Giáo án môn Tin học 6 - Trường THCS Cảnh Hoá

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Có hình dung ban đầu về khái niệm thông tin.

 - Biết máy tính là công cụ hỗ trợ hoạt động xử lí thông tin của con người.

 - Liệt kê được các hoạt động thông tin, đánh giá vai trò của các hoạt động đó

2. Kỹ năng:

- Nắm được kiến thức sơ lược về thông tin.

3. Thái độ

- Học sinh yêu thích môn học, chuẩn bị bài tốt.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Giáo án, SGK, chuẩn bị thêm (tranh ảnh, hình vẽ)

 2. Học sinh: Học bài, đọc trước bài mới

 

doc 149 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 881Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tin học 6 - Trường THCS Cảnh Hoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hÊn chuét chän tªn
B3. NhÊn DONE
* Lựa chọn bài học và mức luyện gõ bàn phím
Chú ý:
+ Key Typed: Số kí tự đã gõ 
+ Errors: Số lần gõ bị lỗi, không chính xác.
+ Word/Min: WPM mức gõ đã đạt được của bài học.
+ Goal WPM: cần đạt được.
+ Accuracy: Tỉ lệ gõ đúng.
+ Lesson Time: Thời gian luyện gõ xong 1 bài.
Câu 3: 
Nhấn phím Q hoặc chọn File → Quit
E. NHẬN XÉT: - Kiểm tra một số nhóm học sinh về: cách đăng kí tên mình, nạp tên người luyện tập, thiết đặt các lựa chọn để luyện tập và thể hiện các thao tác gõ trên máy.
	 - Ưu khuyết trong quá trình thực hành của HS.
	 - GV sửa lỗi mà các em thường mắc phải.
F. DẶN DÒ: - Về nhà tập luyện gõ phím bằng 10 ngón với phần mềm Mario.
	- Chuẩn bị bài mới bài 8: “Quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời” để tiết sau học
RÚT KINH NGHIỆM
 ....................................................................................................................................
 ....................................................................................................................................
 ....................................................................................................................................
 Ngµy th¸ng n¨m 2014
 Ký duyÖt cña TTCM
 Nguyễn Văn Đông
 Ngày soạn: 07/12/2014
	 Ngày dạy: 08/12/2014
Tiết 32: ÔN TẬP
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
 Giúp học sinh ôn lại kiến thức đac học ở học kì một từ bài 1 đến bài 12.
B. PHƯƠNG PHÁP: 
 Hỏi - đáp, thuyết trình tìm hướng giải quyết vấn đề
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 Giáo án, SGK tin 6, Sách bài tập tin 6, một máy tính.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
* BÀI CŨ: 
1) Tạo thư mục theo đường dẫn sau: C:\BAITAP\ONTAP
2) Tạo tệp tin mới Word và lưu vào thư mục ONTAP như đường dẫn trên.
* BÀI MỚI:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Câu 1: Hãy cho biết thông tin là gì?
Câu 2: Nhiệm vụ chính của tin học là gì?
Câu 3: Hãy cho biết các dạng thông tin cơ bản?
Câu 4: Thông tin lưu trữ trong máy tính còn được gọi là?
Câu 5: Để máy tính có thể xử lí được thông tin, thông tin cần được biểu diễn?
Câu 6: hãy cho biết một số khả năng của máy tính?
Câu 7: Có thể dùng máy tính vào những việc gì?
Câu 8: Chương trình máy tính là gì?
Câu 9: Cấu trúc chung của máy tính?
Câu 10: Phần mềm máy tính được chia làm mấy loại?
Câu 11: Đơn vị chính dùng để do dung lượng nhớ là?
Câu 12: Một Byte có?
Câu 13: Cho biết một số tên gọi của dung lượng nhớ?
Câu 14: Hãy cho biết phần mềm luyện chuột, học gõ 10 ngón, Mario, quan sát trái đất và các vì sao là phần mềm gì? 
Câu 15: Hệ điều hành có vai trò như thế nào?
Câu 16: Hệ điều hành là gì?
Câu 17: Thế nào là tệp tin?
Câu 18: Tạo cây thư mục sau:
D:\BAI1\TOAN\LOP6
Câu 19: Sao chép thư mục LOP6 vào thư mục TOAN
Câu 20: Tạo tệp tin mới Word vào thư mục LOP6
Câu 21: Hãy cho biết nút Start nằm ở đâu?
Câu 22: Có cách nào biết rằng em đang mở bao nhiêu cửa sổ?
Câu 23: Thoát khỏi HĐH?
Câu 1: Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh và về chính con người.
Câu 2: Nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động nhừ sự hỗ trợ của máy tính.
Câu 3: Có ba dạng thông tin cơ bản
 - Dạng văn bản
 - Dạng hình ảnh
 - Dạng âm thanh
Câu 4: Thông tin lưu trữ trong máy tính còn được gọi là “Dữ liệu”
Câu 5: 
Để máy tính có thể xử lí, thông tin cần được biểu diễn dưới dạng dãy Bit (Hệ nhị phân) gồm hai kí hiệu 0 và 1
Câu 6: Một số khả năng của máy tính
 - Khả năng tính toán nhanh
 - Tính toán với độ chính xác cao
 - Khả năng lưu trữ lớn
 - Khả năng “làm việc” không mệt mỏi.
Câu 7: Có thể dùng máy tính vào những việc:
 - Thực hiện các tính toán
 - Tự động hóa các công việc văn phòng
 - Hỗ trợ công tác quản lí
 - Công cụ học tập và giải trí
 - Điều khiển tự động và Robot
 - Liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến.
Câu 8: Chương trình là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện.
Câu 9: Cấu trúc chung của máy tính gồm:
- Bộ xử lí trung tâm (CPU)
- Bộ nhớ
- Thiết bị vào/ra
Câu 10: Phần mềm máy tính có thể chia làm hai loại chính:
 - Phần mềm hệ thống.
 - Phần mềm ứng dụng
Câu 11: 
Đơn vị chính dùng để do dung lượng nhớ là Byte
Câu 12: Một Byte có 8Bit
Câu 13: Ki – lô – bai = KB
 Mê – ga – bai = MB
 Gi – ga – bai = GB
Câu 14: Phần mềm luyện chuột, học gõ 10 ngón, Mario, quan sát trái đất và các vì sao là phần mềm ứng dụng.
Câu 15: Hệ điều hành có vai trò rất quan trọng, nó điều khiển mọi hoạt động của phần cứng và phần mềm tham gia vào quá trình xử lí thông tin.
Câu 16: Hệ điều hành là chương trình đặc biệt (là phần mềm hệ thống), không có hệ điều hành máy tính không thể xử dụng được.
Câu 17: Tệp tin là đơn vị cơ bản để lưu trữ thông tin trên thiết bị lưu trữ.
Câu 18: 
B1) Mở My computer
B2) Mở ổ đĩa D:
B3) Tạo thư mục BAI1
Nháy phải chuột tại màn hình trống ® New ® chọn Folder ® gõ tên tệp BAI1 ® gõ phím Enter
- Tương tự làm như vậy cho các thư mục còn lại
Câu 19: Sao chép
B1) Chọn thư mục LOP6
B2) Edit ® Copy
B3) Mở thư mục BAI1 ® mở thư mục TOAN
B4) Edit ® Paste
Câu 20: Tạo tệp tin mới Word 
B1) Mở cửa sổ Word
B2) File ® Save as ® Chọn đường dẫn để lưu tên tệp
B3) Gõ tên tệp vào khung File name Chọn Save
Câu 21:
 Nút Start nằm ở trên thanh công việc
Câu 22: Nhìn vào thanh công việc em biết được mình đang mở bao nhiêu cửa sổ.
Câu 23: Thoát khỏi HĐH.
Nháy chọn nút lệnh Start ® chọn Turn off Computer ® Chọn Turn off 
E. DẶN DÒ: 
 - Về ôn tập lại toàn bộ lí thuyết đã học.
