Giáo án môn Ngữ văn 9 - Làng - Kim Lân

Tiết theo PPCT: 66 Văn bản:

LÀNG

 (KIM LÂN)

 A. Mục tiêu bài học: Giúp HS:

 1/Kiến thức: Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết, thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

 Thấy được những nét đặc sắc trong NT truyện: xây dựng tình huống tâm lý miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng

 2/Kĩ năng: Rèn luyện năng lực, phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lý nhân vật.

 3/Thái độ: GD học sinh tình cảm gắn bó với quê hương sâu sắc

 - Thái độ tự giác, tích cực, chủ động trong học tập

 B. Chuẩn bị:

 - GV: MC

 - HS: chuẩn bị bài theo câu hỏi đọc- hiểu.

 Lưu ý: Truyện ngắn “Làng” khai thác một tình cảm bao trùm và phổ biến trong con người thời kì kháng chiến: tình cảm quê hương, đất nước, đây là một tình cảm mang tính cộng động, nhưng thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lý chung ấy trong sự thể hiện cụ thể sinh động ở một con người, trở thành một nét tâm lý đặc biệt ở nhân vật ông Hai, vì thế nó là tình cảm chung mà lại mang rõ màu sắc riêng, in rõ cá tính của nhân vật

 Truyện là loại có cốt chuyện tâm lý không xây dựng trên các biến có, sự kiện bên ngoài mà chú trọng đến các tình huống bên trong nội tâm nhân vật, MT các diễn biến tâm lý, từ đó làm nổi rõ tình cảm nhân vật và chủ đề của tác phẩm

 

