Giáo án môn Sinh học 9 (trọn bộ)

Phần I - Di truyền và biến dị

CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN

Tiết 1. Bài 1 : MENĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC.

I. Mục tiêu.

-Trình bày được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học. Hiểu được công lao to lớn và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen. Hiểu và ghi nhớ một số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền học.

- Rèn kỹ năng quan sát và phân tích. Phát triển tư duy phân tích so sánh.

-Xây dựng ý thức tự giác, thói quen học tập bộ môn

II. Chuẩn bị:

 GV: - Tranh phóng to H1.2sgk

 HS: - Ảnh hay chân dung Menđen

III. Nội dung các hoạt động dạy- học:

A. Hoạt động khởi động

1.Tổ chức: 9A .

 9B .

 2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh.

 3. Bài mới:

 Mở bài: Di truyền học là ngành mới được hình thành từ thế kỉ XX nhưng chiếm vị trí rất quan trọng. Men Đen - người khai sinh Di truyền học.

 

doc 26 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1073Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Sinh học 9 (trọn bộ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chức: 9A..
	 9B..
 2.Kiểm tra.? Căn cứ vào đâu Menđen lại cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu trong thí nghiệm của mình di truyền độc lập với nhau( Căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình F2 bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó).
 ? Biến dị tổ hợp là gì? nó xuất hiện trong hình thức sinh sản nào? Vì sao?
 3.Bài mới:
 Giới thiệu bài: Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng như thế nào? Quy luật phân li độc lập có ý nghĩa gì? ta xét ở bài hôm nay.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của GV-HS
Nội dung kiến thức
HĐ1.
- Yêu cầu HS nhắc lại tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2?(Vàng ,xanh: Trơn ,nhăn ). 
- Từ kết quả trên cho ta kết luận gì?
-1 HS trả lời..
? Nhắc lại tỉ lệ kiểu hình ở F2
- Tỉ lệ kiểu hình ở F2 tương ứng với 16 hợp tử.
?Cho biết số loại giao tử đực và cái?
- Có 4 loại giao tử đực và 4 loại giao tử cái, mỗi loại có tỉ lệ 1/4.
- Yêu cầu HS quy ước gen &viết sơ đồ lai.
->GV hướng dẫn HS cách viết sơ đồ
-Từ kết quả HS làm được-> GV kết luận : Cơ thể F1 phải dị hợp tử về 2 cặp gen AaBb các gen tương ứng A và a, B và b phân li độc lập và tổ hợp tự do để cho 4 loại giao tử: AB, Ab, aB, ab.
- Yêu cầu HS theo dõi hình 5 và giải thích tại sao ở F2 lại có 16 tổ hợp giao tử (hợp tử)?(Do sự kết hợp ngẫu nhiên của 4 loại Gtử P)
- GV hướng dẫn cách xác định kiểu hình và kiểu gen ở F2, yêu cầu HS hoàn thành bảng 5 trang 18.
III.Menđen giải thích kết quả thí nghiệm.
- Menđen cho rằng mỗi cặp tính trạng đều do 1 cặp nhân tố di truyền qui định, tính trạng hạt vàng là trội so với hạt xanh, tính trạng hạt trơn là trội so với hạt nhăn.
+Qui ước gen:
 - A quy định hạt vàng. 	
 - a quy định hạt xanh
 - B quy định hạt trơn.
 - b quy định hạt nhăn.
- Cây đậu vàng, trơn t/c có KG: AABB
