Giáo án môn Vật lý 10 - Tiết 24: Bài toán về chuyển động ném ngang

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

- Phân tích được chuyển động ném ngang thành các chuyển động đơn giản trên các trục tọa độ, từ đó xác định tính chất chuyển động trên mỗi trục.

- Viết được phương trình chuyển động trên mỗi trục.

- Xác định được quỹ đạo chuyển động, thời gian ném và tầm xa của vật bị ném.

2. Kỹ năng

- Xác định tính chất chuyển động trên mỗi trục.

- Quan sát thí nghiệm và nhận xét.

- Kỹ năng liên hệ công thức và tính toán các giá trị yêu cầu.

3. Thái độ

- Nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học.

- Rèn luyện cho học sinh tác phong làm việc khoa học. mạnh dạn phát biểu ý kiến và tinh thần làm việc tập thể.

 

docx 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2627Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 10 - Tiết 24: Bài toán về chuyển động ném ngang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Lớp: 10
Ngày giảng: 
Lớp: 10
Ngày giảng: 
Lớp: 10
Tiết 24. BÀI TOÁN VỀ CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức
- Phân tích được chuyển động ném ngang thành các chuyển động đơn giản trên các trục tọa độ, từ đó 	xác định tính chất chuyển động trên mỗi trục..
- Viết được phương trình chuyển động trên mỗi trục.
- Xác định được quỹ đạo chuyển động, thời gian ném và tầm xa của vật bị ném.
2. Kỹ năng
- Xác định tính chất chuyển động trên mỗi trục.
- Quan sát thí nghiệm và nhận xét.
- Kỹ năng liên hệ công thức và tính toán các giá trị yêu cầu.
3. Thái độ
- Nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học.
- Rèn luyện cho học sinh tác phong làm việc khoa học. mạnh dạn phát biểu ý kiến và tinh thần làm việc tập thể.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Phương pháp dạy học: vấn đáp, nêu vấn đề.
- Thí nghiệm kiểm chứng thời gian chuyển động của vật ném ngang.
2. Học sinh 
- Ôn tập kiến thức về chuyển động thẳng đều và rơi tự do.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Kiểm tra bài cũ (5 phút): - Hãy viết các phương trình chuyển động của CĐTĐ và CĐTBĐĐ
	 	 - Chuyển động rơi tụ do có đặc điểm gì? 
Đáp án
- Phương trình chuyển động của CĐTĐ và CĐTBĐD	 ( 4 điểm)
- Đặc điểm của chuyển động rơi tự do 	(6 điểm )
	+ Phương chuyển động là phương thẳng đứng
	+ Chiều: Từ trên xuống dưới
	+ Tính chất: chuyển động thẳng nhanh dần đều
	+ Các công thức: 
2. Bài mới
Hoạt động 1( 3 phút ): Khởi động tiết học (ĐVĐ)
	Giáo viên đưa ra tình huống vào bài bằng slide 1 hình ảnh một số chuyển động ném trong thực tế.
Vậy chuyển động ném ngang có đặc điểm gì? ta sẽ nghiên cứu trong bài mới.
Hoạt động 2 (15 phút) : Khảo sát chuyển động ném ngang
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung kiến thức cơ bản
- Giáo viên chiếu các mô phỏng flash yêu cầu học sinh nhận xét về dạng chuyển động của vật.
GV giới thiệu phương pháp tọa độ
- GV: Để khảo sát chuyển động ném ngang ta chiếu chuyển động thực lên các trục tọa độ.
Vậy chọn hệ trục tọa độ như thế nào cho hợp lí ?
Gợi ý: chọn sao cho khi chiếu, các CĐ thành phần là một trong những CĐ ta đã nghiên cứu
Phân tích chuyển động ném ngang thành các chuyển động thành phần
GV yêu cầu HS lên bảng xác định hình chiều của vật M ở một thời điểm trên các trục tọa độ.
GV chiếu slide các chuyển động thành phần trên các trục tọa độ
- GV yêu cầu HS nhắc lại dạng phương trình chuyển động của chuyển động thẳng biến đổi đều và thẳng đều.
Yêu cầu HS hào thiện câu hỏi C1/SGK
GV giúp học sinh xác định bằng các câu hỏi gợi ý: 
Trên phương ngang có lực nào tác động không? Trên phương thẳng đứng vật có chịu tác dụng của lực nào không? Tọa độ ban đầu và vận tốc ban đầu xác định như thế nào?
- HS nhận xét
chuyển động của vật có dạng cong phẳng.
- HS thảo luận:
 - Chọn hệ trục tọa độ Oxy.
O
y
x
h
M
- HS: .
- HS: Trên phương ngang không có lực nào tác dụng => CĐTP là chuyển động thẳng đều
