Giáo án môn Sinh học 12 - Hệ sinh thái

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh phải:

 - Nêu được định nghĩa về hệ sinh thái.

 - Nêu được các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, các kiểu hệ sinh thái (tự nhiên và nhân tạo).

2. Kỹ năng: (Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài):

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về khái niệm hệ sinh thái, xác định các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái và mối quan hệ giữa các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất.

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2633Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 12 - Hệ sinh thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 48: HỆ SINH THÁI
(Bài 42)
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
	- Nêu được định nghĩa về hệ sinh thái.
	- Nêu được các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, các kiểu hệ sinh thái (tự nhiên và nhân tạo).
2. Kỹ năng: (Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài):
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về khái niệm hệ sinh thái, xác định các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái và mối quan hệ giữa các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất.
3. Thái độ: 	
- Yêu thích môn học, có ý thức vận dụng vào thực tiễn.
II. Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học tích cực có thể được sử dụng:
- Trực quan – tìm tòi.
- Vấn đáp – tìm tòi.
- Dạy học nhóm.
III/ Phương tiện dạy học:
1. Giáo viên: 
- Tư liệu về bài giảng, các hình vẽ trong SGK.
2. Học sinh: 
- Nghiên cứu trước bài 42, sưu tầm tranh ảnh liên quan.
IV/ Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định lớp: (......phút).
2. Kiểm tra bài cũ: (......phút).
	- Diễn thế sinh thái là gì? Phân biệt các loại diễn thế sinh thái?
	- Ý nghĩa quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế? Cho các ví dụ về ứng dụng của việc nghiên cứu diễn thế?
3. Giảng bài mới: (......phút).
	ĐVĐ: Hệ sinh thái là gì? Trong hjệ sinh thái có những thành phần cấu trúc nào? Trên Trái đất có những kiểu hệ sinh thái nào? Để hiểu được điều đó hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu nội dung tiết 48:
“HỆ SINH THÁI”
Hoạt động 1: KHÁI NIỆM HỆ SINH THÁI
T.g
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- Gv chọn 1 ao nuôi cá để làm ví dụ, đặt các câu hỏi:
+ Trong ao có những quần thể SV nào đang sinh sống?
+ Ngoài các QTSV (nhân tố hữu sinh), còn có những nhân tố vô sinh nào ảnh hưởng đến các quần thể đó?
- Gv nhấn mạnh, ao nuôi cá là 1 hệ sinh thái → Vậy, hệ sinh thái là gì?
- Gv nhận xét & hoàn thiện kiến thức cho hs.
- Gv nhấn mạnh: Kích thước của 1 hệ sinh thái rất đa dạng: HST có thể nhỏ như 1 giọt nước ao, 1 bể cá cảnh... và lớn nhất là HST Trái đất.
- Theo dõi và trả lời:
+ Liệt kê: quần thể cá chép, quần thể cá mè, quần thể tôm, quần thể bèo...
+ Kể 1 số nhân tố vô sinh.
- Lắng nghe & ghi chép.
- Nêu khái niệm.
- Lắng nghe & ghi chép.
- Lắng nghe & ghi chép.
- KN: bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã.
Hoạt động 2: CÁC THÀNH PHẦN CẤU TRÚC CỦA HỆ SINH THÁI
T.g
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- Gv treo tranh sơ đồ câm về 1 HST, rồi yêu cầu hs q.sát và nêu 1 số câu hỏi:
+ Một HST hoàn chỉnh bao gồm những thành phần cấu trúc nào?
+ Thành phần vô sinh bao gồm những nhân tố nào?
+ Thành phần hữu sinh bao gồm những nhân tố nào?
- Gv cùng hs phân tích và tìm hiểu cụ thể từng nhóm sinh vật trong quần xã.
- Nêu mối quan hệ giữa các thành phần cơ bản của hệ sinh thái?
* Tích hợp GDMT: Mối quan hệ giữa các loài SV trong HST, giữ cân bằng trong HST, bảo vệ môi trường.