 - Tạo thư mục mới, tạo tệp tin mới, sao chép, di chuyển, đổi tên, xóa tệp tin, thư mục để tiết sau kiểm tra hết học kì I (45 phút lí thuyết + 45 phút thực hành)
	------------------------------------------------
	 Ngày soạn: 07/12/2014
	 Ngày dạy: 13/12/2014
Tiết 33 + 34: KIỂM TRA HỌC KÌ I
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
 	1. KiÕn thøc: - Häc sinh tr¶ lêi ®óng c¸c c©u hái, lµm ®óng c¸c bµi tËp, tr×nh bµy râ rµng, chÝnh x¸c.
	2. Kü n¨ng: - Th«ng qua kÕt qu¶ ®¸nh gi¸ tr×nh ®é häc sinh, qu¸ tr×nh d¹y vµ häc ¨ cã ph­¬ng ph¸p ®iÒu chØnh.	
B. PHƯƠNG PHÁP: 
	Học sinh làm bài trên giấy 
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 	Đề thi và đáp án .
D. BÀI MỚI: 
 MA TRẬN ĐỀ KSCL HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2014 -2015
MÔN: Tin học LỚP: 6
 Thời gian 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
 Cấp độ
Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Máy tính và phần mềm máy tính.
Hiểu được mô hình quá trình 3 bước lấy được ví dụ.
Số câu : 
Số điểm: 
Tỉ lệ %
1
2.0
20%
1
2.0
20%
2. Thông tin và tin học.
Biết được thông tin là gì có mấy dạng thông tin cơ bản.
Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
1
2.0
20%
1
2.0
20%
3. Máy tính và phần mềm máy tính.
Hiểu được phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng.
Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
1
2.0
20%
1
2.0
20%
4. Tổ chức thông tin trong máy tính.
Biết cách viết các đường dẫn, hiểu được thư mục mẹ 
Biết được thư mục nằm trong thư mục gốc.
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
3
3.0
30%
1
1.0
10%
4
4.0
40%
Tổng số câu 
Tổng số điểm %
1
2.0
20%
2
4.0
40%
 3
 3.0
 30%
 1
1.0
10%
7
10 điểm
100%
 _____________________________________________________
TRƯỜNG THCS CẢNH HÓA
Họ tên: .....
Số báo danh: .
ĐỀ KSCL HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2014 -2015
MÔN: Tin học LỚP: 6 
Thời gian 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
MÃ ĐỀ 01
 Câu 1: (2 điểm)
- Em hãy vẻ mô hình quá trình ba bước? lấy ví dụ
 Câu 2: (2 điểm)
 Thông tin là gì? Có mấy dạng thông tin cơ bản ? hãy nêu một số dạng thông tin mà máy tính chưa xử lí.
 Câu 3: (2 điểm)
 Phần mềm hệ thống là gì? Ví dụ. Phần mềm ứng dụng là gì? Ví dụ.
 Câu 4: (4 điểm)
	D:\ TRUONGTHCSCANHHOA
	KHOI 6
	LOP 6A 
	LOP 6B 
	LOP 6C Bai tap.doc
	KHOI 7	Bai hat.doc	
	LOP 7A 
	LOP 7B
	 KHOI 8
	LOP 8A
	LOP 8B
Viết đường dẫn đến Bai tap.doc 
Viết đường dẫn đến LOP 7A
Thư mục mẹ của KHOI 6, KHOI 7, KHOI 8 là thư mục nào?
Thư mục TRUONGTHCSCANHHOA nằm trong thư mục gốc là đúng hay sai?
 HƯỚNG DẪN CHẤM
 BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
 NĂM HỌC: 2014 -2015
MÔN : Tin học Lớp: 6
MÃ ĐỀ 01
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
Mô hình quá trình 3 bước:
* Ví dụ: 
 - Nhập (INPUT): Trà, nước sôi
 - Xử lí: Cho nước sôi vào ấm đã bỏ sẵn trà, đợi một lúc rồi rót ra cốc
 - Xuất (OUTPUT): Cốc trà mời khách. 