- Cây đậu xanh ,nhăn t/c có KG: aabb.
+Sơ đồ lai.(H5.SGK/17)
Kiểu hình F2
Tỉ lệ
Hạt vàng, trơn
Hạt vàng, nhăn
Hạt xanh, trơn
Hạt xanh, nhăn
Tỉ lệ của mỗi kiểu gen ở F2
1AABB
4AaBb
2AABb
2AaBB
(9A-B-)
1AAbb
2Aabb
(3A-bb)
1aaBB
2aaBb
(3aaB-)
1aabb
(1aabb)
TLKH ở F2
9
3
3
1
- Phát biểu nội dung của quy luật phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử?
- Gv đưa ra công thức tổ hợp của Menđen.
Gọi n là số cặp gen dị hợp (PLĐL) thì:
+ Số loại giao tử là: 2n
+ Số hợp tử là: 4n
+ Số loại kiểu gen: 3n
+ Số loại kiểu hình: 2n
+ Tỉ lệ phân li kiểu gen là: (1+2+1)n
+ Tỉ lệ phân li kiểu hình là: (3+1)n
- Đối với kiểu hình n là số cặp tính trạng tương phản tuân theo di truyền trội hoàn toàn.
HĐ2
-Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin -> Thảo luận trả lời:
?Tại sao ở những loài sinh sản hữu tính, biến dị lại phong phú
(+ F1 có sự tổ hợp lại các nhân tố di truyền -> hình thành kiểu gen khác P
+ Sử dụng quy luật phân li độc lập để giải thích sự xuất hiện của biến dị tổ hợp.)
? Quy luật phân li độc lập có ý nghĩa gì
- HS thu thập thông tin SGK, kết hợp liên hệ thực tế - Giáo viên đưa ra một số công thức tổ hợp:
+ Giao tử của Aa là A:a ; Bb là B:b
=> các loại giao tử: (A:a)(B:b) = AB, Ab, aB, ab.
=> Các hợp tử: (AB, Ab, aB, ab)( AB, Ab, aB, ab) = ..
- HS ghi nhớ cách xác định các loại giao tử và các kiểu tổ hợp.
* Nội dung của quy luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố di truyền phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
II.ý nghĩa của qui luật phân li độc lập.
- Quy luật phân li độc lập giải thích được một trong những nguyên nhân làm xuất hiện biến dị tổ hợp là do sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhân tố di truyền.
- Biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng trong chọn giống và tiến hoá.
C. Hoạt động luyện tập
 ? Kết quả phép lai có tỉ lệ kiểu hình 3: 3:1:1, các cặp gen này di truyền độc lập. Hãy xác định kiểu gen của phép lai trên?
(tỉ lệ kiểu hình 3:3:1:1 = (3:1)(1:1) => cặp gen thứ 1 là Aa x Aa
	 => cặp gen thứ 2 là Bb x bb
 Kiểu gen của phép lai trên là: (AaBb x AaBb)
D. Hoạt động vận dụng. 
 - Làm bài tập 4 SGk trang 19.
Hướng dẫn:
Câu 3: ở loài sinh sản hữu tính giao phối có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các gen trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh, sinh sản vô tính không có quy luật này.Câu 4: Đáp án d vì bố tóc thẳng, mắt xanh có kiểu gen aabb sinh ra con đều mắt đen, tóc xoăn trong đó sẽ mang giao tử ab của bố.Vậy giao tử của mẹ sẽ mang AB => kiểu gen của mẹ phải là AABB.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng.
 Tìm hiểu về ý nghĩa của sự phân li độc lập trong thực tế cuộc sống
- HS làm thí nghiệm trước ở nhà: + Gieo 1 đồng xu; Gieo 2 đồng xu.
Mỗi loại 25 lần, thống kê kết quả vào bảng 6.1 và 6.2.
==============================
Tuần:
Ngày soạn:/./2017
Ngày dạy:./../2017
Tiết 6: Thực hành: Tính xác suất xuất hiện các mặt
của đồng kim loại.
