Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến tiết 12

TIẾT 1 ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN

1. Mục tiêu

a) Về kiến thức

 - HS nắm được các kiến thức về văn nghị luận

 - Củng cố được kiến thức về văn nghị luận

 b) về kỹ năng

 - Rèn kỹ năng làm văn nghị luận

 c) Về thái độ : giáo dục học sinh yêu thích bộ môn, học tập tích cực

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

 a) Chuẩn bị của giáo viên : Đọc tài liệu - soạn bài

 b) Chuẩn bị của học sinh : Ôn lại các kiến thức về văn nghị luận

 Ôn về chủ đề và bố cục của văn bản

3. Tiến trình bài dạy

a) Kiểm tra bài cũ

 Kiểm tra sách vở, đồ dùng của HS

• Đặt vấn đề Trực tiếp vào bài

 

doc 28 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1225Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến tiết 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HS
?
HS
?
HS
?
HS
HS
?
HS
?
HS
?
?
HS
- Nội dung chính của tập hồi ký Những ngày thơ ấu của tác giả Nguyên Hồng?
- Thế nào là trường từ vựng ?
(Ví dụ: Trường từ vựng chỉ các môn khoa học: Hoá học, sinh học, toán học,vật lí, văn học...)
- Em hiểu gì về chủ đề của văn bản?
- Việc sắp xếp các ý thường theo những thứ tự nào?
- Muốn tìm hiểu chủ đề của văn bản, cần tìm hiểu những yếu tố nào?
(A. Tất cả các yếu tố của văn bản) 
- Tính thống nhất về chủ đề của văn bản thể hiện ở chỗ nào?
(D. Cả ba yếu tố trên)
- Các ý trong đoạn trích Trong lòng mẹ được sắp xếp theo trình tự nào?
(D. Cả A, B, C đều đúng)
- Nhận xét nào nói đúng nhất quan hệ ý nghĩa của các câu trong đoạn văn với nhau và với câu chủ đề?
(D. Gồm B và C)
- Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của đoạn trích Trong lòng mẹ?
(D. Chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng)
Tình cảm yêu thương mẹ thắm thiết của chú bé Hồng thể hiện qua đoạn trích Trong lòng mẹ như thế nào?
I. Lý thuyết
- Những ngày thơ ấu là tập hồi ký viết về tuổi thơ cay đắng của tác giả. Từ cảnh ngộ và tâm sự của chú bé Hồng, tác giả còn cho thấy bộ mặt lạnh lùng của một xã hội chỉ trọng đồng tiền, đầy những thành kiến cổ hủ, thói nhỏ nhen, độc ác của đám thị dân tiểu tư sản khiến cho tình máu mủ ruột thịt cũng thành khô héo. Tác phẩm gồm 9 chương, “Trong lòng mẹ” là chương IV.
2. Chủ đề và bố cục của văn bản
- Khái niệm chủ đề trong lí thuyết văn bản bao gồm đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt. Chủ đề có nội dung bao quát hơn đề tài
- Tính thống nhất về chủ đề của văn bản là một trong những đặc trưng quan trọng tạo nên văn bản. Đặc trưng này có liên hệ mật thiết với tính mạch lạc, tính liên kết.
- Tính thống nhất về chủ đề của văn bản được thể hiện trên cả hai bình diện: nội dung và cấu trúc - hình thức
- Việc sắp xếp các ý có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp thu của người đọc - phụ thuộc vào đối tượng phản ánh, loại hình văn bản. Một số cách trình bày:
+ Theo thứ tự thời gian
+ Theo lô gíc khách quan của đối tượng
+ Theo lô gíc chủ quan
+ Theo quy luật tâm lý, cảm xúc
- Trường từ vựng: Là tập hợp từ có ít nhất 1 nét nghĩa chung.
II. Luyện tập
Bài tập 1: Xác định các ý đúng trong các câu sau:
Câu 1: Muốn tìm hiểu chủ đề của văn bản, cần tìm hiểu những yếu tố nào?
A. Tất cả các yếu tố của văn bản 
C. Các ý lớn của văn bản
B. Câu kết thúc của văn bản 
D. Câu mở đầu của mỗi đoạn trong văn bản
Câu 2: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản thể hiện ở chỗ nào?
A. Văn bản có đối tượng xác định
B. Văn bản có tính mạch lạc
C. Các yếu tố bám sát chủ đề đã định
D. Cả ba yếu tố trên
Câu 3: Các ý trong đoạn trích Trong lòng mẹ được sắp xếp theo trình tự nào?
A. Thời gian
B. Sự phát triển của sự việc
C. Không gian
