Giáo án môn Sinh học 9 - Tiết 25: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Tiết 25

ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ

 I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

- Trình bày được sự biến đổi số lượng thường thấy ở một cặp NST.Cơ chế hình thành thể dị bội ( 2n + 1) và thể ( 2n - 1) .

- Nêu được hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp NST.

 2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình

- Kĩ năng hợp tác nhóm.ứng xử /giao tiếp lắng nghe tích cực.

- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc sgk,quan sát tranh .

- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến.

3. Thái độ

- Có thái độ đúng đắn trong học tập.

- Tự giác học tập và thảo luận

 II. CHUẨN BỊ

 - GV: Máy chiếu, flash về ĐB số lượng NST, SGK, giáo án,.

 III.PHƯƠNG PHÁP :

Trực quan ,vấn đáp ,dạy học nhóm

 IV.TỔ CHỨC GIỜ HỌC

1. Khởi động

a. Ổn định tổ chức: ( 1’)

b. Kiểm tra bài cũ ( 4’)

- Đột biến cấu trúc NST là gì ? Nêu một số dạng đột biến và mô tả từng dạng

đột biến đó.

- Nguyên nhân nào gây ra các đột biến đó.

c. Vào bài (1’)

GV thông báo đột biến NST là những biến đổi số lượng xảy ra ở một hoặc

một số cặp NST nào đó hoặc tất cả bộ NST.

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 626Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 9 - Tiết 25: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng :
Tiết 25
ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ
	I. MỤC TIÊU 
 	1. Kiến thức 
- Trình bày được sự biến đổi số lượng thường thấy ở một cặp NST.Cơ chế hình thành thể dị bội ( 2n + 1) và thể ( 2n - 1) .
- Nêu được hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp NST.
	2. Kĩ năng 
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình
- Kĩ năng hợp tác nhóm.ứng xử /giao tiếp lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc sgk,quan sát tranh .
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến.
3. Thái độ
- Có thái độ đúng đắn trong học tập.
- Tự giác học tập và thảo luận
	II. CHUẨN BỊ
	- GV: Máy chiếu, flash về ĐB số lượng NST, SGK, giáo án,....
	III.PHƯƠNG PHÁP :
Trực quan ,vấn đáp ,dạy học nhóm
	IV.TỔ CHỨC GIỜ HỌC
1. Khởi động 
a. Ổn định tổ chức: ( 1’)
b. Kiểm tra bài cũ ( 4’) 
- Đột biến cấu trúc NST là gì ? Nêu một số dạng đột biến và mô tả từng dạng 
đột biến đó.
- Nguyên nhân nào gây ra các đột biến đó.
c. Vào bài (1’)
GV thông báo đột biến NST là những biến đổi số lượng xảy ra ở một hoặc 
một số cặp NST nào đó hoặc tất cả bộ NST.
	2. Các hoạt động 
Hoạt động 1 ( 15’)
Tìm hiểu hiện tượng dị bội thể
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
GV kiểm tra kiến thức của HS về :
+ Cặp NST tương đồng
+ Bộ NST lưỡng bội . 
+ Bộ NST đơn bội
- HS dựa vào kiến thức bài cũ trả lời
+ Gồm 2 NST giống nhau về hình dạng kích thước.
+ Gồm các cặp NST tương đồng.
 + Gồm 1 NST trong mỗi cặp tương đồng. 
GV y/c HS n/c thông tin phần I và H. 23.1 trả lời câu hỏi :
+ Sự biến đổi số lượng ở một cặp NST thấy ở những dạng nào ?
 + Thế nào là hiện tượng dị bội thể ?
- HS hoạt động nhóm (5’) 
- > Đại diên nhóm trình bày - chia sẻ – chốt KT:
+ Các dạng:
 - 2n +1 
 - 2n -1
+ Khái niệm dị bội thể.
 - GV chốt kiến thức.
- GV thông báo : ở cà độc dược người ta phát hiện 12 kiểu dị bội tương ứng với 12 cặp NST tương đồng.
I. Hiện tượng dị bội thể 
- Hiện tượng dị bội thể là đột biến thêm hoặc mất 1 NST ở một cặp NST nào đó .
- Các dạng:
 + 2n +1 
 + 2n -1
Hoạt động 2 ( 19’ )
Giải thích cơ chế phát sinh thể dị bội
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
- GV H21 minh hoạ sự phân li không bình thường của một cặp NST trong giảm phân hình thành giao tử .
- GV y/c HS quan sát
 H 23.2 trả lời câu hỏi .
+ Sự phân li của một cặp NST tương đồng ở một trong hai dạng bố mẹ khác với trường hợp bình
thường như thế nào? 
+ Các giao tử nói trên tham gia thụ tinh → hợp tử có số lượng NST như thế nào ? 
- - HS hoạt động nhóm (5’) 
- > Đại diên nhóm trình bày - chia sẻ – chốt KT:
+ 1 giao tử có hai NST 
+ 1 giao tử không có NST nào.
+ Hợp tử có 3 NST hoặc có 1 NST của cặp tương đồng.
- GV treo tranh H23.2 gọi HS lên trình bày cơ chế phát sinh các thể dị bội
- 1 HS lên trình bày,lớp nhận xét, bổ sung. 
GV chốt kiến thức
- GV nhấn mạnh:
+ Giao tử mang cặp NST tương đồng kết hợp với giao tử chỉ mang 1 NST của cặp đó thì sẽ cho thể dị bội (2n+1). Sự kết hợp giữa 1 gao tử mang 1 NST của cặp tương đồng với giao tử không mang NST nào của cặp đó thì sẽ cho thể dị bội ( 2n-1)
? Nêu hậu quả của hiện tượng dị bội thể .
HS nêu hậu quả.
- GV chốt lại
II. Sự phát sinh thể dị bội
- Cơ chế phát sinh thể dị bội .
+ Trong giảm phân có một cặp NST không phân li tạo → thành một giao tử mang 2 NST , một giao tử không mang NST nào .
+ Sự thụ tinh của các giao tử bất thường này sẽ tạo ra các thể dị bội
- Hậu quả : Gây biến đổi hình thái ở thực vật, gây bệnh NST ở người :
 Bệnh đao,bệnh claiphentơ bệnh tớcnơ
	3. Tổng kết và hướng dẫn học bài (5’)
	a. Tổng kết 
- Sự biến đổi số lượng NST thường thấy ở những dạng nào ?
- Viết sơ đồ minh hoạ cơ chế hình thành thể dị bội 2n+1 và 2n-1.
	b. Hướng dẫn học bài 
- Học bài trả lời câu hỏi sgk.
- Đọc trước bài 24. Tìm hiểu hiện tượng đa bội hoá và thể đa bội .

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 23 Dot bien so luong nhiem sac the_12172762.doc