Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần hjoc 9

1.1. Kiến thức:

- Sự đối lập cái thiện – cái ác, thái độ, tình cảm v lịng tin của tc giả đối với những người lao động bình thường mà nhân hậu.

- Nghệ thuật sắp xếp tình tiết v nghệ thuật sử dụng ngơn từ trong đoạn trích.

1.2. Kỹ năng:

- Đọc – hiểu một đoạn trích truyện thơ trong văn học trung đại.

- Nắm được sự việc trong đoạn trích.

- Phân tích để hiểu đượng sự đối lập thiện – ác và niềm tin của tác giả vào những điều tốt đẹp trong cuộc đời.

1.3. Thái độ:

 Giáo dục học sinh tình thương yêu con người, sẵn sàng hy sinh vì người khác, không nhận đền đáp, sống tự tại ung dung.

2. TRỌNG TM:

 Phân tích để hiểu đượng sự đối lập thiện – ác và niềm tin của tác giả vào những điều tốt đẹp trong cuộc đời.

 3. CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ chuẩn kiến thức kỹ năng.

Học sinh: Vở bài soạn, đồ dùng học tập.

 

doc 18 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 886Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần hjoc 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c lộ tính cách nào qua đoạn trích?
a. Độc ác, bất nhân, bất nghĩa.
b. Khôn ngoan, xảo quyệt, che đậy, ích kỉ.
c. Giúp đỡ thương bạn mù lòa.
d. Ý a và b đúng.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
* Bài học tiết này:
- Học thuộc lòng đoạn trích.
- Học thuộc nội dung bài, làm bài tập.
* Bài học tiết sau:
- Chuẩn bị bài mơí chương trình địa phương phần văn - trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
PHẦN VĂN
Bài ..
Tiết: 41
Tuần dạy:...
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- Sự hiểu biết về các nhà văn, nhà thở ở địa phương.
- Sự hiểu biết về tác phẩm văn thơ viết về địa phương.
- Những biến chuyển của văn học địa phương sau năm 1975.
1.2. Kỹ năng:
- Sưu tầm, tuyển chọn tài liệu văn thơ viết về địa phương.
- Đọc, hiểu và thẩm bình thơ văn viết về địa phương.
- So sánh đặc điểm văn học địa phương giữa các giai đoạn.
1.3. Thái độ:
 Giáo dục HS tình cảm yêu mến tự hào về văn học địa phương.
2. TRỌNG TÂM:
	Hiểu biết về các nhà văn, nhà thơ ở địa phương, các tác phẩm văn thơ viết về địa phương.
 3. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ chuẩn kiến thức kỹ năng.
Học sinh: Vở bài soạn, đồ dùng học tập.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1/ Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
4.2/ Kiểm tra miệng:
- Không.
4.3/ Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh phần ở nhà về một số tác phẩm ở địa phương.
- Bổ sung vào bảng thống kê tác giả văn học địa phương, những tác phẩm sáng tác được công bố từ năm 1975 đến nay. 
- Sưu tầm một số tác phẩm hay viết về địa phương.
Viết một bài văn giới thiệu nêu cảm nghĩ của em về một tác phẩm mà em sưu tầm được hoặc viết một bài văn, bài thơ nói về địa phương mình.
- Tổ trưởng công bố trước lớp việc sưu tầm, chuẩn bị của mình.
- Học sinh bổ sung những tác phẩm, tác giả còn thiếu. Giáo viên chốt ý.
TT
Họ và tên
Bút danh
1
Kiều Minh Tiến
Xuân Sắc
2
Nguyễn Đình Vọng
Hoài Vũ
3
Lê Hà Châu
Hà Trung
4
Le Thị Thu Hương
NhấtPhượng
5
Phan Kỉ Sửu
Vân Trinh
6
Ng Quang Văn
Quốc Việt
7
Trần Hoàng Vy
8
Nguyễn Đức Thiện
9
Trần Vạn An
Vân An
- Học sinh đọc bài viết về Tây Ninh mà em tự sáng tác.
- Giáo viên nhận xét và chốt ý.
* Hoạt động 2:
1. Tổ trưởng từng tổ tập hợp bảng thống kê các tác giả địa phương của các bạn trong tổ mình và công bố trước lớp, Sau đó mỗi học sinh tự bổ sung vào bảng thống kê của mình tên những tác giả tác phẩm còn thiếu.
