TIẾT 27: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
I. Mục tiêu:
- HS vận dụng kiến thức đã học để giải được các bài tập có liên quan về: Các nhân tố sinh thái, ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sức khỏe và việc học tập của mình.
- Phân biệt được đặc điểm của cây ưu sáng và cây ưa bóng, lấy được các ví dụ minh họa.
- Giải thích được hiện tượng những loài hoa nở về đêm thường có màu vàng hoặc màu trắng và cánh hoa to hơn hoa nở về ban ngày.
II. Tổ chức dạy và học:
1. Ổn định tổ chức:
- Sĩ số:
2. Khởi động lớp học:
- GV yêu cầu HĐTQ khởi động trò chơi “thụt thò” kết hợp kiểm tra bài cũ:
?ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật khác loài.
HS nhận xét, chia sẻ. Gv chuẩn kiến thức, nhận xét.
Ngày soạn: 07/10/2017 Bài 27. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI (7 tiết: 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27) I. Mục tiêu bài học: (tài liệu HDH trang 232) II. Chuẩn bị: - GV: Tranh ảnh, băng hình về đời sống của động, thực vật - Tác động tiêu cực, tích cực của con người đến môi trường sống của sinh vật, bảng phụ, phiếu học tập. - HS: Kẹp ép cây, giấy báo, kéo cắt cây, giấy kẻ ô li, bút chì, vợt bắt côn trùng, lọ, túi nilon đựng động vật. Tài liệu HDH, phiếu học tập, dụng cụ học tập. III. Phương pháp: - Hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, nhóm lớn. IV. Tiến trình dạy học: Ngày giảng: 09/11/2017 (8A) 10/11/2017 (8B)) TIẾT 21: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI I. Mục tiêu: - Học sinh trình bày được môi trường là gì? Có mấy loại môi trường và kể tên được 1 số sinh vật ở môi trường đó. II. Tổ chức dạy và học: 1. Ổn định tổ chức: - Sĩ số: 2. Khởi động lớp học: - GV yêu cầu HĐTQ khởi động trò chơi “thụt thò” kết hợp kiểm tra bài cũ: ? trình bày nguyên nhân và hậu quả biện pháp khắc phục của tật cong vẹo cột sống. 3. Bài mới: - Gv giới thiệu vào bài. 4. Các hoạt động: Hoạt động 1: A. Hoạt động khởi động Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức 1. HS hoạt động cá nhân: Quan sát hình 28.1 và trả lời các câu hỏi (tài liệu HDH) HS hoạt động cặp đôi để chia sẻ kết quả làm việc cá nhân. Đại diện một số cặp đôi báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, góp ý bổ sung. GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của HS: Hoạt động 2: B. Hoạt động hình thành kiến thức I. Môi trường và các nhân tố sinh thái 1. Môi trường sống của sinh vật Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức HS hoạt động cá nhân: Quan sát hình 28.2, chọn các từ điền vào chỗ trống co phù hợp (Tài liệu HDH). HS hoạt động cặp đôi để chia sẻ kết quả làm việc cá nhân. Đại diện một số cặp đôi báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, góp ý bổ sung. GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt kiến thức: HS hoạt động cá nhân: Điền nội qung phù hợp vào cac ô trống trong bảng 28.1 (tài liệu HDH) HS hoạt động cặp đôi để chia sẻ kết quả làm việc cá nhân. Đại diện một số cặp đôi báo cáo kết quả, các cặp khác nhận xét, góp ý bổ sung. GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của HS. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quang chúng. Có bốn loại môi trường chủ yếu, đó là: Môi trường nước, môi trường trong đất, môi trường trên mặt đất- không khí (môi trường trên cạn) và môi trường sinh vật ( Bảng phụ). STT Tên sinh vật Môi trường sống 1 Cây hoa hồng Đất- Không khí 2 Cá chép Nước 3 Sán lá gan Sinh vật 4 Giun đất Trong đất .... III. Củng cố, dặn dò: - Y/c học sinh về nhà quan sát các sinh vật xung quanh nhà và hoàn thiện thêm vào bảng. - Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu các nhân tố sinh thái của môi trường được chia thành mấy nhóm, đặc điểm của từng nhóm. IV. Nhật ký tiết dạy: ....... Ngày giảng: 13/11/2017 (8A,8B) TIẾT 22: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI I. Mục tiêu: - Học sinh trình bày được nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. - Phân loại được các nhân tố sinh thái chia thành hai nhóm: Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh (không sống) và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh (sống). Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm nhóm nhân tố sinh thái con người và nhóm nhân tố sinh thái các sinh vật khác. II. Tổ chức dạy và học: 1. Ổn định tổ chức: - Sĩ số: 2. Khởi động lớp học: - GV yêu cầu HĐTQ khởi động trò chơi “truyền thư” kết hợp kiểm tra bài cũ: ? trình bày các loại môi trường sống của sinh vật. 3. Bài mới: - Gv giới thiệu vào bài. 4. Các hoạt động: Hoạt động 1: Tìm hiểu các nhân tố sinh thái của môi trường Hoạt động của GV và HS Nội dung HS hoạt động theo nhóm: Thảo luận trả lời các câu hỏi (tài liệu hướng dẫn học). Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, góp ý bổ sung GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm và chốt kiến thức. HS hoạt động cá nhân: Quan sát hình 28.4 và sắp sếp các nhân tố sinh thái tác động lên đời sống của thỏ vào bảng 28.2(tài liệu HDH) HS hoạt động cặp đôi để chia sẻ kết quả làm việc cá nhân. Một số cặp đôi báo cáo kết quả, các cặp khác góp ý bổ sung GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của HS 2. Các nhân tố sinh thái của môi trường - Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. - Các nhân tố sinh thái chia thành hai nhóm: Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh (không sống) và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh (sống). Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm nhóm nhân tố sinh thái con người và nhóm nhân tố sinh thái các sinh vật khác. ( Bảng phụ) Bảng phụ Nhân tố vô sinh Nhân tố hữu sinh Con người Các sinh vật khác Ánh sáng Tác động của con người Động vật ăn cỏ Nhiệt độ Cây cỏ Độ ẩm Động vật ăn thịt Đất Động vật ký sinh Gió III. Củng cố, dặn dò: - Y/c học sinh về nhà quan sát các sinh vật xung quanh nhà tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến loài gà ở nhà em. - Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu giới hạn sinh thái. IV. Nhật ký tiết dạy: ....... Ngày giảng: 16/11/2017 (8A) 17/11/2017 (8B) TIẾT 23: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI I. Mục tiêu: - HS trình bày được giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. Nằm ngoài giới hạn này sinh vật sẽ yếu dần và chết. - Có kỹ năng làm bài tập: Vẽ sơ đồ giới hạn nhiệt độ khi biết các giới hạn của sinh vật. II. Tổ chức dạy và học: 1. Ổn định tổ chức: - Sĩ số: 2. Khởi động lớp học: - GV yêu cầu HĐTQ khởi động trò chơi “truyền thư” kết hợp kiểm tra bài cũ: ? trình bày các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến đời sống của loài chim sẻ ở địa phương. 3. Bài mới: - Gv giới thiệu vào bài. 4. Các hoạt động: Hoạt động 1: Tìm hiểu giới hạn sinh thái Hoạt động của GV và HS Nội dung HS hoạt động cá nhân: Quan sát hình 28.5 và trả lời các câu hỏi(tài liệu HDH) HS hoạt động cặp đôi để chia sẻ kết quả làm việc cá nhân. Một số cặp đôi báo cáo kết quả, các cặp khác góp ý bổ sung GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt kiến thức 3. Giới hạn sinh thái: Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. Nằm ngoài giới hạn này sinh vật sẽ yếu dần và chết. Hoạt động 2: Bài tập: Vẽ sơ đồ giới hạn nhiệt độ khi biết các gới hạn của sinh vật. Hoạt động của GV và HS Nội dung HS hoạt động cá nhân: Vẽ sơ đồ giới hạnh nhiệt độ đối với vi khuẩn suối nước nóngvà xương rồng sa mạc (tài liệu HDH) HS hoạt động cặp đôi để chia sẻ kết quả làm việc cá nhân. Một số cặp đôi báo cáo kết quả trên máy chiếu vật thể, các cặp khác góp ý bổ sung. GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của HS. Khen thưởng những bài vẽ tốt, đẹp. III. Củng cố, dặn dò: - Y/c học sinh về nhà hoàn thiện bài vẽ, giờ sau nộp bài vẽ và treo ở góc học tập của lớp môn KHTN, học thuộc giới hạn sinh thái là gì? - Chuẩn bị giờ sau: tìm hiểu các tác động của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm lên đời sống sinh vật IV. Nhật ký tiết dạy: . Ngày giảng: 23/11/2017 (8A) 24/11/2017 (8B) TIẾT 24: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI I. Mục tiêu: - HS trình bày được tác động của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm lên đời sống sinh vật. - Biết cách tiến hành tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật ở xung quanh trường học. II. Tổ chức dạy và học: 1. Ổn định tổ chức: - Sĩ số: 2. Khởi động lớp học: - GV yêu cầu HĐTQ khởi động trò chơi “thụt thò” kết hợp kiểm tra bài cũ: ? trình bày các tác nhân ảnh hưởng đến hệ hô hấp? Biện pháp để bảo vệ hệ hô hấp khỏe mạnh. HS nhận xét, chia sẻ. Gv chuẩn kiến thức, nhận xét. 3. Bài mới: - Gv giới thiệu vào bài. 4. Các hoạt động: Hoạt động 1: Tìm hiểu tác động của các nhân tố sinh thái lên đười sống sinh vật Tác động của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm lên đời sống sinh vật Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức HS hoạt động nhóm: Thảo luận, mô tả về tác động của nhiệt độ và ánh sáng tới sinh vật, lấy ví dụ minh họa. Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác góp ý bổ sung. GV nhận xét, đánh giá kết quả HĐ của các nhóm và giải thích. II. Tác động của các nhân tố sinh thái lên đười sống sinh vật 1. Tác động của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm lên đời sống sinh vật - Tất cả các sinh vật trên Trái Đất đều sống nhờ vào năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Thực vật thu nhận ánh sáng mặt trời một cách trực tiếp qua quang hợp, còn động vật thì phụ thuộc vào năng lượng hóa học được tổng hợp từ cây xanh. Một số sinh vật như nấm, vi khuẩn trong quá trình sống cũng sử dụng một phần năng lượng ánh sáng. Ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng Mặt Trời ảnh hưởng đến quá trình vươn cao lên của cây. Các cây khác nhau có nhu cầu ánh sáng Mặt trời khác nhau. - Thực vật khác nhau sẽ có nhu cầu khác nhau về nhiệt độ. Nhiệt độ bao gồm nhiệt độ không khí, nhiệt độ đất và nhiệt độ nước là điều kiện sống rất quan trọng của cây. Mỗi loài thực vật đều có mức nhiệt tối đa và tối thiểu để tồn tại và phát triển. Nếu nhiệt độ môi trường vượt quá những mức này, năng suất của cây trồng sẽ giảm xuống. Chính vì vậy, chúng ta không thể thấy các khu vực khí hậu khác nhau trên Trái Đất có thể gieo cùng một loại cây lương thực hay hoa màu. Hoạt động 2: Thực nghiệm Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức HS hoạt động theo nhóm: Chuẩn bị các dụng cụ theo hướng dẫn tại tài liệu HDH, tiến hành quan sát tại vườn trường, ghi kết quả vào bảng 28.3. HS hoạt động theo nhóm: Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả quan sát các loài thực vật ở vườn trường theo gợi ý (bảng 28.3) và trả lời các câu hỏi (tài liệu HDH). Các nhóm khác nhận xét, góp ý bổ sung GV nhận xét đánh giá kết quả hoạt động của HS và kết luận. 2. Tiến hành tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật * Kết luận: - Ánh sáng, nhiệt