0,50 điểm
0,50 điểm
0,50 điểm
0.50 điểm
2
* Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới 
xung quanh (sự vật, sự kiện) và chính con người. 
- Có 3 dạng thông tin cơ bản 
 + Dạng văn bản 
 + Dạng âm thanh 
 + Dạng hình ảnh 
Ví dụ: Phân biệt mùi vị, cảm giác nóng lạnh 
0,50 điểm
0,50 điểm
0,50 điểm
0,50 điểm
3
* Phần mềm hệ thống là:
các chương trình tổ chức việc quản lí, điều phối các bộ phận chức năng của máy tính sao cho chúng hoạt động một cách nhịp nhàng và chính xác. Ví dụ: HĐH Windows XP
0,50 điểm
0,50 điểm
Phần mềm ứng dụng là: chương trình đáp ứng những yêu cầu ứng dụng cụ thể. 
Ví dụ: phần mềm chát Yahoo
0,50 điểm
0,50 điểm
4
a
* D:\ TRUONGTHCSCANHHOA\KHOI 6\LOP 6C\Baitap.doc
1,0 điểm
b
* D:\ TRUONGTHCSCANHHOA\KHOI 7\LOP 7A
1.0 điểm
c
* Là thư mục TRUONGTHCSCANHHOA
1.0 diểm
d
* Thư mục TRUONGTHCSCANHHOA nằm trong thư mục gốc là đúng.
1.0 điểm
E. DẶN DÒ: - Về xem trước chương IV “Soạn thảo văn bản” Bài 13 : “Làm quen với soạn thảo văn bản” để tiết sau học.
 Ngµy th¸ng n¨m 2014
 Ký duyÖt cña TTCM
 Nguyễn Văn Đông
	-----------------------------------------------
 Ngày soạn: 12/01/2014
	 Ngày dạy: 15/01/2014
Chương IV: SOẠN THẢO VĂN BẢN
Tiết 37 - Bài 13: LÀM QUEN VỚI SOẠN THẢO VĂN BẢN (t1)
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: HS cần:
 - Biết được vai trò của phần mềm soạn thảo văn bản, biết Microsoft Word là phần mềm soạn thỏa văn bản.
 - Nhận biết được biểu tượng của Word, biết thao tác khởi động và thoát khỏi phần mềm Word.
 - Nhận biết và phân biệt được các thành phần cơ bản của cửa sổ Word như thanh bảng chọn, các nút lệnh trên thanh công cụ.
 - Hiểu được vai trò của bảng chọn và các nút lệnh.
B. PHƯƠNG PHÁP: 
 Hỏi - đáp, thuyết trình, nêu vấn đề - giải quyết vấn đề, tìm hiểu trực quan trên phần mềm Word.
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
 GV: Giáo án, SGK tin 6.
 HS: Xem trước bài mới, tìm hiểu kiến thức mới
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 * Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu: Hàng ngày các em đi học thì ghi chép bài học vào đâu? , ta xử dụng phương tiện gì để ghi? ® Dùng tay để viết. Vậy viết có nhanh, đều, đẹp và dễ dàng chỉnh sửa không để lại dấu vết được không? . Khi muốn xóa bớt đoạn văn nào thì nó vẫn còn nằm ở vở, có cách nào để ta ghi văn bản cho nhanh lại đều, đẹp và có thể dễ dàng chỉnh sửa bất cứ lúc nào mà không để lại nội dung bở đi hay ta có thể chèn thêm hình ảnh, văn bản? Máy tính giúp ta làm điều đó nhờ phần mềm soạn thảo văn bản Word. Đây là phần mềm soạn thảo phổ biến nhất hiện nay. Để hiểu rõ vấn đề này ta tìm hiểu bài mới: “”
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản và phần mềm soạn thảo văn bản
Hoạt động giáo viên và học sinh
Nội dung
* Hằng ngày các em học môn học dựa vào sách giáo khoa, em thấy sách giáo khoa trình bày như thế nào?