2. Mỗi tổ chọn đọc trước lớp một bài viết tốt nhất của một học sinh. 
I/ Chuẩn bị ở nhà:
1. Thống kê một số tác giả tác phẩm sau năm 1975 đến nay ở Tây Ninh.
Năm sinh
Những TP chính sau năm 1975
1927-
DM Châu
Phóng sự điều tra:”Nọc độc” (1976-1977)
1936- 
Q Ngãi
Vàm Cỏ Đông (trích) 1985
1938- 
Hà Tĩnh
Lời nhắn của một gốc cao su -thơ (1985)
1957- 
Hòa Thành
Em đi thăm Tây Ninh.
1949- 
Tây Ninh
Hoa phấn (1985)
1951-Nam Định
Tây Ninh đang mất dần bản sắc văn hóa dân tộc.
Hương đồng cỏ nội.
1946
Hòa Thành
Em bé cô đơn
1925 T.Bàng
Dân thường
2. Đọc một số văn bản học sinh sưu tầm được. Nêu nôïi dung, nghệ thuật, ý nghĩa. 
 3. Viết một bài văn ngắn giới thiệu và nêu cảm nghĩ của em về một số tác giả mà em yêu thích.
II. Hoạt động trên lớp:
4.4/ Câu hỏi, bài tập củng cố:
- Nội dung các tác phẩm đề cập đến những vấn đề chính trị xã hội con người.
- Nghệ thuật: Lời văn mộc mạc giản dị, là tiếng nói của người Nam Bộ.
- Ý nghĩa: 
+ Ca ngợi cuộc sống đang thay da đổi thịt.
+ Phê phán thói xấu nảy sinh trong thời hiện đại.
+ Cốt cách người nông dân Nam Bộ.
+ Ca ngợi quê hương đất nước.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
* Bài học tiết này:
- Xem lại phần thống kê.
- Tiếp tục sưu tầm những bài thơ, văn TN.
* Bài học tiết sau:
- Chuẩn bị bài mới: Tổng kết thơ văn TN.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Chương Trình Địa Phương Phần Văn
TỔNG KẾT VĂN THƠ TÂY NINH 6, 7, 8
Bài ..
Tiết: 42
Tuần dạy:...
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- Giúp học sinh củng cố kiến thức văn thơ Tây Ninh đã học ở lớp 6, 7, 8 và đọc thêm một số tác phẩm trong sách VTTT.
1.2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản, thống kê tác giả, tác phẩm, thời gian
1.3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh lòng yêu mến văn học cũng như lòng kính trọng tự hào đối với những nhà văn, thơ Tây Ninh.
2. TRỌNG TÂM:
3. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ chuẩn kiến thức kỹ năng.
Học sinh: Vở bài soạn, đồ dùng học tập.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1/ Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
4.2/ Kiểm tra miệng:
- Không.
4.3/ Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
- Giáo viên phát sách VTTT cho học sinh. Hoạt động 1
- Gv gọi hs trình bày bảng thống kê đã học từ 6 đến lớp 8?
- Học sinh trình bày, nhận xét giáo viên góp ý bổ sung.
- Học sinh đọc các bài đọc thêm, nêu nội dung chính của văn bản.
- Nhận xét về tác giả, tác phẩm ở địa phương?
+ Các tác giả ở Tây Ninh hay người ở nơi khác đến viết về Tây Ninh đều có lòng yêu mến vùng đất và con người Tây Ninh. Ở họ có những nét đẹp về tính cách, anh dũng trong đấu tranh, hăng say trong lao động, yêu quê hương đất nước, ca ngợi vẻ đẹp của quê hương. 
Hoạt động 2
- Nêu các bài đọc thêm.
I/. Thống kê những bài văn thơ Tây Ninh đã học từ 6 đến 8:
1. Lớp 6:
1. Vì sao nước biển mặn.
-Truyện kể dân gian do Bùi Như Thảo sưu tầm.
- Người kể bà: Bùi Thị Ưu 60 tuổi ở khóm 1 Thị trấn Hoà Thành.
2. Bàu cỏ đỏ.
- Truyện kể dân gian.
2. Lớp7:
1. Hương đất.
- Lê Thị Thu Hương sinh năm 1975 ở Hoà Thành – Tây Ninh.
2. Em bé cô đơn.
- Tác giả Thiên Huy tên thật Nguyễn Văn Thiện (SN 1946) ở Hoà Thành Tây Ninh.
3. Bà cháu. 
3. Lớp 8:
1. Dân thường.
- Tác giả Vân An tên thật Trần Vạn An (SN 1925) quê ở Trảng Bàng – Tây Ninh.