Trên phương thẳng đứng vật chịu tác dụng của trọng lực => CĐTP là chuyển động rơi tự do
I. Khảo sát chuyển động ném ngang:
Xétchuyển động của một chất điểm M bị ném ngang từ O ở độ cao h so với mặt đất, với vận tốc ban đầu 
1. Chọn hệ trục tọa độ
- Chọn hệ tọa độ Ox
+ Gốc tại O
+ Trục Ox hướng theo vectơ 
+ Trục Oy hướng theo vec tơ trọng lực 
2. Phân tích chuyển động ném ngang
- Phân tích chuyển động của M thành hai chuyển động trên hai trục Ox và Oy là: Mx và My
O
y
x
h
M
3. Xác định các chuyển động thành phần
CĐ theo trục Ox
CĐ theo tục Oy
Tính chất
CĐ thẳng đều
CĐ rơi tự do
Các phương trình
Hoạt động 3 (12 phút): Xác định quỹ đạo, thời gian chuyển động và tầm xa của vật khi ném
- Giáo viên kết hợp trình chiếu cho học sinh quan sát quỹ đạo chuyển động của vật và rút ra nhận xét về dạng đường cong. Sau đó hướng dẫn học sinh xây dựng biểu thức để tìm quỹ đạo chuyển động của vật bị ném ngang, thời gian ném cũng như tầm xa mà vật đạt được.
- Gợi ý:khi vật chạm đất thì vật đi hết độ cao h
t có phụ thuộc vào v0 không?
v0 có vai trò gì đối với CĐ của vật?
Từ biểu thức xác định thời gian ném, em có nhận xét gì?
Tầm ném xa của vật được xác định bằng công thức nào?
Yêu cầu HS làm việc theo nhóm hoàn thiện câu hỏi C2/SGK
GV có thể mở rộng thêm công thức tính vận tốc của vật ở một thời điểm
- HS quan sát, nhận xét, thảo luận nhóm đưa ra kết luận cuối cùng về dạng quỹ đạo
+ Quỹ đạo là một nhánh của đường parabol.
Không phụ thuộc
 Ném càng mạnh thì vật bay càng xa.
HS: Thời gian chuyển động cảu vật bị ném bằng thời gian rơi của vật được thả cùng một độ cao 
HS nhận nhiệm vụ, thảo luận dại diện nhóm trình bày
a. Thời gian chuyển động của vật là:
Tầm ném xa của vật là:
b. Phương trình quỹ đạo của vật là:
II. Xác định chuyển động của vật:
Dạng của quỹ đạo.
Từ 
Suy ra: .
Quỹ đạo là một nhánh của Parabol.
Thời gian chuyển động.
Tầm ném xa.
Hoạt động 4 ( 4 phút ): Thí nghiệm kiểm chứng
GV chiếu đoạn phim thí nghiệm kiểm chứng để HS quan sát và rút ra nhận xét về thời gian rơi của hai vật ở cùng độ cao
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C3/SGK
- HS quan sát và nhận xét
+ Hai vật cham đất cùng một lúc, như vậy thời gian rơi của hai vật ở cùng độ cao là như nhau.
III. Thí nghiệm kiểm chứng
3. Củng cố, vận dụng ( 5 phút ):
GV chiếu slide 6 bài tập vận dụng
Gợi ý câu d (Mở rộng).
Vận tốc của vật được phân tích thành mấy thành phần? xác định như thế nào?
GV yêu câu HS tổng kết bài học theo sơ đồ tư duy, sau đó Gv chiếu slide 9 về sơ đồ tóm tắt kiến thức bài học
HS nhận nhiệm vụ, chia nhóm thảo luận làm BT hoàn thành yêu cầu của GV
HS thảo luận trả lời
Câu 1: Chọn đáp án D
Câu 2:
a. Thời gian rơi của túi hàng là:
b. Tầm bay xa của túi hàng là:
c.Gói hàng bay theo quỹ đạo parabol
d. Vận tốc của vật lúc chạm đất là:
4. Hướng dẫn học bài và làm bài về nhà ( 1 phút )
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học sinh
- Yªu cÇu HS ®äc phÇn ghi nhí ë cuèi bµi .
- BTVN : 4,5,6,7 SGK-Tr88 và 15.4 15.6 SBT/Tr41,42.
- §äc phÇn “ em cã biÕt ” ë cuèi bµi .
- ¤n l¹i c¸c CT vÒ lùc ma s¸t .
- §äc bµi : §o hÖ sè ma s¸t SGK-89.
- Giê sau thùc hµnh TN
- HS ghi nhớ lời dặn của GV
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Thời gian giảng toàn bài:..............................................................................................................................
Thời gian cho từng phần, từng hoạt động: ................................................................................................
Nội dung kiến thức: .......................................................................................................................................
Phương pháp giảng dạy:...............................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_15_Bai_toan_ve_chuyen_dong_nem_ngang.docx