độ, độ ảnh hưởng tới các đặc điển về hình thái và sinh lý của thực vật. - Căn cứ vào ảnh hưởng của ánh sáng, thực vật chia làm hai nhóm chính: Nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng. - Căn cứ vào ảnh hưởng của nhiệt độ, thưc vật chia làm hai nhóm chính: nhóm biến nhiệt và nhóm hằng nhiệt. - Căn cứ vào ảnh hưởng của nhiệt độ, thưc vật chia làm hai nhóm chính: nhóm ưa ẩm và nhóm chịu hạn. Bảng 28.4. Tác động của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm lên đời sống của cây Đặc điểm của cây Khi cây sống nơi quang đãng Khi cây sống trong báng âm, dưới tán cây khác Khi nhiệt độ mối trường hạ thấp Khi môi trường khô hạn Đặc điểm hình thái: - Lá - Thân: -Phiến lá nhỏ, hẹp, màu xanh nhạt - Thân cây thấp, số cành cây nhiều - Phiến lá lớn, màu xanh thẫm - Chiều cao bị hạn chế bởi chiều cao của tán cây phía trên - Có hiện tượng dụng lá - Thân cây xù xì - Lá nhỏ, cứng - Thân còi cọc, cứng Đặc điểm sinh lý: - Quang hợp - Thoát hơi nước - Cường độ quang hợp cao trong điều kiện ánh sáng mạnh - Cây điều tiết thoát hơi nước linh hoạt: Thoát hơi nước tăng cao khi ánh sáng mạnh, thoát hơi nước giảm khi thiếu nước - Có khả năng quang hợp trong điều kiện ánh sáng yếu, quang hợp yếu trong điều kiện ánh sáng mạnh. - Cây thiếu điều tiết thoạt hơi nước: Thoát hơi nước tăng cao trong điều kiện ánh sáng mạnh, khi thiếu nước cây dễ bị héo - Quang hợp yếu - Thoát hơi nước giảm - Quang hợp yếu - Thoát hơi nước giảm III. Củng cố, dặn dò: - Y/c về nhà học sinh hoàn thiện bảng 28.4, giờ sau BHT kiểm tra vở của các bạn. - GV chốt lại kiến thức của tiết học, y/c học sinh về nhà học bài. - Chuẩn bị bài mới: tìm hiểu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống các loài động vật. IV. Nhật ký tiết dạy: .. . . . . Ngày giảng: 27/11/2017 (8A, 8B) TIẾT 25: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI I. Mục tiêu: - HS trình bày được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống các loài động vật. - Biết cách chia động vật thành các nhóm dựa vào ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng,nhiệt độ, độ ẩm. - Vận dụng phân chia các loài động vật ở địa phương thành các nhóm khác nhau. II. Tổ chức dạy và học: 1. Ổn định tổ chức: - Sĩ số: 2. Khởi động lớp học: - GV yêu cầu HĐTQ khởi động trò chơi “thụt thò” kết hợp kiểm tra bài cũ: ? Căn cứ vào ảnh hưởng của ánh sáng, mhiệt độ, độ ẩm, thực vật chia làm mấy nhóm chính: Nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng. Nhóm biến nhiệt và nhóm hằng nhiệt. Nhóm ưa ẩm và nhóm chịu hạn. HS nhận xét, chia sẻ. Gv chuẩn kiến thức, nhận xét. 3. Bài mới: - Gv giới thiệu vào bài. 4. Các hoạt động: Hoạt động 1: Tìm hiểu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống các loài động vật Hoạt động của Gv và HS Nội dung kiến thức HS hoạt động cá nhân: Quan sát các loài động vật trong môi trường tự nhiên, hoàn thành bảng 25.8 và trả lời các câu hỏi (tài liệu HDH). HS hoạt động cặp đôi để chia sẻ kết quả làm việc của cá nhân. Đại diện một số cặp đôi báo cáo kết quả, HS khác nhận xét, góp ý bổ sung. GV nhận xét, đánh giá kết qủa hoạt động của HS và chốt kiến thức. b. Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống các loài động vật - Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống của động vật, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian. - Căn cứ vào ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng, động vật được chia thành hai nhóm: + Nhóm ưa sáng: gồm những động vật hoạt động ban ngày + Nhóm ưa tối: gồm những động vật hoạt động vào ban đêm, sống trong hang, trong đất, ở vùng nước sâu... - Căn cứ vào ảnh hưởng của nhiệt độ, động vật được chia làm hai nhóm chính: + Động vật biến nhiệt: Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. + Động vật hằng nhiệt: nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. - Căn cứ vào ảnh hưởng của độ ẩm, động vật được chia làm hai nhóm chính: động vật ưa ẩm và động vật ưa khô. Hoạt động 2: Bài tập Hoạt động của Gv và HS Nội dung kiến thức Gv y/c hs hoạt động cặp đôi để hoàn thiện bài tập. Sau đó gọi 1-2 cặp đôi trả lời câu hỏi, chia sẻ kết quả. Gv nhận xét chuẩn kiến thức. Gv phát giấy A4 cho học sinh, y/c học sinh hoạt động cá nhân vẽ 1 bức tranh để nói về sự đa dạng của các loài động vật trong 1 môi trường sinh thái. Bài tập 1: Em hãy liệt kê các loài động vật có ở địa phương và dựa theo ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng phân loại các loài động vật trên. Bài tập 2: Vẽ tranh III. Củng cố, dặn dò: - Y/c học sinh học thuộc nội dung kiến thức, hoàn thiện tranh giờ sau nộp cho BHT. - Chuẩn bị bài mới: tìm hiểu ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật: Quan hệ khác loài, quan hệ cùng loài. IV. Nhật ký tiết dạy: .. . . . Ngày giảng: 30/11/2017 (8A) 01/12/2017 (8B) TIẾT 26: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI I. Mục tiêu: - HS trình bày được ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật: Quan hệ khác loài, quan hệ cùng loài. - Liên hệ thực tế được sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các loài sinh vật ở gia đình em. II. Tổ chức dạy và học: 1. Ổn định tổ chức: - Sĩ số: 2. Khởi động lớp học: - GV yêu cầu HĐTQ khởi động trò chơi “truyền thư” kết hợp kiểm tra bài cũ: ?Ánh sáng ảnh hưởng như thế nào tới động vật. HS nhận xét, chia sẻ. Gv chuẩn kiến thức, nhận xét. 3. Bài mới: - Gv giới thiệu vào bài. 4. Các hoạt động: Hoạt động 1: Tìm hiểu ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức HS hoạt động cá nhân: Quan sát hình 28.7, 28.8 và trả lời các câu hỏi (tài liệu HDH) HS hoạt động cặp đôi để chia sẻ kết quả làm việc cá nhân. Đại diện một số cặp đôi báo cao cáo kết quả, các cặp đôi khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt kiến thức: HS hoạt động cá nhân: Thực hiện yêu cầu của bảng 28.7; 28.8, 28.9 và trả lời câu hỏi (tài liệu HDH). HS hoạt động cặp đôi để chia sẻ kết quả làm việc cá nhân. Đại diện một số cặp đôi báo cao cáo kết quả, các cặp đôi khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của HS và kết luận: 2. Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật a. Quan hệ cùng loài Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành lên nhóm cá thể, hỗ trợ lẫn nhau. Khi gặp điều kiện bất lợi các cá thể cùng loài cạnh tranh nhau dẫn tới một số cá thể sống tách ra khỏi nhóm. b. Quan hệ khác loài Trong mối quan hệ khác loài, các sinh vật hoặc hỗ trợ hoặc đối địch với nhau. Quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ có lợi (hoặc ít nhất không có hại) cho tất cả các sinh vật. Trong quan hệ đối địch, một bên sinh vật được lợi còn bên kia bị hại hoặc cả hai bên cùng bị hại Hoạt động 2: Bài tập Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Hs hoạt động cá nhân hoàn thiện bài tập. GV gọi 2-3 Hs chia sẻ trước lớp, các học sinh khác nhận xét, tranh luận. Gv chuẩn kiến thức. Bài tập: Y/c học sinh liên hệ thực tế ở gia đình, địa phương về mối quan hệ và sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật cùng loài và khác loài. III. Củng cố, dặn dò: - Y/c học sinh học thuộc nội dung kiến thức, hoàn thiện bài tập giờ sau BHT kiểm tra vở của các bạn. - Chuẩn bị bài mới: chuẩn bị các bài tập ở phần C. Hoạt động luyện tập. IV. Nhật ký tiết dạy: .. . . . Ngày