Bài 2 – Tiết 7:
TỪ MƯỢN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
_ Hiểu được thế nào là từ mượn.
_ Bước đầu biết sử dụng từ mượn một cách hợp lí trong nói, viết.
* Trọng tâm: HS nhận biết được từ mượn, từ mượn của tiếng Hán là quan trọng và bước đầu biết lựa chọn để sử dụng từ mượn cho thích hợp.
II CHUẨN BỊ:
_ Giáo viên: + Tích hợp với phần văn bản ở tiết trước.
+ Mẫu câu, túi gài.
_ Học sinh: + Trả lời các câu hỏi SGK/ 24, 25.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ:
_ Kể lại truyện Thánh Gióng .
_ Nêu ghi nhớ.
3/ Dạy bài mới:
Trong từ vựng Tiếng Việt, ngoài những từ thuần túy Tiếng Việt, chúng ta còn thấy nhiều từ được vay mượn từ các nước khác. Đó là từ mượn. Từ mượn là hiện tượngk phổ biến trong tất cả các ngôn ngữ. Tiếng Việt do đặc điểm lịch sử riêng, có 2 nguồn gốc vay mượn, quan trọng nhất là từ mượn tiếng Hán. Khi sử dụng lớp từ này, ta phải cân nhắc để bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt.
Bài 2 – Tiết 7: TỪ MƯỢN I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: _ Hiểu được thế nào là từ mượn. _ Bước đầu biết sử dụng từ mượn một cách hợp lí trong nói, viết. * Trọng tâm: HS nhận biết được từ mượn, từ mượn của tiếng Hán là quan trọng và bước đầu biết lựa chọn để sử dụng từ mượn cho thích hợp. II CHUẨN BỊ: _ Giáo viên: + Tích hợp với phần văn bản ở tiết trước. + Mẫu câu, túi gài. _ Học sinh: + Trả lời các câu hỏi SGK/ 24, 25. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ: _ Kể lại truyện Thánh Gióng . _ Nêu ghi nhớ. 3/ Dạy bài mới: Trong từ vựng Tiếng Việt, ngoài những từ thuần túy Tiếng Việt, chúng ta còn thấy nhiều từ được vay mượn từ các nước khác. Đó là từ mượn. Từ mượn là hiện tượngk phổ biến trong tất cả các ngôn ngữ. Tiếng Việt do đặc điểm lịch sử riêng, có 2 nguồn gốc vay mượn, quan trọng nhất là từ mượn tiếng Hán. Khi sử dụng lớp từ này, ta phải cân nhắc để bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ GHI BẢNG Tìm hiểu khái niệm: từ thuần Việt và từ mượn. _ GV treo mẫu ( Mục I.1, 2 SGK/24 ) HỎI: Em hãy giải nghĩa từ “trượng”; “tráng sĩ”? HỎI: Theo em, những từ này có nguồn gốc từ đâu? GV: Từ mượn Hán gọi là từ Hán Việt. Những từ còn lại trong câu ( chú bé, vùng dậy) là những từ do nhân dân ta sáng tạo ra à Từ thuần Việt. HỎI: Tìm từ HV đồng nghĩa tương đương với “chú bé” GV: Từ Tiếng Việt có 2 lớp lớn; Từ thuần Việt và từ mượn. Do lịch sử nước ta đã có một nghìn năm Bắc thuộc nên bộ phận từ mượn nhiều nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán (gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt). Bên cạnh đó, trong tiếng Việt còn có những từ mượn từ tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga _ GV treo mẫu I.3 SGK/ 24. HỎI: hãy chỉ ra những từ mà em cho là mượn tiếng hán? HỎI: Theo em, các từ còn lại vay mượn từ đâu? HỎI: Em có nhận xét gì về cách viết các từ trên? GV: Đối với những từ mượn đã được Việt hóa thì viết như từ thuần Việt. Đối với những từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn thì khi viết dùng gạch ngang để nối các tiếng. Từ mượn Hán có nguồn gốc lâu đời nhất nên cách đọc và viết như tiếng Việt. Tìm hiểu nguyên tắc mượn từ. _ Gọi HS đọc mục II/ 25. * Thảo luận: Em hiểu ý kiến của chủ tịch HCM như thế nào? GV có thể đưa thêm vài ví dụ ngoài để học sinh hiểu rõ hơn về mục này. ( Chẳng hạn cách dùng từ: Nhi đồng, Phụ nữ, Sài Gòn, Times.) _ Gọi HS đọc ghi nhớ cuối trang 25. _ Chốt 2 đơn vị kiến thức, chuyển sang bài tập. Luyện tập: * Bài tập 1 SGK/ 26: Xác định từ mượn và nguồn gốc vay mượn: Lưu ý: + Trang chủ + Mai-cơn-giắc-xơn * Bài tập 2 SGK/ 26: Xác định nghĩa của từng tiếng tạo thành từ Hán Việt. * Bài tập 3 SGK/ 26: Tìm một số từ mượn là bộ phận xe đạp, tên đồ vật, đơn vị đo lường: * Bài tập 4 SGK/ 26: Sử dụng từ mượn: * Bài tập 5 SGK/ 26: Chính tả. _ Lưu ý các từ hay lẫn âm gi – d; l – n – s; dấu hỏi – ngã; viết hoa địa danh. _ Với HS giỏi thay bài này bằng bài 6 SBT/ 11, 12. _ “trượng” : đơn vị đo bằng 10 thước Trung Quốc cổ (tức 3,33 mét); ở đây hiểu là rất cao. _ “tráng sĩ” : người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn (tráng: khỏe mạnh, to lớn, cường tráng; sĩ: người trí thức thời xưa và những người được tôn trọng nói chung) _ Từ Trung Quốc. _ Nhi đồng, thiếu nhi. _ Sứ giả, giang sơn, buồm, điện, gan. _ Pháp, Anh, Nga _ Có những từ giữa các âm có dấu gạch nối. _ Trình bày được 2 ý: + Mặt tích cực: làm giàu ngôn ngữ, sắc thái biểu cảm. + Mặt tiêu cực: làm vốn ngôn ngữ bị pha tạp (lai căng) nếu sử dụng tùy tiện. _ Đọc to, rõ. _ Đọc toàn bộ ghi nhớ SGK/ 25. Bài tập 1 SGK/ 26: a) Hán Việt: vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ b) Hán Việt: gia nhân c) Anh: pốp, in-tơ-nét Hán Việt: quyết định, lãnh địa. Bài tập 2 SGK/ 26: a) khán giả (khán: xem; giả: người) độc giả (độc: đọc; giả: người) b) yếu điểm (yếu: quan trọng; điểm: điểm) yếu lược (yếu: quan trọng; lược: tóm tắt) yếu nhân (yếu: quan trọng; nhân: người) * Bài tập 3 SGK/ 26: a/ Tên đợn vị đo lường: mét, lít, hecta, xăng-ti-met b/ Tên bộ phận xe đạp: ghi-đông, pê-đan, phanh, líp c/ Tên đồ vật: ra-đi-ô; vi-đê-ô; rô-bi-nê; buýt, ta-xi * Bài tập 4 SGK/ 26: _ Từ mượn: Phôn, fan, nốc ao. _ Nhận xét: Có thể dùng những từ này khi trò chuyện cùng bạn bè tính chất thân mật Ưu điểm của nó là ngắn gọn. Trong hoàn cảnh giao tiếp quan trọng, thông tin trên báo đài tránh dùng. * Bài tập 5 SGK/ 26: I. TÌM HIỂU BÀI: Từ TV Từ mượn Từ Hán Việt Ngôn ngữ khác Chú bé, vùng dậy, vươn vai Tráng sĩ, sứ giả, giang sơn, điện Ti vi, xà phòng, in-tơ-nét II. GHI NHỚ: SGK/25. III. LUYỆN TẬP: BT 1, 2, 3, 4, 5 SGK/ 25 4/ Củng cố: _ Gọi HS nhắc lại phần ghi nhớ. 5/ Dặn dò: _ Học thuộc lòng ghi nhớ, hoàn tất các BT . _ Soạn bài “Tìm hiểu chung về văn tự sự”. 6/ Rút kinh nghiệm: CÁC HÌNH THỨC VAY MƯỢN THƯỜNG GẶP: ( Âm đọc và nghĩa) _ Xà phòng, xà bông (savon) _ Cà phê ( café) _ Sơ mi ( chemise) _ Búp bê ( poupée ) _ Mít tinh ( meeting ) _ Buýt ( Bus ) _ Ban công ( Balcon ) _ Mùi soa ( mouchoise)
Tài liệu đính kèm: