Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 24: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa

1. MỤC TIÊU:

1.1/ Kiến thức:

- Học sinh biết:

 + Hoạt động 1: Biết nêu tên được các chất có trong thức ăn đã được tiêu hoá, nêu được các hoạt động của quá trình tiêu hoá.

 + Hoạt động 2: Biết chỉ rõ được vị trí các cơ quan trong ống tiêu hóa, kể được một số tuyến tiêu hoá cơ bản.

- Học sinh hiểu:

 +Hoạt động 1: Hiểu được các hoạt động của quá trình biến đổi thức ăn.

1.2/Kĩ năng:

 - Học sinh thực hiện được:

 + HS thực hiện được kĩ năng thập thu thập và xử lí thông tin khi tìm hiểu về các cơ quan tiêu hóa.

 - Học sinh thực hiện thành thạo:

 + Kĩ năng trình bày kiến thức trước tổ, lớp.

1.3/Thái độ:

 - Thói quen: Giữ gìn, bảo vệ các cơ quan tiêu hoá.

 - Tính cách: Yêu thích học tập bộ môn.

 

doc 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1073Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 24: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 13– Tiết PPCT: 25
Ngày dạy : 16 / 11 / 2017	
 Chương V: TIÊU HÓA
 Bài 24: TIÊU HÓA VÀ CÁC CƠ QUAN TIÊU HÓA
1. MỤC TIÊU:
1.1/ Kiến thức:
- Học sinh biết: 
 + Hoạt động 1: Biết nêu tên được các chất có trong thức ăn đã được tiêu hoá, nêu được các hoạt động của quá trình tiêu hoá.
 + Hoạt động 2: Biết chỉ rõ được vị trí các cơ quan trong ống tiêu hóa, kể được một số tuyến tiêu hoá cơ bản.
- Học sinh hiểu:
 +Hoạt động 1: Hiểu được các hoạt động của quá trình biến đổi thức ăn.
1.2/Kĩ năng:
 - Học sinh thực hiện được: 
 + HS thực hiện được kĩ năng thập thu thập và xử lí thông tin khi tìm hiểu về các cơ quan tiêu hóa.
 - Học sinh thực hiện thành thạo:
 + Kĩ năng trình bày kiến thức trước tổ, lớp.
1.3/Thái độ:
 - Thói quen: Giữ gìn, bảo vệ các cơ quan tiêu hoá.
 - Tính cách: Yêu thích học tập bộ môn.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP: 
- Quá trình tiêu hoá được thực hiện nhờ hoạt động của các cơ quan trong hệ tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá.
- Quá trình tiêu hoá gồm các hoạt động: ăn và uống, đẩy thức ăn vào ống tiêu hoá, tiêu hoá thức ăn, hấp thụ các chất dinh dưỡng, thải phân.
- Hoạt động tiêu hoá thực chất là biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được qua thành ruột và thải bỏ các chất thừa không thể hấp thụ được.
3. CHUẨN BỊ:
- 3.1/ Giáo viên : H24.3 SGK/ 79
- 3.2/ Học sinh : Xem bài “ Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa” tìm hiểu: 
 + Quá trình tiêu hóa gồm những hoạt động nào?
 + Các cơ quan trong hệ tiêu hóa ở người?
4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1/- Ổn định tổ chức và kiểm diện:
 8A3.	
 8A4.	
 8A5.	 
4.2/- Kiểm tra miệng:
Câu 1: Trình bày phương pháp hà hơi thổi ngạt? (8đ)
 Trả lời:
-Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau
-Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay
-Hít một hơi đầy lồng ngực rồi ghé môi sát miệng nạn nhân, thổi hết sức vào mũi nạn nhân.
 -Ngừng thổi để hít không khí rồi lại thổi tiếp
 -Thổi liên tục với 12 -20 lần / phút cho tới khi quá trình tự hô hấp của nạn nhân được ổn định bình thường.
Câu 2. Trình bày phương pháp ấn lồng ngực? (8đ)
Trả lời:
- Đặt nạn nhân nằm ngửa, dưới lưng kê cao bằng 1 gối mềm để đầu hơi ngửa ra phía sau.
 - Cầm nơi hai cẳng tay nạn nhân và dùng sức nặng cơ thể ép vào lồng ngực nạn nhân, sau đó dang tay nạn nhân đưa về phía đầu nạn nhân.
 - Thực hiện như thế liên tục với 12 -20 lần /phút cho tới khi sự hô hấp tự động của nạn nhân ổn định bình thường.
 Câu 3: Hệ tiêu hoá gồm mấy phần? kể tên?(2đ)