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 4: Nhận xét nào nói đúng nhất quan hệ ý nghĩa của các câu trong đoạn văn với nhau và với câu chủ đề?
A. Bình đẳng với nhau về mặt ý nghĩa. 
B. Cùng làm rõ nội dung ý nghĩa của câu chủ đề. 
C. Bổ sung ý nghĩa cho nhau
D. Gồm B và C. 
Câu 5: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung của đoạn trích Trong lòng mẹ?
A. Chủ yếu trình bày nỗi đau khổ của mẹ chú bé Hồng
B. Chủ yếu trình bày tâm địa độc ác của người cô của bé Hồng
C. Chủ yếu trình bày sự hờn tủi của bé Hồng khi gặp mẹ
D. Chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng 
c) Củng cố-luyện tập (3’)
	- Ôn kỹ phần kiến thức tiếng Việt đã học
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’)
	- Ôn lại các kiến thức đã học.
4. Những kinh nghiệm rút ra sau khi giảng 
................................................................................................................................. 
................................................................................................................................. 
................................................................................................................................. 
Ngày soạn: 30/9/2017 Ngày dạy: 03/10/2017 - Dạy lớp 8B
 05/10/2017- Dạy lớp 8A
TIẾT 4-ÔN TẬP VỀ ĐOẠN VĂN
1. Mục tiêu 
a) Về kiến thức HS củng cố lại kiến thức cơ bản về đoạn văn
b) Về kỹ năng Luyện tập xây dựng đoạn văn theo hai cách quy nạp, diễn dịch.Rèn kỹ năng viết đoạn, trình bày đoạn văn.
c) Về thái độ : giáo dục học sinh yêu thích bộ môn, học tập tích cực 
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
	a) Chuẩn bị của giáo viên : Đọc tài liệu - soạn bài
	b) Chuẩn bị của học sinh : Ôn về đoạn văn
3. Tiến trình bài dạy 
a) Kiểm tra bài cũ:
* Đặt vấn đề Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề.
Các cách xây dựng đoạn................
b) Dạy nội dung bài mới 
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung 
GV
GV
?
HS
?
?
?
?
?
Cho HS nhắc lại khái niệm đoạn văn.
Đặc điểm của đoạn văn
Đưa ra bài tập để HS luyện tập.
- Nội dung của đoạn văn là gì? Hãy thử đặt tiêu đề cho đoạn văn này?
- Hãy tìm những từ ngữ chủ đề của đoạn văn?
- Đoạn văn có câu chủ đề không? Nếu có, hãy chỉ ra câu đó?
- Các câu trong đoạn được trình bày theo cách nào?
- Có thể thay đổi vị trí các câu trong đoạn đó được không? Vì sao?
- Nội dung của đoạn văn là gì?
- Các câu trong đoạn văn được liên kết theo mô hình nào? Vì sao?
- Hãy viết một đoạn văn có cùng mô hình với đoạn văn trên.
HS Viết đoạn văn
Trình bày – Nhận xét
I. Kiến thức cơ bản:
Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề.
Các cách xây dựng đoạn:
Diễn dịch
Quy nạp
Song hành.
II. Luyện tập:
Bài 1:
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : “ Người ta nói đấy là bàn chân vất vả. Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân Theo ngữ văn 7 tập I).” 
- Đoạn văn thể hiện những cảm xúc về người thân, người viết vừa miêu tả bàn chân của bố vừa bày tỏ lòng thưong xót, biết ơn trước những hi sinh thầm lặng của bố -> Bàn chân của bố
- Những từ ngữ: bàn chân, ngón chân, gan bàn chân, mu bàn chân, nhức chân
- Câu 1 là câu chủ đề
- Theo phép diễn dịch
- Các câu trong đoạn có vai trò không giống nhau -> không thể thay đổi vị trí các câu trong đoạn được.
Bài 2:Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi:“ Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn thiên lý, vài con ong siêng năng đã đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám, chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.”
- Đoạn văn không có câu chủ đề. Các câu trong đoạn cùng nói tới một nội dung: miêu tả cảnh mùa xuân ở miền Bắc. 
- Mô hình song hành.
c) Củng cố-luyện tập 
	- Ôn kỹ về đoạn văn
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 
