Giáo án môn Toán 8 - Phân thức đại số

Chương 2: Phân Thức Đại Số

§1: PHÂN THỨC ĐẠI SỐ

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Học sinh phát biểu được khái niệm về phân thức đại số.

- Học sinh có khái niệm về hai phân thức đại số bằng nhau.

2. Kỹ năng:

- Học sinh nhận dạng phân thức đại số.

- Học sinh biết kiểm tra xem hai phân thức đại số có bằng nhau không.

3. Thái độ:

- Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, cẩn thận, chính xác, hợp tác.

II. Đồ dùng:

1. Giáo viên: Giáo án, SGK, bảng phụ,

2. Học sinh: SGK, bảng nhóm,

III. Phương pháp:

- Đàm thoại, gợi mở, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

IV. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

 

docx 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 950Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán 8 - Phân thức đại số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:	Ngày soạn: 19/12/2017
Tiết: 21	Ngày dạy : 21/12/2017
Chương 2: Phân Thức Đại Số
§1: PHÂN THỨC ĐẠI SỐ
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh phát biểu được khái niệm về phân thức đại số.
Học sinh có khái niệm về hai phân thức đại số bằng nhau.
Kỹ năng:
Học sinh nhận dạng phân thức đại số.
Học sinh biết kiểm tra xem hai phân thức đại số có bằng nhau không.
Thái độ:
Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, cẩn thận, chính xác, hợp tác.
Đồ dùng:
Giáo viên: Giáo án, SGK, bảng phụ, 
Học sinh: SGK, bảng nhóm, 
Phương pháp:
Đàm thoại, gợi mở, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DỤNG
Hoạt động 1: Định nghĩa
GV: Em hãy phát biểu dạng tổng quát của phân số? Cho ví dụ?
GV: Nếu thay a bằng một biểu thức, b bằng một biểu thức mà tử và mẫu là các đa thức thì ta được một biểu thức là AB . Biểu thức AB được gọi là gì thì bài học hôm nay sẽ giúp ta trả lời câu hỏi này?
GV: Các em hãy quan sát các biểu thức sau: 
4x-72x3+4x-5 ; b) 12x2-5x
c) x-121 ; d) 5
- Các em có nhận xét gì về dạng các biểu thức trên?
- Số 5 có dạng AB . Vậy A, B là những số nào?
- A, B là những biểu thức như thế nào? Có điều kiện gì không?
GV: Vậy hãy cho biết biểu thức sau có dạng AB không? Vì sao?
 1+1x1-1x
GV: Các biểu thức ở câu a, b, c, d gọi là phân thức đại số.
GV: Mời 1 học sinh đọc định nghĩa.
GV: Nhắc lại định nghĩa.
GV: Giới thiệu thành phần của phân thức đại số.
GV: Mỗi đa thức có phải là một phân thức đại số không? Vì sao?
GV: Một số thực a có phải là một phân thức không? Vì sao?
GV: Một em cho ví dụ về phân thức?
GV: Hoạt động nhóm: Mỗi nhóm hãy hoạt động nhóm cho 2 ví dụ về phân thức?
GV: Nhận xét.
HS: Dạng tổng quát của phân số ab với a,b ∈z;b ≠0
Ví dụ: 34 ; -23 ;1 ;
HS:
- Các biểu thức trên có dạng AB
- A là 5 và B là 1.
- A, B là những đa thức. Điều kiện B ≠ 0
HS: Biểu thức 1+1x1-1x không có dạng AB . Vì tử và mẫu không phải là các đa thức.
HS: Đọc định nghĩa.
HS: Mỗi đa thức là một phân thức đại số. Vì có mẫu bằng 1
HS: Một số thực a là một phân thức đại số. Vì chúng là một đa thức và có mẫu là 1.
HS: x+3x2-1 ;2x-1 ;6 ;0 
HS: Làm nhóm.
1. Định nghĩa:
* Một phân thức đại số (hay nói gọn là phân thức) là một biểu thức có dạng AB , trong đó A, B là những đa thức và B khác đa thức 0.
A được gọi là tử thức (hay tử), B được gọi là mẫu thức (hay mẫu).
Chú ý: Mỗi đa thức là một phân thức với mẫu bằng 1.
- Một số thực là một phân thức đại số.
- Số 0; 1 là những phân thức đại số.
- Ví dụ: 
x+3x2-1 ;2x-1;6;0
Hoạt động 2: Hai phân thức bằng nhau
GV: Hãy nêu khái niệm hai phân số bằng nhau?
GV: Vậy thì tương tự hai phân số bằng nhau ta cũng có định nghĩa hai phân thức bằng nhau.
GV: Hai phân thức AB và CD gọi là bằng nhau nếu 
A.D = B.C
GV: Ví dụ:
x-1x2-1=1x+1
Cho biết vì sao hai phân thức này bằng nhau?
GV: HS làm ?3
GV: HS làm ?4
GV: HS làm phiếu bài tâp. 
GV: Đối chiếu đáp án
HS: ab=cd nếu a.d = b.c
HS: Nêu lại định nghĩa.
HS:
x-1x2-1=1x+1
Vì (x-1).(x+1) = 1.(x2-1)
 = x2-1
HS: 3x2y6xy3= x2y2
Vì 3x2y.2y2 = 6xy3.x = 6x2y3
HS: Ta có:
x.(3x+6)=3.(x2+2x)=3x2+6x
Nên x3=x2+2x3x+6
HS: Làm bài tập vào phiếu bài tập.
2. Hai phân thức bằng nhau:
* Định nghĩa:
Hai phân thứ AB và CD gọi là bằng nhau nếu A.D = B.C ta viết
AB và CD nếu 
A.D = B.C
Ví dụ:
x-1x2-1=1x+1
Vì (x-1).(x+1)
 = 1.(x2-1)
 = x2-1
Củng cố:
Qua bài học ta cần nắm được:
+ Thế nào là phân thức đại số. Cho ví dụ.
+ Thế nào là hai phân thức bằng nhau.
Làm bài tập 1, 2, 3 SGK/trang 36
Xem trước bài “Tính chất cơ bản của phân số”.
Sơn Tây, Ngày 21 tháng 12 năm 2017
	Người soạn
 	Lê Thị Hoa

Tài liệu đính kèm:

  • docxChuong II 1 Phan thuc dai so_12248005.docx