2. Má tôi thờ đồng tiền cụ Hồ.
- Nguyễn Thị Nguyệt kể, Sinh Thu ghi (xuất bản 1990).
II/. Hương dẫn đọc thêm:
1. Lớp 6:
- Cây mận hồng đào.
- Trở về đất mẹ.
- Bức tranh xuân.
2. Lớp 7:
- Về An Cơ.
- Lời nhắn của một gốc cao su.
- Ngược dòng sông Vịnh.
- Tiếng hát ân tình.
3. Lớp 8:
- Vàm Cỏ Đông.
 - Qua rạch Tây Ninh.
- Xã Hòa Hiệp.
- Liệt sĩ Đặng Thị Hiệt.
4. Lớp 9:
 - Thương bạn – Hà Trung.
- Nội dung: Nói lên tình cảm thương yêu tiếc nuối về người bạn đã hi sinh khi đang làm nhiệm vụ.
2. Hoa phấn – Phan Kỉ Sửu.
- Nội dung: Nói lên tình cảm đối với người thầy cũ của mình.
3. Bài kí cho một người – Thiên Huy.
4. Suối ông Hùng.
3. Nhận xét:
4.4/ Câu hỏi, bài tập củng cố:
- Nội dung: Các tác phẩm đề cập đến những vấn đề chính trị xã hội, con người Việt Nam sau năm 1975.
- Nghệ thuật: Lời văn mộc mạc, giản dị, lời ăn , tiếng nói của người Nam Bộ.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
* Bài học tiết này:
-Học thuộc nội dung bài, làm bài tập.
* Bài học tiết sau:
- Chuẩn bị bài mớiĐồng chí - trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
( Từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của từ)
Bài ..
Tiết: 42
Tuần dạy:...
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
Một số khái niệm liên quan đến từ vựng.
1.2. Kỹ năng:
Cách sử dụng từ hiệu quả trong nĩi, viết, đọc – hiểu văn bản và tạo lập văn bản.
1.3. Thái độ:
 Giáo dục học sinh có ý thức dùng từ trong khi nói và viết để đạt được hiệu quả cao nhất.
2. TRỌNG TÂM:
	Hệ thống hĩa kiến thức về từ vựng từ lớp 6 -> 9. Rèn kỹ năng vận dụng khi giao tiếp. 
3. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ chuẩn kiến thức kỹ năng.
Học sinh: Vở bài soạn, đồ dùng học tập.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1/ Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
4.2/ Kiểm tra miệng:
1. Muốn trau dồi vốn từ ta phải làm gì?(7đ)
2. Cho các yếu tố Hán Việt, hãy ghép thành những từ Hán Việt.(3đ)
- Thủ (đứng đầu) thủ trưởng, thủ khoa, thủ cấp, trảm thủ.
- Bất (không, chẳng) bất biến, bất nhân, bất khuất.
(Giáo viên cĩ thể kiểm tra trong quá trình tổng kết)
4.3/ Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1:
- Thế nào là từ đơn?
- Thế nào là từ phức? Từ phức có mấy loại?
+ Từ láy và từ ghép.
- Từ ghép có mấy loại?
+ Ghép đẳng lập, ghép chính phụ.
- Em hãy phân loại từ ghép, từ láy.
- Xác định từ láy có sự giảm nghĩa và tăng nghĩa so với yếu tố gốc.
 * Hoạt động 2:
- Thế nào là thành ngữ? Tục ngữ? Cho ví dụ.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm, học sinh trình bày, học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét và chốt ý.
+ Giáo viên giải nghĩa mở rộng thêm nghĩa chuyển của một số câu tục ngữ, thành ngữ.
- Tìm hai thành ngữ chỉ động vật?
- Tìm hai dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương?
* Hoạt động 3:
- Thế nào là nghĩa của từ?
- Chọn cách dùng từ “mẹ” cho đúng?
- Cách giải thích nào trong hai cách giải thích đúng vì sao?
* Hoạt động 4:
- Thế nào là từ nhiều nghĩa?
- Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
- Từ thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩ gốc hay nghĩa chuyển?
- Nó có phải là hiện tượng chuyển nghĩa của từ hay không, vì sao?
I/ Từ đơn và từ phức:
1. Ôn lại khái niệm:
- Từ đơn: Là từ có một tiếng có nghĩa.
- Từ phức: Là từ có hai tiếng trở lên.
+ Từ phức có hai loại: Từ láy và từ ghép.
+ Từ ghép có hai loại: Ghép chính phụ, ghép đẳng lập.
