Bài 23 -Tiết 118
Tuần 25
NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN
(HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Hiểu những yêu cầu đối với bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- Biết cách tạo lập văn bản nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
2. Kỹ năng:
- Nhận diện được bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và kĩ năng làm bài nghị luận thuộc dạng này.
- Đưa ra được những nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đã học trong chương trình.
3. Thái độ:
¬¬- Giáo dục học sinh tính độc lập suy nghĩ, tư duy lôgic.
4. Phát triển năng lực HS:
Năng lực sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, tự học, hợp tác.
II. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích):
- Luyện tập.
Bài 23 -Tiết 118 Tuần 25 NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Hiểu những yêu cầu đối với bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). - Biết cách tạo lập văn bản nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). 2. Kỹ năng: - Nhận diện được bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và kĩ năng làm bài nghị luận thuộc dạng này. - Đưa ra được những nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đã học trong chương trình. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh tính độc lập suy nghĩ, tư duy lôgic. 4. Phát triển năng lực HS: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, tự học, hợp tác... II. NỘI DUNG HỌC TẬP: - Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích): - Luyện tập. III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Nghiên cứu bài, soạn bài, 2. Học sinh: Vở bài soạn, soạn bài, dụng cụ học tập. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: 2/ Kiểm tra miệng: - Tiết trước trả bài TLV số 5. - Gv kiểm tra vở soạn của hs (cho điểm). 3/ Tiến trình bài học: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Hoạt động 1: Vào bài: Hôm nay chúng ta tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đọan trích). * Hoạt động 2: Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) - Giáo viên cho học sinh đọc sách giáo khoa trang 61. * Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì? Hãy đặt nhan đề cho văn bản? - Hs: Nhan đề thích hợp cho văn bản là: “Hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí tượng trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long” hay “Vẻ đẹp của một con người, một lối sống trong Lặng lẽ Sa Pa” ? Câu b: Vấn đề nghị luận được người viết triển khai qua những luận điểm nào? Tìm những câu nêu lên hoặc cô đúc luận điểm của văn bản? * Câu b: Tóm tắt các luận điểm : - “Dù được miêu tả nhiều hay ít, trực tiếp hay gián tiếp. tượng khó phai mờ” (Các câu nêu vấn đề nghị luận). - “Trước tiên lắm gian khổ của mình”(Câu nêu luận điểm). - “Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu....một cách chu đáo” (Câu nêu luận điểm) - “ Công việc vất vả....lại rất khiêm tốn (Câu nêu luận điểm). - “Cuộc sống của chúng ta...đáng tin yêu” (đoạn cuối bài - những câu cô đúc vấn đề nghị luận). ? Câu c: Để khẳng định các luận điểm, người viết đã lập luận (dẫn dắt, phân tích, chứng minh) như thế nào? Nhận xét về những luận cứ được người viết đưa ra để làm sáng tỏ cho từng luận điểm? * Câu c: - Để khẳng định các luận điểm, người viết đã: - Nêu lên các luận điểm thật rõ ràng, ngắn gọn, gợi sự chú ý của người đọc. + Bài văn được dẫn dắt tự nhiên, có bố cục chặt chẽ: => Mở đầu là nêu vấn đề, hai đoạn tiếp đi vào phân tích, diễn giải, rồi đoạn cuối khẳng định và nâng cao vấn đề. * Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện? Nghi luận tác phẩm truyện được xuất phát từ đâu? Nghị luận phải đạt được những yêu cầu gì? Bố cục của bài nghị luận phải như thế nào? - HS trả lời, GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK. - Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ. * Hoạt động 3: Luyện tập - Giáo viên gọi học sinh lấy vở bài tập giáo viên hướng dẫn học sinh làm. - Gọi học sinh làm bài tập giáo viên sửa. I/ Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích): * Ví dụ: sgk/61. 1. Văn bản nghị luận về những phẩm chất đẹp đẽ của anh thanh niên. - Vẻ đẹp nơi Sapa. 2. Hệ thống luận điểm: - Yêu đời, yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao với công việc. - Hiếu khách, quan tâm đến người khác. - Khiêm tốn. * Những câu cô đúc luận điểm: - Trước tiên, nhân vật anh thanh niên gian khổ của mình. - Anh thanh niên này đáng yêu một cách chu đáo. - Công việc vất vả rất khiêm tốn. 3. Cách lập luận: - Rõ ràng, ngắn gọn. - Nêu luận điểm, dùng dẫn chứng lí lẽ làm rõ. - Luận cứ lấy trong tác phẩm, xác thực. - Tóm tắt văn bản: + Nêu vấn đề. + Phân tích, chứng minh làm rõ vấn đề. + Khẳng định, nâng cao vấn đề. * Ghi nhớ sgk trang 63. II/ Luyện tập: - Vấn đề nghị luận: Tình thế lựa chọn nghiệt ngã và vẻ đẹp của lão Hạc. - Những ý kiến chính đã được nêu trong đoạn văn: + Lão Hạc đã chọn cái chết trong còn hơn sống khổ, sống nhục. + Cái chết của lão Hạc thể hiện một tình phụ tử thiêng liêng, sâu sắc. + Cái chết giúp lão bảo toàn nhân cách. - Những ý kiến làm ta hiểu thêm về nhân cách đáng kính trọng và tấm lòng hi sinh cao quí của lão Hạc. 4/ Tổng kết: 1. Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là gì? a. Trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề và nghệ thuật của tác phẩm. b. Miêu tả, kể về đối tượng. c. Bộc lộ cảm xúc về đối tượng. d. Các ý trên đều đúng. 2. Khi nghị luận, dẫn chứng được lấy từ đâu? a. Trong tác phẩm. b. Trong cuộc sống. c. Trong suy nghĩ của mình. d. Các ý trên đều đúng. 5/ Hướng dẫn học tập: * Đối với bài học ở tiết học này: - Học thuộc nội dung bài. - Viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Chuẩn bị bài mới: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích (trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa). V. PHỤ LỤC:
Tài liệu đính kèm: