Giáo án môn Toán học 8 - Chia đơn thức cho đơn thức, chia đa thức cho đơn thức

Tiết 13 + 14: §8 CHIA ĐƠN THỨC CHO ĐƠN THỨC. CHIA ĐA THỨC CHO ĐƠN THỨC.

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

 HS hiểu được khái niệm đa thức A chia hết cho đa thức B.

 HS nhận biết được khi nào đơn thức A chia hết cho đơn thức B, khi nào đa thức chia hết cho đơn thức.

2. Kĩ năng :

 - Vận dụng được quy tắc chia đơn thức cho đơn thức, chia đa thức cho đơn thức.

 3. Thái độ:

 - Cẩn thận trung thực, có thái độ đúng dắn với bộ môn học

 4. Các năng lực cần đạt:

- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực tính toán.

 

docx 6 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 760Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán học 8 - Chia đơn thức cho đơn thức, chia đa thức cho đơn thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/ 09/ 2017
Tiết 13 + 14: §8 CHIA ĐƠN THỨC CHO ĐƠN THỨC. CHIA ĐA THỨC CHO ĐƠN THỨC.
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: 
HS hiểu được khái niệm đa thức A chia hết cho đa thức B.
HS nhận biết được khi nào đơn thức A chia hết cho đơn thức B, khi nào đa thức chia hết cho đơn thức.
2. Kĩ năng : 
 - Vận dụng được quy tắc chia đơn thức cho đơn thức, chia đa thức cho đơn thức.
 3. Thái độ: 
 - Cẩn thận trung thực, có thái độ đúng dắn với bộ môn học
 4. Các năng lực cần đạt:
- Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực tính toán.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Lên kế hoạch giảng dạy, , SGK, dụng cụ dạy học Phiếu học tập, bảng phụ 
2. Học sinh: Ôn lại các HĐT đã học , học bài và làm bài tập về nhà. Dụng cụ học tập.
III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
 Ngày dạy: 02/ 10/2017 
Lớp dạy:8B
 Ngày dạy: 06/10/ 2017
Lớp dạy:8A,8D2
Tiết 13
1. Các hoạt động đầu giờ: ( 10’)
A. Hoạt động khởi động.
HS hoạt động nhóm thực hiện nội dung hoạt động khởi động
1.
HS phát biểu và viết công thức chia hai luỹ thừa cùng cơ số. Ghi công thức tổng quát.
áp dụng tính:
a) 45 : 43 = 42 ; b) x6 : x3 = x3 ( với y≠0) c) (-y)6 : y5 = y ( với y≠0)
2.
a) 2x3 . 3x = 6x4 b) 5xy2 . (-3x3y) = -15x4y3 
* ĐVĐ vào bài mới: Chúng ta đã biết khi nào thì một số a chia hết cho một số b, vậy một đa thức A chia hết cho một đa thức B khi nào? Và muốn chia đơn thức cho đơn thức ta làm thế nào, chúng ta đi vào bài hôm nay.
2. Nội dung bài học.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: khái niệm chia đa thức cho đa thức ( 15’)
? Cho a, b Î Z ; b ¹ 0. Khi nào ta nói a chia hết cho b?
GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân đọc nội dung phần a
- Cho a, b Î Z; b ¹ 0. Nếu có số nguyên Q sao cho a = b . q thì ta nói a chia hết cho b.
HS: Hoạt động cá nhân đọc bài
G: Cho A và B là hai đa thức, B ¹ 0. Ta nói đa thức A chia hết cho đa thức B khi nào?
- Thông báo.
A: Đa thức bị chia.
B: Đa thức chia.
Q: đa thức thương.
- Kí hiệu: Q = A : B
 hay : Q = 
G: ở bài này ta xét trường hợp đơn giản nhất, đó là phép chia đơn thức cho đơn thức.
GV chốt lại Khái niệm và cho HS ghi vở
- Cho A và B là hai đa thức, B ¹ 0. Ta nói đa thức A chia hết cho đa thức B nếu tìm được đa thức Q sao cho: 
A = B.Q
* Khái niệm
Hoạt động 2. Quy tắc chia đơn thức cho đơn thức( 12’)
GV: Yêu cầu HS thực hiện theo nhóm nội dung của phần a)
GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân đọc phần b
? Vậy đơn thức A chia hết cho đơn thức B khi nào?
GV: Đó là nhận xét trong sách hướng dẫn học.
? Muốn chia đơn thức A cho đơn thức B ta làm thế nào?
G Đưa quy tắc lên bảng phụ.
GV: Cho HS hoạt động cặp đôi làm phần c)
? Phép chia 20x5 :( -12x) có phải là phép chia hết không? Vì sao?
G: Nhấn mạnh: hệ số không phải là số nguyên, nhưng x4 là một đa thức nên phép chia trên là phép chia hết.
a)
HS: hoạt động nhóm
Kết quả: 
-Biến và số mũ tương ứng của biến đó trong đơn thức chia 2x3 đều có và số mũ nhỏ hơn trong đơn thức bị chia 6x4 
-Mỗi biến và số mũ tương ứng của biến đó trong đơn thức chia 5xy2 đều có và số mũ nhỏ hơn trong đơn thức bị chia -15x4y3 
b)
HS đọc bài
HS: -Mỗi biến và số mũ tương ứng của biến đó trong đơn thức chia đều có và số mũ nhỏ hơn trong đơn thức bị chia 
*Nhận xét.
- Phát biểu quy tắc.
* Quy tắc: SGK.
c) 
12x7 : 3x3 =4 x4
21x4 y2: 7x2 y = 3x2y
20x5 : (-12x) = x4
6x3 y : (-9x2 )= -
P = 20x4y2 : (-25xy2) = -x3
Thay x = -3 vào P
P = - (-3)3 = - .(-27) = 
3. Củng cố luyện tập, hướng dẫn HS tự học. ( 7’)
- Các em nêu lại khái niệm và quy tắc chia một đơn thức cho một đơn thức.
- HS nêu lại khái niệm và quy tắc.
-GV Vận dụng các em hãy làm bài tập a,b của C. Hoạt động luyện tập
- HS làm bài
Kết quả HS cần đạt:
a) ta thấy lũy thừa của y trong đơn thức bị chia nhỏ hơn lũy thừa a trong đơn thức chia nên theo nhận xét thì A không chia hết cho B.
b) Ta thấy các biến của đa thức chia đều có trong đa thức bị chia và bậc của từng biến trong đa thức chia đều nhỏ hơn bậc của đa thức bị chia nên đa thức A chia hết cho đa thức B.
-Về nhà học thuộc khái niệm, nhận xét và quy tắc.
- Làm các bài tập 1c,d ; 2a,b,c,d,e trong ách hướng dẫn học.
-Đọc trước phần 3) tiết sau học tiếp.
 Ngày dạy: 06 / 10/2017 
Lớp dạy:8B
 Ngày dạy: 11/ 10/ 2017
Lớp dạy:8A,8D2
Tiết 14
1. Các hoạt động đầu giờ. (7’)
* Kiểm tra bài cũ
? Nêu điều kiện của phép chia đơn thức A cho đơn thức B? Quy tắc chia hai đơn thức.
*Trả lời
 Đơn thức A chia hết cho đơn thức B khi mỗi biến của đơn thức B đều là biến của đơn thức A với số mũ không lớn hơn số mũ của nó trong A.
 Muốn chia đơn thức A cho đơn thức B(trường hợp A chia hết cho B) ta làm như sau:
+ Chia hệ số của đơn thức A cho hệ số của đơn thức B.
+ Chia lũy thừa của từng biến trong A cho lũy thừa của cùng biến đó trong B.
+ Nhân các kết quả vừa tìm được với nhau.
*Đặt vấn đề: Tiết trước các em đã biết làm thế nào để chia một đơn thức cho một đơn thức vậy để chia một đa thức cho một đơn thức ta làm thế nào ta vào bài học ngày hôm nay.
2. Nội dung bài học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Chia đa thức cho đơn thức. ( 16’)
GV: Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm làm phần a)
GV: Sau khi HS báo cáo kết quả GV đặt các câu hỏi:
? Vậy muốn chia một đa thức cho một đơn thức ta làm thế nào?.
? Một đa thức muốn chia hết cho đơn thức cần có điều kiện gì?
a) 
HS: Hoạt động nhóm.
Kết quả cần đạt:
 +Đa thức có các hạng tử chia hết cho đơn thức 3xy2 : 6x3 y2 - 9x2y3 + 5xy2
+(6x3 y2 - 9x2y3 + 5xy2) : 3 xy2 
 = (6x3y2 : 3xy2) + (- 9x2y3 : 3xy2) + (5xy2 : 3xy2)
 = 2x2- 3xy + 
H: Lấy từng hạng tử của đa thức chia cho đơn thức.
H: Các hạng tử của đa thức đều chia hêt cho đơn thức.
GV: Đó cũng chính là nội dung quy tắc chia đa thức cho đa thức. GV cho HS hoạt động cá nhân đọc nội dung quy tắc.
GV chốt lại kiến thức cho HS .
GV: các em hoạt động cặp đôi thực hiện nội dung c)
*Quy tắc:( SHD/T32)
HS hoạt động cặp đôi thực hiện phần c)
Kết quả:
(30x4y3 - 25x2y3 - 3x4y4) : 5x2y3
 = (30x4y3 : 5x2y3 ) - (25 x2y3 : 5x2y3 ) 
- (25 x2y3 : 5x2y3 ) = 6x2 - 5y – 3x2y/5
3. Củng cố, luyện tập. Hướng dẫn HS tự học. 
*. Củng cố, Luyện tập. (20’)
? Muốn chia một đa thức cho một đơn thức ta làm thế nào?
HS: Trả lời.
Bài tập 1:
GV các em hoạt động cá nhân làm các bài tập 1.c, d
HS hoạt động cá nhân làm bài.
GV quan sát, nhắc nhở, hỗ trợ HS làm bài tập. Cho một số HS làm bài tập hiệu quả lên bảng trình bày bài làm.
HS trình bày bài làm.
Kết quả HS cần đạt:
c) ta thấy 7x không chia hết cho 3x2 vì có số mũ của biến x trong đơn thức 3x2 nhỏ hơn trong 7x vậy đa thức A không chi hết cho đơn thức B
d) A không chia hết cho B vì trong đa thức B có hạng tử -2ab3c2 và bc5 không chia hết cho -5a2bc2 .
Bài 2:
GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm bài tập 2f, g.
HS làm bài tập 
GV yêu cầu 2 HS lên bảng trình bày kết quả.
Kết quả cần đạt:
f) 
g) .
*. Hướng dẫn HS tự học: (2’)
- Về nhà làm học thuộc lại các quy tắc đã học.
-Làm các bài tập 3 phần C. Hoạt động luyện tập. HS lớp 8D2 giao thêm bài tập D.E hoạt độngVận dụng và tìm tòi mở rộng.

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiết 13 +14.docx