	- Chuẩn bị ôn về xây dựng đoạn văn nghị luận
4. Những kinh nghiệm rút ra sau khi giảng 
................................................................................................................................. 
................................................................................................................................. 
................................................................................................................................. 
Ngày soạn: 07/10/2017 Ngày dạy: 10/10/2017 - Dạy lớp 8B
 12/10/2017- Dạy lớp 8A
TIẾT 5 ÔN TẬP VỀ ĐOẠN VĂN
1. Mục tiêu 
a) Về kiến thức Ôn tập lại kiến thức về cách viết doạn văn 
b) Về kỹ năng Rèn kĩ năng viết đoạn văn theo các cách quy nạp, diễn dịch và song hành
c) Về thái độ Giáo dục ý thức tự giác của học sinh
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
a) Chuẩn bị của giáo viên : sgk, giáo án, bài tập
b) Chuẩn bị của học sinh : sgk, vở ghi
3Tiến trình bài dạy 
Kiểm tra bài cũ 
 * Đặt vấn đề Muốn viết được đoạn văn ta cần phải làm gì?Ta n/c bài hôm nay....
 b) Dạy nội dung bài mới 
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung 
GV
GV
GV
GV
HS
GV
GV
GV
Hoạt động 1:
Muốn viết được đoạn văn ta cần phải làm gì?
- Nắm được ý chính của đoạn văn mà mình định viết, tức là nắm được chủ đề của đoạn.
 Khi viết đoạn văn có cần thể hiện rõ chủ đề mà mình đang viết hay không?
- Phải thể hiện rõ chủ đề.
 Có mấy cách viết đoạn văn?
- Có thể viết theo 3 cách chính: quy nạp, diễn dịch, hay song hành
 Các ý trong đoạn văn có cần sắp sếp theo trình tự không?
 Trả lời
Nhận xét và chốt ý mở rộng
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: 
- Giới thiệu khái quát về chiếc áo dài
- Giá trị văn hóa của chiếc áo dài, có thể nêu cảm nghĩ của bản thân.
Bài 2: Gv gợi ý cho HS cách viết diễn dịch, và cách viết quy nạp
Sau đó chọn một số bài tiêu biểu để đọc trước lớp, rồi sửa cho HS.
I. Củng cố, mở rộng:
 - Trong đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề hoặc câu chủ đề mở đoạn và tiếp dau là những câu giải thích, bổ sung cho câu chủ đề.
 - Đoạn văn thường dùng phép diễn dịch, phép quy nạp hay song hành để viết
 - Các ý trong đoạn cần sắp sếp theo trình tự của sự vật, sự việc.
II. Luyện tập:
Bài 1: Hãy viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về chiếc áo dài Việt Nam.
Bài 2: Viết một đoạn văn theo cách diễn dịch hay quy nạp ( chủ đề tự chọn) 
* Luyện tập:
 Hàng năm, cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không lại có những đám mây bàng bạc lòng tôi lại náo nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy, nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi giữa bầu trời quang đãng.
Củng cố-luyện tập (3’)
GV củng cố lại các kiến thức
Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’)
HS học bài và soạn bài đầy đủ
4. Những kinh nghiệm rút ra sau khi giảng 
................................................................................................................................. 
................................................................................................................................. 
................................................................................................................................. 
................................................................................................................................. 
Ngày soạn: 14/10/2017 Ngày dạy: 17/10/2017 - Dạy lớp 8B
 19/10/2017- Dạy lớp 8A
Tiết 6 LUYỆN KỸ NĂNG CẢM THỤ TÁC PHẨM VĂN HỌC
1. Mục tiêu 
a) Về kiến thức 
 - HS nắm được những kiến thức về tác phẩm văn học,có những hiểu biết cơ bản về việc đánh giá những tác phẩm văn học.
b) Về kỹ năng 
 - Hình thành những kĩ năng cơ bản về cảm thụ tác phẩm văn học.
c) Về thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích bộ môn, học tập tích cực 
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
a) Chuẩn bị của giáo viên Kiến thức về tác phẩm văn học. Các kỹ năng trình bày bài cảm thụ tác phẩm.
 b) Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, ôn lại kiến thức cũ 
3. Tiến trình bài dạy 
a) Kiểm tra bài cũ (Kiểm tra trong quá trình dạy bài mới)
* Đặt vấn đề : Trực tiếp vào bài
b) Dạy nội dung bài mới 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV
GV
GV
GV
GV
GV
GV
Muốn tìm hiểu, phân tích bình giảng đánh giá một tác phẩm văn học, các em cần phải nắm được một số hiểu biết cơ bản về tác phẩm văn học.
Tác phẩm là sự kết hợp giữa thế giới khách quan và những tư tưởng chủ quan của con người....Dù nhân vật là người hay vật... thì đó cũng là chuyện của con người, về con người...
Hình thức TPVH có thể là những tác phẩm dài hay ngắn...
+ TPVH được chia làm 3 loại hình lớn: Tác phẩm trữ tình, tác phẩm tự sự, tác phẩm kịch....
Trong đời có thể nói: Tôi rất nhớ anh...
Nhưng với ngôn ngữ văn học có thể: Nhớ ai bổi hổi bồi hồi. Như đứng đống lửa như ngồi đống rơm...
- Hình tượng văn học hiểu theo nghĩa rộng: Là toàn bộ bức tranh cụ thể về cuộc sống và con người tức là toàn bộ thế giới nghệ thuật của nhà văn được tái tạo và MT trong tác phẩm...
Thật khó mà dùng ngôn từ để diễn tả sự im lặng và xúc động thiêng liêng đến tận cùng giây phút Bác Hồ trở về Tổ Quốc sau 30 năm xa cách bằng mấy câu thơ.
Lưu ý:
Tiếng Việt giàu thanh điệu-> tạo nên tính nhạc cho câu...
Cho HS ghi bài tập vào vở
-> Hãy chỉ ra hiệu quả của việc ngắt nhịp , sử dụng dấu câu trong câu văn sau:
“Hàng năm, cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không lại có những đám mây bàng bạc lòng tôi lại náo nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy, nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi giữa bầu trời quang đãng”.
I-Những hiểu biết cơ bản về tác phẩm văn học:
 1. Thế nào là TPVH?
- Nội dung: TPVH bao giờ cũng là một bức tranh sinh động về cuộc sống và con người. Qua bức tranh đó, người viết luôn gửi gắm những tình cảm, tư tưởng và thể hiện một thái độ của mình trước cuộc sống.
- Hình thức: Về hình thức tồn tại của TPVH, người ta thường nói văn học là nghệ thuật của ngôn từ. TPVH là một công trình nghệ thuật lấy ngôn từ làm chất liệu, có hình thức và quy mô rất đa dạng, phong phú.
Đặc trưng của TPVH:
a- TPVH là một văn bản ngôn từ nghệ thuật:
- Ngôn từ nghệ thật trong tác phẩm mang tính đa nghĩa, giàu tính hình tượng và màu sắc biểu cảm.
- Mang đậm dấu ấn cá nhân
Ví dụ: Cùng diễn đạt nội dung đánh giặc là truyền thống của dân tộc:
+ Tố Hữu: Lớp cha trước, lớp con sau.
 Đã thành đồng chí chung câu quân hành.
+Hoàng Trung Thông:
 Ta lại viết bài thơ trên báng súng
 Con lớn lên viết tiếp thay cha
 Người đứng dậy viết tiếp người ngã xuống
 Người hôm nay viết tiếp người hôm qua.
+ Trinh Đường: 
 Cha còn đeo quân hàm
 Con đã ra nhập ngũ
 Một hòn đá Trường Sơn
 Cha con cùng gối ngủ...
+ Lưu Trọng Lư:
Xưa tiễn chồng đi rười rười tóc xanh
Nay lại tiễn con đi rung rinh đầu bạc.
- Ngôn từ nghệ thuật cũng đòi hỏi tính chính xác cao độ ( Khác với tính chính xác của ngôn từ khoa học)
- Ghế trên ngồi tót sỗ sàng
- Vèo trông lá rụng đầy sân( Tản Đà)
-> Khi tìm hiểu TPVH cần chú ý khai thác những yếu tố trên...
b- Hình tượng văn học:
- Do việc sử dụng ngôn từ làm chất liêụ nên hình tượng văn học là hình tượng ngôn từ.
 VD: Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân
 ( Nguyễn Du)
-> Goí cả 4 mùa trong một câu thơ bằng ngôn từ nghệ thuật.
+ Theo nghĩa rộng: Là toàn bộ bức tranh cụ thể về cuộc sống và con người tức là toàn bộ thế giới nghệ thuật của nhà văn được tái tạo và MT trong tác phẩm...
