Giáo án môn Vật lý 6 - Đo thể tích chất lỏng

I. Mục tiêu:

 1. kiến thức:

 _ Nêu được một số dụng đo thể tích với giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của chúng.

2. Kĩ năng:

 _ Xác định GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo thể tích

_ Đo được thể tích một lượng chất lỏng

3. Thái độ:

_ Có thái độ nghiêm túc, chăm chỉ, thận trọng và kiên trì trong việc học tập môn vật lí. Có thái độ khách quan, trung thực và có tác phong tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác trong việc học tập và áp dụng môn vật lí.

 _ Từng bước hình thành hứng thú tìm hiểu về vật lí, yêu thích tìm tòi khoa học

 _ Có tinh thấn hợp tác trong học tập, đồng thời có ý thức bảo vệ những suy nghĩ đúng đắn

 _ Có ý thức sẵn sàng áp dụng những hiểu biết vật lí của mình vào các hoạt động trong gia đình, trong cộng đồng và nhà trường nhằm cải thiện điều kiện sống, học tập

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1359Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 6 - Đo thể tích chất lỏng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 02, tiết 02
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 03: ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG
I. Mục tiêu:
	1. kiến thức:
	_ Nêu được một số dụng đo thể tích với giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của chúng.
2. Kĩ năng:
	_ Xác định GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo thể tích
_ Đo được thể tích một lượng chất lỏng
3. Thái độ:
_ Có thái độ nghiêm túc, chăm chỉ, thận trọng và kiên trì trong việc học tập môn vật lí. Có thái độ khách quan, trung thực và có tác phong tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác trong việc học tập và áp dụng môn vật lí.
	_ Từng bước hình thành hứng thú tìm hiểu về vật lí, yêu thích tìm tòi khoa học
	_ Có tinh thấn hợp tác trong học tập, đồng thời có ý thức bảo vệ những suy nghĩ đúng đắn
	_ Có ý thức sẵn sàng áp dụng những hiểu biết vật lí của mình vào các hoạt động trong gia đình, trong cộng đồng và nhà trường nhằm cải thiện điều kiện sống, học tập 
II. chuẩn bị: 
	1. Nội dung:
	GV: Nghiên cứu kĩ nôi dung bài 03 SGK, SBT, SGV để soạn giáo án
	HS: Soạn bài 03	
2. Đồ dùng dạy học:
	GV: Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS: 1 bình chia độ, vài ca đong, bảng phụ.
	 Chuẩn bị cho cả lớp: tranh 3.2, 3.3, 3.4, 3.5
	HS: Mỗi nhóm chuẩn bị 2 bình chứa nước chua biết dung tích
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
NÔI DUNG
HĐ 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: (7 phút)
MT: theo dõi quá trình học tập của HS
_ CN trả lời
_ CN nhận xét, bổ sung
_ CN chữa BT
_ CN nhận xét, bổ sung
1. Ổn định lớp
2. kiểm tra bài cũ:
_ YCCN1: nêu cách đo độ dài? (K1)
_ Gọi CN nhận xét, bổ sung (nếu cần)
_ CN nhận xét, ghi điểm
_ YCCN2: chữa bài tập 1-2.7, 1-2.8, 1-2.9 (K4)
_ Gọi CN nhận xét, bổ sung (nếu cần)
_ CN nhận xét, ghi điểm
HS1. Khi đo độ dài cần:
Ước lượng độ dài cần đo
Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN thích hợp
Đặt thước dọc theo vật cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước
Đặt mắt nhìn thẳng theo hướng vuông góc với cạnh của thước ở đầu kia của vật.
Đọc kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật. (10 đ)
HS2. 
1-2.7 câu B đúng (2 đ)
1-2.8 câu C đúng (2 đ)
1-2.9 a) ĐCNN 0,1 cm
 b) ĐCNN 1 cm
 c) ĐCNN 0,5 cm (6 đ)
HĐ 2: Tổ chức tình huống học tập: (2 phút)
MT: Giúp HS nắm được vấn đề cần nghiên cứu, kích thích sự tò mò say mê nghiên cứu vật lí
_ CN nghe và có thể nêu: là phải đo thể tích của nó
_ CN nghe và ghi nhận
_ Hỏi: Làm thế nào để biết chính xác trong cái ấm, cái bình chứa bao nhiêu nước?
_ Vậy để đo thể tích ta dùng dụng cụ gì? Cách đo và đơn vị đo ra sao? Để làm rỏ vấn đề này ta vào bài 03: “Đo thể tích chất lỏng”
Bài 03: ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG
HĐ 3: Ôn lại đơn vị đo thể tích: (5 phút)
MT: Giúp HS nhớ lại và khắc sâu hơn các đơn vị đo thể tích mà các em đã học
DC: Bảng phụ
_ CN nêu m3, dm3, cm3
_ CN nêu: lít, ml, cc
_ CN nêu: => là mét khối (m3) và lít (l)
_ CN nhận xét, bổ sung
_ CN nghe và ghi
_ CN hoàn thành câu C1 và điền từ vào bảng phụ khi GV yêu cầu
_ CN nhận xét, bổ sung
_ Hãy nêu các đơn vị đo thể tích mà các em đã biết? (K1)
_ Ngoài các đơn vị trên các em còn biết thêm các đơn vị đo thể tích nào nữa không? Kể ra? (K1)
_ Trong các đơn vị đo thể tích kể trên, đơn vị nào thường dùng nhất? (K1)
_ Gọi CN nhận xét, bổ sung (nếu cần)
_ GV thông báo: 1dm3=1l
 1ml=1cm3=1cc
_ YCCN hoàn thành câu C1, lên bảng điền từ vào bảng phụ (K4)
_ Gọi CN nhận xét, bổ sung cho đúng
I. Đơn vị đo thể tích:
Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (l)
 Ngoài ra còn có các đơn vị khác như: đề xi mét khối (dm3), xen ti mét khối (cm3), mi li lít (ml), cc
 1dm3=1l
 1ml=1cm3=1cc
C1. 1m3=1000dm3=1000000cm3
1m3=1000l=1000000ml
 =1000000cc
HĐ 4: Tìm hiểu các dụng cụ đo thể tích chất lỏng (6 phút)
MT: Nêu được một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng, GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đó
 Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo thể tích chất lỏng
DC: Tranh 3.2
_ CN trả lời câu C2, C3. Lớp thảo luận => thống nhất từng câu
_ CN nghe và quan sát
_ CN quan sát và trả lời. 
Lớp thảo luận => thống nhất
_ CN trả lời câu C4, C5. Lớp thảo luận => thống nhất từng câu
_ CN nghe và ghi
_ YCCN trả lời câu C2 và C3. Tổ chức lớp thảo luận => thống nhất từng câu (P3)
_ GV thông báo: trong phòng TN để đo thể tích chất lỏng người ta dùng bình chia độ. Cho HS quan sát bình chia độ.
_ YCCN quan sát hình 3.2 và cho biết GHĐ và ĐCNN của từng bình. Tổ chức lớp thảo luận => thống nhất
_ YCCN hoàn thành câu C4 và C5. Tổ chức lớp thảo luận => thống nhất từng câu (K4)
* Chuyển ý: để đo thể tích được chính xác thì ta phải đo như thế nào? => sang phần 2: “ Cách đo thể tích chất lỏng”
II. Đo thể tích chất lỏng:
1. Dụng cụ đo thể tích chất lỏng:
C2. 
Ca đong to GHĐ:1l, ĐCNN:0,5l
Ca dong nhỏ GHĐ:0,5l,ĐCNN:0,5l
Can nhựa GHĐ:5l, ĐCNN:1l
C3. Chai, lọ, ca, bình đã biết sẵn dung tích. 
C4. 
GHĐ
ĐCNN
Bình a
100ml
2ml
Bình b
250ml
50ml
Bình c
300ml
50ml
C5. Dụng cụ đo thể tích chất lỏng là: bình chia độ, ca đong, bơm tiêm, chai, lọ có ghi sẵn dung tích, 
2. Cách đo thể tích chất lỏng:
HĐ 5: Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng: (7 phút)
MT: HS biết được cách đo thể tích chất lỏng
DC: Bảng phụ, tranh 3.3, 3.4, 3.5
_ CN quan sát tranh và trả lời câu hỏi C6, C7, C8, C9. lớp thảo luận => thống nhất từng câu
_ CN hoàn thành bài tập 3.2, 3.3. lớp thảo luận => thống nhất
_ YCCN quan sát tranh 3.3, 3.4, 3.5 và trả lời câu hỏi C6, C7, C8, C9. tổ chức lớp thảo luận => thống nhất từng câu (K4)
_ YCCN hoàn thành bài tập 3.2, 3.3. Tổ chức lớp thảo luận => thống nhất 
(K4)
C6. câu B đúng
C7. Câu B đúng
C8. a) 70 cm3
 b) 50 cm3
 c) 40 cm3
C9. Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ cần:
Ước lượng thể tích cần đo
Chọn bình chia độ có GHĐ và có ĐCNN thích hợp
Đặt bình chia độ thẳng đứng
Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình
Đọc và ghi KQ đo theo vạch chia gần nhất với độ cao mực chất lỏng 
Bài tập:
3.2 câu C đúng
3.3
a) GHĐ: 100cm3, ĐCNN: 5cm3
b) GHĐ:250cm3, ĐCNN:25cm3
HĐ 6: TH đo thể tích nước chứa trong hai bình (12 phút)
MT: HS đo được thể tích của 1 lượng chất lỏng
DC: 1 bình chia độ, 2 chai đựng chất lỏng
_ CN nêu: Ta dùng bình chia độ để đo thể tích của nó.
_ CN đọc
_ CN nêu
_ NHS làm TN và ghi KQ vào bảng 3.1
_ Muôn xác định được thể tích nước chứa trong 2 bình ta làm như thế nào?
_ YCCN đọc TN
_ YCCN nêu cách tiến hành TN (P7)
_ YCN làm TN quan sát và ghi KQ vào bảng 3.1 (vở BT) (P8)
_ GV theo dõi, uốn nắn, giúp đỡ những nhóm yếu
_ GV nhận xét, biểu dương nhóm hoàn thành tốt, động viên những nhóm hoàn thành chưa tốt
HĐ 7: Củng cố, hướng dẫn về nhà: (6 phút)
MT: Giúp HS nắm vững kiến thức và nắm được công việc cần hoàn thành ở nhà nhằm chuẩn bị tốt cho tiết học sau
_ CN nêu
_ 2 CN đọc
_ CN lắng nghe và ghi nhận
_ Nêu các đơn vị đo thể tích. trong đó đơn vị nào là đơn vị chính? (K1)
_ Để đo thể tích chất lỏng ta dùng dụng cụ gì? (K1)
_ YC 2HS đọc lại cánh đo thể tích chất lỏng
_ YCCN về nhà học bài, xem phần có thể em chưa biết, làm bài tập: 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5, 3.6, 3.7 và soạn bài 04: “Đo thể tích vật rắn không thấm nước”. Mỗi nhóm chuẩn bị 1 hòn đá bằng đốt ngón tay người lớn, dây cuộc, 1 ổ khóa loại to
_ GV nhận xét, đánh giá tiết học
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_2_Do_do_dai_tiep_theo.doc