Giáo án môn Vật lí 12 - Tiết 55: Hiện tượng quang – phát quang

HIỆN TƯỢNG QUANG – PHÁT QUANG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày và nêu được ví dụ về hiện tượng quang – phát quang

- Phân biệt được lân quang và huỳnh quang

- Nêu được đặc điểm của ánh sáng huỳnh quang

2. Kỹ năng

- Vận dụng lý thuyết về hiện tượng phát quang, giải thích được một số hiện tượng có liên quan

3. Thái độ

- Nghiêm túc, yêu thích bộ môn

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1. Chuẩn bị của GV

- Ống nghiệm đựng dung dịch fluorexein hoạc một số vật làm bằng đá ép, màu xanh, bộ gắn tường hình trăng sao , núm bật tắt công tác điện

- Đèn phát tia tử ngoại hoạc một chiếc bút có gắn đèn thử tiền

- Một hộp các tông nhỏ dùng để che tối cục bộ.

 

doc 2 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1362Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí 12 - Tiết 55: Hiện tượng quang – phát quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết ( PPCT): 55
Ngày soạn: / / 2016
Lớp dạy: 12A1. Tiết( TKB): .Ngày dạy:/../2016.Sỹ số:  .Vắng:
Lớp dạy: 12A2. Tiết( TKB): .Ngày dạy:/../2016. Sỹ số: . Vắng:
Lớp dạy: 12A3. Tiết( TKB): .Ngày dạy:/../2016. Sỹ số:  Vắng:
Lớp dạy: 12A4. Tiết( TKB): .Ngày dạy:/../2016. Sỹ số:  Vắng:
HIỆN TƯỢNG QUANG – PHÁT QUANG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày và nêu được ví dụ về hiện tượng quang – phát quang
- Phân biệt được lân quang và huỳnh quang
- Nêu được đặc điểm của ánh sáng huỳnh quang
2. Kỹ năng
- Vận dụng lý thuyết về hiện tượng phát quang, giải thích được một số hiện tượng có liên quan
3. Thái độ
- Nghiêm túc, yêu thích bộ môn
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Ống nghiệm đựng dung dịch fluorexein hoạc một số vật làm bằng đá ép, màu xanh, bộ gắn tường hình trăng sao, núm bật tắt công tác điện
- Đèn phát tia tử ngoại hoạc một chiếc bút có gắn đèn thử tiền
- Một hộp các tông nhỏ dùng để che tối cục bộ.
2. Chuẩn bị của HS
- Ôn nội dung thuyết lượng tử ánh sáng
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Nội dung bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu về hiện tượng quang – phát quang
Hoạt động GV- HS
Nội dung
Gv - Y/c HS đọc Sgk và cho biết sự phát quang là gì?
Hs: Cá nhân đọc SGK
Gv - Chiếu chùm tia tử ngoại vào dung dịch fluorexêin ® ánh sáng màu lục.
+ Tia tử ngoại: ánh sáng kích thích.
+ Ánh sáng màu lục phát ra: ánh sáng phát quang.
Hs: Cá nhân tiếp thu, nghi nhớ
Gv - Đặc điểm của sự phát quang là gì?
Hs: Cá nhân trả lời
Gv - Thời gian kéo dài sự phát quang phụ thuộc?
Hs: Cá nhân trả lời
Gv - Y/c HS đọc Sgk và cho biết sự huỳnh quang là gì?
Hs: Cá nhân đọc SGK tiếp thu vấn đề
Gv - Sự lân quang là gì?
Hs: Cá nhân trả lời câu hỏi
Gv : Tại sao sơn quét trên các biển giao thông hoặc trên đầu các cọc chỉ giới có thể là sơn phát quang mà không phải là sơn phản quang (phản xạ ánh sáng)?
Hs: Cá nhân trả lời câu hỏi
I. HIỆN TƯỢNG QUANG – PHÁT QUANG
1. Khái niệm về sự phát quang
- Sự phát quang là sự hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác.
- Đặc điểm: sự phát quang còn kéo dài một thời gian sau khi tắt ánh sáng kích thích.
2. Huỳnh quang và lân quang
- Sự phát quang của các chất lỏng và khí có đặc điểm là ánh sáng phát quang bị tắt rất nhanh sau khi tắt ánh sáng kích thích gọi là sự huỳnh quang.
- Sự phát quang của các chất rắn có đặc điểm là ánh sáng phát quang có thể kéo dài một thời gian sau khi tắt ánh sáng kích thích gọi là sự lân quang.
- Các chất rắn phát quang loại này gọi là các chất lân quang.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của ánh sáng huỳnh quang, lân quang
Gv - Mỗi nguyên tử hay phân tử của chất huỳnh quang hấp thụ hoàn toàn phôtôn của ánh sáng kích thích có năng lượng hfkt để chuyển sang trạng thái kích thích. Ở trạng thái này, nguyên tử hay phân tử có thể va chạm với các nguyên tử hay phân tử khác và mất dần năng lượng. Do vậy khi trở về trạng thái bình thường nó phát ra 1 phôtôn có năng lượng nhỏ hơn: hfhq lkt.
Hs :Cá nhân tiếp thu, ghi nhớ
II/ ĐẶC ĐIỂM CỦA ÁNH SÁNG HUỲNH QUANG
- Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích: 
lhq > lkt.
4. Củng cố, vận dụng
- Nhắc lại khái niệm quang – phát quang
- Nêu ví dụ về các hiện tượng phát quang
5. Hướng dẫn tự học
- Hoàn thành câu hỏi và bài tập cuối bài
- Ôn lại kiến thức về cấu tạo nguyên tử, sơ lược thuyết cấu tạo nguyên tử

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 55.doc