+ Theo nghĩa hẹp: Là những đặc điểm và phẩm chất của một sự vật, một nhân vật nào đó mà nhà văn thể hiện.
Ví dụ: Hình tượng chị Dậu...
-> Hai phương diện trên đều được và chỉ được thể hiện qua chữ nghĩa và các hình thức dấu câu của một văn bản ngôn từ.
II. Các phương diện của hình thức nghệ thuật cần chú ý khai thác khi phân tích TPVH
Dấu câu và cách ngắt nhịp:
- Dấu câu được coi là 1 loại từ, là hình thức của chữ trong tác phẩm. Ngay cả cách ngắt nhịp trong văn bản cũng được coi như một từ đa nghĩa.
Ví dụ: “Ôi! Sáng xuân nay, xuân 41.
 Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
 Bác về... Im lặng. Con chim hót.
 Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ”.
 (Theo chân Bác- Tố Hữu)
-> Dấu câu đặt giữa câu thơ -> Có sự đặc biệt để diễn tả sự xúc động đến vô cùng khi được đón bác trở về... Dường như mọi vật đều im lặng trong phút giây đó...thật thiêng liêng...
- Cách ngắt nhịp khác nhau đôi khi tạo ra những cách hiểu khác nhau.:
Ví dụ: Một chiếc xe/ đạp băng vào bóng tối.
 Một chiếc xe đạp / băng vào bóng tối.
->Tạo ra những cách hiểu khác nhau...
* Kết luận: Chú ý đến dấu câu và cách ngắt nhịp để đọc diễn cảm -> Cảm nhận được những vẻ đẹp về nội dung cũng như nghệ thuật.
2.Vần điệu, âm hưởng và nhạc tính:
 - Những vần bằng thường diễn tả sự nhẹ nhàng, bâng khuâng, chơi vơi...
 - Còn vần trắc thường diễn tả sự trúc trắc nặng nề, khó khăn, vấp váp...
-> Khi cần khắc sâu một ấn tượng, một cảm xúc nào đó, tác giả thường dùng liên tiếp một loại vần:
Ví dụ: 
Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi
 ( Xuân Diệu)
Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông.
 ( Bích Khê)
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
 ( Quang Dũng)
-> Khi phân tích đặc biệt là thơ hãy tập trung phân tích những điểm đặc biệt này để chỉ ra giá trị vai trò và tác dụng của chúng trong việc thể hiện nội dung.
* Luyện tập:
 Hàng năm, cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không lại có những đám mây bàng bạc lòng tôi lại náo nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy, nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi giữa bầu trời quang đãng.
-> Đoạn văn gồm 62 chữ, chỉ có 2 câu, 2 dấu phảy, 2 dấu chấm... Nhịp điệu câu văn nhanh, không gấp gáp vội vàng. Ngữ điệu câu văn không có gì căng thẳng, cả đoạn văn là những tiếng nói thì thầm , nhỏ nhẹ như lá rụng mùa thu, lãng đãng như mây bạc giữa lưng trời-> Nhằm diễn đạt một tâm trạng, một hồi ức, một tấm lòng đang náo nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường đầy xúc động...
c) Củng cố-luyện tập(3’) 
- Ôn lý thuyết. Tập phân tích giá trị của dấu câu và cách ngắt nhịp cho đoạn văn sau:
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’)
 “...Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện được nữa. Biết không? Chỉ có một cách... Biết không ! Chỉ còn một cách là... cái này! Biết không!”( Nam Cao- Chí Phèo)
4. Những kinh nghiệm rút ra sau khi giảng 
................................................................................................................................. 
................................................................................................................................. 
................................................................................................................................. 
................................................................................................................................. 
Ngày soạn: 21/10/2017 Ngày dạy: 24/10/2017 - Dạy lớp 8B
 26/10/2017- Dạy lớp 8A
Tiết 7 LUYỆN KỸ NĂNG CẢM THỤ TÁC PHẨM VĂN HỌC
1. Mục tiêu
 a) Về kiến thức 
Tiếp tục cung cấp những kiến thức về kỹ năng phân tích tác phẩm văn học về từ ngữ, các biện pháp tu từ, hình ảnh.