I.Mục tiêu.
- HS biết cách xác định xác suất của một và hai sự kiện đồng thời xảy ra thông qua việc gieo các đồng kim loại. Biết vận dụng xác suất để hiểu được tỉ lệ các loại giao tử và tỉ lệ các kiểu gen trong lai một cặp tính trạng.
- Rèn kĩ năng quan sát ,nhận biết,phân tích.
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác học tập.
II. Chuẩn bị.
 GV: - Bảng phụ ghi thống kê kết quả của các nhóm
 - Các đồng kim loại.
 HS: -Mỗi nhóm có sẵn hai đồng kim loại (2 – 4 HS).
	 -Kẻ sẵn bảng 6.1 và 6.2 vào vở.
III. Nội dung các hoạt động dạy - học.
A. Hoạt động khởi động
1.Tổ chức: 9A..
	 9B..
 2.Kiểm tra.
 ? Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của mình như thế nào?
 ? Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì đối với chọn giống và tiến hoá? Tại sao ở các loài sinh sản giao phối biến dị phong phú hơn nhiều so với loài sinh sản vô tính?
 3.Bài mới:
 Giới thiệu bài: Tại sao kết quả các thí nghiệm của Menđen lại có tỷ lệ giao tử và hợp tử như các bài trước chúng ta đã tìm hiểu? Bài thực hành sẽ giúp ta chứng minh tỷ lệ đó.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của GV-HS
Nội dung kiến thức
HĐ1.
- GV lưu ý HS: Hướng dẫn quy trình :
- HS ghi nhớ quy trình thực hành
*. Gieo một đồng kim loại
+Lưu ý : Đồng kim loại có 2 mặt (sấp và ngửa), mỗi mặt tượng trưng cho 1 loại giao tử, chẳng hạn mặt sấp chỉ loại giao tử A, mặt ngửa chỉ loại giao tử a, 
+Tiến hành:
- Mỗi nhóm gieo 25 lần, thống kê mỗi lần rơi vào bảng 6.1.
- Mỗi nhóm gieo 25 lần, có thể xảy ra 3 trường hợp: 2 đồng sấp (SS), 1 đồng sấp 1 đồng ngửa (SN), 2 đồng ngửa (NN). 
*Gieo 2 đồng kim loại
GV lưu ý HS: 2 đồng kim loại tượng trưng cho 2 gen trong 1 kiểu gen: 2 mặt sấp tượng trưng cho kiểu gen AA, 2 mặt ngửa tượng trưng cho kiểu gen aa, 1 sấp 1 ngửa tượng trưng cho kiểu gen Aa. 
HĐ2.
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả đã tổng hợp từ bảng 6.1 và 6.2, ghi vào bảng tổng hợp theo mẫu sau:
I.Gieo đồng kim loại.
1.Gieo một đồng kim loại.
- Lấy 1 đồng kim loại, cầm đứng cạnh và thả rơi tự do từ độ cao xác định.
- Thống kê kết quả mỗi lần rơi vào bảng 6.1
2.Gieo hai đồng kim loại.
+ Lấy 2 đồng kim loại, cầm đứng cạnh và thả rơi tự do từ độ cao xác định.
+ Thống kê kết quả vào bảng 6.2
II.Thống kê kết quả các nhóm
 Tiến hành
Nhóm
Gieo 1 đồng kim loại
Gieo 2 đồng kim loại
S
N
SS
SN
NN
1
2
3
....
Cộng
Số lượng
Tỉ lệ %
- Từ kết quả bảng trên GV yêu cầu HS liên hệ:
+ Kết quả của bảng 6.1 với tỉ lệ các loại giao tử sinh ra từ con lai F1 Aa.
+ Kết quả bảng 6.2 với tỉ lệ kiểu gen ở F2 trong lai 1 cặp tính trạng.
- GV cần lưu ý HS: Số lượng thống kê càng lớn càng đảm bảo độ chính xác.
+ Cơ thể lai F1 Aa cho 2 loại giao tử A và a với tỉ lệ ngang nhau.
+ Kết quả gieo 2 đồng kim loại có tỉ lệ:
1 SS: 2 SN: 1 NN. Tỉ lệ kiểu gen là:
1 AA: 2 Aa: 1aa.
C. Hoạt động luyện tập
 - GV nhận xét tinh thần, thái độ làm việc của các nhóm.
 - Các nhóm viết báo cáo thu hoạch theo mẫu bảng 6.1; 6.2.	
D. Hoạt động vận dụng. 
