Giáo án môn Ngữ văn 9 - Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I

I/ Phần Tiếng Việt

1/ Các phương châm hội thoại

a/ Phương châm về lượng

- Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa (phương châm về lượng)

VD:Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà.

=> Vi phạm phương châm về lượng vì thừa cụm từ “nuôi ở nhà” vì “gia súc" có nghĩa là thú nuôi ở nhà.

b/ Phương châm về chất

- Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực

VD: Một học sinh xin phép cô chủ nhiệm:

- Thưa cô, mai cho em nghỉ tập văn nghệ ạ.

 - Vì sao?

 - Thưa cô, mai em đau đầu ạ.

=> Vi phạm phương châm về chất vì câu trả lời của học sinh là không có lí do xác thực

 

docx 8 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 856Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ Phần Tiếng Việt
1/ Các phương châm hội thoại
a/ Phương châm về lượng
- Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa (phương châm về lượng)
VD:Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà.
=> Vi phạm phương châm về lượng vì thừa cụm từ “nuôi ở nhà” vì “gia súc" có nghĩa là thú nuôi ở nhà.
b/ Phương châm về chất
- Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực
VD: Một học sinh xin phép cô chủ nhiệm:
- Thưa cô, mai cho em nghỉ tập văn nghệ ạ.
 - Vì sao?
 - Thưa cô, mai em đau đầu ạ.
=> Vi phạm phương châm về chất vì câu trả lời của học sinh là không có lí do xác thực
c/ Phương châm quan hệ
- Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề 
VD: Thành ngữ : Ông nói gà, bà nói vịt
=> Vi phạm phương châm quan hệ, mỗi người nói một đường, không hiểu ý nhau, không chung đề tài
d/ Phương châm cách thức
- Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn rành mạch; tránh cách nói mơ hồ
VD: Dây cà ra dây muống
=> Vi phạm phương châm cách thức, nói dài dòng khiến người nghe không hiểu mình đang nói gì
e/Phương châm lịch sự
- Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác
VD: Nói giảm nói tránh; Xưng khiêm hô tôn
=> Tuân thủ phương châm lịch sự
Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp. (Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói để làm gì?
Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên sau:
 - Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp;
 - Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn;
 - Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó
2/ Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
* Có hai cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật:
- Dẫn trực tiếp, tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, lời nói trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
VD: Hoạ sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu không kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”.
- Dẫn gián tiếp tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của  hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
VD: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở mọi người là chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
 3/ Thuật ngữ
- Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
VD: Phân số thập phân là phân số mà mẫu là lũy thừa của 10
- Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị 1 khái niệm, và ngược lịa, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.
- Thuật ngữ không có tính biểu cảm
II/ Phần Văn bản
1/ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
* Tác giả: Phạm Tiến Duật (1941 - 2007). 
* Sáng tác vào năm 1969. 
* Thể thơ : tự do
* Bố cục: 2 phần
 Không có kính không phải vì xe không có kính
 Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi 
 Ung dung buồng lái ta ngồi, 
 Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. 
 Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng 
 Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim 
 Thấy sao trời và đột ngột cánh chim 
 Như sa, như ùa vào buồng lái 
 Không có kính, ừ thì có bụi, 
 Bụi phun tóc trắng như người già 
 Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc 
 Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. 
 Không có kính, ừ thì ướt áo 
 Mưa tuôn, mưa xối như ngòai trời 
 Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa 
 Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi. 
 Những chiếc xe từ trong bom rơi 
 Ðã về đây họp thành tiểu đội 
 Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới 
 Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi. 
 Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời 
 Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy 
 Võng mắc chông chênh đường xe chạy 
 Lại đi, lại đi trời xanh thêm. 
 Không có kính, rồi xe không có đèn, 
 Không có mui xe, thùng xe có xước, 
 Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: 
 Chỉ cần trong xe có một trái tim.
 1969
- Phần 1: Hình ảnh của những chiếc xe
+ Không có kính, không có đèn, không có mui xe, thùng xe có xước
-> Những chiếc xe đã biến dạng so với lúc đầu. Cho thấy sự tàn khốc của chiến tranh
- Phần 2: Hình ảnh người lính lái xe
+ Tư thế: ung dung
* Bất lợi khi xe không có kính
- Gió vào xoa mắt đắng
- Có bụi, bụi phun tóc trắng như người già
- Có mưa, mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
-> Không rửa, không thay -> vẫn tiếp tục cuộc hành trình với tinh thần 
“ừ thì” => Họ bất chấp những khó khăn
* Với những lợi thế khi xe không có kính
- Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng -> tầm nhìn rộng
- Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
- Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới, bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi -> thể hiện tình đồng đội, keo sơn gắn bó
=> Đó là những hình ảnh thú vị, đẹp trong cuộc chiến đầy khốc liệt
- Tinh thần: vui vẻ, tinh nghịch, chung bát đũa nghĩa là gia đình
- Tư tưởng: họ chiến đấu và hi sinh tất cả vì miền Nam
=> Người lính trong bài thơ là những người yêu nước, họ sẵn sàng hi sinh tất cả vì miền Nam, yêu đời, trẻ trung, bất chấp khó khăn, gian khổ
* Nội dung: bài thơ với giọng điệu tinh nghịch, hóm hỉnh, tự nhiên, khỏe khắn, tạo nên hình ảnh người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ thật anh dũng, yêu đời và yêu tổ quốc nồng nàn
2/ “Bếp lửa”
* Tác giả: Bằng Việt sinh năm 1941
* Sáng tác vào năm 1963 khi tác giả đang là sinh viên ngành Luật 
 ở nước ngoài
* Thể thơ: tự do
* Bố cục: 4 phần
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm 	 Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen, 
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm  Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,  
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!  Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng... 
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói  Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa  
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,  Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ 
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm 
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu  Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm, 
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!  Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi, 
 Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui, 
Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa  Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ... 
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa  Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa! 
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?  Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.  Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả, 
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!  Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở: 
Mẹ cùng cha công tác bận không về,  - Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?...
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe, 	1963
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học, 
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc, 
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà, 
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa? 
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi 
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi 
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh 
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh: 
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, 
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ, 
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” 
* Nội dung: Bằng sự kết hợp giữa phương thức biểu cảm, tự sự, miêu tả và lời thơ ấm áp, ân tình, Bằng Việt đã gởi về tuổi thơ ấm áp bên bà và tình bà cháu sâu nặng
- Phần 1: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc
+ Bếp lửa tượng trưng cho sự yêu thương bà dành cho cháu và bếp lửa đại diện cho cuộc đời bà chịu thương, chịu khó
- Phần 2: Những kỉ niệm tuổi thơ bên bà
+ Kỉ niệm lên bốn tuổi : năm đói mòn, đói mỏi
+ Kỉ niệm tám năm ròng ở cùng bà. Nhớ những ngày ở Huế, nhớ tiếng chim tu hú, nhớ bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học, nhớ những lúc bà nhóm lửa khó nhọc
+ Nhớ năm giặc đốt làng, bà vẫn dặn cháu không được báo cho bố mẹ biết
- Phần 3: Những suy nghĩ về bà
+ Cuộc đời lận đận, vất vả
+ Bà và bếp lửa có ý nghĩa vô cùng to lớn, thắp sáng và nuôi dưỡng ước mơ giúp người cháu vượt qua những khó khăn, thiếu thốn để đạt được ước mơ cho cháu
=> Vất vả, chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh, sẻ chia, giữ lửa ước mơ cho cháu, hết lòng với con cháu
- Phần 4: Tình cảm của cháu dành cho bà
+ Dù đi xa, dù cuộc sống có đầy đủ tiện nghi nhưng cháu luôn nhớ về bà, nhớ hình ảnh bếp lửa vào mỗi buổi sáng mai
3/ “Ánh trăng”
* Tác giả: Nguyễn Duy sinh năm 1948
* Ra đời vào năm 1978 khi nhà thơ đang làm việc tại tp HCM
* Thể thơ: tự do
* Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Vầng trăng trong quá khứ
+ Hồi nhỏ: gắn bó với ánh trăng ở đồng, sông bể -> đẹp lung linh, huyền ảo -> vui vẻ
+ Hồi chiến tranh: gắn bó với ánh trăng ở rừng -> trở thành tri kỉ -> ngỡ không bao giờ quên vầng trăng tình nghĩa, đẹp giản dị kia
- Phần 2: Vầng trăng trong hiện tại
+ Sống ở thành phố: đầy đủ tiện nghi nên xem ánh trăng như người dưng, không quen biết
+ Hoàn cảnh gặp lại ánh trăng: Thình lình đèn điện tắt -> đột ngột vầng trăng tròn -> nhớ lại quá khứ ( hồi nhỏ, hồi chiến tranh)
- Phần 3: Vầng trăng trong suy tưởng
+ Trăng vẫn thủy chung, không thay đổi
+ Trăng nghiêm khắc nhắc nhở, trách móc nhẹ nhàng nhưng vẫn bao dung, tha thứ
=> Khiến con người tự vấn lương tâm và nhận ra lỗi lầm
Hồi nhỏ sống với đồng 
với sông rồi với biển 
hồi chiến tranh ở rừng 
vầng trăng thành tri kỷ 
Trần trụi với thiên nhiên 
hồn nhiên như cây cỏ 
ngỡ không bao giờ quên 
cái vầng trăng tình nghĩa 
Từ hồi về thành phố 
quen ánh điện cửa gương 
vầng trăng đi qua ngõ 
như người dưng qua đường 
Thình lình đèn điện tắt 
phòng buyn-đinh tối om 
vội bật tung cửa sổ 
đột ngột vầng trăng tròn 
Ngửa mặt lên nhìn mặt 
có cái gì rưng rưng 
như là đồng là bể 
như là sông là rừng 
Trăng cứ tròn vành vạnh 
kể chi người vô tình 
ánh trăng im phăng phắc 
đủ cho ta giật mình
TP. Hồ Chí Minh, 1978 
* Nội dung: Bằng cách kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức tự sự, biểu cảm, phép tu từ, bài thơ nhắc nhở chúng ta tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”
III/ Phần Tập Làm Văn
- Tập viết đoạn văn có sử dụng các yếu tố: miêu tả, tự sự, nghị luận, miêu tả nội tâm
- Chú ý các yếu tố : đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm
- Chú ý về các ngôi kể 
+ Nếu đề bài nêu hóa thân vào một nhân vật nào đó phải dùng ngôi thứ nhất
+ Bài viết bình thường ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba cũng được 
+ Ngôi thứ ba có tầm nhìn rộng hơn, có cái nhìn tổng quát nhưng nhược điểm là không thể miêu tả chân thật nội tâm
+ Ngôi thứ nhất có cái nhìn hẹp, chỉ biết những thứ trước mắt và xung quanh nhưng có ưu điểm là miêu tả nội tâm chân thật

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai 16 Kiem tra tong hop cuoi Hoc ki I_12228817.docx