 Trả lời: Gồm 2 phần: ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá.
4.3/. Tiến trình bài học: 
GV: Kể tên 1 vài loại thức ăn hàng ngày?
HS: Cơm, cá, thịt, rau, củ, quả.
GV: Qua con đường nào?
HS: Tiêu hóa
GV: Vậy hệ tiêu hóa có những cơ quan nào? Và thức ăn được tiêu hóa ra sao? Vào bài	
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
*Hoạt động 1:Tìm hiểu thành phần thức ăn và hoạt động tiêu hoá thức ăn (10 phút)
-GV: Yêu cầu HS QS H24.1
-GV: Cho biết các chất có trong mỗi loại thức ăn?
 HS: Cơm: gluxit; Thịt, cá, trứng, sữa: prôtêin; Mỡ, dầu: lipit; Rau, quả: vitamin.
-GV: Thức ăn được chia mấy nhóm chính?
HS : 2 nhóm, chất vô cơ và chất hữu cơ 
-GV: Chất nào không bị biến đổi qua quá trình tiêu hoá? 
HS : Vitamin, nước, muối khoáng. 
-GV: Chất nào trong thức ăn được biến đổi về mặt hoá học qua quá trình tiêu hoá?
HS : Gluxit, glipit, prôtêin, axit nuclêic 
-GV: Cơ thể không hấp thụ được trực tiếp các chất gluxit, lipit, prôtêin vì đây là các phân tử có cấu trúc lớn chứa nhiều năng lượng nên phải qua hoạt động tiêu hóa biến thành các chất dinh dưỡng hấp thụ được (lipit chứa nhiều NL nhất). Còn nước, MK không chứa NL hấp thụ trực tiếp.
-GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin bảng 24.2/ 78SGK,TLN 3 phút (chú ý phân biệt các giai đoạn của quá trình tiêu hoá theo 4 ô màu khác nhau )
-GV:Quá trình tiêu hóa gồm những hoạt động nào?
 HS: KL
* GV mở rộng: Biến đổi lí học: nghiền nát thức ăn, tiết dịch tiêu hoá. Biến đổi hoá học: biến đổi thức ăn thành chất đơn giản, cơ thể hấp thụ được.
-GV: Vai trò của quá trình tiêu hóa thức ăn?
HS : Nhờ quá trình tiêu hoá, thức ăn được biến đổi thành chất dễ hấp thụ, thải bỏ các chất không cần thiết 
Các nhóm báo cáo, nhận xét.
*Hoạt động 2:Tìm hiểu về các cơ quan trong hệ tiêu hóa(15 phút)
GV:Treo H24.3, hướng dẫn HS quan sát, TLN hoàn thành bảng 24 /80 SGK trong 4’
 *HS: 
Các cơ quan trong ống tiêu hoá
 Các tuyến tiêu hoá
Khoang miệng
(họng, răng, lưỡi)
Tuyến nước bọt (tiết nước bọt)
Thực quản 
Dạ dày 
Tuyến vị (tiết dịch vị)
Tá tràng 
Tuyến gan (dịch mật), tuyến tụy (dịch tụy)
Ruột non 
Tuyến ruột (tiết dịch ruột)
Ruột già 
Ruột thẳng 
Hậu môn
-GV: Cho các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, KL
Gọi 2 HS lên bảng chỉ vào tranh các cơ quan trong hệ tiêu hoá người xác định từng cơ quan.
HS: Cả lớp QS, nhận xét, bổ sung . 
- GV mở rộng: Ruột thừa chỉ là vết tích tiêu giảm của 1 cơ quan ở cơ thể ĐV. Do không còn chức năng gì nên ruột thừa không được coi là 1 cơ quan trong hệ tiêu hóa. Tuy nhiên nó vẫn liên quan với hệ tiêu hóa về mặt nguồn gốc và những điều phiền toái gây nên như viêm ruột thừa.
-GV: Vai trò của tiêu hóa đối với cơ thể người là gì?
HS: Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được qua thành ruột và thải bỏ các chất bã trong thức ăn.
GDHN: Qua bài học này, ta muốn nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu hệ tiêu hóa chúng ta có thể chọn nghề bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa hoặc nha khoa
 I. Thức ăn và sự tiêu hóa:
( thể hiện ở phần 4.4)
II. Các cơ quan tiêu hóa
( thể hiện ở phần 4.4)
4.4/ Tổng kết:
4.5/ Hướng dẫn học tập:
* Đối với bài học ở tiết này: 
- Học bài và đọc mục em có biết.
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: 
 Chuẩn bị bài : “Tiêu hóa ở khoang miệng”.”
 +Tìm hiểu các cơ quan tiêu hóa trong khoang miệng.
 +Sự biến đổi thức ăn trong khoang miệng.
5.Phụ lục :
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 24 Tieu hoa va cac co quan tieu hoa_12184509.doc