 - Giải thích kết quả thí nghiệm.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng.
 - Làm các bài tập trang 22, 23 SGK.
==================================
Tuần:
Ngày soạn:/./2017
Ngày dạy:./../2017
Tiết 7 : Bài tập chương I.
I.Mục tiêu.
- Củng cố, khắc sâu và mở rộng nhận thức về các quy luật di truyền. Biết vận dụng kiến thức vào giải các bài tập.
- Rèn kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm khách quan.
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác học tập
II.Chuẩn bị. 
 1.GV: Hướng dẫn học sinh cách giải bài tập.	
 2.HS: Chuẩn bị trước các bài tập ở nhà
III. Nội dung các hoạt động dạy - học.
A. Hoạt động khởi động
1.Tổ chức: 9A..
	 9B..
 2.Kiểm tra: Kết hợp trong giờ.
 3.Bài mới:
Giới thiệu bài: Các giờ trước chúng ta đã đi tìm hiểu về phép lai một cặp và hai cặp tính trạng của menđen,đã chứng minh được sự di truyền của các cặp tính trạng giờ hôm nay 
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của GV và HS
- Gv hướng dẫn học sinh cách giải 1 số dạng bài tập.
-HS ghi nhớ kiến thức-> áp dụng vào giải một số bài tập SGK.
- GV đưa ra dạng bài tập, yêu cầu HS nêu cách giải và rút ra kết luận:
- GV đưa VD1: Cho đậu thân cao lai với đậu thân thấp, F1 thu được toàn đậu thân cao. Cho F1 tự thụ phấn xác định kiểu gen và kiểu hình ở F1 và F2.
+ HS tự giải theo hướng dẫn.
-GV lưu ý sửa sai cho học sinh.
 VD2: Bài tập 1 trang 22.
P: Lông ngắn thuần chủng x Lông dài
F1: Toàn lông ngắn.
Vì F1 đồng tính mang tính trạng trội nên đáp án a.
-> GV đưa ra 2 dạng, HS đưa cách giải. GV kết luận.
VD3: Bài tập 2 (trang 22): Từ kết quả F1: 75% đỏ thẫm: 25% xanh lục " F1: 3 đỏ thẫm: 1 xanh lục. Theo quy luật phân li " P: Aa x Aa " Đáp án d.
VD4: Bài tập 3 (trang 22)
F1: 25,1% hoa đỏ: 49,9% hoa hồng: 25% hoa trắng " F1: 1 hoa đỏ: 2 hoa hồng: 1 hoa trắng.
" Tỉ lệ kiểu hình trội không hoàn toàn. Đáp án b, d.
VD5: Bài tập 4 (trang 23): 2 cách giải:
Cách 1: Đời con có sự phân tính chứng tỏ bố mẹ một bên thuần chủng, một bên không thuần chủng, kiểu gen: 
Aa x Aa " Đáp án: b, c.
Cách 2: Người con mắt xanh có kiểu gen aa mang 1 giao tử a của bố, 1 giao tử a của mẹ. Con mắt đen (A-) " bố hoặc mẹ cho 1 giao tử A " Kiểu gen và kiểu hình của P:
 Aa (Mắt đen) x Aa (Mắt đen)
 Aa (Mắt đen) x aa (Mắt xanh)" Đáp
 án: b, c.
-GV:Đưa ra dạng bài tập về lai 2 cặp 
tính trạng và cách giải dạng bài tập đó.
-Vận dụng cho HS giải bài tập VD 6,7
VD6: ở lúa thân thấp trội hoàn toàn so với thân cao. Hạt chín sớm trội hoàn toàn so với hạt chín muộn. Cho cây lúa thuần chủng thân thấp, hạt chín muộn giao phấn với cây thuần chủng thân cao, hạt chín sớm thu được F1. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau. Xác định kiểu gen, kiểu hình của con ở F1 và F2. Biết các tính trạng di truyền độc lập nhau (HS tự giải).
VD7: Gen AA quy định hoa kép
 Gen aa quy định hoa đơn
 Gen BB quy định hoa đỏ
 Gen Bb quy định hoa hồng
 Gen bb quy định hoa trắng
P thuần chủng hoa kép trắng x đơn đỏ thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 như thế nào?
Giải: Theo bài ra tỉ lệ kiểu hình ở F2:
(3 kép: 1 đơn)(1 đỏ: 2 hồng: 1 trắng) 
= 3 kép đỏ: 6 kép hồng: 3 kép trắng: 1 đơn đỏ: 2 đơn hồng: 1 đơn trắng.
VD8: Bài tập 5 (trang 23)
F2: 901 cây quả đỏ, tròn: 299 quả đỏ, bầu dục: 301 quả vàng tròn: 103 quả vàng, bầu dục " Tỉ lệ kiểu hình ở F2 là:
9 đỏ, tròn: 3 đỏ bầu dục: 3 vàng, tròn: 1 vàng, bầu dục 
= (3 đỏ: 1 vàng)(3 tròn: 1 bầu dục)
" P thuần chủng về 2 cặp gen
" Kiểu gen P: 
AAbb (đỏ,bầu dục) x aaBB (vàng, tròn)
Đáp án d.
Nội dung kiến thức.
*.Hướng dẫn cách giải bài tập.
1.Lai một cặp tính trạng.
+Dạng1: Biết kiểu hình của P => xác định kiểu gen, kiểu hình ở F1, F2
Cách giải:
- Cần xác định xem P có thuần chủng hay không về tính trạng trội.
- Quy ước gen để xác định kiểu gen của P.
- Lập sơ đồ lai: P, GP, F1, GF1, F2.
- Viết kết quả lai, ghi rõ tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình.
* Có thể xác định nhanh kiểu hình của F1, F2 trong các trường hợp sau:
a. P thuần chủng và khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương phản, 1 bên trội hoàn toàn thì chắc chắn F1 đồng tính về tính trạng trội, F2 phân li theo tỉ lệ 3 trội: 1
lặn.
b. P thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, có hiện tượng trội không hoàn toàn thì chắc chắn F1 mang tính trạng trung gian và F2 phân li theo tỉ lệ 1: 2: 1
c. Nếu ở P một bên bố mẹ có kiểu gen dị hợp, bên còn lại có kiểu gen đồng hợp lặn thì F1 có tỉ lệ 1:1.
Dạng 2: Biết kết quả (số lượng hoặc tỉ lệ KH ở đời con) F1, xác định kiểu gen, kiểu hình của P.
Cách giải: Căn cứ vào kết quả kiểu hình ở đời con.
a. Nếu F1 đồng tính mà một bên bố hay
mẹ mang tính trạng trội, một bên mang tính trạng lặn thì P thuần chủng, có kiểu gen đồng hợp: AA x aa
b. F1 có hiện tượng phân li:
F: (3:1) " P: Aa x Aa(trội hoàn toàn)
F: (1:1) " P: Aa x aa (lai phân tích)
F: (1:2:1) " P: Aa x Aa ( trội không hoàn toàn). 
 Aa x AA( trội không hoàn toàn)
c. Nếu F1 không cho biết tỉ lệ phân li thì dựa vào kiểu hình lặn F1 để suy ra kiểu gen của P.
2.Lai 2 cặp tính tính trạng.
*Dạng1: Biết P " xác định kết quả lai
F1 và F2.
* Cách giải: 
- Quy ước gen " xác định kiểu gen P.
- Lập sơ đồ lai
- Viết kết quả lai: Tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình.
* Có thể xác định nhanh: Nếu bài cho các cặp gen quy định cặp tính trạng di truyền độc lập " căn cứ vào tỉ lệ từng cặp tính trạng để tính tỉ lệ kiểu hình:
(3:1)(3:1) = 9: 3: 3:1
(3:1)(1:1) = 3: 3:1:1
(3:1)(1:2:1) = 6:3:3:2:1:1(1cặp trội hoàn toàn, 1 cặp trội không hoàn toàn)	
*Dạng2: Biết số lượng hay tỉ lệ kiểu hình ở F. Xác định kiểu gen của P
* Cách giải: Căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình ở đời con " xác định kiểu gen P hoặc xét sự phân li của từng cặp tính trạng, tổ hợp lại ta được kiểu gen của P.
F2: 9:3:3:1 = (3:1)(3:1) " F1 dị hợp về 2 cặp gen " P thuần chủng 2 cặp gen.
F1:3:3:1:1=(3:1)(1:1)" P: AaBbxAabb
F1:1:1:1:1=(1:1)(1:1)" P: AaBbxaabb hoặc P: Aabb x aaBb
C. Hoạt động luyện tập
- GV gọi học sinh lên bảng trả lời và giải bài tập.
 - Gv nhận xét giờ bài tập và nhận xét kết quả của các nhóm
5.Hướng dẫn về nhà.
 - Làm các bài tập VD1, 6,7.
 - Hoàn thiện các bài tập1,2,4,5 trong SGK trang 22, 23.
 - Đọc trước bài 8 sgk.
Tuần:
Ngày soạn:/./2017
Ngày dạy:./../2017
Chương II- Nhiễm sắc thể
Tiết 8: nhiễm sắc thể.
I. Mục tiêu.
 - Học sinh nêu được tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài. Mô tả đựoc cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kì giữa của nguyên phân. Hiểu được chức năng của NST đối với sự di truyền các tính trạng.
- Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
- Giáo dục học sinh ý thức học tập,yêu thích bộ môn.
II. Chuẩn bị.
 GV:- Tranh phóng to: Hình dạng cấu trúc NST ở kỳ giữa.
 HS :- Nghiên cứu trước sgk.
III. Nội dung các hoạt động dạy - học.
A. Hoạt động khởi động
1.Tổ chức: 9A..
	 9B..
 2.Kiểm tra:	
	Kiểm tra 15 phút	
+ Đề bài:
Câu 1( 3.0đ) Thế nào là lai phân tích.
Câu 2(7.0đ) Cho lai 2 thứ hoa thuần chủng màu vàng và màu xanh, được F1 toàn hoa vàng. Cho các cây F1 thụ phấn với nhau, ở F2 thu được : 30 hoa vàng : 11 hoa xanh. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2..
 3.Bài mới:
 Giới thiệu bài: ? Bố mẹ, ông bà, tổ tiên đã truyền cho con cháu vật chất gì để con cháu giống với bố mẹ, ông bà, tổ tiên? (NST, gen, ADN). Chúng ta cùng tìm hiểu chương II – Nhiễm sắc thể và cụ thể bài hôm nay, bài 8.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của GV-HS
Nội dung kiến thức
HĐ1
- Yêu cầu HS đọc Ê mục I, quan sát H 8.1 để trả lời câu hỏi:
? NST tồn tại như thế nào trong tế bào sinh dưỡng và trong giao tử?
(+ Trong tế bào sinh dưỡng NST tồn tại từng cặp tương đồng.
+ Trong giao tử NST chỉ có một NST của mỗi cặp tương đồng.)
? Thế nào là cặp NST tương đồng.
(+2 NST giống nhau về hình dạng, kích thước.)
? Phân biệt bộ NST lưỡng bội, đơn bội?
(+ Bộ NST chứa cặp NST tương đồng " Số NST là số chẵn kí hiệu 2n (bộ lưỡng bội).
+ Bộ NST chỉ chứa 1 NST của mỗi cặp tương đồng " Số NST giảm đi một nửa n kí hiệu là n (bộ đơn bội).)
- GV nhấn mạnh: Trong cặp NST tương đồng, 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ.
- Yêu cầu HS quan sát H 8.2 bộ NST của ruồi giấm, đọc thông tin cuối mục I và trả lời câu hỏi:
? Mô tả bộ NST của ruồi giấm về số lượng và hình dạng ở con đực và con cái?
?Nhận xét về số lượng NST trong bộ lưỡng bội ở các loài.
(+ Số lượng NST ở các loài khác nhau)
? Hãy nêu đặc điểm đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài sinh vật?
-> GV nhận xét rút ra kết luận.
- GV phân tích thêm: Cặp NST giới tính có thể tương đồng (XX) hay không tương đồng tuỳ thuộc vào loài, giới tính. Có loài NST giới tính chỉ có 1 chiếc (bọ xít, châu chấu, rệp...) NST ở kì giữa co ngắn cực đại, có hình dạng đặc trưng có thể là hình que, hình hạt, hình chữ V.
- Cho HS quan sát H 8.3->GV giới thiệu trên tranh vẽ->HS theo dõi ghi nhớ kiến thức.
HĐ2.