giảng: 04/12/2017 (8A, 8B) TIẾT 27: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI I. Mục tiêu: - HS vận dụng kiến thức đã học để giải được các bài tập có liên quan về: Các nhân tố sinh thái, ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sức khỏe và việc học tập của mình. - Phân biệt được đặc điểm của cây ưu sáng và cây ưa bóng, lấy được các ví dụ minh họa. - Giải thích được hiện tượng những loài hoa nở về đêm thường có màu vàng hoặc màu trắng và cánh hoa to hơn hoa nở về ban ngày. II. Tổ chức dạy và học: 1. Ổn định tổ chức: - Sĩ số: 2. Khởi động lớp học: - GV yêu cầu HĐTQ khởi động trò chơi “thụt thò” kết hợp kiểm tra bài cũ: ?ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật khác loài. HS nhận xét, chia sẻ. Gv chuẩn kiến thức, nhận xét. 3. Bài mới: - Gv giới thiệu vào bài. 4. Các hoạt động: Hoạt động 1: Luyện tập Hoạt động của GV và HS Nội dung Y/c học sinh nhắc lại: ? có mấy nhóm nhân tố sinh thái. Gv y/c hs nghiên cứu thông tin phần C.1. hoạt động cặp đôi, hoàn thiện phiếu học tâp (1):bảng các nhân tố sinh thái. Gv gọi 1-2 nhóm trình bày phiếu học tập, các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ xung. Gv chuẩn kiến thức Y/c học sinh quan sát trong lớp học và hoạt động nhóm hoàn thiện phiếu học tập: Gv gọi 1- 2 nhóm trình bày phiếu học tập, các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ xung. Gv chuẩn kiến thức, khích lệ các nhóm hoạt động tốt. Gv chiếu trên máy chiếu 3 câu hỏi trắc nghiệm, yêu cầu hs hoạt động cá nhân trả lời. G/v giới thiêu cho học sinh 1 số loài cây ưu bóng và 1 số loài cây ưu sáng trên máy chiếu, y/c học sinh chú ý đến đặc điểm của thân, lá, cành. Y/c học sinh về nhà hoàn thiện bài tập 4 phần C. Luyện tập. C. Luyện tập 1. Bài 1: Bài 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập của học sinh trong lớp học. Bài tập 3: Các bài tập trắc nghiệm ( 3 bài tập) Bài tập 4: Phân biệt đặc điểm của cây ưu bóng và cây ưu sáng Hoạt động 2: Vận dụng Hoạt động của GV và HS Nội dung GV chiếu 1 số loại hoa nở vào ban đêm cho học sinh nhận xét về màu sắc và kích thước cánh hoa. Gv y/c học sinh hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi: ?Giải thích hiện tượng những loài hoa nở về đêm thường có màu vàng hoặc màu trắng và cánh hoa to hơn hoa nở về ban ngày. 1-2 nhóm cặp chia sẻ, các nhóm khác theo dõi, nhận xét. Gv nhận xét, chuẩn kiến thức và khích lệ học sinh GV mở rộng thêm kiến thức cho HS Bài 4: Giải thích hiện tượng những loài hoa nở về đêm thường có màu vàng hoặc màu trắng và cánh hoa to hơn hoa nở về ban ngày. Ban đêm, dưới ánh sáng rất yếu của trăng sao, chỉ có các màu trắng hoặc vàng nhạt mới hiện lên tương đối rõ. Nhờ vậy, côn trùng ăn đêm mới nhìn thấy chúng, và tìm đến giúp cây truyền phấn hoa. Tuy nhiên, không phải tất cả các loài hoa đêm đều có màu trắng hoặc màu nhạt. Ví dụ hoa phấn là một ngoại lệ. Chúng nở vào lúc chập tối và có màu tím sặc sỡ. Màu này tuy khó nhìn, dễ lẫn vào đêm, song thật kỳ lạ, nhiều loài côn trùng tỏ ra rất nhạy cảm với màu tím. III. Củng cố, dặn dò: - Y/c học sinh về nhà hoàn thiện bài tập 4 phần C. Hoạt động luyện tập: tìm hiểu được điểm của 1 số cây ưu bóng và ưu sáng ở trong sân trường, giờ sau BHT của lớp sẽ kiểm tra vở của các bạn. - Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu trong một cái ao tự nhiên có những quần thể sinh vật nào? Liệt kê các quần thể sinh vật sống trong rừng mưa nhiệt đới và rừng ngập mặn ven biển. IV. Phụ lục: PHIẾU HỌC TẬP 1: 1 Nhân tố vô sinh 2 Nhân tố hữu sinh PHIẾU HỌC TẬP 2 STT Nhân tố sinh thái Mức độ tác động 1 2 3 4 5 6 IV. Nhật ký tiết dạy: ... . . .
Tài liệu đính kèm: