Giáo án môn Tin học 7 - TIết 33, 34: Ôn tập

I. MỤC TIÊU:

1) Kiến thức:

- Hệ thống lại kiến thức toàn bộ kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 4: Đại cương về chương trình bảng tính, khái niệm cơ bản về chương trình bảng tính, tìm hiểu về các thành phần chính trên trang tính, biết lập công thức tính toán và sử dụng hàm để tính toán.

2) Kĩ năng:

- Rèn cho học sinh có thao tác nhanh về kĩ năng nhập dữ liệu, lập công thức và sử dụng hàm trong chương trình.

3) Thái độ:

- Học sinh thấy được ứng dụng của bảng biểu trong sử dụng tin học.

 

docx 6 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1056Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học 7 - TIết 33, 34: Ôn tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/11/2015
Ngày giảng: 7A : 30/11/2015	7B: 30/11/2015	7C : 30/11/2015
TIẾT: 33
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
1) Kiến thức: 
- Hệ thống lại kiến thức toàn bộ kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 4: Đại cương về chương trình bảng tính, khái niệm cơ bản về chương trình bảng tính, tìm hiểu về các thành phần chính trên trang tính, biết lập công thức tính toán và sử dụng hàm để tính toán.
2) Kĩ năng:
- Rèn cho học sinh có thao tác nhanh về kĩ năng nhập dữ liệu, lập công thức và sử dụng hàm trong chương trình.
3) Thái độ:
- Học sinh thấy được ứng dụng của bảng biểu trong sử dụng tin học.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
G: Giáo án, sách giáo khoa, bảng phụ máy chiếu, phòng máy.
H: Vở ghi, sách giáo khoa. Ôn tập lại toàn bộ bài 1 đến bài 4 để chuẩn bị cho tiết ôn tập.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1) Ổn định tổ chức: (1')
- Kiểm tra sĩ số: 7a: 7b:	7c:
- Ổn định lớp.
2) Kiểm tra bài cũ: 
3) Bài mới:
Đặt vấn đề: (1') Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn lại những kiến thức đã học.
Hoạt động của Giáo viên – Học sinh
Ghi bảng
HĐ1: Đại cương về chương trình bảng tính (18’)
? Nêu khái niệm về chương trình bảng tính.
HS: Nêu khái niệm của chương trình bảng tính:
Chương trình bảng tính: là phần mềm được thiết kế để ghi lại và trình bày thông tin dưới dạng bảng thực hiện tính toán cũng như xây dựng các biểu đồ biểu diễn một cách trực quan các số liệu có trong bảng.
? Chức năng chung của chương trình bảng tính.
? Đặc trưng chung của chương tình bảng tính.
? Các thành phần cơ bảng trên trang tính.
? Để nhập dữ liệu vào trang tính ta làm thế nào.
? Nếu nhập dữ liệu sai ta làm thế nào để sửa.
Có những thành phần chính nào trên trang tính?
Thanh công thức có vai trò như thế nào?
Có những dạng dữ liệu thường dùng nào? Làm thế nào để nhận biết được những kiểu dữ liệu này?
Muốn nhập công thức vào ô tính em làm thế nào?
Từ đâu có thể biết một ô chứa công thức hay dữ liệu cố định?
Địa chỉ của ô tính là gì?
Có được sử dụng địa chỉ của 1 ô tính để tính toán trong công thức không? Và nó sẽ lấy dữ liệu thế nào trong ô tính để tính toán?
? Lợi ích của việc sử dụng địa chỉ của ô tính trong công thức.
HS: Tự động tính toán và cập nhật lại kết quả tính toán.
Thế nào là hàm trong chương trình bảng tính?
Nêu cách sử dụng hàm?
Viết cú pháp của hàm?
Vậy khi sử dụng hàm cần chú ý những gì?
HS: Mỗi hàm có tên hàm và phần tham số của hàm, các tham số được liệt kê trong dấu (), và cách nhau bởi dấu (,). Tên hàm không cần phân biệt chữ hoa hay thường. nhưng phải viết đúng tên hàm. Các tham số có thể thay đổi bởi người sử dụng.
Để tính trung bình cộng, tổng, xác định giá trị lớn nhất và nhỏ nhất làm sử dụng hàm nào?
Chốt lại qua tiết ôn tập này ta cần nhớ thế nào là chương trình bảng tính, chức năng chung của nó là gì?
I. Đại cương về chương trình bảng tính:
Bài 1
Khái niệm của chương trình bảng tính.
Bài 2
II. Cách sử dụng công thức và hàm trong excel:
Bài 3
Bài 4
HĐ2: Bài tập (20’)
GV: Đưa ra bài tập:
Bài 1: Khởi động Excel. Sử dụng công thức để tính các giá trị sau đây trên trang tính:
Bài 2: Tạo trang tính giống hình 27 SGK – 27. Sử dụng công thức để tính điểm tổng kết.
HS: Thực hiện.
GV: Nhận xét. Đưa ra kết quả.
Bài 1:
1556+200014;
200091/3;
14445/6- 3x2007;
1572/4; 
HĐ3: Củng cố (3’)
Tóm tắt lại nội dung trọng tâm trong bài học từ1 đến 4.
* Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Ôn lại những bài đã học, nếu nhà bạn nào có máy tính thì thực hành lại toàn bộ các bài đã thực hành.
- Tiếp tục ôn lại bài 5 chuẩn bị cho tiết ôn tập.
Nậm tăm, ngày.. thángnăm 2015 Duyệt bộ phận chuyên môn
Ngày soạn: 29/11/2015
Ngày giảng: 7A : 01/12/2015	7B:01/12/2015	7C: 02/12/2015
TIẾT: 34
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
1) Kiến thức: 
- Hệ thống lại kiến thức toàn bộ kiến thức đã học ở bài 5: Các thao tác trên bảng tính.
2) Kĩ năng:
- Rèn cho học sinh có thao tác nhanh về kĩ năng đinh dạng và chỉnh sửa trước khi in.
3) Thái độ:
- Học sinh thấy được ứng dụng của bảng biểu trong sử dụng tin học.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
G: Giáo án, sách giáo khoa, bảng phụ máy chiếu, phòng máy.
H: Vở ghi, sách giáo khoa. Ôn tập lại toàn bộ bài 5 để chuẩn bị cho tiết ôn tập.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1) Ổn định tổ chức: (1')
- Kiểm tra sĩ số: 7a: 7b:	7c:
- Ổn định lớp.
2) Kiểm tra bài cũ: 
3) Bài mới:
Đặt vấn đề: (1') Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục ôn lại những kiến thức đã học.
Hoạt động của Giáo viên – Học sinh
Ghi bảng
HĐ1: Các thao tác định dạng và trình bày trang tính (18’)
Nêu các thao tác có thể thực hiện được với trang tính?
HS: Trả lời:
- Điều chỉnh độ rộng của cột hoặc độ cao của hàng
- Chèn thêm hoặc xóa cột hoặc hàng.
- Sao chép và di chuyển dữ liệu.
- Sao chép công thức và di chuyển nội dung ở các ô có công thức.
Các thao tác thực hiện điều chỉnh độ cao của hàng?
HS: Đưa chuột vào vạch ngăn cách giữa hai hàng và thực hiện kéo thả theo ý muốn.
Các thao tác thực hiện điều chỉnh độ cao của hàng?
HS: Đưa chuột vào vạch ngăn cách giữa hai hàng và thực hiện kéo thả theo ý muốn.
Nêu các thao tác chèn thêm cột hoặc hàng?
- Chọn cột hoặc hàng cần chèn.
- Chọn Insert\ chọn columns (Row)
Cách xoá cột hoặc hàng?
- Chọn cột hoặc hàng cần xoá.
- Vào Edit \ Delete.
Các thao tác sao chép và di chuyển dữ liệu?
HS: Chọn ô hoặc các ô em muốn sao chép và di chuyển.
Nháy nút Copy (Cut) trên thanh công cụ.
Chọn ô em muốn đưa thông tin vào.
Chọn Paste trên thanh công cụ.
Ta đã biết ta có thể sao chép công thức sao ô tính khác vậy khi sao chép công thức thì nội dung của đích được sao chép công thức đến có gì khác không?
HS: Khi sao chép công thức thì địa chỉ của các ô chứa công thức sẽ được điều chỉnh để giữ nguyên quan hệ tương đối về vị trí so với ô đích.
Đó là thao tác sao chép công thức vậy di chuyển công thức nó có giữ nguyên địa chỉ của công thức hay thay đổi địa chỉ của công thức?
HS: Khi di chuyển công thức thì địa chỉ của công thức không thay đổi.
III. Các thao tác định dạng và trình bày trang tính:
Bài 5
a) Các thao tác điều chỉnh độ rộng của cột và độ cao của hàng.
b) Các thao tác xoá cột và xoá hàng.
c) các tao tác sao chép và di chuyển dữ liệu.
HĐ2: Bài tập (20’)
GV: Đưa ra bài tập:
Thực hiện bài tập 1 SGK-45
GV: Nhận xét. Đưa ra kết quả.
HĐ3: Củng cố (3’)
Tóm tắt lại nội dung trọng tâm trong bài học 5.
* Hướng dẫn về nhà: (2’)
- Ôn lại những bài đã học, nếu nhà bạn nào có máy tính thì thực hành lại toàn bộ các bài đã thực hành.
- Chuẩn bị cho tiết kiểm tra học kì.
Nậm tăm, ngày.. thángnăm 2015 Duyệt bộ phận chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiet_33_34_On_tap.docx