Về kỹ năng Củng cố những kỹ năng tìm hiểu tác phẩm trên cơ sở tìm hiểu dấu câu, cách ngắt nhịp...
Về thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích bộ môn, học tập tích cực 
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
a) Chuẩn bị của giáo viên : Soạn giáo án, SGK, tài liệu
b) Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, ôn lại các kiến thức cũ 
3. Tiến trình bài dạy 
a) Kiểm tra bài cũ (5’)
Giải đáp bài tập:
 Đoạn văn: Hàng năm, cứ vào cuối thu...: Gồm 62 chữ, chỉ có 2 câu, 2 dấu chấm, 2 dấu phảy. Nhịp điệu câu văn nhẩn nha, không gấp gáp vội vàng. Ngữ điệu câu văn không có gì căng thẳng. Cả đoạn văn là những tiếng nói thì thầm, nhỏ nhẹ như lá rụng cuối thu, lãng đãng như mây bạc lưng trời -> Nhằm diễn đạt 1 tâm trạng, một hồi ức, 1 tấm lòng đang bâng khuâng, xao xuyến bồi hồi, đang náo nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường...
* Đặt vấn đề : Trực tiếp vào bài
b) Dạy nội dung bài mới 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV
GV
GV
HS
GV
GV
?
HS
 HS
 Tìm hiểu TP văn học-> Tìm hiểu nghệ thuật: so sánh, nhân hoá... từ ngữ, hình ảnh...
* - Đây là đặc trưng quan trọng nhất của TPVH.
Đây là yếu tố cơ bản, quan trọng nhất của hình thức chất liệu ngôn từ. Bởi vì mọi nội dung cần thể hiện của TPVH không có cách nào khác là nhờ vào hệ thống ngôn từ.... Nhà văn muốn mô tả, tái hiện hiện thực phải thông qua từ ngữ..
HS cần thấy biết phát hiện những từ ngữ cần khai thác cũng là năng lưc cảm thụ ...Trong trường hợp phân tích những tác phẩm dịch cần chú ý khi phân tích những từ dịch....
Hệ thống từ ngữ gợi tả hình ảnh, cảm xúc trong Tiếng Việt rất phong phú đa dạng:
Ví dụ: Gợi về tâm trạng: Xao xuyến, bâng khuâng, phân vân...
Gợi về thị giác: La đà, lơ lửng, chấp chới...
Gợi về vị giác: mặn chát, chua lòm, ngọt lịm...
Phân tích hiệu quả của việc sử dụng dấu câu, cách ngắt nhịp trong ví dụ đã cho. 
- Tìm hiệu quả của việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh trong câu thơ sau:
HS trình bày bài viết, GV nhận xét cho điểm.
1. Các biện pháp tu từ, từ ngữ, hình ảnh:
* Phân tích TPVH không thể thoát ly và bỏ qua từ ngữ. 
+ Muốn vậy trước hết cần phải nắm vững nghĩa của từ.( Nghĩa chung và nghiã trong văn cảnh.)
+ Tại sao tác giả dùng từ này mà không dùng từ khác?
+ Tại sao từ ngữ này lại xuất hiện nhiều như thế?
+ Có bao nhiêu từ đồng nghĩa với từ đó? Có thể thay thế từ ấy bằng một từ khác được không?
* Phân tích hình ảnh trong tác phẩm. 
( Hình ảnh trong TPVH thực ra cũng là từ ngữ)
Ví dụ: Tú Bà:
Nhác trông nhờ nhợt màu da
Ăn gì to lớn đẫy đà làm sao( Truyện Kiều) 
Nhờn nhợt: Lột tả rõ nét nhất thần thái của Tú bà
- Hệ thống từ ngữ gợi tả hình ảnh, cảm xúc trong Tiếng Việt rất phong phú đa dạng:
 + Gợi về tâm trạng: Xao xuyến, bâng khuâng, phân vân...
 + Gợi về thị giác: La đà, lơ lửng, chấp chới...
 + Gợi về vị giác: mặn chát, chua lòm, ngọt lịm...
Ví dụ: Nỗi niềm chi rứa Huế ơi
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên...( Tố Hữu)
Hay: mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về 1 bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc.
* Các biện pháp tu từ là phương diện quan trọng khi phân tích TPVH:
- Phải chỉ ra tính hiệu quả của cách viết, cách nói vai trò và tác dụng của chúng trong việc diễn đạt...
II- Luyện tập:
Bài tập 1:
...Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện được nữa. Biết không? Chỉ có một cách... Biết không ! Chỉ còn một cách là... cái này! Biết không! ( Nam Cao- Chí Phèo)
63 chữ- gồm 9 câu, và rất nhiều dấu ngắt: 5 dấu cảm thán. 2 dấu chấm hỏi, 4 dấu chấm lửng, 3 dấu phảy, 2 dấu chấm.-> Nhịp điệu chắn bừng t

Tài liệu đính kèm:

  • docLe LuongGA TU Chon Van 8_12239443.doc