Giáo án môn Tin học lớp 6 - Bài 2: Thông tin và biểu diễn thông tin

Bài 2: THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

+ Biết khái niệm biểu diễn thông tin và cách biểu diễn thông tin trong máy tính bằng dãy bit.

+ Biết khái niệm ban đầu về dữ liệu.

2. Kỹ năng: phân biệt được các dạng thông tin cơ bản

3. Thái độ: HS nghiêm túc, linh hoạt khi thảo luận

 II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Phấn, sách, bảng phụ, màn hình và máy vi tính ( nếu có)

 - Học sinh: sách Tin học THCS (quyển 1).

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp (1 phút): Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):

Câu hỏi:

- Thế nào là thông tin? Cho ví dụ?

- Hoạt động thông tin là gì? Hoạt động nào đóng vai trò quan trọng nhất trong hoạt động thông tin ? Hãy nêu một ví dụ về hoạt động thông tin của con người?

3. Bài mới:

Thông tin xung quanh chúng ta hết sức phong phú và đa dạng. Vậy thông tin được chia thành những dạng nào? Chúng được biểu diễn ntn? Các em sẽ được tìm hiểu trong bài hôm nay

 

doc 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1325Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học lớp 6 - Bài 2: Thông tin và biểu diễn thông tin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
Tuần: 02
Ngày soạn:14/09/2016
Tiết: 03
Ngày dạy: 17 /09/2016
Bài 2: THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
+ Biết khái niệm biểu diễn thông tin và cách biểu diễn thông tin trong máy tính bằng dãy bit.
+ Biết khái niệm ban đầu về dữ liệu.
2. Kỹ năng: phân biệt được các dạng thông tin cơ bản
3. Thái độ: HS nghiêm túc, linh hoạt khi thảo luận
 II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Phấn, sách, bảng phụ, màn hình và máy vi tính ( nếu có)
	- Học sinh: sách Tin học THCS (quyển 1).
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp (1 phút): Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):
Câu hỏi:
- Thế nào là thông tin? Cho ví dụ?
- Hoạt động thông tin là gì? Hoạt động nào đóng vai trò quan trọng nhất trong hoạt động thông tin ? Hãy nêu một ví dụ về hoạt động thông tin của con người?
3. Bài mới:
Thông tin xung quanh chúng ta hết sức phong phú và đa dạng. Vậy thông tin được chia thành những dạng nào? Chúng được biểu diễn ntn? Các em sẽ được tìm hiểu trong bài hôm nay
T/G
HĐ của Thầy
HĐ của Trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Học sinh nắm được các dạng thông tin cơ bản 
Mục tiêu: Hs biết các dạng thông tin cơ bản trong tin học
(18’)
GV? Có những dạng thông tin cơ bản nào mà em biết? 
? Em hiểu thế nào là dạng thông tin văn bản, hình ảnh, âm thanh?
? GV yêu cầu HS thảo luận
? Em hãy lấy ví dụ về mỗi dạng thông tin đó?
HS: Trả lời có 3 dạng 
(Văn bản, hình ảnh, âm thanh)
- HS: trả lời
- HS đưa ra ví dụ từng dạng văn bản
- HS thảo luận nhóm phân biệt dạng thông tin giáo viên đưa ra
1. Các dạng thông tin cơ bản:
* có ba dạng thông tin cơ bản:
a) Dạng văn bản: là những gì ghi lại bằng các con số, chữ viết hay kí hiệu, ...
b) Dạng hình ảnh: là những hình vẽ minh họa trong sách báo, ....
c) Dạng âm thanh: ví dụ tiếng đàn, tiếng chim hót, .... là thông tin dạng âm thanh.
Hoạt động 2: Biểu diễn thông tin (15 phút)
Mục tiêu: Hs hiểu vì sao ta phải biểu diễn thông tin
16’
? Biểu diễn thông tin là gì?
 - HS Trả lời dựa vào SGK
- GV kết luận
? Theo em thông tin có thể được biểu diễn bằng những cách nào?
- GV phân tích cho HS có thể lấy ví dụ như SGK
