Giáo án môn Sinh học - Chuyên đề: Tế bào thực vật

I. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

1. Mô tả chuyên đề

- Chuyên đề gồm các bài trong chương I, tế bào thực vật gồm các bài:

Bài 5: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dung

Bài 6: Quan sát tế bào thực vật

Bài 7: Cấu tạo tế bào thực vật

Bài 8: Sự lớn lên và phân chia của tế bào

2. Mạch kiến thức của chuyên đề

- Các bộ phận của kính lúp, kính hiểu vi và cách sử dụng

- Làm tiêu bản tế bào thực vật.

- Các bộ phận cấu tạo của tế bào thực vật: Kể tên các thành phần chính của tế bào thực vật( vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào và nhân); Chức năng của các thành phần.

- Khái niệm mô, kể tên được các loại mô chính của thực vật.

- Sự lớn lên và phân chia tế bào, ý nghĩa của nó đối với sự lớn lên của thực vật.

+ Sự lớn lên của tế bào: Đặc điểm, điều kiện để tế bào lớn lên.

+ Sự phân chia: Các thành phần than gia, quá trình phân chia, kết quả phân chia.

+ Ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia tế bào.

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1709Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học - Chuyên đề: Tế bào thực vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề: tế bào thực vật
I. Nội dung chuyên đề
1. Mô tả chuyên đề
- Chuyên đề gồm các bài trong chương I, tế bào thực vật gồm các bài: 
Bài 5: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dung
Bài 6: Quan sát tế bào thực vật
Bài 7: Cấu tạo tế bào thực vật
Bài 8: Sự lớn lên và phân chia của tế bào
2. Mạch kiến thức của chuyên đề
- Các bộ phận của kính lúp, kính hiểu vi và cách sử dụng
- Làm tiêu bản tế bào thực vật.
- Các bộ phận cấu tạo của tế bào thực vật : Kể tên các thành phần chính của tế bào thực vật ( vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào và nhân) ; Chức năng của các thành phần.
- Khái niệm mô, kể tên được các loại mô chính của thực vật.
- Sự lớn lên và phân chia tế bào, ý nghĩa của nó đối với sự lớn lên của thực vật.
+ Sự lớn lên của tế bào: Đặc điểm, điều kiện để tế bào lớn lên.
+ Sự phân chia: Các thành phần than gia, quá trình phân chia, kết quả phân chia.
+ ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia tế bào.
3. Thời lượng
Số tiết trên lớp: 3 tiết
II. Tổ chức dạy học theo chuyên đề
1. Mục tiêu chuyên đề
1.1 Kiến thức
- Nêu được các bộ phận của kính lúp, kính hiểu vi và biết cách sử dụng
- Làm được tiêu bản tế bào thực vật.
- Kể tên được các bộ phận cấu tạo của tế bào thực vật : Kể tên các thành phần chính của tế bào thực vật ( vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào và nhân) ; Chức năng của các thành phần.
- Nêu được khái niệm mô, kể tên được các loại mô chính của thực vật.
- Nêu sơ lược sự lớn lên và phân chia tế bào, ý nghĩa của nó đối với sự lớn lên của thực vật.
+ Sự lớn lên của tế bào: Đặc điểm, điều kiện để tế bào lớn lên.
+ Sự phân chia: Các thành phần than gia, quá trình phân chia, kết quả phân chia.
+ ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia tế bào.
1.2 Kĩ năng
Rèn được các kỹ năng sau.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng kính
- Rèn kĩ năng sử dụng kính hiển vi.
- Kĩ năng hợp tác và chia sẻ thông tin trong hoạt động làm tiêu bản, quan sát tế bào.
- Kĩ năng đảm nhận tránh nhiệm được phân công trong hoạt động nhóm.
- Kĩ năng quản li thời gian trong quan sát tế bào thực vật va trình bày kết quả quan sát.
- Rèn kĩ năng quan sát hình vẽ, thu thập kiến thức.
- Vẽ sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật.
1.3 Thái độ
- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ kính lúp, kính hiển vi khi sử dụng.
- Bảo vệ, giữ gìn dụng cụ thí nghiệm.
- Trung thực, chỉ vẽ những hình quan sát được.
- ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học
1.4 Định hướng các năng lực hình thành
- Năng lực tự học: cấu tạo kính lúp và kính kiển vi, hình dạng và kích thước của tế bào, sự lớn
- Giải quyết vấn đề: Cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi, cấu tạo tế bào thực vật, mô, hình dạng và kích thước của tế bào.
- Năng lực thu nhận và xử lý thông tin: Quan sát hình 5.1 - 3. 7.1; 7.2; 7.3; 7.4 ; 7.5, 8.1; 8.2
- Hợp tác, giao tiếp: Làm tiêu bản vảy hành và thịt quả cà chua
- Năng lực tính toán: Sự phân chia tế bào
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Sưu tầm tranh ảnh về tế bào thực vật
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
2.1 Chuẩn bị của giáo viên
- Biểu bì vẩy hành và thịt quả cà chua chín
- Tranh phóng to củ hành và tế bào vẩy hành, quả cà chua chín và tế bào thịt cà chua.
- Kính hiển vi, bộ đồ dùng thực hành.
- Kính lúp, kính hiển vi
- Tranh hình 5.1-3, 7.1; 7.2; 7.3; 7.4 ; 7.5, 8.1; 8.2
 SGK
2.2 Chuẩn bị của học sinh
- Vài bộ phận của cây như Rễ, thân lá, hoa quả.
- Tranh ảnh về tế bào thực vật
3. Bảng mô tả các mức dộ mục tiêu của chuyên đề
Mức độ nhận thức
Các NL hướng tới
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
ND1: kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng
1.1. Kính lúp và cách sử dụng.
Cấu tạo kính lúp
 Cách sử dụng kính lúp
- NL tự học
1.2: Kính hiển vi và cách sử dụng. 
Cấu tạo kính hiển vi
Cách sử dụng kính hiển vi
- NL tự học
- KN quan sát
- NL phát hiện và giải quyết vấn đề
- NL tư duy, ngôn ngữ
ND 2: Quan sát tế bào thực vật
2.1 Quan sát tế bào dưới kính hiển vi
- HS tiến hành quan sát : 2 tiêu bản
- Tiêu bản tế bào biểu bì vẩy hành
- Tiêu bản tế bào thịt quả cà chua chín.
- NL tự học
- KN quan sát
- NL phát hiện và giải quyết vấn đề
- NL tư duy, ngôn ngữ
- NL nghiên cứu khoa học
2.2. Vẽ lại hình đã quan sát được dưới kính
- HS vẽ hình vào vở.
- HS nhận xét hình dạng tế bào thực vật : có hình đa giác xếp sát nhau
- NL tự học
- KN quan sát
- NL phát hiện và giải quyết vấn đề
- NL tư duy, ngôn ngữ
- NL nghiên cứu khoa học
ND 3: Cấu tạo tế bào thực vật
3.1. Hình dạng và kích thước của tế bào
- Các tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau.
- Vì sao các tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau ?
- NL tự học
- KN quan sát
- NL phát hiện và giải quyết vấn đề
- NL tư duy, ngôn ngữ
- NL nghiên cứu khoa học
3.2. Cấu tạo tế bào 
- Tế bào gồm: Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân 
- Học sinh quan sát tế bào dưới kính hiển vi
- NL tự học
- KN quan sát
- NL phát hiện và giải quyết vấn đề
- NL tư duy, ngôn ngữ
- NL nghiên cứu khoa học
- NL vận dung kiến thức vào thực tiễn
- NL tính toán
3.2. Mô
- Khái niệm mô 
- Các loại mô chính: Mô phân sinh ngọn, mô mềm, mô nâng đỡ.
ND 4: Sự lớn lên và phân chia của tế bào
4.1 Sự lớn lên của tế bào 
- Tế bào non có kích thước nhỏ, lớn dần thành tế bào trưởng thành nhờ quá trình trao đổi chất.
- NL tự học
- NL phát hiện và giải quyết vấn đề
- NL tư duy, ngôn ngữ 
4.2. Sự phân chia tế bào 
- Khái niệm sự phân bào.
- Quá trình phân bào 
- Các tế bào ở mô nào có khả năng phân chia ?
- ý nghĩa của sự phân bào là gì ? 
- NL tự học
- KN quan sát
- NL phát hiện và giải quyết vấn đề
- NL tư duy, ngôn ngữ
- NL nghiên cứu khoa học
- NL vận dung kiến thức vào thực tiễn
4. Tiến trình tổ choc hoạt động học tập.
Đặt vấn đề: Cho học sinh quan sát vài bộ phận của cây như rễ, thân, lá, hoa quả, hạt.GV hỏi: vì sao các bộ phận khác nhau của cây thì khác nhau, 
Trả lời: là do được cấu tạo bởi các tế bào khác nhau, vậy tế bào là gì, cấu tạo như thế nào ?
Nội dung 1: kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng
Hoạt động 1: Cấu tạo kính lúp và kính hiển vi
- GV giới thiệu cấu tạo kính lúp, kính hiển vi 
- HS nắm được cấu tạo từng bộ phận của kính lúp và kính hiển vi.
Hoạt động 2: Cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi
- GV hướng dẫn cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi
- HS tập thực hành cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi.
Nội dung 2: Quan sát tế bào thực vật
Hoạt động 3: Làm tiêu bản và quan sát tế bào thực vật
- GV yêu cầu các nhóm (đã được phân công) đọc cách tiến hành lấy mẫu và quan sát mẫu trên kính.
- GV làm mẫu tiêu bản đó để học sinh cùng quan sát.
- HS tiến hành quan sát : 2 tiêu bản, tiêu bản tế bào biểu bì vẩy hành, tiêu bản tế bào thịt quả cà chua chín.
- GV treo tranh phóng to giới thiệu:
+ Củ hành và tế bào biểu bì vảy hành.
+ Quả cà chua và tế bào thịt quả cà chua.
- HS vẽ hình vào vở.
Nội dung 3: Cấu tạo tế bào thực vật
Hoạt động 4: Hình dạng và kích thước của tế bào
- GV cho HS quan sát lại hình Sgk + tranh -> nhận xét về hình dạng của tế bào.
- GV hỏi: Trong cùng 1 cơ quan tế bào có giống nhau không?
- GV yêu cầu HS nghiên cứu Sgk rút ra nhận xét về kích thước tế bào.
- GV thông báo thêm số tế bào có kích thước nhỏ (mô phân sinh ngọn), tế bào sợi gai dài
Hoạt động 5: Cấu tạo tế bào 
- GV treo tranh câm: Sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật.
- Gọi HS lên chỉ các bộ phận của tế bào trên tranh.
- GV tóm tắt,hỏi: Vậy cấu tạo tế bào thực vật gồm những thành phần nào?
Hoạt động 5: Mô
- GV treo tranh các loại mô yêu cầu HS quan sát, GV hỏi:
+ Nhận xét cấu tạo, hình dạng các tế bào của cùng 1 loại mô, của các loại mô khác nhau?
- Yêu cầu HS rút ra kết luận: Mô là gì?
- GV bổ sung thêm vào kết luận của HS: Chức năng của các tế bào trong 1 mô nhất là mô phân sinh làm cho các cơ quan của thực vật lớn lên.
Nội dung 4: Sự lớn lên và phân chia của tế bào 
Hoạt động 7 :Sự lớn lên của tế bào 
- GV treo tranh yêu cầu học sinh hoạt động nhóm, nghiên cứu Sgk, trả lời câu hỏi:
+ Tế bào lớn lên như thế nào?
+ Nhờ đâu tế bào lớn lên được?
- GV yêu cầu học sinh trả lời, rút ra kết luận.
Hoạt động 8 : Sự phân chia tế bào 
- GV yêu cầu HS nghiên cứu Sgk theo nhóm.
- GV viết sơ đồ trình bày mối quan hệ giữa sự lớn lên và phân chia tế bào:
 Lớn dần
+ Tế bào non-------------> tế bào trưởng
 phân chia
 thành----------------> tế bào non mới.
- GV yêu cầu thảo luận nhóm trả lời câu hỏi Sgk.
- GV gợi ý sự lớn lên của các cơ quan của thực vật do hai quá trình:
+ Phân chia tế bào
+ Sự lớn lên của tế bào.
- GV đưa câu hỏi: 
+ Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật?
5. Công cụ đánh giá( kiểm tra đánh giá chuyên để)
Câu 1: Trình bày cấu tạo và cách sử dụng kính hiển vi ?
Câu 2: Nêu các bước làm tiêu bản quan sát tế bào thực vật ?
Câu 3: Tế bào thực vật có cấu tạo như thế nào ?
Câu 4: Loại mô nào có khả năng phân chia ?
Câu 5: Quá trình phân bào diễn ra như thế nào ?

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen_de_day_hoc_theo_huong_phat_trien_nang_luc_hoc_sinh.doc