- Gv thông báo:ở kì giữa NST đóng soắn cực đại có hình dạng đặc trưng và cấu trúc hiển vi của NST được mô tả ở kì này.
- Gv treo tranh và yêu cầu HS quan sát H8.4.5 sgk
? Mô tả hình dạng, kích thước của NST ở kì giữa.
- Yêu cầu HS quan sát H 8.5 + qs tranh cho biết: Các số 1 và 2 chỉ những thành phần cấu trúc nào của NST?
 (1.2 cơrômatít:2.Tâm động)
? Mô tả cấu trúc NST ở kì giữa của quá trình phân bào?
- GV nhận xét, phân tích và rút ra kết luận.
HĐ3.
- Yêu cầu HS đọc thông tin mục III SGK, trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi:
? NST có đặc điểm gì liên quan đến di truyền?
-HS trả lời ->GV nhận xét,bổ sung.
->HS tự rút ra kết luận.
I.Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể.
* Trong tế bào sinh dưỡng (TB xôma), NST tồn tại thành từng cặp tương đồng(giống nhau về hình thái ,kích thước),trong đó 1NST có nguồn gốc từ bố, còn 1 NST có nguồn gốc từ mẹ. Các gen trên Nst cũng tồn tại thành từng cặp tương ứng.
- Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng gọi là bộ lưỡng bội, kí hiệu là 2n.
- Trong tế bào sinh dục (giao tử) chỉ chứa 1 NST trong mỗi cặp tương đồng " Số NST giảm đi một nửa, bộ NST là bộ đơn bội, kí hiệu là n.
- ở những loài đơn tính có sự khác nhau giữa con đực và con cái ở 1 cặp NST giới tính kí hiệu là XX, XY.
- Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng.
+ Hình dạng: Hình hạt, hình que, hình chữ V.
+Kích thước: Dài: 0,5-50 micromet, đường kính 0,2 – 2 micromet.
II.Cấu trúc của nhiễm sắc thể
*Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa.
+Cấu trúc: Ơ kì giữa NST gồm 2 cromatit (NST chị em)gắn với nhau ở tâm động.
+ Mỗi cromatit gồm 1 phân tử ADN và prôtêin loại histôn.
II.Chức năng của nhiễm sắc thể.
- NST là cấu trúc mang gen, trên đó mỗi gen ở một vị trí xác định. Những biến đổi về cấu trúc, số lượng NST đều dẫn tới biến đổi tính trạng di truyền.
- NST có bản chất là ADN, sự tự nhân đôi của ADN dẫn tới sự tự nhân đôi của NST nên tính trạng di truyền được sao chép qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
C. Hoạt động luyện tập
 -HS đọc kết luận sgk/26.Làm bài tập ghép nối
 - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2,3 SGK.
D. Hoạt động vận dụng. 
 - Làm bài tập ghép nối:
A
B
Trả lời
1. Cặp NST tương đồng.
2. Bộ NST lưỡng bội.
3. Bộ NST đơn bội.
a. Là bộ NST chứa các cặp NST tương đồng.
b. Là bộ NST chứa một chiếc của mỗi cặp tương đồng.
c. Là cặp NST giống nhau về hình thái, kích thước.
.
.
.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng.
 - Kẻ sẵn bảng 9.1 và 9.2 vào vở bài tập.
 - Đọc trước bài 10 – Nguyên phân.
Tuần:
Ngày soạn:/./2017
Ngày dạy:./../2017
Tiết 9 : Nguyên phân
I. Mục tiêu.
- Trình bày được sự biến đổi hình thái NST (chủ yếu là sự đóng và duỗi xoắn) trong chu kì tế bào.Trình bày được những biến đổi cơ bản của NST qua các kì của nguyên phân. Phân tích được ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sinh sản và sinh trưởng của cơ thể.
- Tiếp tục phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