* HS trả lời
* Các em cũng có thể tạo ra những văn bản đẹp, khoa học như vậy nhờ vào phần mềm ứng dụng trợ giúp soạn thảo văn bản.
* GV: Giới thiệu nội dung của chương này nhằm cung cấp cho các em một số kiến thức mở đầu về soạn thảo văn bản trên máy tính thông qua phần mềm soạn thảo Microsoft Word.
* Giới thiệu cho HS hiểu thế nào là văn bản. 
* HS nhớ lại phần các dạng dữ liệu. Văn bản là những gì được ghi lại trên sách, báo, trên máy vi tính, bằng các chữ cái, chữ số, các kí hiệu.
* Giới thiệu phần mềm Microsoft Word
* Học sinh lắng bhe
?Để sử dụng được phần mềm ta phải?
* HS trả lời khởi động phần mềm
1. Văn bản và phần mềm soạn thảo văn bản:
- Phần mềm soạn thảo văn bản Word do hãng Microsoft phát hành.
- Hiện nay Word được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu cách khởi động phần mềm Word
?Hãy cho biết các cách khởi động phần mềm mà em biết?
* HS trả lời
* GV thao tác mẫu 
* Gọi 2 HS thao tác lại – HS thao tác
?Để thôi làm việc với phần mềm ta phải làm gì?
* HS trả lời thoát khỏi phần mền
2. Khởi động Word:
C1: Nháy chọn nút Start ® Programs ® Microsoft office ® Microsoft office Word
C2: Nháy đúp chuột tại biểu tượng Microsoft Word trên màn hình nền.
HOẠT ĐỘNG 4: Tìm hiểu cách thoát khỏi cơar sổ Word
?Hãy cho biết các cách thoát khỏi cửa số làm việc mà em biết?
* HS: Trả lời
*GV thao tác mẫu
?Gọi 1 em thao tác lại? - HS thao tác lại
?Gọi 1 HS khởi động lại cửa sổ Word
* HS khởi động
3. Thoát khỏi cơar sổ Word:
C1: Nháy chuột vào nút (Close)
C2: Gõ tổ hợp phím Alt + F4
C3: File ® Exit
HOẠT ĐỘNG 5: Tìm hiểu có gì trên cửa sổ Word
?Hãy quan sát giao diện của cửa sổ và cho biết em nhìn thấy những gì?
* HS quan sát và trảt lời
*GV: Giới thiệu cho HS biết thanh bảng chọn - HS quan sát
VD: Để mở một cửa sổ mới ta thực hiện lệnh chọn File\ New 
*GV: Giới thiệu thanh công cụ
VD: Nháy nút lệnh New để mở một cửa sổ mới với văn bản trống.
* HS quan sát
?Em hãy cho biết khi sử dụng lệnh File\ New và nháy nút lệnh New thì cho ra kết qua như thế nào?
* Hai lệnh này tương đương đều mở cửa sổ mới, nếu ta thực hiện lệnh như trên sẽ mở được hai cửa sổ mới
*GV giới thiệu từng thành phần trên cửa sổ Word - HS quan sát
*Để thực hiện thao tác nào ta phải nháy chọn bản chọn tương ứng đó hoặc nháy chọn nút lệnh tương ứng.
*GV thao tác mẫu - HS quan sát
* GV thao tác mẫu 
?Gọi hai em thao tác? -HS thao tác lại
*GV thao tác mẫu
?Gọi một em thao tác? - HS thao tác lại
*GV thao tác mẫu
?Gọi một em thao tác?
*GV thao tác mẫu
?Gọi một em thao tác? - HS thao tác
?Hãy cho biết trên thanh công cụ em nhìn thấy gì? – Em nhìn thấy các nút lệnh
*GV chỉ để HS rõ chức năng của một số nút lệnh.
?Hãy cho biết nút lệnh New trên thanh công cụ tương đương như lệnh nào ở bảng chọn
?Gọi hai em lên chỉ các nút lệnh và cho biết chức năng của từng nút lệnh.