2. Phân loại từ ghép và từ láy:
TỪ GHÉP
TỪ LÁY
Ngặt nghèo.
Giam giữ.
Bó buộc.
Tươi tốt, cỏ cây.
Bọt bèo, rơi rụng.
Mong muốn.
Nho nhỏ.
Gật gù.
Lạnh lùng.
Xa xôi.
Lấp lánh.
3. So sánh từ láy:
GIẢM NGHĨA
TĂNG NGHĨA
Trăng trắng.
Đèm đẹp.
Lành lạnh.
Xôm xốp
Sạch sành sanh.
Sát sàn sạt.
Nhấp nhô.
II/ Thành ngữ:
1. Thành ngữ: 
- Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
2. Phân biệt tục ngữ và thành ngữ:
- Tục ngữ: 
Ví dụ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Chó treo mèo đậy.
- Thành ngữ:
Ví dụ: Đánh trống bỏ dùi.
Được voi đòi tiên.
3. Thành ngữ chỉ động vật:
Ví dụ:
- Rồng đến nhà tôm.
- Đầu voi đuôi chuột.
-Được voi đòi tiên.
4. Thành ngữ trong văn chương:
- Kiến bò miệng chén chưa lâu.
- Phen này kẻ cắp gặp bà già.
- Bỏ chim cá chậu chim lồng.
III/ Nghĩa của từ:
1. Nghĩa của từ:
- Là nội dung, sự vật hoạt động, tính chất, quan hệ mà từ biểu thị.
- Giải nghĩa: Câu 3b đúng . Vì a vi phạm nguyên tắc dùng một cụm từ có nghĩa thực thể để giải thích cho một từ chỉ đặc điểm, tính chất.
IV/ Từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
1. Từ nhiều nghĩa: 
- Từ có thể có một hoặc nhiều nghĩa (nghĩa gốc và nghĩa chuyển).
2. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
- Là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
+ Nghĩa gốc: Là nghĩa đầu tiên làm cơ sở cho các nghĩa khác.
+ Nghĩa chuyển: Là nghĩa được tạo thành trên cơ sở nghĩa chuyển. 
Ví dụ: Bông hoa ( hoa nghĩa gốc).
Thềm hoa, lệ hoa (hoa nghĩa chuyển).
4.4/ Câu hỏi, bài tập củng cố:
1. Nhắc lại các nội dung đã ôn tập?
2. Dòng nào là thành ngữ?
a. Cá không ăn muối cá ươn.
b. Tham thì thâm.
c. Uống nước nhớ nguồn.
d. Như vịt nghe sấm.
3. Từ “trắng bệch” có nghĩa là gì?
a. Trắng và bóng, vẻ tinh khiết, sạch sẽ.
b. Trắng nhợt nhạt.
c. Trắng nõn nà, phô vẻ đẹp ra.
d. Trắng đều khắp trên một diện rộng.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
* Bài học tiết này:
- Học thuộc nội dung bài, làm bài tập.
* Bài học tiết sau:
- Chuẩn bị bài mới, trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG(TT)
( Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, 
cấp độ khái quát nghĩa của từ, trường từ vựng)
Bài ..
Tiết: 43
Tuần dạy:...
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- Các cách phát triển của từ vựng tiếng Việt.
- Các khái niệm từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội.
1.2. Kỹ năng:
- Nhận diện được từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội.
- Hiểu và sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp, đọc –hiểu tạo lập văn bản.
1.3. Thái độ:
 Giáo dục học sinh có ý thức dùng từ, đặt câu phù hợp hoàn cảnh giao tiếp.
2. TRỌNG TÂM:
	Hệ thống hĩa kiến thức về từ vựng từ lớp 6 -> 9. Rèn kỹ năng vận dụng khi giao tiếp. Hiểu và sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp, đọc –hiểu tạo lập văn bản.
 3. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Bảng phụ, chuẩn kiến thức kỹ năng.
Học sinh: Vở bài soạn, đồ dùng học tập.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1/ Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
4.2/ Kiểm tra miệng:
- Không.
4.3/ Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạtđộng 1:
- Giáo viên cho học sinh đọc sách giáo khoa.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm, học sinh trình bày, học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét và chốt ý.
- Từ đồng âm là gì?
- Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa?