II. Chuẩn bị.
 GV:- Tranh phóng to: NST ở kỳ giữa và chu kỳ tế bào. 
 - Quá trình nguyên phân.
 - Kẻ bảng 9.2 vào bảng phụ hoặc phiếu học tập
 HS : - Nghiên cứu trước sgk.
III. Nội dung các hoạt động dạy - học.
A. Hoạt động khởi động
1.Tổ chức: 9A..
	 9B..
 2. Kiểm tra : ? Nêu tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật. Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội?
 ? Nêu vai trò của NST đối với sự di truyền các tính trạng?
 3.Bài mới:
Giới thiệu bài: Mỗi loài sinh vật có một bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng xác định. Tuy nhiên hình thái của NST lại biến đổi qua các kì của chu kì tế bào, bài hôm nay các em sẽ được tìm hiểu sự biến đổi hỡnh thỏi của NST diễn ra như thế nào?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của GV-HS
Nội dung kiến thức.
HĐ1
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, quan sát H 9.1 SGK và trả lời câu hỏi:
? Chu kì tế bào gồm những giai đoạn nào? Giai đoạn nào chiếm nhiều thời gian nhất? ( HS nêu được 2 giai đoạn và rút ra kết luận)
GV lưu ý HS về thời gian và sự tự nhân đôi NST ở kì trung gian và chỉ trên tranh vẽ các kì của tế bào.
- Yêu cầu HS quan sát H 9.2, thảo luận nhóm và trả lời:
? Nêu sự biến đổi hình thái NST.
? Hoàn thành bảng 9.1.
- GV chốt kiến thức vào bảng 9.1.
I.Biến đổi hình thái nhiễm sắc thể trong chu kì tế bào .
*Chu kì tế bào gồm:
+ Kì trung gian:Tế bào lớn lên và có nhân đôi NST (Kì nàychiếm nhiều thời gian nhất trong chu kì tế bào (90%) là giai đoạn sinh trưởng của tế bào.)
+Quá trình nguyên phân : Gồm 4 kì (kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối) có sự phân chia NST và chất tế bào tạo ra 2 tế bào mới.
(NST có sự biến đổi hình thái :
Dạng đóng xoắn : Kì đầu ít, kì giữa cực đại 
Dạng duỗi xoắn:Kì trung gian nhiều nhất và kì cuối ít
 Bảng 9.1- Mức độ đóng, duỗi xoắn của NST qua các kì của tế bào
 Hình thái NST
Kì trung gian
Kì đầu
Kì giữa
Kì sau
Kì cuối
- Mức độ duỗi xoắn
Cực đại
ít
Nhiều
- Mức độ đóng xoắn
ít
Cực đại
HĐ2.
- GV yêu cầu HS quan sát H 9.2 và 9.3. Nghiên cứu thông tin để trả lời câu hỏi:
? Mô tả hình thái NST ở kì trung gian?
? Cuối kì trung gian NST có đặc điểm gì?
-Đại diện học sinh trả lời->học sinh khác nhận xét,bổ sung.
- Yêu cầu HS mô tả diễn biến của NST ở các kì trung gian, kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối trên tranh vẽ.
- Cho HS hoàn thành bảng 9.2.
( GV nói qua về sự xuất hiện của màng nhân, thoi phân bào và sự biến mất của chúng trong phân bào.
- ở kì sau có sự phân chia tế bào chất và các bào quan.)
- Kì cuối có sự hình thành màng nhân khác nhau giữa động vật và thực vật.
? Nêu kết quả của quá trình phân bào?
(Kết quả từ 1 tế bào mẹ ban đầu cho 2 tế bào con có bộ NST giống hệt mẹ.)
II.Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân.
- Kì trung gian NST tháo xoắn cực đại thành sợi mảnh, mỗi NST tự nhân đôi thành 1 NST kép

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an sinh 9 MHTHM tu tiet 1 12_12232474.doc