* HS: Lên chỉ và nêu chức năng của từng nút lệnh
4. Có gì trên cửa sổ Word:
- Thanh bảng chọn: Gồm các bảng chọn File| Edit|View| Format|Tool|
- Thanh công cụ: Chứa các nút lệnh thường dùng như New, Open, Save,..
- Con trỏ soạn thảo | 
- Vùng soạn thảo
- Thanh cuộn dọc, ngang
a) Bảng chọn: 
 Để thực hiện 1 lệnh nào đó ta nháy chuột vào tên bảng chọn có chứa lệnh đó và chọn lệnh.
* Bảng chọn File:
 - New: Mở cửa sổ mới (Ctrl + N)
 -Open: Mở tệp đã có trên đĩa (Ctrl + O)
 - Save (Ctrl + S) Lưu dữ liệu vào đĩa.
 -Save as: Lưu tên tệp tin mới (Tạo tệp tin mới)
* Bảng chọn Edit:
- Undo: Phục hồi (Hủy thao tác vừa thực hiện)
- Copy: Sao chép
-Cut: Di chuyển
- Paste: Dán
* Bảng chọn Insert: Chứa các lệnh về chèn thêm
* Bảng chọn View: Bật tắt các thanh công cụ
b. Nút lệnh: 
 Các nút lệnh thường dùng nhiều nhất được đặt trên thanh công cụ.
- New: Mở cửa sổ mới
- Open: Mở tệp đã có trên đĩa.
- Save: Lưu dữ liệu vào đĩa,
D. CỦNG CỐ: - Cần nắm vững cách khởi động và thoát khỏi cửa sổ Word.
 - Biết thanh bảng chọn chứa các bảng chọn, thanh công cụ chứa các nút lệnh thường dùng.
E. DẶN DÒ: Về xem tiếp bài 13 và bài 14 để tiết sau học.
- Làm bài tập : 1, 2, 3, 4 SGK trang 67 và 68
 ---------------------------------------------
 Ngày soạn: 14/01/2013
	 Ngày dạy: 16/01/2013
Chương IV: SOẠN THẢO VĂN BẢN
Tiết 38 - Bài 13: LÀM QUEN VỚI SOẠN THẢO VĂN BẢN (t2)
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: HS cần:
 - Tạo văn bản mới, mở văn bản đã được lưu trên đĩa, lưu dữ liệu vào đĩa.
 - Biết được các thành phần cơ bản của một văn bản.
 - Nhận biết được con trỏ soạn thảo, vai trò và cách di chuyển con trỏ soạn thảo.
 - Phân biệt được con trỏ chuột và con trỏ soạn thảo, giải một số bài tập.
B. PHƯƠNG PHÁP: 
 Hoạt động nhóm, hỏi – đáp, thuyết trình, tìm hiểu trực quan trên phần mềm Word
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 GV: Giáo án, SGK tin 6, một máy tính.
 HS: SGK tin 6, giấy nháp, xem trước bài mới, tìm hiểu kiến thức mới
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 * BÀI CŨ:
1) Khởi động và thoát khỏi cửa sổ Word
2) Hãy cho biết bảng chọn File có nhơngx lệnh nào?
 * BÀI MỚI:
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách mở văn bản.
Hoạt động giáo viên
Nội dung
?Ở bài thực hành tạo tệp tin mới các em cất ở đâu? - Ở thư mục trên ổ đĩa
?Vậy tệp tin ấy bây giờ có mở ra xem được không? - Mở ra xem được
?Vậy mở bằng cách nào? - HS trả lời
* GV: Hướng dẫn HS cách mở tệp tin có trên máy tính - HS quan sát
*Chú ý: Tên các tệp văn bản trong Word có phần mở rộng là .doc
?Goi hai HS thao tác - HS thao tác lại
?Khi ta soạn thảo văn bản đầu tiên dữ liệu được cất ở đâu?
* HS: Ở bộ nhớ trong RAM
?Nếu mất điện hoặc tắt máy thì dữ liệu trong RAM sẽ như thế nào?