? Em hãy nêu vai trò của biểu diễn thông tin?
- HS nêu vai trò của biểu diễn thông tin như SGK
- GV tóm tắt vai trò
- HS: Biểu diễn thông tin: là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó.
- HS: nêu ví dụ
- Từng nhóm tự tìm ví dụ ghi vào bảng phụ
- HS ghi vở
- HS tự rút vài trò của hoạt động thông tin
2. Biểu diễn thông tin:
a. Biểu diễn thông tin: là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó.
b. Vai trò của biểu diễn thông tin: có vai trò quyết định đối với mọi hoạt động thông tin nói chung và quá trình xử lý thông tin nói riêng.
4. Củng cố (4 phút):
- Qua tiết học chúng ta hiểu được ba dạng cơ bản của thông tin: Văn bản, hình ảnh, âm thanh.
- Biết được thông tin có thể biểu diễn bằng nhiều cách khác nhau. Biểu diễn thông tin có vai trò quyết định với mọi hoạt động thông tin của con người.
5. Dặn dò (1 phút):
- Trả lời các câu hỏi 1,2 cuối bài.
- Đọc trước mục 3: Biểu diễn thông tin trong máy tính.
IV. Rút kinh nghiệm:	
GIÁO ÁN
Tuần: 02
Ngày soạn:14/09/2016
Tiết: 04
Ngày dạy: 17/09/2016
Bài 2: THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
+ Biết khái niệm biểu diễn thông tin và cách biểu diễn thông tin trong máy tính bằng dãy bit.
+ Biết khái niệm ban đầu về dữ liệu.
2. Kỹ năng: phân biệt được các dạng thông tin cơ bản
3. Thái độ: HS nghiêm túc, linh hoạt khi thảo luận
 II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Phấn màu, sách, bảng phụ, màn hình và máy vi tính ( nếu có)
	- Học sinh: sách Tin học THCS (quyển 1).
III. Phương pháp:
- Đặt vấn đề để học sinh trao đổi và đưa nhận xét. Tận dụng vốn hiểu biết “một cách tự nhiên” của học sinh.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp (1 phút): Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới:
Thông tin xung quanh chúng ta hết sức phong phú và đa dạng. Vậy thông tin được chia thành những dạng nào? Chúng được biểu diễn ntn? Các em sẽ được tìm hiểu trong bài hôm nay.
T/G
HĐ của Thầy
HĐ của Trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Biểu diễn thông tin trong máy tính (30 phút)
Mục tiêu: HS nắm được cách biểu diễn thông tin trong máy tính
35’
- GV :Yêu cầu HS đọc SGK trang 8.
- GV: Để máy tính có thể trợ giúp con người trong hoạt động thông tin, thông tin cần được biểu diễn dưới dạng phù hợp. 
- GV: Giới thiệu dạng biểu diễn thông tin trong máy tính là Dãy bit (Dãy nhị phân) chỉ bao gồm hai kí hiệu 0 và 1
- GV: thế nào là dữ liệu?
- GV: Theo em, tại sao thông tin trên máy tính được biểu diễn thành một Dãy bit.
- GV: nhận xét câu trả lời- 
- GV: giới thiệu quá trình thực hiện của máy tính trong việc biểu diễn thông tin
- HS: đọc SGK 
- HS: lắng nghe
HS trả lời
- HS: lắng nghe, ghi vở
3. Biểu diễn thông tin trong máy tính:
- Để máy tính có thể xử lý, thông tin cần biểu diễn dưới dạng 1 dạy bit gồm 2 kí tự: 0 và 1.
- Dữ liệu là thông tin được lưu giữ trong máy tính.
- Quá trình thực hiện của máy tính trong việc biểu diễn thông tin:
B1: biến đổi thông tin đưa vào máy tính thành dãy bit.
B2: biến đổi thông tin lưu trữ dưới dạng dãy bit thành một trong các dạng quen thuộc với con người: văn bản, âm thanh, hình ảnh.
4. Củng cố (7 phút):
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trang 9 SGK
- Yêu cầu HS thảo luận câu hỏi và bài tập trang 9 SGK
5. Dặn dò (2 phút):
- Học phần ghi nhớ
- Xem lại các câu hỏi trong SGK
IV. Rút kinh nghiệm:	

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 3 4.doc