Giáo án môn Sinh học 9 - Tiết 30 đến tiết 35

TIẾT 30 : THỰC HÀNH: QUAN SÁT THƯỜNG BIẾN

I. Mục tiêu.

- Học sinh nhận biết một số thường biến phát sinh ở một số đối tượng thường gặp qua tranh, ảnh và mẫu vật sống. Qua tranh, ảnh HS phân biệt sự khác nhau giữa thường biến và đột biến. Qua tranh ảnh và mẫu vật sống rút ra được:

+ Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, không hoặc rất ít chịu tác động của môi trường.

+ Tính trạng số lượng thường chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường.

- Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành.

II. Chuẩn bị

 1.GV:- Tranh ảnh minh hoạ thường biến.

 - Ảnh chụp thường biến.

 - Mẫu vật: + Mầm khoai lang mọc trong tối và ngoài sáng.

 + 1 thân cây rau dừa nước từ mô đất bò xuống ven bờ và trải trên mặt nước.

 2.HS: Nghiên cứu trước SGK

 

docx 14 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 835Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 9 - Tiết 30 đến tiết 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.Phân biệt thường biến và đột biến.
- Hai cây mạ thuộc thế hệ thứ nhất
(Biến dị trong đời các thể.)
- Chúng đều giống nhau( vì biến dị không di truyền)
- Do điều kiện dinh dưỡng khác nhau.
- HS vận dụng kién thức trả lời.
3.Nhận biết ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng chất lượng và số lượng.
- HS quan sát theo nhóm.thảo luận nhóm và nêu được:
+ Hình dạng giống nhau (tính trạng chất lượng).
+ Chăm sóc tốt -> củ to. 
+ Chăm sóc không tốt -> củ nhỏ (tính trạng số lượng)
*Nhận xét: Tính trạng chất lượng phụ thuộc kiểu gen, tính trạng số lượng phụ thuộc điều kiện sống.( môi trường)
C. Hoạt động luyện tập
- Hoàn thành báo cáo thực hành
D. Hoạt động vận dụng:
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
E. Hoạt động tỡm tũi mở rộng.
- Tìm hiểu thêm về các dạng thường biến trong thực tế, chụp ảnh sưu tầm tư liệu
=====================================
Tuần:
Ngày soạn:/./2017
Ngày dạy:./../2017
Chương V : Di truyền học người
Tiết 31 : Phương pháp nghiên cứu di truyền người.
I. Mục tiêu.
- Học sinh phải sử dụng được phương pháp nghiên cứu phả hệ để phân tích sự di truyền 1 vài tính trạng hay đột biến ở người. Phân biệt được 2 trường hợp: Sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng. Hiểu được ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh trong nghiên cứu di truyền từ đó giải thích được 1 số trường hợp thường gặp.
- Rèn kĩ năng so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức.
- Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
II. Chuẩn bị.
 1.GV:- Sử dụng tranh hình 28.1 và 28.2 SGK.
 - ảnh về trường hợp sinh đôi.
 2. HS: - Nghiên cứu trước bài 28
 - Sưu tầm ảnh về trể đồng sinh
III. Nội dung các hoạt động dạy - học.
A. Hoạt động khởi động
 1.Tổ chức: 9A..
	 9B..
 2. Kiểm tra:
Không kiểm tra.
 3. Bài mới :
 Cũng như ở động vật, ở người có hiện tượng con cái giống nhau, giống bố mẹ và đồng thời cũng có những chi tiết khác nhau và khác với bố mẹ. ở người cũng có hiện tượng di truyền và biến dị. Việc nghiên cứu di truyền người gặp 2 khó khăn chính:
+ Người sinh sản chậm, đẻ ít con.
+ Không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến để nghiên cứu.
=> Người ta đưa ra phương pháp nào vừa thích hợp, thông dụng và đơn giản... để nghiên cứu về di truyền học ở người?.
B. Hoạt động hỡnh thành kiến thức 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức
HĐ1
- GV giải thích từ phả hệ
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
- Em hiểu các kí hiệu như thế nào?
- 1 HS giải thích kí hiệu.
- HS tự nghiên cứu thông tin SGK và ghi nhớ kiến thức.
?Tại sao người ta dùng 4 kí hiệu để chỉ sự kết hôn giữa 2 người khác nhau về 1 tính trạng?
- GV giải thích kí hiệu.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu VD1, quan sát H 28.2 SGK. Thảo luận:
? Mắt nâu và mắt đen, tính trạng nào là trội? Vì sao?
? Sự di truyền màu mắt có liên quan tới giới tính hay không? Tại sao?
- GV yêu cầu HS tiếp tục đọc VD2 và:
- Lập sơ đồ phả hệ của VD2 từ P đến F1?
-HS thảo luận để viết sơ đồ phả hệ
->GV hướng dẫn cách viết.
- Cho HS tiếp tục thảo luận trả lời câu hỏi:
? Bệnh máu khó đông do gen trội hay gen lặn quy định?
- Sự di truyền bệnh máu khó đông có liên quan tới giới tính không? tại sao?
- Yêu cầu HS viết sơ đồ lai minh hoạ.
+ Kí hiệu gen a- mắc bệnh; A- không mắc bệnh ta có sơ đồ lai:
-Từ VD1 và VD2 hãy cho biết:
? Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì?
? Phương pháp nghiên cứu phả hệ nhằm mục đích gì?
HĐ2.
? Thế nào là trẻ đồng sinh?	
- Cho HS nghiên cứu H 28.2 SGK
- Giải thích sơ đồ a, b?
Thảo luận:
? Sơ đồ 28.2a và 28.2b giống và khác nhau ở điểm nào?
- HS nghiên cứu H 28.2, thảo luận nhóm và hoàn thành câu hỏi.
- GV đưa ra đáp án.
I.Nghiên cứu phả hệ.
- Vớ dụ 1 :
+ F1 toàn mắt nâu, con trai và gái mắt nâu lấy vợ hoặc chồng mắt nâu đều cho các cháu mắt nâu hoặc đen -> Mắt nâu là trội. 
+ Sự di truyền tính trạng màu mắt không liên quan tới giới tính vì màu mắt nâu và đen đều có cả ở nam và nữ.
Nên gen quy định tính trạng màu mắt nằm trên NST thường.)
-Vớ dụ 2:
+ Bệnh máu khó đông do gen lặn quy định.
+ Sự di truyền bệnh máu khó đông liên quan đến giới tính vì chỉ xuất hiện ở nam -> gen gây bệnh nằm trên NST X, không có gen tương ứng trên Y.
P: XAXa x XAY
GP: XA, Xa XA, Y
Con: XAXA ;XAXa ;XAY (không mắc)
 XaY (mắc bệnh)
* Phả hệ : Là bản ghi chép các thế hệ.
* Phương pháp nghiên cứu phả hệ :
 Là phương pháp theo dõi sự di truyền của 1 tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng 1 dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền trội lặn do 1 gen hay nhiều gen quy định, có liên kết với giới tính hay không.
II.Nghiên cứu trẻ đồng sinh.
*Trẻ đồng sinh: Là những đứa trẻ cùng được sinh ra ở một lấn sinh.
1.Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng.
? Đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở điểm nào?
- HS tự rút ra kết luận.
HĐ2.
- Gv yêu cầu HS đọc thông tin SGK và phần em có biết cho biết ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh.
* Đồng sinh cùng trứng: Sinh ra từ 1 trứng được thụ tinh với 1 tinh trùng, có cùng kiểu gen nên bao giờ cũng đồng giới.
* Đồng sinh khác trứng: Là trẻ sinh ra từ các trứng khác nhau, mỗi trứng thụ tinh với 1 tinh trùng, có kiểu gen khác nhau nên có thể cùng giới hoặc khác giới.
2.Y nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh.
+ Nghiên cứu trẻ đồng sinh giúp chúng ta hiểu rõ vai trò của kiểu gen và vai trò của môi trường đối với sự hình thành tính trạng.
+ Hiểu rõ sự ảnh hưởng khác nhau của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng.
C. Hoạt động luyện tập
? Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì? Cho VD ứng dụng phương pháp trên?
D. Hoạt động vận dụng:
 - Hoàn thành bảng sau:
Đặc điểm
Trẻ đồng sinh cùng trứng
Trẻ đồng sinh khác trứng
- Số lượng trứng và tinh trùng
- Kiểu gen
- Kiểu hình
- Giới tính
E. Hoạt động tỡm tũi mở rộng.
- Tìm hiểu 1 số bệnh tật di truyền ở người.
- Thông tin bổ sung:
	74 cặp đồng sinh cùng trứng: 	+ 56 cặp cả 2 bị bệnh còi xương.
	+ 18 cặp 1 bị bệnh
	60 cặp đồng sinh khác trứng;	+ 14 cặp cả 2 bị bệnh
	+ 46 cặp có 1 bị bệnh.
- Để phân biệt bằng mắt thường trẻ đồng sinh cùng trứng: giống hệt nhau còn đồng sinh khác trứng giống nhau như anh em một nhà. Trẻ đồng sinh khác trứng có trường hợp giống nhau vì môi trường sống giống nhau.
=====================================
Tuần:
Ngày soạn:/./2017
Ngày dạy:./../2017
Tiết 32: Bệnh và tật di truyền ở người.
I. Mục tiêu.
- Học sinh nhận biết được bệnh Đao và bệnh Tơcnơ qua các đặc điểm hình thái. Trình bày được đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh và tật 6 ngón tay. Trình bày được các nguyên nhân của các tật bệnh di truyền và đề xuất được 1 số biện pháp hạn chế phát sinh chúng.
- Rèn kĩ năng quan sát,nhận biết,so sánh.
- Giáo dục học sinh ý thức học tập yêu thích bộ môn.
II.Chuẩn bị.
 1.GV :- Sử dụng tranh hình SGKvề bệnh Đao và bệnh Tơcnơ.
 - Tranh phóng to các tật di truyền có trong bài.
 2.HS :- Nghiên cứu trước SGK
III. Nội dung các hoạt động dạy – học.
A. Hoạt động khởi động
1.Tổ chức: 9A..
	 9B..
 2. Kiểm tra:
Bài tập: Qua phả hệ sau đây, hãy cho biết bệnh máu khó đông do gen lặn hay gen trội quy định? Bệnh có di truyền liên kết với giới tính hay không?
	Bình thường
	Máu khó đông
 3. Bài mới : Em hãy kể tên một số bệnh, tật di truyền ở người mà em biết ?
B. Hoạt động hỡnh thành kiến thức 
Hoạt động của GV- HS
Nội dung kiến thức
HĐ1.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát H 29.1 và 29.2 để trả lời câu hỏi SGK, hoàn thành nội dung vào bảng.
- GV kẻ sẵn bảng để HS lên trình bày.
- Đại diện nhóm trình bày,nhóm khác nhận xét,bổ sung.Gv đưa ra đáp án đúng-> Kết luận.
? Vì sao những bà mẹ trên 35 tuổi, tỉ lệ sinh con bị bệnh Đao cao hơn người bình thường.
? Những người mắc bệnh Đao không có con, tại sao nói bệnh này là bệnh dt  
I.Một vài bệnh di truyền ở người
(+ Những bà mẹ trên 35 tuổi, tế bào sinh trứng bị lão hoá, quá trình sinh lí sinh hoá nội bào bị rối loạn dẫn tới sự phân li không bình thường của cặp NST 21 trong giảm phân.
+ Người bị bệnh Đao không có con nhưng bệnh Đao là bệnh di truyền vì bệnh sinh ra do vật chất di truyền bị biến đổi.)
*Kết luận: 
Tên bệnh
Đặc điểm di truyền
Biểu hiện bên ngoài
1. Bệnh Đao
- Cặp NST số 21 có 3 NST
- Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơI há, lưỡi hơI thè ra, mắt hơI sâu và 1 mí, ngón tay ngắn, si đần, không có con.
2.Bệnh Tơcnơ
- Cặp NST số 23 ở nữ chỉ có 1 NST (X)
- Lùn, cổ ngắn, là nữ	
- Tuyến vú không phát triển, mất trí nhớ, không có con.
3.Bệnh bạch tạng
- Đột biến gen lặn
- Da và màu tóc trắng.
- Mắt màu hồng
4.Bệnh câm điếc bẩm sinh
- Đột biến gen lặn
- Câm, điếc bẩm sinh.
HĐ2.
- Yêu cầu HS quan sát H 29.3 SGK/84
? Kể tên các dị tật ở người, cho biết đặc điểm các dị tật ởđó ?
- HS quan sát H 29.3 và kể tên các dị tật ở người. 
-> GV nhận xét và rút ra kết luận
- Tiếp tục cho HS quan sát, nhận biết trên tranh hình phóng to các tật di truyền ở người.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi :
? Các bệnh và tật di truyền ở người phát sinh do nguyên nhân nào ?
? Đề xuất các biện pháp hạn chế sự phát sinh các bệnh tật di truyền.
? Địa phương em ở hiện nay có người nào bị bệnh và tật di truyền không ? Tại sao người đó lại bị bệnh .
HĐ3.
? Cho biết những nguyên nhân phát sinh tật bệnh di truyền ở người.
-Hs trả lời -> HS khác nhận xét,
bổ sung.
- GV nhận xét câu trả lời của HS và đưa ra kiến thức chuẩn.
? Để hạn chế phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người cần có những biện pháp nào.
-1 HS trả lời.-> GV cho hs đọc phần thông tin SGK/85 để hoàn thành câu trả lời -> Rút ra kết luận.
- Liên hệ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu ở địa phương em.
? Cần bảo vệ môI trường như thế nào.
II.Một số tật di truyền ở người.
*Một số dị tật bẩm sinh ở người như:
Mất sọ não,hở khe môi- hàm,bàn tay ,bàn chân mất hoặc thêm ngón,dính ngón.Tật u não.chân khoèo, bại liệt, chậm phát triển trí tuệ
III.Các biện pháp hạn chế phát sinh tật,bệnh di truyền .
*Nguyên nhân:
+ Do tác nhân vật lí, hoá học trong tự nhiên.
+ Do ô nhiễm môI trường.
+ Do rối loạn quá trình sinh lí, sinh hoá nội bào.
* Biện pháp:
+ Hạn chế các hoạt động gây ô nhiễm môI trường.
+ Sử dụng hợp lí các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ dại, thuốc chữa bệnh.
+Đấu tranh chống sản xuất ,sử dụng và thử vũ khí hạt nhân.
 + Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây các tật bệnh di truyền hoặc các cặp vợ chồng này không nên sinh con.
C. Hoạt động luyện tập
 - Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK. 
- Hs đọc ghi nhớ SGK.
D. Hoạt động vận dụng:
 Chọn câu trả lời đúng:
Bửnh, tật di truyền ở người do loại biến dị nào gây ra:
a. Biến dị tổ hợp	b. Đột biến gen
c. Đột biến NST	d. Thường biến
 ? Nêu các nguyên nhân và biện pháp hạn chế tật ,bệnh di truyền ở người.
E. Hoạt động tỡm tũi mở rộng.
- Đọc mục “Em có biết”
- Đọc trước bài 30.
================================================
Tuần:
Ngày soạn:/./2017
Ngày dạy:./../2017
Tiết 33: Di truyền học với con người.
I. Mục tiêu.
 Học sinh trình bày được di truyền học tư vấn là gì và nội dung của lĩnh vực này. Giải thích được cơ sở di truyền học của việc cấm nam giới lấy nhiều vợ và nữ giới lấy nhiều chồng. Cấm những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời không được kết hôn với nhau.Hiểu được tại sao phụ nữ không nên sinh con ở tuổi ngoài 35 và tác hại của ô nhiễm môi trường đối với cơ sở vật chất của tính di truyền của con người.
- Rèn kĩ năng phân tích,tư duy,giải thích.
- Giáo dục học sinh phải biết đấu tranh chống vũ khí hạt nhân,vũ khí hoá học và phòng chống ô nhiễm môi trường.
II. Chuẩn bị.
 1.GV:- Sử dụng bảng số liệu 30.1 và 30.2 SGK.
 2.HS: - Đọc trước bài 30.
III. Nội dung các hoạt động dạy - học.
A. Hoạt động khởi động
1.Tổ chức: 9A..
	 9B..
 2. Kiểm tra:
? Nêu đặc điểm hình thái của các bệnh: Đao, Tơcnơ, bạch tạng, câm điếc bẩm sinh.
? Nêu nguyên nhân phát sinh bệnh, tật di truyền ở người và một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật, bệnh đó?
 3.Bài mới
Những hiểu biết về di truyền học người theo em có ý nghĩa gì?
B. Hoạt động hỡnh thành kiến thức 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức.
HĐ1.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK
? Di truyền y học tư vấn là gì.
nghiên cứu bài tập SGK mục I, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của bài tập:
?Nếu họ lấy nhau,sinh con đầu lòng bị câm điếc bẩm sinh thì họ có nên tiếp tục sinh con nữa không ? Tại sao.
- 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến thức.
- GV giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- Cho HS thảo luận:
HĐ2.
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm câu hỏi:
? Tại sao kết hôn gần làm suy thoái nòi giống?
? Tại sao những người có quan hệ huyết thống từ đời thứ 5 trở đi được phép kết hôn?
- Gọi 1 vài học sinh trả lời,HS khác nhận xét,bổ sung.
-> GV chốt lại đáp án
- Yêu cầu HS tiếp tục phân tích bảng 30.1, thảo luận hai vấn đề:
- Giải thích quy định “Hôn nhân 1 vợ 1 chồng” của luật hôn nhân và gia đình là có cơ sở sinh học?
? Vì sao nên cấm chuẩn đoán giới tính thai nhi?
- GV chốt lại kiến thức phần 1.
- Gv yêu cầu HS đọc thông tin SGK hướng dẫn HS nghiên cứu bảng 30.2 và trả lời câu hỏi:
- Nên sinh con ở lứa tuổi nào để giảm thiểu tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao?
- Vì sao phụ nữ không nên sinh con ở tuổi 17 – 18 hoặc quá 35?
? Theo em số lần sinh con cách nhau khoảng thời gian bao lâu? Tại sao.
- GV gọi 1 vài hs trả lời-> Hs khác nhận xét và bổ sung-> GV hoàn thiện kiến thức và rút ra kết luận.
HĐ3.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và mục “Em có biết” trang 85.
? Nêu tác hại của ô nhiễm môi trường đối với cơ sở vật chất di truyền? Cho VD? 
- HS xử lí thông tin và nêu được:
+ Các tác nhân vật lí, hoá học, các khí thải , nước thải của các nhà máy thải ra, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ quá mức gây đột biến gen, đột biến NST ở người -> người bị bệnh tật di truyền.
? Làm thế nào để hạn chế ô nhiễm môi trường cho bản thân và mọi người?
-Liên hệ việc bảo vệ môi trường ở địa phương em.
-Một vài nhóm trả lời ,nhận xét,bổ sung kiến thức sai,thiếu.
-> Gv giúp học sinh hoàn thiện kiến thức
I.Di truyền y học tư vấn
*Di truyền y học tư vấn là một lĩnh vực của di truyền học kết hợp với phương pháp xét nghiệm, chuẩn đoán hiện đại với nghiên cứu phả hệ.
- Chức năng: Chuẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên liên quan đến các bệnh và tật di truyền.
II. Di truyền học với hôn nhân và kế hoạch hoá gia đình.
1.Di truyền học với hôn nhân.
*Di truiyền học đã giải thích được cơ sở khoa học của các qui định trong luật hôn nhân và gia đình:
 - Hôn nhân 1 vợ: 1 chồng.
 - Những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời không được kết hôn.
2.Di truyền học với kế hoạch hóa gia đình.
*Để đảm bảo cho xã hội phồn vinh,gia đình hạnh phúc.KHHGĐ được xem như một quốc sách hàng đầu và đặt ra một số tiêu trí sau:
-Không sinh con quá sớm hoặc quá muộn
( Phụ nữ sinh con từ 20->34 tuổi là hợp lí nhất).Nếu trên 35 tuổi mới sinh -> con dễ mắc bệnh đao.
- Các lần sinh con không nên quá gần nhau.
- Mỗi cặp vợ chồng nển dừng lại ở 1-2 con.
III. Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường.
- Các tác nhân: Chất phóng xạ và các hoá chất có trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra đã làm tăng ô nhiễm môi trường, tăng tỉ lệ người mắc bệnh, tật di truyền .Nên cần phải đấu tranh chống vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học và chống ô nhiễm môi trường.
C. Hoạt động luyện tập
? Di truyền y học tư vấn là gì? chức năng của di truyền y học tư vấn
D. Hoạt động vận dụng:
? Cho biết tại sao phải có qui định hôn nhân 1 vợ : 1 chồng.
E. Hoạt động tỡm tũi mở rộng.
- Tìm hiểu các thông tin về công nghệ tế bào.
- Đọc trước bài 31.
=======================
Tuần:
Ngày soạn:/./2017
Ngày dạy:./../2017
Chương VI: ứng dụng di truyền học.
Tiết 34: Công nghệ tế bào.
I. Mục tiêu.
- Học sinh phải hiểu được khái niệm công nghệ tế bào, nắm được những giai đoạn chủ yếu của công nghệ tế bào và hiểu được tại sao cần thực hiện các công nghệ đó.Trình bày được những ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm và phương hướng ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô và tế bào trong chọn giống.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, vận dụng kiến thức vào giải thích hiện tượng thực tế.
- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn.
II. Chuẩn bị.
 1.GV : - Sưu tầm tư liệu về nhân bản vô tính trong và ngoài nước
 - Sử dụng tranh hình 31 SGK.
 2.HS : Đọc và nghiên cứu SGK
III. Nội dung các hoạt động dạy - học.
A. Hoạt động khởi động
1.Tổ chức: 9A..
	 9B..
 2. Kiểm tra:
 ? Giải thích tại sao kết hôn gần lại làm suy thoái nòi giống
 ? Vì sao nên cấm chuẩn đoán giới tính thai nhi.
 3 .Bài mới.
B. Hoạt động hỡnh thành kiến thức 
.HĐ1.
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời:
? Công nghệ tế bào là gì.
- Để nhân được mô non, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh hoàn toàn giống với cơ thể gốc, người ta phải thực hiện những công việc gì?
?Tại sao cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh lại có kiểu gen như dạng gốc?
- GV giúp HS hoàn thiện kiến thức.
HĐ2.
? Công nghệ tế bào được ứng dụng trong sản xuất như thế nào?
- GVgiới thiệu :Nhân giống vô tính là phương pháp tạo cây con từ một bộ phận của cơ quan sinh dưỡng như :Rễ,thân ,lá.
- Yêu cầu HS đọc kĩ thông tin mục II.1
kết hợp quan sát H 31 và trả lời câu hỏi:
?Hãy nêu các công đoạn nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng?
- GV nhận xét, khai thác H .31
?Tại sao trong nhân giống vô tính ở thực vật, người ta không tách tế bào già hay mô đã già? 
(Giải thích như SGV/113).
?Nêu ưu điểm và triển vọng của phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK.
- GV thông báo các khâu chính trong tạo giống cây trồng.
+ Tạo vật liệu mới để chọn lọc.
+ Chọn lọc, đánh giá và tạo giống mới cho sản xuất.
- GV đặt câu hỏi:
?Người ta đã tiến hành nuôi cấy mô tạo vật liệu mới cho chọn giống cây trồng bằng cách nào? Cho VD?
- GV đặt câu hỏi:
? Nhân bản vô tính ở động vật có ý nghĩa như thế nào?
? Nêu những thành tựu nhân bản ở Việt Nam và trên thế giới?
- GV thông báo thêm: Đại học Texas ở Mĩ nhân bản thành công ở hươu sao, lợn, 
- Italia nhân bản thành công ở ngựa. 
I.Khái niệm công nghệ tế bào.
*Công nghệ tế bào:Là nghành kĩ thuật về qui trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy TB hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
* Công nghệ tế bào gồm 2 công đoạn thiết yếu là:
+ Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi nuôi cấy ở môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo mô sẹo.
+ Dùng hoocmon sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
II.ứng dụng công nghệ tế bào
1.Nhân giống vô tính trong nghiệm.( vi nhân giống) ở cây trồng.
*Quy trình nhân giống vô tính bao gồm các công đoạn sau:
+Tách mô phân sinh-> nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng đặc để tạo mô sẹo.
+Các mô sẹo được chuyển sang nuôi cấy trong ống nghiệm có dinh dưỡng đặc và hoóc môn sinh trưởng kích thích chúng phân hóa thành cây con hòan chỉnh.
*Ưu điểm:
+ Tăng nhanh số lượng cây giống.
+ Rút ngắn thời gian tạo các cây con.
+ Bảo tồn 1 số nguồn gen thực vật quý hiếm.
*Thành tựu: Nhân giống ở cây khoai tây, mía, hoa phong lan, cây gỗ quý
2.ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng.
*Tạo giống cây trồng mới bằng cách chọn dòng tế bào xô ma biến dị.
- VD: SGK/90
3.Nhân bản vô tính ở động vật.
* ý nghĩa:
+ Nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
+ Tạo cơ quan nội tạng của động vật từ tế bào động vật đã được chuyển gen người để chủ động cung cấp các cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng cơ quan.
C. Hoạt động luyện tập
Nêu ứng dụng của công nghệ tế bào?
D. Hoạt động vận dụng:
Tìm hiểu một số thành tựu của Việt nam về công nghệ tế bào qua tranh ảnh.
E. Hoạt động tỡm tũi mở rộng.
- Đọc mục “Em có biết”. 
- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học chuẩn bị cho ôn tập HKI. 
 ====================================
Tuần:
Ngày soạn:/./2017
Ngày dạy:./../2017
Tiết 35: Ôn tập học kì I.
I. Mục tiêu.
- Học sinh hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản về di truyền và biến dị. Biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tư duy lí luận, trong đó chủ yếu là kĩ năng so sánh, tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức.
II.Chuẩn bị.
 1.GV:- Phiếu học tập in nội dung từ bảng 40.1 tới 40.5 SGK.
 2.HS :- Ôn tập toàn bộ nội dung kiến thức từ chương I-> chương VI.. 
 - Hoàn thành các bảng theo yêu cầu của GV.
III. Nội dung các hoạt động dạy - học.
A. Hoạt động khởi động
 1.Tổ chức: 9A..
	 9B..
 2. Kiểm tra:
 3.Bài mới.
B. Hoạt động hỡnh thành kiến thức 
Hoạt động của GV- HS
Nội dung kiến thức
HĐ1.
- GV chia lớp thành 10 nhóm nhỏ và yêu cầu:
+ 2 nhóm cùng nghiên cứu 1 nội dung.
+ Hoàn thành bảng kiến thức từ 40.1 đến 40.5 vào phiếu học tập.
- GV phát phiếu cho các nhóm. quan sát, hướng dẫn các nhóm ghi kiến thức cơ bản.
- Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá giúp HS hoàn thiện kiến thức.
I.Hệ thống hoá kiến thức
- Các nhóm kẻ sẵn bảng theo mẫu SGK.
- Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến, hoàn thành nội dung các bảng.
- HS tự sửa chữa và ghi vào vở bài tập.
 Bảng 40.1 .Tóm tắt các quy luật di truyền
Tên quy luật
Nội dung
Giải thích
ý nghĩa
Phân li
Do sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong sự hình thành giao tử nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố trong cặp.
Các nhân tố di truyền không hoà trộn vào nhau.
- Phân li và tổ hợp của cặp gen tương ứng.
- Xác định tính trội (thường là tính trạng tốt).
Phân li độc lập
Phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử.
F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
Tạo biến dị tổ hợp.
Di truyền liên kết
Các tính trạng do nhóm gen liên kết quy định được di truyền cùng nhau.
Các gen liên kết cùng phân li với NST trong phân bào.
Tạo sự di truyền ổn định của cả nhóm tính trạng có lợi.
Di truyền liên kết với giới tính
O các loài giao phối tỉ lệ đực; cái xấp xỉ 1:1
Phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính.
Điều khiển tỉ lệ đực: cái phù hợp với mục đích sản xuất.
 Bảng 40.2 . Những diễn biến cơ bản của NST qua các kì trong nguyên phân và giảm phân
Các kì
Nguyên phân
Giảm 

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an Sinh 9 tu tiet 30 35_12232481.docx