* HS: Nếu mất điện hoặc thoát máy dữ liệu trong RAM sẽ bị mất sạch
A. LÀM QUEN VỚI SOẠN THẢO VĂN BẢN
5. Mở văn bản: 
B1) File ® Open ® Chọn đường dẫn đến tệp tin cần mở
B2) Nháy chọn tên tệp cần mở ® chọn Open
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiếu cách lưu văn bản.
?Vậy có cách nào để cất dữ liệu lâu dài mà không bị mất?
* HS: Trả lời
*GV:Hướng dẫn HS cách lưu tệp tin vào 
máy tính
Chú ý: Nếu tệp văn bản đã lưu ít nhất một lần thì các lần sau không có đặt tên chỉ cần click vào biểu tượng Save.
?Gọi hai em thao tác – HS thao tác
6. Lưu văn bản:
B1) Chọn File ® Save (Ctrl + S) 
(Nếu lưu lần đầu ta phải chọn đường dần để lưu tên tệp tin) ở khung File name Save
*Chú ý: - Đây chính là thao tác tạo tệp tin mới.
- Khi tệp tin đã có tên ta chỉ việc Nháy chọn lệnh Save trên thanh công cụ.
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu cách Đóng cửa sổ
*GV:Nháy nút Close(x) ở trên để kết thúc việc soạn thảo
* HS: Quan sát
?Nêu cách thoát khỏi cửa sổ - HS: trả lời
?Gọi hai em thao tác – HS thao tác
*Các em đã được học tiếng Việt ở môn văn học. Vậy để trình bày một bài văn các em cần chú ý đến những vấn đề nào?
7. Đóng cửa sổ:
C1: Chọn File\ Exit
C2: Nháy nút close (x) phía trên.
C3: Alt + F4
*HOẠT ĐỘNG 5: Câu hỏi và bài tập
 Bài 4 SGK trang 68: Điền từ 
1) Bảng chọn; 
2) Thanh bảng chọn; 
3) Các lệnh thường dùng nhất
4) các lệnh trên thanh bảng chọn
 Bài 5 SGK trang 68: 
a) Open; 	
b) New; 	
c) Save
E. DẶN DÒ: 
	 Ngày soạn: 04/01/2015
	 Ngày dạy: 05/01/2015
Tiết 37 - Bài 14: SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN (t2)
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: HS cần:
 - Tạo văn bản mới, mở văn bản đã được lưu trên đĩa, lưu dữ liệu vào đĩa.
 - Biết được các thành phần cơ bản của một văn bản.
 - Nhận biết được con trỏ soạn thảo, vai trò và cách di chuyển con trỏ soạn thảo.
 - Phân biệt được con trỏ chuột và con trỏ soạn thảo, giải một số bài tập.
B. PHƯƠNG PHÁP:
 Thuyết trình, hỏi – đáp, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, trao đổi cặp, quan sát trực quan.
C. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 GV: Giáo án, SGK tin 6, một máy tính.
 HS: Giấy nháp, SGK tin 6, tìm hiểu kiến thức mới.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
* BÀI CŨ:
1) Khởi động và thoát khỏi cửa sổ Word
2) Hãy cho biết bảng chọn File có những lệnh nào?
* BÀI MỚI:
 Hoạt động 1: Tìm hiểu con trỏ soạn thảo.
Giáo viên
Nội dung
GV:Giới thiệu cho HS biết các thành phần cơ bản của văn bản. - HS quan sát
*GV: Giới thiệu một số ví dụ về câu, dòng, đoạn.
?Hãy cho biết từ LAN gồm mấy chữ cái?
* HS trả lời gồm ba chữ cái
?Ba chữ cái L, A, N còn được gọi là? – HS trả lời kí tự
?Vậy thế nào là kí tự? – HS trả lời
*GV hướng dẫn các kí tự ở bàn phím
?Hãy cho biết kí tự là gì?
* HS: Kí tự là các chữ cái, chữ số, các kí hiệu đặc biệt.
*GV : Nhập các kí tự trên máy - HS quan sát
?Các em viết bài trên giấy cần có gì để viết cho thẳng? HS phải có hàng kẻ
?Mỗi hàng kẻ đó còn được gọi là gì? HS dòng
*GV chiếu một đoạn văn bản.
?Hãy cho biết đoạn văn này có mấy dòng?
* HS: trả lời
?Vậy thế nào là dòng? - HS: trả lời
?Quan sát ví dụ ở SGK trang 71, hãy cho biết bài “Biển đẹp” gồm có mấy dòng?
* HS: trả lời
?Khi làm một bài văn các em cần chia bài văn như thế nào?
* HS: chia làm ba phần Mở bài, thân bài, kết luận
?Vậy mở bài, thân bài, kết luận từng phần đó ta gọi là gì? – HS: Đoạn
?Thế nào là đoan? – HS trả lời
?Các em làm một bài văn mở đề xong vào thân bài các em cần làm những gì?
* HS: Chấm câu, xuống dòng, thụt vào đầu dòng.
* Ở máy tính cũng vậy để kết thúc một đoạn ta chỉ việc gõ phím Enter.
?Hãy xác định bài “Biển đẹp” ở SGK trang 71 có mấy đoạn? - HS trả lời
*GV: Ở máy tính nếu em gõ phím Enter xem như là đã tạo một đoạn, nên phải thật cẩn thận nếu hết đoạn mới nên gõ phìm Enter
?Các em ghi bài hết một mặt giấy, mặt giấy ấy gọi là gì?
* HS: Trang giấy
*GV chiếu minh họa trên máy cho học sinh quan sát một trang bằng phương pháp xem trước khi in
?Gọi một HS lên mở cửa sổ Word? - HS thao tác
?Hãy quan sát vùng soạn thảo em nhìn thấy gì ở đó?
* HS: Một gạch | nhấp nháy
* Đó chính là con trỏ soạn thảo.
* GV giới thiệu con trỏ soạn thảo là một vạch | nhấp nháy đợi lệnh nhập dữ liệu vào. Nên khi soạn thảo, sửa, chèn kí tự hay một đối tượng vào văn bản, ta di chuyển con trỏ soạn thảo tới vị trí cần chèn bằng cách nháy chuột vào vị trì đó.
* HS quan sát
*GV thao tác mẫu bằng cách gõ một đoạn văn bản để con trỏ tự động xuống dòng.
* HS quan sát
*GV di chuyển con chuột trên màn hình.
?Em nhìn thấy con chuột có hình như thế nào?
* HS: Hình mũi tên , I
?Hãy phân biệt con trỏ soạn thảo với con trỏ chuột?
* HS: - |: Con trỏ soạn thảo
 - , I: Con trỏ chuột
* Chú ý: - Cần phân biệt con trỏ soạn thảo với con trỏ chuột.
*GV di chuyển con trỏ soạn thảo bằng nhiều
 cách. - HS quan sát
?Hãy cho biết các cách di chuyển con trỏ 
soạn thảo?
* HS trả lời
* Ta có thể sử dụng phím Home, End,  trên bàn phím để di chuyển con trỏ soạn thảo.
*GV thao tác mẫu - HS quan sát
?Gọi ba em thao tác lại? - HS thao tác
*GV chiếu một văn bản các em đọc được bằng tiếng việt. Để gõ được tiếng Việt như thế này ta cần phải biết một số qui tắc gõ văn bản trong Word.
* Để tiện việc trình bày văn bản cần có một số qui ước chung khi soạn thảo văn bản.
1. Các thành phần của văn bản:
a) Kí tự: 
- Là các chữ cái từ : A ® Z, a ® z
- Các chữ số từ:0 ® 9
- Các kí hiệu: /\ ’ : , > * $ @ ! # % & “ ( { [ ? +-< 
Kí tự là thành phần cơ bản nhất của văn bản.
b) Dòng:
Dòng là tập hợp cấ kí tự nằm cùng trên một đường ngang từ lề trái sang lề phải.
c) Đoạn:
- Đoạn gồm các từ, câu có liên quan với nhau và hoàn thành về ngữ ng

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_18_Trinh_bay_trang_van_ban_va_in.doc