doc 7 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 5562Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Làng - Kim Lân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 25/11/2017 
Tiết theo PPCT: 66 Văn bản:
LÀNG
 (KIM LÂN)
	A. Mục tiêu bài học: Giúp HS: 
	1/Kiến thức: Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết, thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
	Thấy được những nét đặc sắc trong NT truyện: xây dựng tình huống tâm lý miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng
	2/Kĩ năng: Rèn luyện năng lực, phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lý nhân vật.
	3/Thái độ: GD học sinh tình cảm gắn bó với quê hương sâu sắc
 - Thái độ tự giác, tích cực, chủ động trong học tập
	B. Chuẩn bị: 
	 - GV: MC
	- HS: chuẩn bị bài theo câu hỏi đọc- hiểu.
	Lưu ý: Truyện ngắn “Làng” khai thác một tình cảm bao trùm và phổ biến trong con người thời kì kháng chiến: tình cảm quê hương, đất nước, đây là một tình cảm mang tính cộng động, nhưng thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lý chung ấy trong sự thể hiện cụ thể sinh động ở một con người, trở thành một nét tâm lý đặc biệt ở nhân vật ông Hai, vì thế nó là tình cảm chung mà lại mang rõ màu sắc riêng, in rõ cá tính của nhân vật
	Truyện là loại có cốt chuyện tâm lý không xây dựng trên các biến có, sự kiện bên ngoài mà chú trọng đến các tình huống bên trong nội tâm nhân vật, MT các diễn biến tâm lý, từ đó làm nổi rõ tình cảm nhân vật và chủ đề của tác phẩm
	C. Phương pháp và KT dạy học
	- Đàm thoại, thảo luận nhóm
	D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
	I/ Ổn định lớp: 
	II/ Kiểm tra: (3’)
	Khởi động: Trò chơi Ai nhanh hơn.
H: Em hãy sắp xếp lại các thông tin sau cho đúng thứ tự kể về nhân vật ông Hai trong phần 1 đoạn trích truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân?
1. Nghe đọc báo 2. Nhớ làng 3. Ruột gan cứ múa cả lên
4. Vào phòng thông tin.
	Thứ tự đúng là: 2.4.1.3
	III/ Bài mới: 40’
	- Giới thiệu bài: (1’) Câu chuyện về ông Hai với tấm lòng yêu làng sâu sắc, bền chặt đã được lớp ta tìm hiểu trong tiết 1 (Những nét chính về nhà văn Kim Lân, hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn, cấu trúc và phương thức biểu đạt của truyện...); Hình ảnh một lão nông cần cù chất phác yêu làng đến độ ngấm sâu vào tâm trí và trở thành thói quen hay khoe khoang về làng đã dần được phác họa; Ở tiết này chúng ta tiếp tục tìm hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật mà truyện ngắn đem lại để có thể thấy thật rõ nét bức chân dung và tình cảm của lão nông yêu làng, yêu nước đó. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
GV: Nhắc lại một số kiến thức ở tiết 1 của bài.
Hoạt động 1: 30’
H: Để khắc hoạ nổi bật chủ đề của truyện, tính cách của nhân vật. Nhà văn đặt nhân vật chính vào một tình huống đặc biệt làm bộc lộ rõ nét tình yêu làng quê và yêu nước của nhân vật 
đó là tình huống nào? Tình huống ấy có tác dụng gì?
- Ông Hai nghe thấy tin dữ về làng của mình: Làng chợ Dầu theo tây
- GV: Tình huống đó tạo nên một nút thắt của câu chuyện, gây ra một mâu thuẫn giằng xé trong tâm nhân vật. Điều ông nghe thấy trái ngược với suy nghĩ của ông về làng của mình, đi ngược lại với niềm tin và lòng tự hào bấy lâu của ông lão;
Tình huống đó đã tạo ra điều kiện thể hiện tâm trạng và phẩm chất, tính cách của nhân vật thêm chân thực và sâu sắc, giúp phần giải quyết chủ đề của tác phẩm.->
- HS: theo dõi VB từ: “Ông Lão náo nức bước ra khỏi phòng thông tin...-> Ông lão ngả mình nằm xuống, không nhúc nhích.” và tìm hiểu tâm trạng của ông Hai từ khi được nghe tin xấu về làng của mình.(HS thực hiện trong 2’)
H: Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo Tây được nhà văn khắc họa qua mấy thời điểm? Đó là những thời điểm nào?
- Khi nghe tin dữ
- Về đến nhà
- Buổi chiều, nói chuyện với bà Hai
- Những ngày sau đó
H: Tìm những chi tiết miêu tả tâm trạng và hành động của ông Hai khi nghe tin làng mình theo Tây?
“Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được...giọng lạc hẳn đi, - Liệu có thật không hở Bác?...
H:Quan sát các từ: nghẹn ắng hẳn lại... nhận xét về cách dùng từ ngữ và cho biết tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ đó? (Qua đó thấy cảm xúc gì của ông Hai ngay lúc đ)
GV: Đang háo hức vì tin thắng trận dồn dập của kháng chiến, tin dữ về làng chợ Dầu làm cho ông Hai sững sờ, bình tĩnh lại ông ngờ vực hỏi lại - Liệu có thật không hở Bác?...- Rồi lại nghe người dân tản cư giải thích rõ ràng, rành mạch và lời khẳng định chúng tôi vừa ở dưới ấy lên... làm ông không thể không tin.
H: Hành động tiếp theo của ông là gì?
- Trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, nói to: Hà, nắng gớm, về nào-> Lảng đi chỗ khác, rồi đi thẳng.
H: Em hình dung như thế nào về cảm xúc của ông Hai khi tự nói với chính mình để lảng đi chỗ khác trong tư thế cúi gằm mặt xuống đất mà đi?
- Xấu hổ, nhục nhã ê chề.
- Cái cười nhạt thếch của sự bẽ bàng....
H: Về đến nhà tâm Ông Hai có hành động, tâm trạng gì? 
- Nằm vật ra giường
- Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra....
- Nắm chặt hai bàn tay lại mà rít lên: 
H: Các từ ngữ... miêu tả hành động, tâm trạng của nhân vật, em có nhận xét gì về việc sử dụng từ ngữ của tác giả, tác dụng của việc sử dụng những từ ngữ ấy trong việc miêu tả tâm trạng nhân vật?
- GV: Trong đau khổ, xấu hổ và nhục nhã, ông nghĩ đến sự hắt hủi, khinh bỉ của mọi người dành cho những đứa trẻ của cái làng “Việt gian”. Thương con, ông thoắt vô cùng căm giận những kẻ mà ông gọi là “chúng bay” một cách căm ghét và khinh bỉ....Thoáng chút ngờ vực có vẻ gì không đúng lắm, ông kiểm điểm lại từng người trong làng...Hàng loạt câu hỏi ông tự đặt ra, rồi lại tự trả lời, đỉnh điểm của đau khổ ông tự thốt lên: Chao ôi! cực nhục chưa, cả làng Việt gian! và những nỗi lo lắng ám ảnh vây quanh ông lão.
- Cho H đọc đoạn truyện từ: “chiều hôm ấy bà Hai về” đến “Không nhúc nhích”.
H: Qua đoạn trò truyện của ông Hai với vợ, em thấy ông có thái độ và tâm trạng như thế nào?
H: Những ngày sau đó , tâm trạng và thái độ của ông tiếp tục biểu hiện như thế nào? 
- HS phát hiện chi tiết SGK.
"1 đám đông túm lại ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười núi ông cũng chột dạ...cứ nghe thấy tiếng Tây, việt gian ,...là ông lủi ra góc nhà, nín thít.........”
- Tin dữ về cái làng mà ông hết mực yêu quý, tự hào trở thành nỗi ám ảnh sâu xa.
( Nỗi sợ mà ông ghê rợn nhất là .gì? Giữa lúc tột đỉnh của sự ám ảnh và lo sợ thì suy nghĩ nào hiện ra trong tâm trí ông lão)
H: Trong lúc quẫn bách nhất vì lo chủ nhà đuổi, ông có suy nghĩ gì? 
H: Suy nghĩ và quyết định của ông cho ta thấy phẩm chất nào của ông lão?
- Tình cảm rõ ràng: Yêu làng, yêu nước
- Quyết định: Sáng suốt-> Lòng trung thành.
GV: Đoạn văn diễn tả cụ thể xung đột nội tâm, nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên, cùng với sự xấu hổ, đau đớn luôn đeo đẳng, ám ảnh ông. 
Đến đây tình cảm tự do, tình cảm cách mạng, lòng yêu làng, yêu nước đó thực sự hoà quện trong tâm hồn người lão nông tản cư, trong lúc này nduy nhất ông có thể trò chuyện là cậu con út....
- HS đọc diễn cảm đoạn ông Hai trò chuyện với thằng Húc.
H: Vì sao ông Hai trò truyện với đứa con nhỏ? Qua lời trò truyện ấy em cảm nhận được tình cảm nào của nhân vật?
- Nhà ta ở làng chợ Dầu..
- Ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ Chí Minh con nhỉ...
- Anh em đồng chí có biết cho bố con ông.
- Cụ Hồ trên đầu trên cổ có soi sáng cho bố con ông...
- Chết thì chết có báo giờ giám đơn sai.
GV: Ông Hai nói với con, cũng là giãi bày tấm lòng mình.
GV: Đến đỉnh điểm của câu chuyện, tỏc giả tìm cách giải quyết mâu thuẫn và tâm trạng của nhân vật ông Hai như thế nào? ->
- HS: đọc nhanh đoạn cuối.
H: Tìm chi tiết miêu tả dáng điệu, hành động, lời nói của ông Hai sau khi biết tin làng chợ Dầu theo Tây được cải chính
 - Cái mặt bỗng tươi vui, rạng rỡ
 Mồm bỏm bẻm nhai trầu
 Mắt hung hung đỏ, hấp háy
 Lật đật đi khoe Tây đốt nhà tôi rồi, đốt nhẵn
Vén quần tận bẹn nói chuyện về làng.
H: Ông Hai khoe Tây đốt nhà tôi rồi, đốt nhẵn để làm gì? Qua đó thấy được thái độ nào của ông Hai?
- Cho học sinh phát biểu - GV bổ sung
- Minh chứng cho truyền thống cách mạng của Làng mình.
H: Qua đọc - hiểu VB em thấy truyện ngắn có những đặc sắc nào về nghệ thuật:
* Xây dựng tình huống truyện
* Miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật
- Đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng
- MT rất cụ thể diễn biến nội tâm thông qua ý nghĩ, cảm giác, hành vi, ngôn ngữ...
- Diễn tả rất đúng, gây ấn tượng mạnh về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật.
* Ngôn ngữ: 
- Mang đậm tính khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của người nông dân.
- Lời trần thuật và lời nhân vật có sự thống nhất về sắc thái, giọng điệu
- Ngôn ngữ nhân vật ông Hai vừa có nét chung của người nông dân, lại mang đậm cá tính của nhân vật nên rất sinh động...
Truyện ngắn mang lại cho ta những hiểu biết gì?
* Tình yêu làng quê, gắn liền, thống nhất với tình yêu quê hương đát nước, yêu lãnh tụ và tinh thần k/c.
- HS: TB
- GV+ HS khỏc bổ sung.
H: Trình bày diễn biến tâm lí nhân vật ông Hai.
I. Tìm hiểu chung.
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Cuộc sống của ông Hai ở nơi tản cư.
1. Diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây.
+ Khi nghe tin: "Cả làng ... theo tây"
- Từ ngữ miêu tả cụ thể, gợi cảm-> thái độ ngạc nhiên đến sững sờ, tâm trạng đau xót, hụt hẫng của nhân vật khi nghe tin dữ về làng của mình.
- Lảng đi chỗ khác
- Cúi gằm mặt xuống đất mà đi
-> Lảng tránh vì xấu hổ và nhục nhã.
+ Khi về đến nhà: 
- Từ ngữ miêu tả cụ thể, giàu hình ảnh, ngôn ngữ độc thoại, độc thoại nội tâm
-> Tâm trạng đau khổ, uất ức, ám ảnh và dằn vặt trong nội tâm của nhân vật. 
Thương con, căm giận những kẻ đã làm cái việc nhục nhã: Việt gian bán nước.
+ Khi trò chuyện với vợ: ông vừa bực bội, vừa đau đớn, cố kìm nén, ông gắt vợ vô cớ, trằn trọc không ngủ được,rồi lo lắng đến mức chân tay nhũn ra....
+ Những ngày sau đó: 
- Quanh quẩn, nơm nớp lo sợ.
- Sợ mụ chủ nhà đuổi.
- Suy nghĩ: Hay là trở về làng -> Lập tức bác bỏ ( vì về làng là bỏ k/c, bỏ Cụ Hồ).
- Quyết định: Yêu làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây...thì phải thù-> Tình yêu nước rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê.
.
+ Trò chuyện với đứa con út.
- Muốn con ghi nhớ cái làng chợ Dầu
- Dạy con tấm lòng thủy chung với CM, với k/c.
=> Thể hiện sinh động, sâu sắc tình yêu làng quê gắn liền với tình yêu đất nước, trung thành với lãnh tụ và cuộc kháng chiến của nhân dân
3. Sự thay đổi tâm trạng của ông Hai khi tin dữ về làng được cải chính.
- Lật đật chạy đi khắp nơi, múa tay lên khoe tin làng mình được cải chính, kể cả cái tin nhà mình bị đốt nhẵn... một cách tự hào.
=> Khẳng định thái độ tự hào vì truyền thống cách mạng của làng quê.
* Tổng kết
- Nghệ thuật: 
- Nội dung:
* Ghi nhớ ( SGK - 174)
* Luyện tập
IV/ Hướng dẫn học ở nhà:
	- Học bài và đọc lại truyện, tập kể tóm tắt truyện
	- Trả lời câu hỏi số 2 trong phần luyện tập
	- Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương - phần Tiếng Việt
	* yêu cầu: Đọc kĩ bài trong SGK- thựchiện các yêu cầu trong bài
Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 13 Lang_12217021.doc