sát lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và cho HS lên xác định vị trí của 13 thuộc địa
GV: Nhận xét và giới thiệu về tiềm năng thiên nhiên của khu vực này qua hình 3 trang 7 
? Nêu một vài nét về sự xâm nhập và thành lập các thuộc địa của thực dân Anh ở Bắc Mĩ ?
HS: Tham khảo tài liệu và trình bày
GV: Nhận xét và tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường 
à Vùng đất ở Bắc Mĩ bị chiếm làm thuộc địa (miêu tả về mặt điều kiện tự nhiên)
GV: Cho HS thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn: “Vì sao nhân dân các nước thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ lại đấu tranh chống thực dân Anh ?”
HS: Đại diện trình bày và các nhóm bổ sung
GV: Nhận xét và rút ra nội dung bài học
? Vì sao thực dân Anh lại kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế thuộc địa ? Cuộc đấu tranh của nhân dân thuộc địa chống thực dân Anh nhằm mục đích gì ?
à Muốn kinh tế thuộc địa gắn chặt và phụ thuộc vào chính quốc dễ cai trị, bóc lột
 Mục đích: Thoát khỏi sự thống trị của thực dân Anh, mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở thuộc địa 
GV: Kết luận
à Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng ở thuộc địa à Mâu thuẫn giữa nhân dân thuộc địa với thực dân Anh càng gay gắt, cách mạng bùng nổ
HĐ2: Nắm được kết quả, ý nghĩa cuộc chiến tranh giành độc lập của các nước thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (20 phút)
? Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 nước thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ có kết quả ra sao ?
HS: Tham khảo tài liệu và trình bày
GV: Giới thiệu về hiến pháp năm 1787 của nước Mĩ
GV: Cho HS thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn: “Những điểm nào thể hiện sự hạn chế trong hiến pháp năm 1787 của nước Mĩ ?”
HS: Đại diện trình bày và các nhóm bổ sung
GV: Nhận xét và bổ sung
à Duy trì chế độ nô lệ, có quyền con người không được thực hiện đối với nhân dân chỉ dành riêng cho người da trắng, còn người da đen không được hưởng quyền nào 
? Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ có ý nghĩa gì ?
HS: Tham khảo tư liệu và trình bày
III/ Chiến tranh giành độc lập của 
các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
1/ Tình hình các thuộc địa. Nguyên nhân của chiến tranh
 - Thế kỉ XVIII, Anh thành lập 13 thuộc đia ở Bắc Mĩ và tiến hành chính sách cai trị, bóc lột
 - Giữa thế kỉ XVIII nền kinh tế ở 13 thuộc địa phát triển nhưng bị thực dân Anh kìm hãm làm nẩy sinh mâu thuẫn giữa nhân dân Bắc Mĩ và giai cấp tư sản, chủ nô với thực dân trở nên gây gắt
- Dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, chủ nô nhân dân Bắc Mĩ đã đứng lên đấu tranh chống thực dân Anh
2/ Diễn biến cuộc chiến tranh
(Giảm tải: Hướng dẫn học sinh đọc thêm)
3/ Kết quả và ý nghĩa cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
* Kết quả
 - Anh thừa nhận nền độc lập của 13 thuộc địa và Hợp chúng quốc Mĩ ra đời
 - Năm 1787 ban hành Hiến pháp quy định Mĩ là nước cộng hòa liên bang do Tổng thống đứng đầu 
* Ý nghĩa 
 - Là cuộc cách mạng tư sản lật đổ ách thống trị của thực dân, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
 - Là cuộc cách mạng tư sản không triệt để chỉ đem lại quyền lợi cho giai cấp tư sản, chủ nô còn nhân dân không được quyền lợi gì
4/ Củng cố, luyện tập (4 phút)
 - Nêu vài nét về tình hình 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ ở thế kỉ XVII – XVIII ?
 - Những điểm nào thể hiện sự hạn chế trong hiến pháp năm 1787 của nước Mĩ ?
5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút)
 Học bài và xem trước bài 2
* Phần bổ sung của đồng nghiệp hoặc của cá nhân
 Ngày..tháng..năm..
 Duyệt của TTCM
Tuần 1	Ngày soạn: 
Tiết 1	Ngày dạy: 
PHẦN I: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI 
(TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN NĂM 1917)
CHƯƠNG I: THỜI KÌ XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
 (TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN NỬA SAU THẾ KỈ XIX)
BÀI 1: NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN
(TIẾT 1)
I/ Mục tiêu bài học
 1/ Kiến thức
Giúp học sinh nắm được
 - Những chuyển biến lớn về kinh tế, chính trị, xã hội ở Châu Âu trong các thế kỉ XVI – XVII
 - Mâu thuẫn ngày càng sâu sắc giữa lực lượng sản xuất mới – tư bản chủ nghĩa với chế độ phong kiến. Từ đó thấy được cuộc đấu tranh giữa tư sản và quý tộc phong kiến tất yến nổ ra. Các khái niệm trong bài “Cách mạng tư sản” 
 - Nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa lịch sử của cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI
 - Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII. Ý nghĩa lịch sử và hạn chế của cách mạng tư sản Anh
 2/ Kĩ năng
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng
 - Sử dụng, tranh ảnh, bản đồ
 - Độc lập làm việc để giải quyết các vấn đề được đặt ra trong quá trình học tập, trước hết là các câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa
 3/ Thái độ
Thông qua các sự kiện bồi dưỡng cho học sinh
 - Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng 
 - Nhận thấy chủ nghĩa tư bản có mặt tiến bộ, song vẫn là chế độ bóc lột thay thế cho chế độ phong kiến 
II/ Chuẩn bị của giáo viên (GV) và học sinh (HS) 
 1/ Chuẩn bị của GV
 - Sách giáo khoa và sách giáo viên lịch sử 8	
 - Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn lịch sử
 - Bản đồ thế giới
 - Tìm hiểu các thuật ngữ, khái niệm 
 2/ Chuẩn bị của HS
 - Học bài, xem bài trước ở nhà
 - Chuẩn bị sách giáo khoa lịch sử 8
 - Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa 
III/ Tiến trình bài dạy	
 1/ Ổn định tổ chức (1 phút)
 2/ Kiểm tra bài cũ (4 phút)
 - Kể tên ba sự kiện chính của lịch sử thế giới thời trung đại ?
 3/ Bài mới (35 phút)
 Đặt vấn đề vào bài mới (Khám phá): (1 phút)
Các em đã tìm hiểu về xã hội phong kiến trong chương trình lịch sử lớp 7. Những mâu thuẫn gay gắt giữa tầng lớp mới với chế độ phong kiến trong lòng xã hội phong kiến đã suy yếu và sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thời hậu kì trung đại dẫn đến bước chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa. Bước chuyển biến ấy được mở đầu bằng các cuộc cách mạng tư sản ở Hà Lan, Anh và cuộc chiến tranh giành độc lập của mười ba thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài 1 của phần lịch sử lớp 8
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ1: Trình bày được nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cách mạng Hà Lan (14 phút)
GV: Treo bản đồ và xác đinh vị trí của vùng Nêđéclan
? Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc cách mạng Hà Lan bùng nổ ?
HS: Tham khảo tư liệu và trình bày
GV: Nhận xét 
GV: Yêu cầu HS trình bày diễn biến và kết quả của cách mạng Hà Lan 
? Cách mạng Hà Lan có ý nghĩa như thế nào ?
HS: Trao đổi và trình bày
GV: Nhận xét
HĐ2: Trình bày được sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh và nguyên nhân, ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh (10 phút)
GV: Yêu cầu HS tìm những biểu hiện chứng tỏ đầu thế kỉ XVII chủ nghĩa tư bản đã phát triển ở Anh 
GV: Cho HS thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn: “Vì sao kinh tế ở Anh phát triển mạnh mẽ nhưng đời sống nhân dân lại đói nghèo ?”
HS: Thảo luận và cử đại diện trình bày, các nhóm bổ sung
GV: Nhận xét và kết luận
à Nông dân bị cướp ruộng, quý tộc đuổi tá điền
GV: Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
à Tình trạng nông dân bị đuổi khỏi ruộng đất , vì địa chủ rào đất, cướp đất làm đồng cỏ, thuê nhân công nuôi cừu, lấy lông bán làm len 
? Sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh đã để lại những hậu quả gì ?
HS: Trao đổi và trình bày
HĐ3: Tìm hiểu về ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Anh (10 phút)
GV: Cho HS đọc câu nói của Mác trong sách giáo khoa trang 6
? Em hiểu gì về câu nói trên của Mác ?
àThắng lợi của cuộc cách mạng là thắng lợi của chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa với chế độ phong kiến 
? Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tư sản Anh ?
HS: Tham khảo tư liệu và trình bày
GV: Nhận xét 
I/ Sự biến đổi về kinh tế, xã hội Tây Âu trong các thế kỉ XV – XVII. Cách mạng Hà Lan 
thế kỉ XVI
1/ Một nền sản xuất mới ra đời 
(Giảm tải: Hướng dẫn HS đọc thêm)
2/ Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI
 a/ Nguyên nhân
 - Thế kỉ XVI nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Nêđéclan phát triển nhưng bị Tây Ban Nha ra sức ngăn cản
 - Chính sách cai trị hà khắc của Tây Ban Nha làm tăng thêm mâu thuẫn dân tộc 
 b/ Diễn biến 
 - Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân Nêđéclan chống lại chính quyền phong kiến Tây Ban Nha, đỉnh cao là năm 1566
 - Năm 1581 các tỉnh miền Bắc Nêđéclan thành lập các tỉnh liên hiệp (Cộng Hòa Hà Lan)
 - Năm 1648 chính quyền phong kiến Tây Ban Nha công nhận nền độc lập của Hà Lan. Cuộc cách mạng kết thúc thắng lợi
 c/ Ý nghĩa 
 - Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới 
 - Lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển 
II/ Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII
1/ Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh
 - Thế kỉ XVII nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh phát triển với nhiều công trường thủ công luyện kim, làm đồ sứ 
 - Luân Đôn trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính lớn nhất nước Anh
 - Nhiều quý tộc phong kiến chuyển sang kinh doanh theo con đường tư bản. Họ trở thành tầng lớp quý tộc mới, còn nông dân bị mất ruộng đất trở nên nghèo khổ
 - Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với chế độ quân chủ chuyên chế ngày càng tăng
2/ Tiến trình cách mạng
 (Giảm tải: Hướng dẫn HS đọc thêm)
3/ Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII
 - Cách mạng tư sản Anh thắng lợi đã mở đường cho nước Anh phát triển theo chủ nghĩa tư bản
 - Là cuộc cách mạng tư sản không triệt để, chỉ đem lại lợi ích cho tư sản và quý tộc mới, còn nhân dân không được hưởng quyền lợi gì 
4/ Củng cố, luyện tập (4 phút)
 - Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI ? 
 - Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII ?
5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút)
 Học bài và xem trước phần III bài 1và sưu tầm những tư liệu về nước Mĩ
	* Phần bổ sung của đồng nghiệp hoặc của cá nhân
 Ngày..tháng..năm..
 Duyệt của TTCM

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Nhung_cuoc_cach_mang_tu_san_dau_tien.doc