- Quan sát tranh, thảo luận & trả lời:
+ Nêu 2 thành phần cơ bản của HST.
+ Nêu các nhân tố vô sinh.
+ Nêu các nhân tố hữu sinh.
- Thảo luận & phân tích.
- Nêu mối quan hệ.
- Lắng nghe & ghi chép.
- Phụ lục: Sơ đồ của 1 HST.
- Một HST hoàn chỉnh gồm 2 thành phần cơ bản:
+ Thành phần vô sinh (sinh sảnh):
Ánh sáng, các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió...), đất, nước, xác sinh vật, chất thải hữu cơ trong m.tr...
+ Thành phần hữu sinh (quần xã sinh vật):
(+) SV sản xuất: TV và 1 số VSV tự dưỡng.
(+) SV tiêu thụ: ĐV ăn TV và ĐV ăn TV.
(+) SV phân giải: VK, nấm, 1 số loài ĐV không xương sống: giun đất, sâu bọ... 
- Hai thành phần cơ bản của HST có tác động qua lại với nhau tạo nên các chu trình sinh địa hóa. Nhờ đó, hệ sinh thái là 1 hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
Hoạt động 3: CÁC KIỂU HỆ SINH THÁI CHỦ YẾU TRÊN TRÁI ĐẤT
T.g
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- Yêu cầu hs nghiên cứu mục III.Sgk và hỏi:
+ Có những kiểu HST nào? Căn cứ vào đâu để phân loại như vậy?
+ HST tự nhiên là gì? HST tự nhiên bao gồm những loại nào?
+ HST trên cạn gồm những loại nào?
+ HST dưới nước gồm những loại nào?
→ Yêu cầu hs q.sát các hình 42.2.Sgk để thấy được các HST tự nhiên.
+ HST nhân tạo là gì? HST nhân tạo bao gồm những loại nào? Vai trò của HST nhân tạo?
+ HST nhân tạo có đặc điểm gì giống và khác so với HST tự nhiên?
→ Yêu cầu hs q.sát các hình 42.3.Sgk để thấy được các HST nhân tạo.
- Yêu cầu hs thực hiện câu hỏi lệnh ở Sgk?
* Tích hợp GDMT:
- Bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên, xây dựng hệ sinh thái nhân tạo.
- Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường thiên nhiên.
- Nghiên cứu ục III.Sgk và trả lời:
+ Gồm HST tự nhiên và HST nhân tạo, căn cứ vào nguồn gốc xuất hiện của HST.
+ Nêu khái niệm, gồm các HST trên cạn và các HST dưới nước.
+ Liệt kê.
+ Liệt kê.
→ Quan sát và nhận xét.
+ Nêu khái niệm, nêu các kiểu hê sinh thái. Nêu vai trò.
+ Trả lời. Nguồn vật chất và năng lượng trong HST nhân tạo thường được con người bổ sung qua phân bón, nước tưới...
→ Quan sát và nhận xét.
- Thực hiện câu hỏi lệnh.
Các biện pháp: canh tác nâng cao năng suất lúa, trồng rừng xen lẫn cây công nghiệp...
- Lắng nghe & ghi chép.
1. Hệ sinh thái tự nhiên:
a). Các HST trên cạn: 
- Rừng nhiệt đới, thảo nguyên, hoang mạc nhiệt đới và ôn đới, rừng thông phương bắc...
b). Các HST dưới nước: 
- Các HST nước ngọt:
+ HST nước đứng: ao, hồ, đầm...
+ HST nước chảy: sông suối...
- Các HST nước mặn:
+ HST vùng ven bờ.
+ HST vùng khơi.
2. Hệ sinh thái nhân tạo:
- Gồm: đồng ruộng, hồ nước, rừng trồng, thành phố... đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của con người.
4. Củng cố: Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất trong các câu sau:
(1). Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định bao gồm:
A. Quần thể và khu vực sống của quần thể.	
B. Quần xã và khu vực sống của quần xã.	
C. Quần thể sinh vật và quần xã sinh vật.	
D. Các cơ thể sinh vật và môi trường sống của chúng.
(2). Trong hệ sinh thái, sản lượng sinh học thứ cấp do nhóm sinh vật nào sau đay tạo ra?
A. Sinh vật tiêu thụ.	
B. Vi khuẩn phân giải và nấm.	
C. Tảo và vi khuẩn lam.	
D. Cây xanh.	
Đáp án: 1.C; 2.A.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và trả lời các câu hỏi ở cuối sách giáo khoa.
- Xem và soạn trước bài tiếp theo: “Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái”.
6. Phụ lục:
SƠ ĐỒ CÂM VỀ MỘT HỆ SINH THÁI
ĐÁP ÁN SƠ ĐỒ CÂM VỀ MỘT HỆ SINH THÁI
********************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_42_He_sinh_thai.doc