- Ví dụ: Cây đàn, đàn bò, lạc đàn.
- Bánh đa, gốc đa, chim đa đa. 
- Xác định từ đồng âm, từ nhiều nghĩa?
* Hoạt động 2:
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm, học sinh trình bày, học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét và chốt ý.
- Từ đồng nghĩa là gì?
- Giải thích nghĩa của từ xuân và nêu tác dụng của việc diễn đạt đó?
* Hoạt động 3:
- Giáo viên cho học sinh đọc sách giáo khoa mục 7 . Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm, học sinh trình bày, học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét và chốt ý.
- Thế nào là từ trái nghĩa?
- Xác định những cặp từ trái nghĩa theo mức độ?
+ N1: Lưỡng phân (tương đối)
+ N2: Thang độ( kết hớp với rất, hơi, khá..).
* Hoạt động 4:
- Định nghĩa cấp độ khái quát nghĩa của từ, cho ví dụ?
2. Điền Vào sơ đồ: Giáo viên treo sơ đồ lên bảng, học sinh điền ( sơ đồ ở trên phần củng cố).
 * Hoạt động 5:
- Thế nào là trường từ vựng cho ví dụ?
+ Ví dụ: Trường, lớp, bảng, phấn
+ Gia đình: Cha,mẹ, anh, chị, em, con, cái
+ Bộ phận xe đạp: Xích, xăm, lốp, căm, yên, 
+ Hoạt động của con người: Aên, ngủ, đi lại, làm việc
+Tính chất của con người: đẹp, xấu, hiền lành, độc ác...
V/ Từ đồng âm:
1. Từ đồng âm: 
- Là những từ giống nhau về âm thanh, nhưng nghĩa khác nhau, không liên quan gì đến nhau.
2. Phân biệt:
- Từ đồng âm:
- Từ nhiều nghĩa: Giống nhau về âm, có nét chung về nghĩa (nghĩa gốc và nghĩa chuyển)
Ví dụ: Chân bàn, chân người ( nhiều nghĩa)
Đường ra trận, đường ăn ( đồng âm).
VI/ Từ đồng nghĩa:
1. Từ đồng nghĩa:
- Là những từ có nghĩa giống nhau , hoặc gần giống nhau.
2.Ví dụ: Hy sinh, chết, mất, toi mạng (không thể thay thế cho nhau).
- Từ “xuân” chỉ một mùa trong năm, tương ứng với một tuổi.
- Phương thức hoán dụ, lấy bộ phận thay cho cái toàn thể.
Ví dụ:”xuân” thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả, tránh lặp với từ tuổi tác.
VII/ Từ trái nghĩa: 
1. Từ trái nghĩa:
- Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
2. Xác định những cặp từ có nghĩa trái ngược nhau: 
Xấu- đẹp
Xa- gần 
Rộng - hẹp
3. Sắêp xếp:
NHÓM 1
NHÓM 2
Sống – chết.
Chẳn – lẻ.
Chiến tranh – hòa bình.
Già – trẻ.
Yêu –ghét.
Nông – sâu
Cao –thấp
Nông_ sâu
Giàu _ nghèo
VIII/ Cấp đôï khái quát nghĩa của từ ngữ:
- Một từ ngữ có thể có nghĩa rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của một từ khác.
Ví dụ: Thực vật " cây cỏ " Cây xoài, cây ổi, cây mít
 " cỏ chỉ, cỏ gấu, cỏ mật, cỏ 
IX/ Trường từ vựng:
1. Trường từ vựng:
- Là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
2. Tắm, bể.
3. Tác dụng:
- Sử dụng các từ này góp phần tăng giá trị biểu cảm của câu nói, làm cho câu nói có sức tố cáo mạnh mẽ hơn.
TỪ XÉT VỀØ ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO
Từ đơn
Từ Phức
Từ ghép
Từ láy
Đẳng lập
Chính Phụ
Hoàn toàn
Bộ phận
Từ láy âm
Từ láy vần
 SƠ ĐỒ VỀ CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT NGHĨA CỦA TỪ NGỮ
4.4/ Câu hỏi, bài tập củng cố:
1. Nêu những phần đã tổng kết.
2. Xác định và giải nghĩa từ đá trong câu sau thuộc từ loại nào?
a. Con ngựa đá, con ngựa đá. ( một từ đá danh từ, một thuộc động từ).
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
* Bài học tiết này:
- Học thuộc nội dung bài, làm bài tập.
* Bài học tiết sau:
- Chuẩn bị bài mới, trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. ................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 9tuan 9_12192031.doc